Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của hệ THỐNG đê BAO KIỂM SOÁT lũ đối với CHẤT LƯỢNG đất HUYỆN PHÚ tân, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

DƯƠNG MINH LỘC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO
KIỂM SOÁT LŨ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐẤT
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. Hồ Chí Minh, 12/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO
KIỂM SOÁT LŨ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐẤT
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

Sinh viên thực hiện: Dương Minh Lộc

MSSV: 0150100020

Khóa: 2012 -2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Từ Thị Cẩm Loan


TP. Hồ Chí Minh, 12/2016


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là bước đánh dấu quá trình học tập của sinh viên ngành kỹ
thuật trên giảng đường đại học. Sau 4 năm được học tập tại Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường TP.HCM đến nay sau khi hoàn thành bài tốt nghiệp tôi xin kính
dâng lên cha mẹ người đã tận tụy nuôi dạy tôi để có thành công ngày hôm nay.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này là sự phấn đấu không mệt mỏi của bản thân
cũng như đã được sự hỗ trợ rất lớn từ mọi người.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BGH Trường Đại Học Tài
nguyên và Môi trường TP.HCM, lãnh đạo khoa Địa chất và Khoáng sản đã cho tôi
được làm ĐATN này, xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn
Ths. Từ Thị Cẩm Loan người đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi trong đồ án tốt
nghiệp này.
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến BGĐ Trung tâm quan trắc và kỹ thuật Tài
nguyên môi trường tỉnh An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập
tại cơ quan.Tôi cũng xin dành lời cảm ơn đến chị Trần Diễm Ái, chị Đoàn Thị Bích
Sơn, anh Trần Quốc Sang, chị Lương Thị Kim Kiều đã hỗ trợ tôi trong quá trình phân
tích mẫu tại cơ quan.
Thứ ba, tôi gửi lời cảm ơn đến Chính quyền và nhân dân huyện Cù lao Phú Tân
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu.
Thứ tư, gửi lời cảm ơn đến bạn Ngô Thị Minh Ân, Huỳnh Hà Thanh Sang đã hỗ
trợ tôi trong việc xử lý số liệu và biên tập bản đồ.
Bên cạnh đó, sự động viên, ủng hộ và quan tâm của bạn bè, gia đình luôn là
động lực để tôi vượt qua khó khăn và những lúc mệt mỏi.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian làm khóa luận hạn chế nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
bạn bè, các bạn khóa sau và mọi người. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp tôi hoàn thiện

hơn kiến thức của mình sau này.
Trân trọng cảm ơn!
i


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ........................................................ 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 5
1.1. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 6
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI AN GIANG ..................... 11
1.2.1. Sự hình thành đê bao ............................................................................... 11
1.2.2. Vấn đề môi trường trong đê bao kiểm soát lũ ......................................... 13
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU ............................... 14
1.3.1. pHH2O ....................................................................................................... 14
1.3.2. Đạm trong đất .......................................................................................... 15
1.3.3. Lân trong đất ............................................................................................ 15
1.3.4. Kali trong đất ........................................................................................... 16
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................... 17
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 17
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 18
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 21


ii


2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU .................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ................................................ 21
2.2.1. Vị trí lấy mẫu ........................................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 25
2.3.3. Phương pháp bảo quản ............................................................................ 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - THÍ NGHIỆM ....................................... 26
2.3.1. Xử lý sơ bộ mẫu ....................................................................................... 26
2.3.2. Phân tích mẫu .......................................................................................... 27
2.3.3. Quy trình thực hiện phân tích các chỉ tiêu ............................................... 27
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ............................................. 28
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 30
3.1. CHẤT LƯỢNG ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................. 30
3.1.1. pHH2O ....................................................................................................... 30
3.1.2. Các thông số Đạm tổng, lân tổng, Kali tổng ........................................... 32
3.1.3. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước ............................................... 36
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CANH TÁC ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT
KHU VỰC HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG ......................................... 37
3.2.1. Trình độ học vấn ...................................................................................... 37
3.2.2. Lịch thời vụ .............................................................................................. 38
3.2.3. Giống lúa.................................................................................................. 39
3.2.4. Năng suất lúa ........................................................................................... 39
3.2.5. Bón phân trong canh tác lúa vùng nghiên cứu ........................................ 40
3.2.6. Hình thức xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho từng vụ ................................. 42
3.2.7. Xử lý bao bì phân bón, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật ............................ 43
iii



3.2.8. Quan điểm của nông dân về đê bao ......................................................... 44
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẤT .............. 45
3.3.1. Biện pháp quản lý .................................................................................... 45
3.4.2. Biện pháp kỹ thuật ................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 48
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 48
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 54

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVN

Cù lao Bắc Vàm Nao

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐTM

Đồng Tháp Mười

ĐVT

Đơn vị tính


K

Kali

N

Đạm

P

Lân

STN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường

TGLX

Tứ giác Long Xuyên

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Phú Tân .......................................10
Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu .................................................................................23
Bảng 2.2. Thông số, phương pháp và thiết bị phân tích ................................................27
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất ....................................................................................30
Bảng 3.2. So sánh kết quả nghiên cứu với các đề tài nghiên cứu trước đó ...................36


vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Tân ............................................................. 6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu .................................................................................. 22
Hình 2.2. Bố trí vị trí lấy mẫu trên ruộng ................................................................. 26
Hình 2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu ........................................................................ 26
Hình 3.1. Kết quả giá trị trung bình pHH2O tại khu vực nghiên cứu ......................... 31
Hình 3.2. Hàm lượng trung bình các chất dinh dưỡng trong đất tại khu vực nghiên cứu
.................................................................................................................................. 32
Hình 3.3. Hiện trạng các chỉ tiêu pH, N tổng, P tổng, Kali tổng tại khu vực nghiên cứu
.................................................................................................................................. 35
Hình 3.4. Số liệu điều tra trình độ học vấn nông hộ................................................. 37
Hình 3.5. Lịch thời vụ tại huyện Phú Tân ................................................................ 39
Hình 3.6. Biểu đồ biểu thị năng suất lúa trong và ngoài đê ..................................... 40
Hình 3.7. Lượng phân bón trung bình của 2 vùng trong và ngoài đê bao ................ 41
Hình 3.8. Hình thức xử lý rơm rạ sau thu hoạch ...................................................... 42
Hình 3.9. Hình thức xử lý vỏ chai bao bì thuốc BVTV, phân bón........................... 43
Hình 3.10. Vỏ bao thuốc BVTV, phân bón sau khi sử dụng.................................... 44
Hình 3.11. Quan điểm của người dân về đê bao ...................................................... 45

vii


TÓM TẮT
Trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, phòng chống thiên tai bão lũ bằng những
biện pháp công trình, cụ thể là đê bao kiểm soát lũ cũng cần phải được cân nhắc là một

việc làm thiết thực, nhằm xây dựng nền nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long đúng
với tinh thần phát triển bền vững. Việc phân tích một cách tổng quan về chất lượng đất
khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ là điều cần thiết. Đề tài “Đánh giá tác động của hệ
thống đê bao kiểm soát lũ đối với chất lượng đất tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”
được thực hiện với mục tiêu làm rõ tác động của hệ thống đê bao kiểm soát lũ đối với
chất lượng đất, các quá trình canh tác của nông dân đối với đất đai trong thâm canh lúa
nước, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để quản lý, sử dụng nguồn tài
nguyên đất bền vững cho hiện tại và tương lai.
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016 trong khuôn khổ đồ
án tốt nghiệp với các công việc cụ thể như lấy mẫu hiện trường, phân tích thí nghiệm,
viết báo cáo đánh giá, biên tập bản đồ. Mẫu đất thu được tại khu vực trong và ngoài đê
bao huyện Phú Tân, tỉnh An Giang được đem về phân tích phòng thí nghiệm với các
chỉ tiêu hóa học pH, đạm tổng, lân tổng, kali tổng. Kết quả phân tích bước đầu cho
thấy pH tại khu vực nghiên cứu thuộc dạng chua đến chua ít, các chỉ tiêu về dinh
dưỡng thuộc dạng khá đến giàu. Các giá trị đo được tại vùng trong và ngoài đê bao có
sự khác biệt.
Khảo sát một số nông hộ thấy rằng việc xây dựng đê bao có tác động đến tập
quán canh tác cũng như năng suất lúa. Năng suất lúa trung bình trong đê cao hơn khu
vực ngoài đê, nguyên nhân có thể do trong đê được bao bởi hệ thống đê bao, nông dân
chủ động được nước tưới tiêu và có điều kiện làm thêm lúa vụ 3, ngoài đê thì làm 2 vụ
lúa. Tuy nhiên lượng phân bón trong đê có khuynh hướng cao hơn ngoài đê bao,
nguyên nhân có thể ngoài đê được bổ sung một lượng phù sa sau các mùa lũ nên sử
dụng ít phân bón hơn. Ngoài ra, các vấn đề về xử lý rơm rạ sau thu hoạch, xử lý bao
bì, vỏ chai thuốc BVTV, phân bón cũng được khảo sát để tiếp cận về tác động của tập
quán canh tác đến chất lượng đất.

1


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn lực quan trọng của đất
nước, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững
đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất
cho hiện tại và tương lai.
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trù phú, là vựa lúa lớn nhất của cả
nước. Hằng năm, cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho cả nước và xuất khẩu. Sau
các trận lụt lịch sử, để bảo vệ mùa màng trước những nguy cơ do lũ lụt, các tỉnh đầu
nguồn ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng hệ thống đê bao
làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đi kèm với
đê bao. Các công trình hệ thống đê bao đã dần hoàn thiện đem lại một số lợi ích về
kinh tế xã hội cho toàn vùng, tuyến đê bao kết hợp đường giao thông như tỉnh lộ,
đường liên xã, giao thông nông thôn được xây dựng mục đích bảo vệ lúa vụ 3. Tuy
nhiên, hiện nay một lần nữa khu vực ĐBSCL đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như sạt lở đất bờ sông, bờ biển, xâm
nhập mặn, hạn hán, tại các tỉnh đầu nguồn lũ không về, mực nước lũ trong những năm
gần đây thấp mức kỷ lục, không có nước dẫn vào tẩy sạch đồng ruộng, một phần
nguyên nhân vì sự chủ quan trong công tác vận hành hệ thống đê bao do vậy tình trạng
canh tác trên một số vùng đất phù sa của khu vực gặp nhiều khó khăn. Cần phải xem
xét thận trọng vấn đề đê bao cho phù hợp với quy hoạch phát triển bền vững của vùng
ĐBSCL.
Đê bao đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực như chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
nâng cao chất lượng nông sản, tăng vòng quay của đất trong vùng canh tác, ổn định
cuộc sống và nhiều lợi ích khác mà đê bao đã mang lại. Mặc dù có những tích cực như
vậy, đê bao cũng có một số mặt hạn chế của nó khi can thiệp vào quy luật tự nhiên từ
bao đời nay. Các vùng đê bao này nước sẽ bị ô nhiễm do không có sự trao đổi nước
giữa bên trong đê bao với bên ngoài. Do sản xuất lúa liên tục nhiều năm đưa đến giảm
độ phì nhiêu của đất, mất lượng phù sa bồi đắp, lượng phân bón gia tăng nhưng không
2



tăng năng suất lúa. Sự suy kiệt một số dưỡng chất trong đất, giảm sự khuếch tán dưỡng
chất do bị nén dẽ, tầng đế cày sẽ dày lên theo thời gian là yếu tố giới hạn bộ rễ phát
triển, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của lúa, kết hợp với tình trạng
ngập nước trong thời gian dài làm tăng cường độ khử đất, các tiến trình hóa học xảy ra
theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng (Võ Thị Gương, 2010).
Chính vì những lẽ đó, đề tài “Đánh giá tác động của hệ thống đê bao kiểm
soát lũ đối với chất lượng đất huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” được thực hiện
nhằm mục đích đánh giá chất lượng đất ở các vùng đê bao kiểm soát lũ tại khu vực
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung, cũng như đề xuất những
giải pháp khắc phục những tiêu cực mà đê bao mang lại là một điều hết sức cần thiết.
Từ đó, góp phần phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển nông
nghiệp bền vững trong vùng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Mục tiêu chung
- Đánh giá các biến động về chất lượng đất tại một số tiểu vùng đê bao tại
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, đánh giá chất lượng đất ở khu vực thông qua các thông số dinh
dưỡng đất như pH, Đạm tổng, Lân tổng, Kali tổng.
- Đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc sử dụng đất phục vụ phát triển
nông nghiệp bền vững tại địa phương.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên ruộng với cùng loại hình canh tác ở các vị trí
đã xác định;
- Phỏng vấn người nông dân bằng phiếu điều tra với nội dung bao gồm: thông
tin về hệ thống đê bao, tập quán canh tác, tình hình sử dụng phân bón,…


3


- Phân tích mẫu thí nghiệm, đánh giá, so sánh các thông số chất lượng đất pH,
đạm tổng, lân tổng, Kali tổng theo mẫu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Khu vực đất nông nghiệp có đê bao và vùng ngoài đê bao thuộc huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm
- Phương pháp xử lý số liệu

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Tân là 1 trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang thuộc vùng đồng bằng phù
sa màu mỡ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Huyện Phú Tân có tổng diện tích tự
nhiên 313,49 km2 (chiếm 8,86% diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang), trong đó diện
tích đất nông nghiệp chiếm 81,82% diện tích tự nhiên. Toàn huyện hiện có 209.963
người, chiếm 9,74 % dân số toàn tỉnh (Niên giám thống kê An Giang năm 2013) phân
bố trên 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Long Hòa, Phú Hiệp, Phú
Long, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Thành, Hòa Lạc, Phú An, Phú Bình, Hiệp Xương,
Phú Xuân, Phú Thọ, Bình Thạnh Đông, Phú Hưng, Tân Hòa, Tân Trung và thị trấn
Phú Mỹ, thị trấn Chợ Vàm. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Tân Châu;
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới;
- Phía Tây giáp huyện Châu Phú và thành phố Châu Đốc;
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.

5


(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang)
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Tân
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Huyện Phú Tân là vùng đặc thù cù lao của tỉnh An Giang đó là Cù lao Bắc
Vàm Nao (BVN), nằm ở thượng nguồn ĐBSCL, được bao bọc bởi sông Tiền và sông
Cái Vừng, chi lưu của sông Mêkông, ở phía Đông Bắc và sông Hậu phía Tây Nam.
Các nhánh sông này hợp lưu lại ở phía nam cù lao BVN và phía Bắc thành phố Long
Xuyên. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đây là đặc thù của ĐBSCL nói chung,
thuận tiện cho việc đi lại bằng giao thông thủy và vận chuyển hàng hóa.
6


Địa hình có dạng lòng chảo, cao dần về phía hai bờ sông. Cao trình cao dần về
phía sông Tiền cho thấy sông Tiền làm ngập nước khu vực trong mùa mưa với dòng
chảy lớn hơn và lượng phù sa ở sông này nhiều hơn sông Hậu. Cao trình cao nhất
trong cù lao dọc theo tuyến này hiện nay đã được con người tác động nâng thành
tuyến đê bao với cao trình +5,0 m. Có khoảng 5.000 ha sát sông Tiền và sông Hậu có
cao trình +2,00m trên mực nước biển. Khoảng 40% (12.900 ha) nằm giữa cao trình
1,5 m và 2,0m. Phần còn lại chủ yếu thuộc các xã ở phía Tây Nam của vùng có cao
trình mặt đất dưới 1,5 m.
Việc tiêu nước đối với vùng này trước kia nhờ các kênh rạch liên thông và các

vùng trũng, nhưng càng gần về sau này việc thoát nước do các kênh rạch mới hình
thành trong vòng hai thập kỷ qua.
- Địa chất
Địa tầng khu vực được chia làm 05 lớp, từ trên xuống dưới như sau:
1. Lớp 1:
Đất đắp - Sét có màu xám đen, xám nâu, trạng thái dẻo cứng. Bề dày 2,0m;
lớp này khả năng chịu tải kém.
2. Lớp 2:
Sét màu vàng, vàng nâu, trạng thái dẻo cứng. Bề dày biến đổi từ 3,0 đến
4,0m. Lớp này có khả năng chịu tải khá tốt.
3. Lớp 3:
Bùn sét pha màu xám đen, trạng thái chảy. Bề dày lớp biến đổi từ 9,0 đến
10,0m. Lớp này khả năng chịu tải kém.
4. Lớp 4:
Cát hạt bụi màu nâu đen, kết cấu rời xốp. Bề dày lớp biến đổi từ 1,5 đến
2,0m. Lớp này có khả năng chịu tải khá.
5. Lớp 5:
Cát hạt nhỏ màu nâu đen, kết cấu rời xốp. Bề dày lớp biến đổi từ 4,0 đến
4,5m. Lớp này có khả năng chịu tải tốt.
7


Như vậy, địa chất công trình vùng có các chỉ tiêu cơ lý tương đối tốt, lực dính
và góc ma sát trong tương đối khá nên khả năng chịu tải cao, thích hợp cho việc xây
dựng công trình.
- Điều kiện thủy văn
Sông Mê Kông tách ra làm hai nhánh chính trên đất Campuchia gần Phnom
Penh. Hai nhánh sông này ở bờ Đông (Tiền) và bờ Tây (Hậu) của cù lao BVN. Cũng
có những dòng chảy xuyên qua những vùng trũng của cù lao, hình thành những dòng
chảy tự nhiên. Phần lớn nguồn nước chảy vào cù lao là từ sông Tiền. Nước cũng chảy

từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh rạch tự nhiên.
Sông Vàm Nao là dòng chảy lớn nhất nối liền hai sông Tiền, Hậu. Các con đê
dọc theo bờ sông hiện nay đã ngăn dòng chảy ngang qua cù lao trừ khi có lũ rất lớn,
nhưng nước vẫn có thể chảy qua các cống và các kênh tự nhiên.
Như vậy, lượng nước sông Tiền tại thượng lưu nhiều hơn, đặc biệt là vào mùa
khô. Sông Vàm Nao lưu chuyển một lượng nước đáng kể đến sông Hậu. Tại khu vực
hạ lưu của cù lao, lượng nước của hai nhánh sông Tiền - Hậu như nhau. Do có những
dòng phụ ở thượng lưu và các điều kiện thuỷ văn trên nhánh sông Tiền, nên mức
nước ở nhánh sông này cao hơn bên sông Hậu. Trong mùa lũ mức nước chênh lệch
lớn hơn vào mùa kiệt.
Nước lũ được xả theo hướng Tây Nam qua một vùng trũng gọi là Tứ Giác
Long Xuyên vào vịnh Thái Lan. Chế độ lũ ở vùng này đã bị thay đổi do một số công
trình và kênh mương lái dòng lũ về vịnh Thái Lan.
Các số liệu thuỷ văn trên sông Tiền và sông Hậu được ghi chép từ năm 1926.
Nước dâng lên vào tháng 6 - 7, đạt đỉnh vào tháng 9 - 10, sau đó rút dần vào tháng 11
- 12 đến tháng 4 - 5.
- Chế độ thủy triều
Dù vùng cù lao cách cửa biển khoảng 200 km, nhưng với địa hình bằng phẳng
nên sông ngòi vẫn bị tác động bởi thủy triều. Dòng chảy liên tục của các sông bảo
đảm nguồn nước lúc nào cũng là nước ngọt. Nhưng mức nước sẽ biến động theo triều.
Mức này hàng ngày ở Tân Châu là 1,0 - 1,2 m vào mùa khô và 1,5m tại Long Xuyên.
8


Vào thời đỉểm đỉnh lũ mức chênh lệch do triều giảm, chỉ vài phân tại Tân Châu
và Châu Đốc, tăng khoảng 10 phân về phía hạ lưu. Chế độ triều rất phức tạp và thay
đổi 1 - 2 lần triều cao/ngày trong vòng một tháng.
- Tài nguyên đất tại khu vực
Đất ở cù lao BVN hình thành chủ yếu do phù sa bồi lắng từ hai sông Tiền và
Hậu, có kết cấu thô ở những vùng gò và nhỏ, mịn ở vùng ruột và phía nam cù lao. Đất

này tương đối màu mỡ so với đất ở các vùng khác thuộc ĐBSCL. Do “tuổi” của
chúng, đất ở đây có hàm lượng hữu cơ thấp và như thế hàm lượng đạm và lân cũng
thấp nhưng loại đất này rất thuận lợi cho việc trao đổi chất. Độc canh cây lúa kết hợp
với lũ hàng năm đã và đang làm giảm độ phì tự nhiên của đất.
Theo báo cáo nghiên cứu của Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
phân loại đất vùng huyện Phú Tân như sau:
+ Đất phù sa trầm tích (deposited alluvial soil)
Có diện tích khoảng 11.605 ha, chủ yếu phân bố dọc theo bờ sông. Thành phần
gốc của các loại đất này là bùn/sét với độ pH là 5,5 - 8,0, hàm lượng hữu cơ thấp
(đạm thấp) nhưng Ca và Mg cao.
+ Đất phù sa xám (gleyic alluvial soils)
Có diện tích khoảng 22.073 ha, được phân bố rộng tại vùng ruột, đây là loại
đất điển hình của cù lao. Đất này có nhiều sét. Trong điều kiện tiêu nước bị trở ngại
(úng ngập) đất này từ trung tính chuyển sang chua nhẹ, có hàm lượng đạm và lân
thấp. Loại đất này có thể dùng được thông qua bón phân cân bằng.
+ Đất phèn (acid sulphate soils)
Có diện tích khoảng 2.715 ha, phân bố trong những vùng trũng, biệt lập, tiêu
thoát nước khó khăn (vùng ruột). Đất này được xem như là loại đất phèn nhẹ, ít độc.
Tầng phèn hoạt động dày hơn 50 cm dưới lớp đất mặt. Các hoạt động nông nghiệp
hiện nay (trồng cạn, kéo dài thời gian ngập quanh năm, lũ và rửa trôi hàng năm) trong
vùng hạn chế những tác động bất lợi.
+ Đất sét (heavy clay soils)

9


Có diện tích khoảng 1.909 ha ở những vùng cao gần sông. Lớp đất mặt chua
nhẹ. Đất này nghèo hữu cơ nhưng khá giàu Ca và Mg.
Như vậy, đất ở đây có hàm lượng dinh dưỡng thấp (đặc biệt ở những nơi bao
đê ngăn lũ hàng năm), kết cấu đất nặng phù hợp cho cây trồng cạn. Trong một diện

tích nhỏ đất có tính chua, đất ở đây không xấu. Cây trồng chủ đạo trong tất cả các vụ
là cây lúa nếp, gần đây còn tăng thêm vụ lúa vào mùa lũ. Những trở ngại tự nhiên về
chất đất (sét) không cho phép đa dạng hóa cây trồng như bắp, đậu tương. Một diện
tích nhỏ trồng bắp, rau và đậu tương đã và đang được thực hiện. Cả nhà nước và nông
dân đều mong muốn đa dạng hóa cây trồng. Cây mè cũng đang được xem xét. Nông
dân quan tâm đến lũ vì tầm quan trọng của nó đối với duy trì độ màu đất. Mặc dù phù
sa hàng năm chỉ cung cấp một phần nhỏ cho một vụ mùa, dường như mối liên hệ giữa
độ màu đất với lũ xuất phát từ sự kết hợp giữa việc rửa trôi và đất được nghỉ ngơi,
thành phần các chất trong phù sa, kiểm soát được dịch hại, các hoạt động sinh học và
chuẩn bị đất ươm giống tốt hơn cho vụ mùa sau lũ. Hiện có tranh luận về tương lai
lâu dài cho sản xuất nông nghiệp khi lũ được hạn chế. Các nghiên cứu đề nghị nên
cho ngập lũ hàng năm để duy trì độ màu đất, tuy nhiên cần lưu ý là về phần phù sa tự
bản thân nó không có nhiều tác động.
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp, với cây lúa, nếp chiếm ưu
thế. Theo báo cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội năm 2012 của huyện cho thấy tình
hình kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục phát triển tích cực, lĩnh vực văn hóa, xã hội có
nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
được giữ vững ổn định. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2013 như
sau:
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Phú Tân
ĐVT

Kết quả thực hiện

Tốc độ tăng trưởng

%

13,28


+ Khu vực I

%

3,25

STT

Chỉ tiêu

1

10


ĐVT

Kết quả thực hiện

+ Khu vực II

%

20,54

+ Khu vực III

%


15,28

triệu đồng

46,955

tỷ đồng

5.850

tỷ đồng

387,29

tỷ đồng

127,52

%

1,17

%

15,15

Lao động

7.467


STT

2

3

Chỉ tiêu

Giá trị gia tăng bình quân đầu
người
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội
Tổng thu ngân sách nhà nước

4

Trong đó thu từ kinh tế trên địa
bàn

5
6

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng

7

Giải quyết việc làm mới


8

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

30,1

9

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

1,54

10

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch

%

82,51

11

Tỷ lệ hộ sử dụng điện

%


99,95

(Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh An Giang 2013)
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI AN GIANG
1.2.1. Sự hình thành đê bao
Về mặt nhà nước, người ta phân biệt ra 3 dạng đê bao (Trần Như Hối., 2005)
như sau:
+ Không bao đê: là vùng đất người dân tự làm bờ nhỏ xung quanh ruộng của họ
để giữ nước, bờ này thường bị ngập sớm khi nước lên đồng, do đó, lúa dễ bị ngập ở vụ
Hè Thu trong những năm nước về sớm.
11


+ Bao đê tháng tám: với bờ cao và lớn, có thể bảo đảm vụ lúa Hè Thu không bị
ngập và có thể ngăn nước xuống giống sớm trong vụ Đông Xuân, sau khi thu hoạch
lúa Hè Thu vào khoảng tháng 8 sẽ tiến hành mở cống để nước lũ tràn ngập đồng
ruộng.
+ Bao đê triệt để: Loại đê bao này được đắp cao hơn và lớn hơn đê bao tháng 8,
vùng này có thể canh tác quanh năm không bị ngập nước.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có vị trí rất quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, những hạn chế về điều kiện tự nhiên là rào cản không nhỏ, đặc biệt là đối với
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Ở ĐBSCL thường bị ngập nước
trong mùa lũ. Trong thời gian đầu, khi mật độ dân số chưa cao, người dân định cư,
sinh sống chủ yếu ở những vùng đất cao ven sông Tiền, sông Hậu, do những khu vực
này đê tự nhiên được hình thành do sự hồi tích phù sa hàng năm và là vùng đất phù sa,
màu mỡ có thể canh tác tốt, ít bị ngập trong mùa lũ. Từ đó, sự phát triển về điều kiện
kinh tế xã hội kéo theo dân số gia tăng, các vùng sâu trong nội đồng được người dân
tận dụng khai thác để trồng trọt và sinh sống. Những thiệt hại từ việc sinh sống trong
những vùng nội đồng thường xuyên bị ngập vào mùa lũ là điều không thể tránh khỏi.
Nhận thức được những vấn đề đó, người dân đã tích cực trong việc phòng và bảo vệ

tài sản trước những mùa lũ đến.
Sau những trận lũ lịch sử năm 1978, 1994, 1996, đặc biệt là vào năm 2000 tại
ĐBSCL đã gây thiệt hại lớn cả về vật chất lẫn con người. Đã có không ít người muốn
áp dụng mô hình đê chống lũ sông Hồng vào tình hình của địa phương. Tại An Giang,
với sự quyết liệt của các cấp chính quyền cũng như được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đại bộ
phận người dân đã hiện thực hóa ý tưởng về các vùng đê bao kiểm soát lũ để bảo vệ
mùa màng và chống chọi với tác hại của lũ.
An Giang là tỉnh đi đầu trong công tác thủy lợi. Hiện nay phần lớn diện tích đất
ở An Giang đã được xây dựng các công trình đê bao khép kín và đê bao tháng 8. Trên
địa bàn An Giang đã có 637 tiểu vùng kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất cho 242.207 ha;
trong đó có 281 tiểu vùng đê bao khép kín, đê bao triệt để bảo vệ 133.023 ha 336 tiểu
vùng đê bao tháng 8, kiểm soát lũ 121.488 ha đất sản xuất lúa 2 vụ (Viện khoa học
12


thủy lợi miền Nam, 2012). Công trình đê bao dần được hình thành kết hợp hoàn thiện
với tỉnh lộ, đường liên xã, giao thông nông thôn, nhiều vùng đã thực hiện thủy lợi hóa
nội đồng, chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất mà trong đó điển hình là huyện
Phú Tân với hệ thống đê bao hoàn chỉnh thuộc hàng nhất, nhì của khu vực đã mang lại
nhiều hiệu quả có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.
Về hiện trạng đê bao huyện Phú Tân: Theo báo báo của Chi cục Thủy lợi An
Giang cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân có hai dạng hệ thống đê bao là hệ
thống đê bao kiểm soát lũ triệt để và hệ thống đê bao kiểm soát lũ tháng tám. Hiện nay
trên địa bàn huyện có khoảng 31,58 km đê bao kiểm soát lũ triệt để, chiều rộng mặt đê
từ 3 -16m, cao trình đê đạt từ 4,1 – 5,0m. Diện tích đất nông nghiệp được bao đê
khoảng 22.123 ha, được chia thành 22 tiểu vùng phân bố trên 18 đơn vị hành chính xã,
thị trấn của huyện. Bên cạnh hệ thống đê bao triệt để, trên địa bàn huyện Phú Tân còn
có khoảng 7,8km đê bao kiểm soát lũ tháng tám, với diện tích được bao đê là 100 ha.
Nhờ có hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt để nên trong thời gian qua sản lượng lúa trên
địa bàn huyện không ngừng tăng (nhờ canh tác 3 vụ/năm). Năm 2005, tổng diện tích

lúa gieo trồng cả năm trên địa bàn huyện là 57.444 ha, với sản lượng đạt khoảng
360.055 tấn, đến năm 2013, tổng diện tích lúa gieo trồng đạt 59.727 ha, với sản lượng
394.222 tấn, tăng 1,09 lấn so với năm 2005.
1.2.2. Vấn đề môi trường trong đê bao kiểm soát lũ
Đê bao kiểm soát lũ bước đầu mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân và
địa phương. Giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do lũ gây ra, nông dân có thể tăng mùa
vụ sản xuất (lúa vụ 3) nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào khai thác tài
nguyên đất đai. Tại huyện Phú Tân, sau khi hình thành đê bao kiểm soát lũ, cơ cấu thu
nhập của nhóm hộ giàu và hộ trung bình không có sự thay đổi đáng kể . Riêng hộ
nghèo có sự thay đổi do mất nguồn thu nhập từ việc đánh bắt thủy sản tự nhiên mặc dù
thu nhập có thêm từ việc làm thuê nhờ sản xuất lúa vụ 3. Thu nhập của hộ nghèo từ
hoạt động đánh bắt cá có xu hướng giảm dần do nguồn lợi thủy sản giảm (Nguyễn
Trần Nhẫn Tánh, 2004). Ngoài ra, năng suất lúa ở vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để có
xu hướng giảm mặc dù tổng lượng phân bón sử dụng ở mùa vụ đều tăng so với trước
khi có đê bao và hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp. Nguyên nhân là do khai thác
quá mức, canh tác liên tục trong năm, làm suy giảm sức sản xuất của đất (Võ Chí
13


Trung, 2012). Do thiếu oxy trong điều kiện ngập nước thường xuyên, sự phân hủy
yếm khí, hạn chế khả năng khoáng hóa đạm từ các thành phần mùn của chất hữu cơ
trong đất. Lượng đạm, lân, kali thuộc loại nghèo ở vùng thâm canh lúa trong đê bao
cho thấy không phải bón nhiều phân thì dinh dưỡng tăng, nhất là vùng đê bao khép kín
(Phạm Ngọc Xuân, 2004).
Theo nghiên cứu của Dương Văn Nhã đã khảo sát phỏng vấn 13 nhà khoa học
với nhiều chuyên ngành như sinh thái học, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, môi trường
và khoa học đất ở Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL thì tất cả
các nhà khoa học đều cho rằng đê bao khép kín là có hại. Hoàn toàn không ủng hộ đê
bao khép kín. Các nhà khoa học có những nhận xét sâu sắc trong việc đánh giá vai trò
của lũ cũng như tác động của đê bao. Họ nhìn với viễn cảnh xa và toàn diện hơn. Bao

đê là điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên cân nhắc về vấn đề môi trường, sự
suy giảm về chất lượng đất, ô nhiễm nguồn nước, mất đi nguồn tài nguyên và đa dạng
sinh học làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng toàn vùng ĐBSCL nếu bao với diện
tích lớn. Họ xem lũ là một nét đặc trưng văn hóa đặc sắc của vùng. Nhìn chung, các
nhà khoa học không chấp nhận đê bao khép kín (Dương Văn Nhã, 2004).
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU
1.3.1. pHH2O
Chỉ số đo pHH2O là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H+ trong dung dịch. pH =
- log H+ là đại lượng biểu thị nồng độ H+ trong môi trường đất. pH là các chỉ tiêu đơn
giản đầu tiên thường được xác định về độ chua trong đất. Giá trị của pH có ý nghĩa rất
lớn trong việc đánh giá chất lượng đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998).
pH đất là vấn đề quan trọng bởi vì nồng độ axit hay kiềm của đất xác định sự
thể hiện các dạng tồn tại những chất dinh dưỡng thực vật có sẵn trong đất. Hầu hết các
chất dinh dưỡng thực vật sẽ không phân giải khi đất quá chua hoặc quá kiềm (Steve
Albert, 2013). Đất lúa nước thường có pH trong khoảng 4,5-6. pH tốt nhất cho cây lúa
phát triển là pH=5,5-7,5. Đất có pH thấp hơn 5,2 hay lớn hơn 8,2 đều ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây lúa.

14


Đất ở ĐBSCL có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH = 4,0 – 5,5. Đất
có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể có giá trị <3, ở pH thấp chỉ
có cây chịu phèn mới sống được. Giá trị pH thấp làm tăng tính hòa tan và di động của
một số kim loại như Cu, Al trong dung dịch đất (Trần Thành Lập, 1999).
1.3.2. Đạm trong đất
Hàm lượng đạm trên bề mặt canh tác của đất biến thiên trong khoảng 0,02 – 0,4
%N. Ở mỗi loại đất khác nhau thì khả năng cung cấp đạm cho cây trồng cũng khác
nhau và nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức, tập quán canh tác, cày vùi
rơm rạ hay đốt đồng, chế độ ngập nước, sự đa dạng của các vi sinh vật trong đất,…(Võ

Thị Gương, 2002).
Tỷ lệ đạm có trong đất phụ thuộc vào điều kiện hình thành đất và các yếu tố
khác như đất bị rửa trôi, tầng canh tác mỏng, tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng, mùa
vụ. Đạm trong đất tồn tại chủ yếu dưới 3 dạng khác nhau bao gồm đạm hữu cơ, đạm
amon và đạm vô cơ. Đạm hữu cơ là dạng đạm lớn nhất của đất vì chiếm 94-95% hàm
lượng đạm tổng số có trong đất. Dạng đạm này thường có nhiều ở tầng đất mặt, nhưng
cần phải thông qua quá trình khoáng hóa thành đạm vô cơ, phụ thuộc vào hoạt động
của vi sinh vật trong đất. Tỷ lệ đạm tổng số trong đất biến động từ 0,042% (đất bạc
màu) đến 0,62% (đất lầy thụt), thường dao động trong khoàng 0,1-0,2%, trung bình là
đất phù sa khoảng 0,12% (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.3.3. Lân trong đất
Sau đạm, lân được xem là một yếu tố quan trọng về dinh dưỡng cây trồng. Tỷ lệ
lân trong đất thường biến động từ 0,03 - 0,12 % P. Tỷ lệ lân trong đất phụ thuộc vào
tính chất đá mẹ, thành phần cơ giới và tỷ lệ chất hữu cơ. Đất giàu chất hữu cơ thì tỷ lệ
lân cao. Đất có thành phần cơ giới nặng có hàm lượng lân cao hơn đất có thành phần
cơ giới nhẹ (giữa lân và sét có mối tương quan thuận). Trong đất lân tồn tại ở 2 nhóm:
lân hữu cơ và lần vô cơ. Lân hữu cơ chủ yếu nằm trong thành phần mùn (trong các
hợp chất lân hữu cơ phytat, acid nucleic, glyxerophotphat), có thể chiếm 20 – 80 % lân
tổng số, ở tầng đất mặt lân hữu cơ thường chiếm 50%. Đây là dạng lân mà cây trồng
chưa sử dụng ngay được, cần phải thông qua quá trình khoáng hóa giải phóng ra acid

15


photphoric và muối dễ hòa tan của nó thì cây trồng mới hấp thu được (Nguyễn Như
Hà, 2006).
Lân tổng số trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng trong đất. Đất ở
ĐBSCL được tạo thành các khoáng nghèo lân. Đất phù sa được bồi đắp hằng năm và
đất mặn có hàm lượng lân tổng số cao nhất, thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc
Hưng., 2004).

1.3.4. Kali trong đất
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của cây trồng
và là một yếu tố dinh dưỡng khá đặc biệt, vì kali thường được cây trồng hút nhiều nhất
nhưng lại không tham gia vào cấu tạo của cây. Do kali là yếu tố có vai trò rất quan
trọng cho quá trình quang hợp, tổng hợp nên các hydratcacbon hay gluxit của cây, kali
giúp lá đòng cứng, chắc và tuổi thọ kéo dài, làm tăng tỉ lệ hạt chắc, từ đó ảnh hưởng
tốt đến năng suất lúa (Võ Tòng Xuân., 1993). Ngoài ra, nguồn Kali trong đất tác động
đến sự phát triển các bó mạch, làm cho cây trồng không đổ, ngã, giúp cây tăng khả
năng đề kháng với sự thay đổi môi trường gây bất lợi cho cây trồng như: sâu bệnh,
nhiệt độ, ánh sáng,… Cây thiếu Kali có biểu hiện là trên những lá già xuất hiện những
đốm nâu, đặc biệt là khu vực rìa lá và chóp lá (Nguyễn Mỹ Hoa, 2003).
Kali trong đất thường nằm ba dạng (i) Kali nằm trong thành phần khoáng sét,
(ii) Kali trao đổi hấp phụ bề mặt keo đất (chỉ bằng 0,8 - 1,5 %K2O tổng số trong đất),
(iii) Kali hòa tan trong nước (chiếm 10% lượng Kali trao đổi). Sự cố định Kali trên đất
lúa ĐBSCL thay đổi tùy theo sa cấu đất, trong đó hàm lượng kali trong đất sét đều có
giá trị cao hơn các loại đất khác (Ngô Ngọc Hưng, 2009).
Đất càng chua càng thiếu kali vì mức độ bão hòa bazơ giảm. Tỷ lệ Kali trong
đất biến động trong khoảng 0,5 – 3%, đất phù sa có trên dưới 2% K2O. Tỷ lệ Kali
trong đất cao hơn nhiều so với các yếu tố dinh dưỡng đa lượng khác và phụ thuộc vào:
thành phần từ đá mẹ, thành phần cơ giới đất và điều kiện hình thành. Đất hình thành từ
đá mẹ thường giàu kali; đất bị phong hóa, rửa trôi mạnh thường nghèo Kali; đất có
thành phần cơ giới nặng có tỷ lệ Kali cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ; đất càng
chua càng thiếu Kali vì mức độ bão hòa bazơ giảm (Nguyễn Như Hà, 2006).

16


×