Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án bài trung du bac bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.56 KB, 4 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 4: TRUNG DU BẮC BÔ
ĐỊA LÍ 4
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được thế nào là trung du.
- Giúp học sinh biết vị trí của các tỉnh của các vùng trung du trên bản đồ hành
chính Việt Nam (Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang).
- Giúp học sinh biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và
hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Giúp học sinh biết được quy trình chế biến chè.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê…
- Giúp học sinh rèn kĩ năng mô tả.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Các slide để trình chiếu.
- Bảng phụ, đồ dùng phục vụ trò chơi học tập.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời
gian
4 phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Kiểm tra bài cũ:
- Cho sơ đồ về Hoàng Liên Sơn. Gọi 3 - Quan sát, trả lời.
học sinh điền tiếp vào chỗ trống để
hoàn thành các nội dung đã học về
Hoàng Liên Sơn.

1 phút

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài:
- Cho học sinh nghe đoạn nhạc.

- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
1


8 phút

- Giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- Chiếu ảnh, yêu cầu học sinh quan sát - Quan sát, thảo luận.
và thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu
hỏi.
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi.


- Trả lời.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

- Kết luận: Vùng trung du là vùng - Lắng nghe.
chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm
của cả hai vùng miền này. Vùng trung
du là vùng có đỉnh tròn và sườn thoải.
- Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam. - Quan sát, thực hiện.
Gọi học sinh chỉ vị trí các tỉnh có vùng
trung du.
- Nhận xét, chỉ lại trên bản đồ để cả lớp - Lắng nghe, quan sát.
8 phút

theo dõi.
Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du
- Hỏi học sinh: “Với những đặc điểm - Lắng nghe.
về điều kiện tự nhiên như trên, theo em,
vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại
cây nào?
- Gọi học sinh trả lời.

- Trả lời.

- Nhận xét, kết luận: Với những đặc - Lắng nghe.
điểm riêng đó, vùng trung du rất thích

hợp cho việc trồng một số loại cây ăn
quả và cây công nghiệp.
- Chiếu hình ảnh, yêu cầu học sinh - Quan sát, thực hiện.
quan sát và thảo luận theo tổ để hoàn
thành phiếu học tập.

8 phút

- Gọi 1 – 2 nhóm trình bày.

- Trình bày.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
2


- Chiếu tranh ảnh, hỏi học sinh: “Vì sao - Quan sát, lắng nghe.
vùng trung du Bắc Bộ có nhiều nơi đất
trống, đồi trọc? Hiện tượng đất trống
đồi trọc sẽ gây ra những hậu quả nào?
Để khắc phục tình trạng này, người dân
ở đây trồng những loại cây gì?”
- Gọi học sinh trả lời.


- Trả lời.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

- Kết luận.

- Lắng nghe.

- Yêu cầu học sinh quan sát bảng số - Thực hiện.
liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng
mới ở Phú Thọ trong những năm gần
đây.
- Gọi học sinh trình bày.

- Trình bày.

- Gọi học sinh bổ sung.

- Bổ sung (nếu cần).

- Kết luận: Để che phủ đồi, ngăn cản - Lắng nghe.
tình trạng đất đang bị xấu đi, người dân
ở đây đang từng bước trồng cây xanh.
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em, - Trả lời.
người dân đã làm gì để trồng rừng và
bảo vệ rừng? Em cần làm gì để góp
phần bảo vệ rừng?
6 phút


- Kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Trò chơi: Hộp quà bí ẩn

- Lắng nghe.
- Tham gia chơi theo hướng dẫn.

- Chiếu sơ đồ về trung du Bắc Bộ để - Quan sát.
củng cố kiến thức.
- Dặn dò.

- Lắng nghe.
PHỤ LỤC

Hoạt động 1: Có 3 câu hỏi:
Câu 1: Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?

3


Câu 2: Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung
du?
Câu 3: So sánh đỉnh đồi, sườn đồi với dãy Hoàng Liên Sơn?
Dự kiến trả lời của học sinh:
Câu 1: Trung du Bắc bộ là vùng đồi.
Câu 2: Vùng trung du có đỉnh tròn, sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau.
Câu 3: Dãy hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với đỉnh và
sườn đồi của vùng trung du.
Hoạt động 2: Phiếu học tập gồm 3 câu hỏi:

1. Hãy nêu tên tỉnh, chỉ vị trí hai tỉnh trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và loại cây
trồng tương ứng của mỗi tỉnh?
2. Mỗi loại cây trồng đó thuộc loại cây ăn quả hay cây công nghiệp?
3. Nêu quy trình chế biến chè?
Trò chơi củng cố kiến thức:
Tên trò chơi: Hộp quà bí ẩn
Mục đích: củng cố nội dung bài học
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm theo tổ, mỗi tổ cử 1 đại diện lên chơi.
Bước 2: Phổ biến luật chơi: Có tất cả 4 món quà, ba món quà chứa câu hỏi và 1 món
quà chứa một yêu cầu nhỏ. Đại diện mỗi tổ lên lựa chọn món quà cho tổ mình. Nếu trả
lời đúng câu hỏi và đáp ứng yêu cầu trong mỗi món quà sẽ nhận được món quà đó cho
đọi mình. Nếu trả lời sai ba đội còn lại sẽ giành quyền trả lời, nếu trả lời đúng sẽ nhận
được món quà đó.
Bước 3: Tiến hành chơi
Bước 4: Nhận xét, tổng kết trò chơi.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×