Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mồ hôi trộm, lý giải nguyên nhân và bài thuốc Đông Y điều trị hiệu quả.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.59 KB, 5 trang )

Mồ hôi trộm, lý giải và điều trị theo
Đông Y
Share by: Lương Y. Hoàng Lâm Quyền
Website: />
Mục Lục

hide

1 Mồ hôi trộm là gì?
2 Ra mồ hôi trộm là do nguyên nhân nào?
3 Chuẩn đoán phân biệt
4 Trẻ ra mồ hôi trộm có đáng lo?
5 Có nên chữa mồ hôi trộm không?
6 Cách chữa mồ hôi trộm như thế nào?
6.1 1.Thể Âm hư hỏa vượng
6.2 2.Thể tâm huyết không đầy đủ
6.3 3.Thể khí hư và âm hư


6.4 4.Thể huyết ứ
7 Mua thuốc chữa ra mồ hôi trộm ở đâu?

Mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm hay “Đạo hãn” 盗汗 là tình trạng rối loạn bài tiết mồ hôi của cơ thể, lúc ngủ thì ra mồ
hôi nhễ nhãi đến khi ngủ dậy thì hết, bất luận ngày hay đêm.
Bệnh gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ em, tuy nhiên ở người lớn thường thì sẽ nặng hơn, là dấu hiệu
cảnh báo lục phủ ngũ tạng đã hư nhược đáng kể và thường kèm theo các bệnh lý khác như: Suy
nhược cơ thể, mất ăn mất ngủ, thoái hoá xương khớp, chóng mặt… Là bệnh nguy hiểm nếu chúng ta
không chữa trị kịp thời. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Ra mồ hôi trộm là do nguyên nhân nào?


Theo lý luận Đông Y, nguyên nhân ra mồ hôi trộm là do “Âm hư”. Trong học thuyết “Âm Dương”
cho rằng Dương thì ở ngoài bao bọc lấy Âm ở trong, Âm – Dương bình hòa thì cơ thể khỏe mạnh
không bệnh tật. Tuy nhiên khi Âm hư thì Dương sẽ tụ lại, phát sốt mà ra mồ hôi trộm. Cụ thể, người
ta có mồ hôi cũng như trời có mưa, mồ hôi là loại nước, thuộc Âm, Âm chủ ở trong, Dương chủ ở
ngoài, Âm hư thì không giữ vững ở trong được, bị Dương quấy rối, Thủy theo Hỏa đi ra, phát nóng
mà đổ mồ hôi trộm, cho nên nói đổ mồ hôi trộm là Âm hư là như vậy.
Vậy cụ thể Âm hư ở đây nói là tương ứng với tạng nào trong cơ thể ??
Mặc dù trong 5 tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận tạng nào cũng có Âm-Dương? Tuy nhiên do Thận chủ
thủy trong cơ thể, do đó Âm hư ở đây chủ yếu nói tới cụ thể là Thận âm hư. Tuy nhiên do Tâm chủ
huyết mạch nên Tâm huyết hư cũng gây ra mồ hôi trộm nhưng có khi Khí hư cũng bị.
Trên thực tế lâm sàng các tạng phủ đều có liên quan chặt chẽ với nhau, do đó phải xem xét tổng thể
mới có kết luận chính xác được.


Chuẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với bệnh tự ra mồ hôi, tuy cùng là bệnh ra mồ hôi, tuy nhiên bệnh tự ra mồ hôi hay
“Tự hãn” lại là do Dương hư.

Trẻ ra mồ hôi trộm có đáng lo?
Đối với trẻ nhỏ, chuyện ra mồ hôi trộm khi ngủ là rất phổ biến. Ngay cả bé nhà mình cũng bị. Nhiều
phụ huynh cũng có hỏi mình nên uống thuốc gì không vì sợ ảnh hưởng tới bé. Tuy nhiên điều này
các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, vì đa phần hiện tượng này sẽ hết khi các cháu lớn lên, vì đây là
hoạt động sinh lý bình thường của trẻ. Còn theo YHCT, thì trẻ con thường “Thuần Dương Vô Âm”,
Dương nhiều quá thì năng lượng nhiều, ta thường thấy trẻ con chạy nhảy suốt ngày mà không thấy
chán, rất hiếu động, Dương ở đây nói là năng lượng phát triển của trẻ. Khi lớn tuổi hơn thì cơ thể của
trẻ âm nhiều hơn thì Âm Dương cân bằng, lúc đó sẽ ít ra mồ hôi hơn.
Tuy nhiên nếu là bệnh lý suy nhược mà trẻ ra mồ hôi trộm thì nên đi chữa trị.

Có nên chữa mồ hôi trộm không?
Như đã nói ở trên, bệnh mồ hôi trộm là do tạng phủ hư nhược mà gây ra, tuy chỉ ra mồ hôi khó chịu

nhưng nếu không chữa trị thì tạng phủ càng bị hư nhược kéo theo nhiều bệnh mạn tính khác nhau
như: thoái hoá xương khớp, tiểu đường, bệnh về huyết áp, thần kinh…

Cách chữa mồ hôi trộm như thế nào?
Nhằm mục đích tham khảo, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp chữa mồ hôi trộm tương ứng
với các nguyên nhân:

1.Thể Âm hư hỏa vượng


Triệu chứng: Thường xuyên đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều, lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng, gò
má đỏ, khát nước, nước tiểu ít, vàng, táo bón, chất lưỡi đỏ, thích đồ mát và mạch Tế (nhỏ) và sác.
Triệu chứng có thể nặng nhẹ khác nhau, nhưng cơ bản cơ thể biểu hiện dương nhiều hơn âm.
Phương pháp điều trị: Tư âm, giáng hỏa và ức chế tiết mồ hôi
Bài thuốc tham khảo: Đương Quy Lục Hoàng Thang gia Địa cốt bì, Tri Mẫu và Miết giáp. Nếu
bệnh nặng gia Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nọa đạo căn để ức chế tiết mồ hôi. Nếu người bệnh hay sốt về
chiều có thể thêm Tần giao, Ngân sài hồ, Bạch vi.

2.Thể tâm huyết không đầy đủ
Triệu chứng: Ra mồ hôi trộm, hồi hộp, ngủ dễ thức giấc, xanh xao, hơi thở ngắn, mệt mỏi, lưỡi nhạt
và mạch hư.
Phương pháp điều trị: Bổ huyết, dưỡng tâm, thu giữ mồ hôi.
Bài thuốc tham khảo: Quy tỳ thang gia Long cốt (xương động vật hóa thạch), Mẫu lệ, Ngũ vị tử
và Phù tiểu mạch. Nếu người bệnh có triệu chứng của huyết hư như: hoa mắt, chóng mặt, môi nhạt,
móng tay chân nhạt màu, ngủ hay mơ, thì gia thêm Hà thủ ô chế, Câu kỷ tử, Thục địa nhằm bổ ích
tinh huyết cho cơ thể.

3.Thể khí hư và âm hư
Triệu chứng: Ra mồ hôi trộm, hồi hộp, người bức rức, sốt về chiều, hơi thở ngắn, khát hay khô
miệng, mệt mỏi, lưỡi thon, đỏ, mạch nhược hoặc phù.

Phương pháp điều trị: Ích khí cố biểu, Tư âm thoái nhiệt.
Bài thuốc tham khảo: Sinh mạch tán gia Hoàng kì, Nọa đạo căn và Mẫu lệ.

4.Thể huyết ứ


Triệu chứng: Ra mồ hôi trộm nhiều, phát sốt, có hiện tượng bồn chồn nóng nảy, dễ cáu gắt, da thịt
không ấm hoặc lạnh, mất ngủ, ngủ thì mơ nhiều, sắc mặt xạm, miệng khô, lưỡi đỏ sẫm, mạch sáp hay
trầm.
Phương pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, cầm mồ hôi.
Bài thuốc tham khảo: Đào Hồng Tứ vật thang phối hợp với Mẫu lệ tán.

Mua thuốc chữa ra mồ hôi trộm ở đâu?

Điều trị mồ hôi trộm bằng Đông Y
Để biết được nơi bán thuốc ra mồ hôi trộm, quý vị có thể truy cập vào trang web sau để biết thong tin
chi tiết: />


×