Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện dầu tiếng và đề xuất các giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc
rất nhiều sự giảng dạy nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của gia đình, bạn bè và thầy
cô.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Đinh Tuấn, ngƣời thầy
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình, luôn dành thời gian tốt nhất để em hoàn thành
luận văn này. Em xin cám ơn tất cả giảng viên trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi
Trƣờng, những ngƣời thầy ngƣời cô đã giảng dạy em hơn suốt 4 năm qua để em có
đƣợc ngày hôm nay.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị tại các nhà máy đã tận tình hƣớng dẫn, tạo
điều kiện cho em đƣợc tìm hiểu và thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài của mình.
Cám ơn gia đình và bạn bè luôn quan tâm, động viên để tạo thêm sức mạnh cho
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên không luận văn sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô để
luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cám ơn!
Dầu Tiếng, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Trúc


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, rất phù hợp cho sự phát
triển ngành công nghiệp cao su ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cao su trong và ngoài nƣớc ở hầu hết các lĩnh vực đã
thúc đẩy tiềm năng vô cùng to lớn của ngành cao su Việt Nam. Và mủ cao su đƣợc
xem là một trong năm sản phẩm chủ lực của Bình Dƣơng trong việc xuất khẩu.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 công ty chuyên sản xuất, chế biến mủ cao su lớn
nhất của tỉnh là Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và Công ty CP Cao su Phƣớc


Hòa.
Tổng diện tích cây của Công ty Cao su Dầu Tiếng là 29.370 ha, gồm 3 nhà máy
chế biến mủ. Với sự phát triển ngành chế biến mủ cao su đã đem lại không ít lợi ích
cho ngƣời dân địa phƣơng trong vấn đề việc làm, ổn định kinh tế gia đình. Tuy nhiên,
thách thức lớn của ngành chính là vấn đề môi trƣờng xung quanh khu vực xả thải của
nhà máy chế biến mủ.
Đánh giá đƣợc tầm quan trọng của ngành chế biến mủ cao su và hiểu đƣợc sức
ép về môi trƣờng của nó. Bản thân em đã theo dõi và muốn đóng góp một phần nhỏ ý
kiến của mình để có thể cải thiện các sức ép đó. Vì thế mà trong luận văn tốt nghiệp
lần này của mình với đề tài “Đánh giá hiện trạng xử lý nƣớc thải của một số nhà máy
chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Dầu Tiếng và đề xuất các giải pháp cải thiện”.
Luận văn bao gồm các nội dung nhƣ sau:
- Tìm hiểu tổng quan ngành cao su để hiểu rõ hơn về tầm quan trong, đặc tính mủ
cao su và khả năng gây ô nhiễm của nƣớc thải chế biến mủ cao su.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải chế biến mủ cao su của 3 nhà máy
lớn thuộc Công ty cao su Dầu Tiếng đang hoạt động tại huyện, nhằm có đƣợc cái nhìn
tổng quát về ƣu nhƣợc điểm của toàn HTXL.
- Cuối cùng việc đề xuất các giải pháp cải thiện cho từng nhà máy sẽ giúp HTXL
tốt hơn về nhiều mặt, nâng cao chất lƣợng nƣớc thải đầu ra và tăng cƣờng hiệu xuất xử
lý.
Hy vọng việc thực hiện đề tài luận văn nhƣ trên và đề xuất các giải pháp sẽ một
phần nào giúp ít cho các nhà máy trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng.


ABSTRACT
With favorable natural conditions of climate, soil, suitable for the development of
rubber industry in Viet Nam in general and Binh Duong Province in particular.
Besides, rubber consumption demand in domestic and foreign geographical in all of
the sectors have boosted the great potential of rubber industry in Viet Nam. Latex is
considered one of five products of Binh Duong Province in terms of exports.

At present, the province has two companies specializing in the production and
processing of rubber latex is the province’s largest, Dau Tieng Rubber Corporation
and Phuoc Hoa Rubber Joint Stock Company. The tatal area of trees of Dau Tieng
Rubber Corporation is 29.370 hectares, includes 3 latex processing plants.
The development of rubber processing industry has brought no less benefit to
the local people in employment issues, family economic stability. However, the
industry’s major challenge is the issue of the environment around area of wastewater
discharge.
Appreciating the importance of rubber latex processing industry and
understanding the pressures on its environment. I have watched and would like to
contribute my opinion to improve the pressure there. So I have chosen the topic
“Reviews the current state of wastewater of some latex processing plants on Dau
Tieng District and proposes a number of improvement solutions”. The essay includes
following content:
- Survey overview rubber industry to understand the significance, characteristics
and risk of cause polution of wastewater processing latex.
- Assess wastewater treatment system of 3 latex processing plants in Dau Tieng
Rubber Corporation and have a general view about the advantages and disadvantages
of all the waste water treatment system.
- Finally, proposing solutions to improve each plant will help the system handle
better on many issues, improving the quality of wastewater output and enhancing
processing performance.
I hope the implementation of the above thesis and proposing solutions will
help somewhat for the factories in District of Dau Tieng.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm 2016
Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm 2016
Giảng viên phản biện


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................1

3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU .............................................................4
1.1.1 Lịch sử phát triển cây cao su ở nƣớc ta .........................................................4
1.1.3 Đặc điểm tự nhiên của cây cao su..................................................................6
1.1.4 Phƣơng pháp trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch mủ cao su ..............................7
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU ..............................9
1.2.1 Công nghệ chế biến cao su khối ....................................................................9
1.2.2 Công nghệ chế biến cao su tờ ......................................................................11
1.2.3 Công nghệ chế biến mủ cao su ly tâm .........................................................13
1.3 ĐẶC TÍNH NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU ...........................................14
1.3.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm trong nƣớc thải chế biến cao su ............................14
1.3.2 Thành phần nƣớc thải chế biến cao su .........................................................14
1.3.3 Khả năng gây ô nhiễm của nƣớc thải chế biến cao su .................................15
1.4 CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU............16
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

i


1.4.1 Phƣơng pháp cơ học ....................................................................................16
1.4.2 Phƣơng pháp hóa lý .....................................................................................21
1.4.3 Phƣơng pháp sinh học ..................................................................................24
1.4.4 Công nghệ xử lý nƣớc thải chế biến mủ cao su đang đƣợc áp dụng tại một
số nƣớc ...............................................................................................................29
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
MỦ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG ..............................................32

2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU – HUYỆN DẦU TIẾNG ......32
2.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc các nhà máy chế biến mủ cao su....................................32
2.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Dầu Tiếng ...........................................................33
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Dầu Tiếng................................................35
2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHÊ BIẾN MỦ CAO SU TẠI CÁC
NHÀ MÁY ...........................................................................................................35
2.2.1 Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc .........................................................35
a. Quy trình sản xuất .............................................................................................35
b. Các nguồn phát sinh nƣớc thải..........................................................................39
c. Công nghệ xử lý nƣớc thải hiện hữu tại nhà máy .............................................39
d. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải đầu vào và đầu ra .........................................40
e. Đánh giá hiệu quả xử lý ................................................................................................... 41
f. Đánh giá tác động của nƣớc thải sau xử lý ................................................................. 42
2.2.2 Nhà máy chế biến mủ cao su Long Hòa ......................................................44
a. Quy trình sản xuất .............................................................................................44
b. Các nguồn phát sinh nƣớc thải..........................................................................45
c. Công nghệ xử lý nƣớc thải hiện hữu tại nhà máy .............................................45
d. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải đầu vào và đầu ra .........................................47
e. Đánh giá hiệu quả xử lý ....................................................................................48
f. Đánh giá tác động của nƣớc thải sau xử lý........................................................49
2.2.3 Nhà máy chế biến mủ cao su Phú Bình .......................................................51
a. Quy trình sản xuất .............................................................................................51
b. Các nguồn phát sinh nƣớc thải ...................................................................................... 53
c. Công nghệ xử lý nƣớc thải hiện hữu tại nhà máy .............................................53
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

ii



d. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải đầu vào và đầu ra ................................................ 57
e. Đánh giá hiệu quả xử lý ................................................................................................... 59
f. Đánh giá tác động của nƣớc thải sau xử lý ................................................................. 61
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ............................................63
3.1 Đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải ...............63
3.1.1 Nhà máy Bến Súc ........................................................................................63
3.1.2 Nhà máy Long Hòa ......................................................................................67
3.1.3 Nhà máy Phú Bình .......................................................................................70
3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý .........................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79
PHỤ LỤC ......................................................................................................................80

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình chế biến cao su khối từ mủ nƣớc .................................................. 9
Hình 1.2 Quy trình chế biến cao su khối từ mủ tạp...................................................... 10
Hình 1.3 Quy trình chế biến cao su tờ. ......................................................................... 11
Hình 1.4 Quy trình chế biến mủ cao su ly tâm. ............................................................ 13
Hình 1.5 Song chắn rác thủ công.................................................................................. 17
Hình 1.6 Sự lắng tự do theo trọng lực của hạt cặn. ...................................................... 18
Hình 1.7 Bể lắng ngang. ............................................................................................... 18
Hình 1.8 Bể lắng đứng. ................................................................................................. 19
Hình 1.9 Bể điều hòa. ................................................................................................... 20
Hình 1.10 Bể lọc cơ học. .............................................................................................. 21

Hình 1.11 Bể lắng và tạo bông vách nghiên. ................................................................ 22
Hình 1.12 Sơ đồ hệ thống tuyển nổi. ............................................................................ 23
Hình 1.13 Bể khử trùng nƣớc thải nhà máy chế biến mủ cao su. ................................ 23
Hình 1.14 Hồ hiếu khí tự làm thoáng và hồ hiếu khí có sục khí. ................................. 24
Hình 1.15 Bể aerotank và đĩa thổi khí bên trong bể. .................................................... 25
Hình 1.16 Mƣơng oxy hóa. .......................................................................................... 26
Hình 1.17 Cấu tạo bể UASB. ....................................................................................... 28
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Dầu Tiếng. ........................................................... 34
Hình 2.2 Dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ nƣớc. ................................................... 36
Hình 2.3 Dây chuyền sản xuất mủ ly tâm. ................................................................... 37
Hình 2.4 Dây chuyền sản xuất mủ Skimblock. ............................................................ 38
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy Bến Súc. ...................... 39
Hình 2.6 Biểu đồ so sánh hiệu suất xử lý nƣớc thải của nhà máy Long Hòa trong năm
2015. ............................................................................................................................. 42
Hình 2.7 Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su nhà máy Long Hòa. ..................... 44
Hình 2.8 Hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy chế biến cao su Long Hòa. .................... 45
Hình 2.9 Biểu đồ so sánh hiệu suất xử lý nƣớc thải của nhà máy Long Hòa trong năm
2015. ............................................................................................................................. 49
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

iv


Hình 2.10 Quy trình công nghệ sản xuất từ mủ nƣớc. ................................................. 51
Hình 2.11 Quy trình công nghệ sản xuất từ mủ tạp. .................................................... 52
Hình 2.12 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải dây chuyền mủ nƣớc. ........ 54
Hình 2.13 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải dây chuyền mủ tạp. ........... 56
Hình 2.14 Biểu đồ so sánh hiệu suất xử lý nƣớc thải của nhà máy Phú Bình 1 trong
năm 2015. ..................................................................................................................... 60

Hình 2.15 Biểu đồ so sánh hiệu suất xử lý nƣớc thải của nhà máy Phú Bình 2 trong
năm 2015. ..................................................................................................................... 61
Hình 3.1 Công nghệ xử lý nƣớc thải đề xuất cho nhà máy Bến Súc............................ 64
Hình 3.2 Công nghệ xử lý nƣớc thải đề xuất cho nhà máy Long Hòa. ........................ 67
Hình 3.3 Công nghệ xử lý nƣớc thải đề xuất cho nhà máy Phú Bình. ......................... 71

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần mủ cao su - latex ............................................................................ 9
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của nƣớc thải chế biến mủ cao su ..................................... 15
Bảng 1.3 Đặc tính ô nhiễm của nƣớc thải chế biến mủ cao su.......................................... 16
Bảng 2.1 Thành phần nƣớc thải đầu vào hệ thống xử lý của nhà máy chế biến cao su
Bến Súc .............................................................................................................................. 40
Bảng 2.2 Thành phần nƣớc thải sau hệ thống xử lý của nhà máy chế biến cao su Bến
Súc ..................................................................................................................................... 41
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt sông Sài Gòn....................................... 43
Bảng 2.4 Thành phần nƣớc thải đầu vào của nhà máy chế biến cao su Long Hòa ........... 47
Bảng 2.5 Thành phần nƣớc thải đầu ra của nhà máy chế biến cao su Long Hòa .............. 48
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt sông Thị Tính ..................................... 50
Bảng 2.7 Thành phần nƣớc thải đầu vào hệ thống xử lý của nhà máy chế biến cao su
Phú Bình 1 ........................................................................................................................ 57
Bảng 2.8 Thành phần nƣớc thải đầu vào hệ thống xử lý của nhà máy chế biến cao su
Phú Bình 2 ......................................................................................................................... 58
Bảng 2.9 Thành phần nƣớc thải đầu ra của nhà máy chế biến cao su Phú Bình ............... 58
Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt sông Thị Tính ................................... 62


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

HTXL

: Hệ thống xử lý

KPH


: Không phát hiện

PB1

: Phú Bình 1

PB2

: Phú Bình 2

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VSV

: Vi sinh vật

XLNT

: Xử lý nƣớc thải

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn


vii


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cây cao su đã trở thành một cây trồng thế mạnh, thu
hút đƣợc nhiều ngƣời dân canh tác bởi giá trị kinh tế to lớn và ổn định. Kéo theo đó
ngành chế biến mủ cao su đƣợc xem là ngành công nghiệp quan trọng trong việc phát
triển bề vững ngành cao su Việt Nam.
Bình Dƣơng là một trong những tỉnh đi đầu về ngành cao su của cả nƣớc, chiếm
sản lƣợng lớn về trồng, khai thác và chế biến mủ cao su. Đóng góp một phần không
nhỏ đó, huyện Dầu Tiếng đƣợc xem là huyện có diện tích trồng cao su lớn nhất tỉnh
với 3 nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện.
Với sự phát triển ngành kinh tế này, không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, đem
lại cuộc sống ấm no cho ngƣời lao động, và huyện Dầu Tiếng còn góp một phần nhỏ
trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam bƣớc vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế WTO.
Song song đó thì vấn đề môi trƣờng do hoạt động chế biến mủ cao su từ các nhà
máy chế biến gây ra là một vấn đề đáng lo ngại. Và nƣớc thải là nguồn chất thải lớn
trong việc sản xuất này, cần đƣợc chú trọng, giải quyết triệt để và hợp lý trƣớc khi
chúng trở thành mối nguy cho môi trƣờng xung quanh nhà máy và cả toàn huyện.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này trong việc phát triển bền vững kinh tế gắn
với bảo vệ môi trƣờng. Bản thân tôi muốn nghiên cứu rõ hơn về thực trạng sản xuất,
phƣơng pháp xử lý, cũng nhƣ đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nguồn nƣớc thải chế
biến mủ cao su đối với môi trƣờng và con ngƣời, từ đó đề xuất để tìm ra các phƣơng
pháp giải quyết tối ƣu hơn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng xử lý nƣớc thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Dầu

Tiếng và đề xuất các giải pháp cải thiện”.
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng xử lý nƣớc thải của các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa
bàn huyện Dầu Tiếng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng
nƣớc thải từ các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.
3. Nội dung nghiên cứu
Thu thập các tài liệu liên quan đến ngành chế biến mủ cao su và nƣớc thải chế
biến mủ cao su.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Điều tra tình hình hoạt động của các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn
huyện.
Tìm hiểu các công nghệ xử lý nƣớc, thu thập số liệu các chi tiêu của nƣớc thải
đầu vào và đầu ra chất lƣợng nƣớc thải.
Phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc thải trƣớc khi xả thải.
Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật xử lý nƣớc thải.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu, văn bản liên quan về ngành chế biến mủ cao su và ngành
cao su.

Các tƣ liệu, sách báo, báo cáo tổng hợp về ngành cao su.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế tình hình hoạt động, công tác quản lý của các nhà máy chế biến
cao su.
Tìm hiểu các nguồn phát sinh nƣớc thải trong quy trình sản xuất, các phƣơng
pháp xử lý nƣớc thải hiện hữu.
Ghi nhận hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động.
- Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Lấy mẫu nƣớc thải đầu vào và đẩu ra để phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD,
SS, N, P. Phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm và đánh giá công nghệ xử lý của các nhà
máy.
- Phƣơng pháp so sánh
So sánh các kết quả phân tích mẫu nƣớc thải với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nƣớc thải sơ chế cao su thiên nhiên (QCVN 01-MT: 2015/BTNMT).
- Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu
Thống kê kết quả phân tích nƣớc thải trong năm 2015 của các nhà máy, tiến hành
tính toán đánh giá tác động và hiệu quả xử lý.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu
Nƣớc thải của ngành chế biến mủ cao su.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

2


Luận văn tốt nghiệp.

Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Phạm vi nghiên cứu
Nƣớc thải phát sinh trong các hoạt động từ các nhà máy chế biến mủ cao su trên
địa bàn huyện Dầu Tiếng.
-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

3


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU
1.1.1 Lịch sử phát triển cây cao su ở nƣớc ta
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ
thầu dầu). Cây cao su đƣợc đem trồng thử nghiệm tại nƣớc ta từ năm 1897, do ngƣời
Pháp tên là Edouard Raoul đem hột giống cao su từ Indonesia về trồng tại vùng Ông
Yệm thuộc địa phận Bến Cát, Bình Dƣơng và tại Suối Dầu, Nha Trang. Sau đó,
Belland lại đem hột giống từ các nƣớc Trung Mỹ về ƣơm thử tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn.
Năm 1987 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su
đầu tiên đƣợc thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907.

Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của ngƣời Pháp và
tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin,…Một số đồn điền cao su
tƣ nhân Việt Nam cũng đƣợc thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000ha và sản lƣợng 3.000 tấn.
Cây cao su đƣợc trồng nhiều ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai
đoạn 1960-1962, trên những vùng đất cao 400-600m, sau đó ngƣng vì chiến tranh.
Đến năm 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500ha, Tây Nguyên khoảng 3.482ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu
4 cũ khoảng 3.636ha.
Sau năm 1975, cây cao su tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ năm
1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chƣơng trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông
trƣờng quân đội, sau năm 1985 do các nông trƣờng quốc doanh, từ năm 1992, cây cao
su phát triển ở Quảng Trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến nay, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến
cuối năm 2015, tổng diện tích quy hoạch để trồng cao su khoảng 1020 ha và cũng là
cây công nghiệp có diện tích lớn nhất cả nƣớc.
1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su Việt Nam và Thế giới
a. Tình hình sản xuất
Thế giới:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện


Giai đoạn 2008 – 2013: sản lƣợng sản xuất cao su thiên nhiên tăng từ mức 10.1
triệu tấn năm 2008 lên mức 11.8 triệu tấn năm 2013. Đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân
3,1%/năm. Năm 2010 ghi nhận tốc độ tăng trƣởng cao 7,6%, nhƣng tốc độ tăng trƣởng
thấp dần trong những năm sau đó, năm 2011 đạt 5,8%, năm 2012 đạt 3,2%, năm 2013
đạt 3,7%.
Việt Nam:
Giai đoạn 2008 – 2013, tổng diện tích gieo trồng cao su trong nƣớc tăng từ 631,5
nghìn ha năm 2008 lên mức 983,3 nghìn ha năm 2013, đạt tốc độ tăng trƣởng bình
quân 10%/năm.
Phần lớn diện tích gieo trồng cao su tập trung nhiều nhất tại Đông Nam Bộ
chiếm 45% diện tích, Tây Nguyên chiếm 30% diện tích, Bắc Trung Bộ chiếm 11%
diện tích, Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm 8% diện tích và Tây Bắc chiếm 6% diện
tích.
Trong đó diện tích cho sản phẩm cao su hàng năm đạt tốc độ tăng trƣởng bình
quân là 6,1%/năm, cụ thể là từ mức 399,1 nghìn ha năm 2008 lên mức 538,7 nghìn ha
năm 2013.
b. Tình hình tiêu thụ
Thế giới:
Sản lƣợng tiêu thụ cao su thiên nhiên năm 2008 đạt mức 10.2 triệu tấn, giảm
xuống mức 9.3 triệu tấn năm 2009, và tăng mạnh trở lại trong các năm sau đó để đạt
mức 11.8 triệu tấn năm 2012.
Tính chung cả giai đoạn 2008 – 2013 sản lƣợng tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt
tốc độ tăng trƣởng bình quân 2,8%/năm.
Việt Nam:
Tổng sản lƣợng cao su khai thác trong nƣớc phần lớn đƣợc sử dụng nhằm mục
đích xuất khẩu và phần còn lại đƣợc cung cấp cho các nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc.
Giai đoạn 2009 – 2013: sản lƣợng khai thác tăng từ 711 nghìn tấn năm 2009 lên
mức 915 nghìn tấn năm 2013, trong đó sản lƣợng xuất khẩu tăng từ 731 nghìn tấn lên
mức 1.076 nghìn tấn năm 2013. Nhƣ vậy sản lƣợng sản xuất khẩu còn cao hơn sản
lƣợng sản xuất cao su trong nƣớc, đồng nghĩa với việc cần một phần sản lƣợng nhập

khẩu qua công đoạn chế biến bai đầu để bù đắp sản lƣợng xuất khẩu.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Sản lƣợng nhập khẩu cao su trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng giảm thất thƣờng
năm 2010 nhập khẩu đạt 298,9 nghìn tấn, giảm 4,6% so với mức 313,3 nghìn tấn năm
2009. Nhập khẩu năm 2011 bất ngờ tăng mạnh 21,2% so với năm 2010 để đạt 362,1
nghìn tấn, tuy nhiên lại giảm mạnh 16,6% trong năm 2012 và tăng 3,6% năm 2013đạt
313 nghìn tấn. Tính chung trong giai đoạn 2009 – 2013 thì sản lƣợng nhập khẩu cao su
chỉ tăng 0,9%/năm.
1.1.3 Đặc điểm tự nhiên của cây cao su
Cao su là cây công nghiệp dài ngày và là loại cây chủ lực của ngành trồng trọt.
Sau thời gian chăm sóc từ 5 đến 7 năm tính từ lúc mới trồng tùy điều kiện tự nhiên và
chăm sóc sẽ cho thu hoạch. Cây cao su thích nghi với khí hậu nóng ẩm hơn là vùng có
khí hậu mát lạnh. Cao su phát triển tốt nhất khi đƣợc trồng tại các nƣớc ở gần vùng
xích đạo, các nƣớc có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, vùng đất trồng cao su thích hợp
nhất là miền Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và nhiều tỉnh dọc duyên hải miền
Trung.
a. Về nhiệt độ
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22oC đến 30oC (tốt
nhất ở 26oC đến 28oC). Vùng có nhiệt độ thấp dƣới 15oC cây cao su sống yếu ớt.
b. Mƣa

Cây cao su không chịu úng nƣớc, nhƣng đất trồng cần có độ ẩm cần thiết để cây
cao su có thể phát triển tốt. Lƣợng mƣa tốt nhất là 2000mm và tối thiểu phải đạt đƣợc
là 1500mm trong năm. Miền Nam có hai mùa mƣa nắng rõ rệt, trong đó 6 tháng mƣa
trải dài đều đặn nên trồng cao su rất tốt.
c. Ánh sáng
Cây có khả năng chịu nắng khá tốt, nhƣng khô hạn lâu ngày không đƣợc. Có thể
chịu đƣợc nắng hạn từ 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Ngoài ra, đối
với vùng nắng ít, trời âm u hoặc có sƣơng mù sẽ ảnh hƣởng đến sức sống của cây,
năng suất kém và thƣờng gây nhiều bệnh hại.
d. Tác hại của gió
Tuy cây thuộc loài thân gỗ có to và có thể cao tới 30m nhƣng lại giòn nên dễ gãy
do không chịu đƣợc gió. Trồng vào vùng có gió thổi quanh năm suốt tháng rất tốt
nhƣng phải là gió nhẹ, gió phải dƣới 3m/giây.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

6


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Những vùng có gió lớn, bão tố không thể trồng cao su đƣợc. Vì vậy, những vùng
có gió lớn thổi qua, ta nên trồng vành đai rừng chắn gió để cản bớt sức gió thổi vào lô
cao su.
1.1.4 Phƣơng pháp trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch mủ cao su
a. Đất trồng cao su
Cây cao su thích hợp với đất đỏ badan, kế đến là đất xám. Đất miền Đông Nam

Bộ và vùng Tây Nguyên có tầng đất mặt khá sâu nên trồng cao su vừa sinh trƣởng
mạnh vừa cho năng suất cao. Do cây cao su không chịu đƣợc khí hậu gió lạnh nên nếu
đem trồng cao su ở vùng đất quá cao so với mặt nƣớc biển từ 500m trở lên thì kết quả
sẽ xấu đi.
b. Giống cao su:
Hiện nay, có nhiều giống đƣợc chuộng trồng, trong đó có:
RRIM 600: Cây có thân thẳng, tròn, có chân voi, vỏ dày, dễ cạo và sinh trƣởng
tốt. Giống này có xuất xứ từ Malaysia.
PB 235: Thƣờng đƣợc gọi tắt là giống 235, có thân thẳng, tròn, vỏ dày trung
bình, dễ cạo, sinh trƣởng tốt, khai thác sớm. Giống này có xuất xứ từ Malaysia.
GTL: Cây có thân tròn và thẳng, có chân voi, vỏ dày, sinh trƣởng tốt, dễ cạo.
Giống này có xuất xứ tại Indonesia.
c. Kỹ thuật trồng cao su:
Trồng cao su vào giữa mùa mƣa, lúc này khí trời mát mẻ, đất ẩm ƣớt, cây bén rễ
nhanh, chồi non phát triển mạnh. Cụ thể, nên trồng từ tháng 6 đến tháng 9 dƣơng lịch
hàng năm.
Cây con đem trồng phải cùng lứa tuổi, đồng đều nhau, thu hoạch cùng thời điểm
với nhau, tiện cho việc quản lý và chăm sóc.
Tiêu chuẩn cây tum 10 tháng tuổi:
 Đƣờng kính của gốc đo từ mặt đất lên 10cm phải đạt 16mm trở lên.
 Rễ cái mọc thẳng, độ dài rẽ phải từ 40 - 45cm.
Cây tum bứng ra khỏi mương rãnh chưa thể trồng ngay được mà phải qua giai
đoạn xử lý:
 Cắt hết rễ bàng, nhƣng phải tránh làm tổn thƣơng đến rễ cái.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

7



Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

 Nhúng cây tum vào hỗn hợp bùn sền sệt gồm 2/3 đất bùn, 1/3 phân bò tƣơi và
4% phân lân.
Kiểu hố trồng tốt nhất là kiểu hố vuông, kích thƣớc là: 60cm x 60cm x 60cm.
Mật độ trồng tốt nhất là cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m.
d. Chăm sóc vƣờn cao su:
Trong một hai năm đầu mới trồng, có một số cây bị chết, do đó phải tiến hành
trồng dặm. Cây trồng dặm phải cùng lứa tuổi với nhau.
Trong ba bốn năm đầu, cây còn nhỏ, tán cây ít, do đó phải trồng cây phủ đất để
hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm cho đất vào những tháng khô hạn. Hiện nay thƣờng trồng
cỏ đậu là thích hợp và tốt cho cây cao su nhất.
e. Thu hoạch mủ
Thƣờng thì vƣờn cao su hội đủ tiêu chuẩn đƣa vào cạo mủ khi xét thấy trên 50%
số cây đạt tiêu chuẩn vành ở mức 50cm, ở vị trí cách chân voi 1m.
Các loại mủ thu được gồm:

 Mủ latex: Là mủ cao su nƣớc do những mạch mủ chứa trong lớp da lụa chảy ra,
trong đó chứa khoảng 40% chất cao su, phần còn lại là nƣớc và các chất khác.

 Mủ chén: Là lƣợng mủ tiếp tục chảy vào chén sau khi đã trút mủ latex và đƣợc
đông đặc lại.

 Mủ dây: Là mủ đóng thành sợi, đóng trên miệng cạo từ ngày hôm trƣớc.
 Mủ đất: Là mủ chảy rơi rớt ra ngoài và đông đặc ở dƣới đất.
Đặc tính của mủ cao su – latex:
Latex hay Latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất

khác biệt nhau tùy theo từng loại. Theo nguyên tắc có thể nói đó là một dạng nhũ
tƣơng (thể sữa trắng đục) của các hạt phân tử cao su (pha phân tán) trong môi trƣờng
phân tán lỏng. Ở Việt Nam, Latex còn đƣợc gọi là mủ cao su nƣớc.
Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene[C5H8]n) có
khối lƣợng phân tử là 105 – 107. Nó đƣợc tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp
của carbonhydrate. Cấu trúc hóa học của cao su tự nhiên:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

8


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

CH2C = CHCH2 – CH2C = CHCH2 – CH2C = CHCH2
‫׀‬

‫׀‬

3HC

3HC

‫׀‬
3HC

Latex khai thác từ cây Hevea brasiliensis có đặc tính sinh học phụ thuộc vào

giống cây, tuổi cây, thời vụ cạo và chế độ cạo mủ. Các phân tích latex từ nhiều loại
cây cao su khác nhau chỉ đƣa ra những con số phỏng chừng về thành phần latex:
Bảng 1.1 Thành phần mủ cao su - latex
Thành phần
Cao su
Nƣớc
Protein
Acid béo và dẫn xuất
Glucid và heterosid
Khoáng chất

Tỉ lệ
30 – 40%
52 – 70%
2 – 3%
1 – 2%
1%
0,3 – 0,7%

(Nguồn: Nguyễn Hữu Trí, Khoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên, 2004)
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU
1.2.1 Công nghệ chế biến cao su khối
a. Quy trình chế biến cao su khối từ mủ nƣớc
Mủ nƣớc
Pha loãng
Đánh đông
Gia công cơ học
Gia công nhiệt
Ép bành, đóng gói
Hình 1.1 Quy trình chế biến cao su khối từ mủ nƣớc.

(Nguồn: Bộ môn chế biến, Nghiên cứu xử lý nước thải nhà máy sơ chế cao su, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2001)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

9


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Tiếp nhận mủ nước và pha loãng:
Mủ nƣớc từ vƣờn cây đƣa về đƣợc cho vào bể chứa, trộn đều rồi pha loãng và để
lắng trong một thời gian.
Đánh đông mủ:
Mủ cao su đã pha loãng sau đó đƣợc chuyển sang các mƣơng đánh đông bằng
axit formic hoặc axit acetic để đông lại thành khối.
Gia công cơ học:
Sau khi đông tụ, khối cao su đƣợc đƣa vào công đoạn gia công cơ học bằng máy
cán kéo, máy cán crepe và máy cán băm hoặc cắt thành các hạt cốm có kích thƣớc từ
3- 5mm.
Gia công nhiệt:
Các hạt cốm cao su đƣợc xếp vào hộc và đƣa vào các máy sấy với nhiệt độ từ
100 - 115oC trong khoảng 2 giờ.
Ép bành và đóng gói:
Cao su sau khi sấy, đƣợc ép bành và đóng gói bằng bao PE và đƣa vào nhập kho,
bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
b. Quy trình chế biến cao su khối từ mủ tạp

Mủ tạp
Ngâm rửa
Gia công cơ học
Gia công nhiệt
Ép bành, đóng gói
Hình 1.2 Quy trình chế biến cao su khối từ mủ tạp.
(Nguồn: Bộ môn chế biến, Nghiên cứu xử lý nước thải nhà máy sơ chế cao su, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2001)
Tiếp nhận mủ tạp và ngâm rửa:
Mủ tạp từ vƣờn cây đƣa về đƣợc phân loại sau đó cho vào hồ ngâm rửa để loại
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

bỏ các tạp chất. Thời gian ngâm mủ tạp tối thiểu là 5 ngày.
Gia công cơ học:
 Băm thô:
Mủ tạp từ hồ ngâm rửa đƣợc đƣa vào máy băm thô để băm thành miếng nhỏ và
loại bỏ bớt chất bẩn.
 Cán tạo tờ:
Sau khi băm thô, mủ đƣợc đƣa qua máy cán crepe để cán 4 lần để làm đồng
đều tờ mủ theo các chiều.
 Băm tinh:
Sau khi cán tạo tờ, mủ đƣợc đƣa vào máy băm tinh để tạo ra những hạt cốm có

kích thƣớc khoảng 3 x 3mm.
Gia công nhiệt:
Nhiệt độ sấy là 110oC trong thời gian khoảng 2,5 giờ. Dùng quạt làm nguội 10 15 phút để khi mủ ra lò có nhiệt độ nhỏ hơn 60oC.
Ép bành và đóng gói:
Mủ đƣợc ép thành bành 33,33kg cho vào bao PE hàn kín, nhập kho và bảo quản.
1.2.2 Công nghệ chế biến cao su tờ
Mủ nƣớc
Pha loãng
Đánh đông
Gia công cơ học
Gia công nhiệt
Ép bành, đóng gói
Hình 1.3 Quy trình chế biến cao su tờ.
(Nguồn: Bộ môn chế biến, Nghiên cứu xử lý nước thải nhà máy sơ chế cao su, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2001)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

11


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

Tiếp nhận mủ nước:
Để giữ cho mủ nƣớc không đông tụ trƣớc khi chế biến ngƣời ta cho thêm hóa
chất chống đông là amôni (NH3) vào. Amôni đƣợc dùng dƣới dạng dung dịch
khoảng 20%, nồng độ amôni tùy thuộc vào loại mủ, mùa khai thác, thời gian cần
bảo quản và quy trình chế biến.

Mủ nƣớc từ vƣờn cây đƣợc đƣa về nhà máy, sau đó cho mủ qua rây lọc để lọc
rác, lá cây, vỏ cây. Sau khi lọc xong đƣa mủ vào hồ, lấy mẫu xác định hàm lƣợng
cao su khô, xác định pH và tính lƣợng axit cần thiết để đánh đông.
Pha loãng mủ:
Tiến hành pha loãng mủ bằng cách thêm nƣớc vào. Mục đích của việc pha
loãng nhằm giảm khả năng tạo bọt của sản phẩm và tạo điều kiện loại bỏ tạp chất.
Tùy theo quy trình sản xuất mà ngƣời ta tiến hành pha loãng đến khi DRC còn
khoảng 14 - 25% và pH giảm xuống còn 4,5 - 5,2. Mủ nƣớc sau khi khuấy trộn để
khoảng 20 - 30 phút cho các tạp chất lắng xuống đáy hồ chứa, sau đó xả mủ qua các
mƣơng đánh đông.
Đánh đông mủ:
Hóa chất đƣợc dùng để đánh đông là CH3COOH với nồng độ 2% và HCOOH
với nồng độ 1%. Sau đó vớt bọt khí và hạ các tấm chắn xuống, để qua đêm cho mủ
đông hoàn toàn.
Gia công cơ học:
Mủ nƣớc sau khi đã đông tụ hoàn toàn đƣợc gia công cơ học để tạo tờ. Tờ mủ
sau khi cán có độ dày khoảng 2,5 - 3mm và đƣợc rửa sạch bằng tia nƣớc mạnh hoặc
rửa trong hồ để tránh tạo mốc.
Gia công nhiệt:
Tờ mủ sau khi cán đƣợc đem treo lên những thanh sào tre để ráo nƣớc trong
mát ít nhất là 2 giờ cho đến khi khô ráo nƣớc. Sau đó đem mủ vào lò xông, tờ mủ
đƣợc sấy trong khoảng 3 ngày với nhiệt độ tăng dần từ 40 - 65oC.
Ép bành và đóng gói:
Mủ sau khi đã sấy xong đƣợc phân loại từ RSS1 - RSS4, sau đó đóng thành
bành 33,33kg cho vào bao PE hàn kín lại, nhập kho và bảo quản ở nhiệt độ khoảng
36oC.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn


12


Luận văn tốt nghiệp.
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn Huyện Dầu Tiếng và
đề xuất các giải pháp cải thiện

1.2.3 Công nghệ chế biến mủ cao su ly tâm
Xử lý mủ ngoài
vƣờn cây
Tiếp nhận mủ tại
nhà máy
Ly tâm
Xử lý và bảo quản
mủ sau khi ly tâm
Hình 1.4 Quy trình chế biến mủ cao su ly tâm.
(Nguồn: Bộ môn chế biến, Nghiên cứu xử lý nước thải nhà máy sơ chế cao su, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2001)
Xử lý mủ ngoài vườn cây:
Mủ nƣớc dùng để sản xuất mủ ly tâm phải đƣợc xử lý amôni ngay ngoài vƣờn
cây. Amôni đƣợc dùng ở dạng dung dịch và không nhỏ hơn 10%. Mủ đƣợc lọc qua
lƣới để loại bỏ tạp chất trƣớc khi cho vào bồn các xe chở mủ.
Tiếp nhận mủ tại nhà máy:
Bồn chứa mủ tại nhà máy càng lớn thì càng đảm bảo tính đồng đều và chất lƣợng
của mủ ly tâm. Trên bồn chứa mủ đƣợc trang bị máy khuấy đảo với vận tốc khoảng 20
vòng/phút để làm đồng đều mủ và hàm lƣợng amôni.
Sau khi đã khuấy đảo mủ, tiến hành đo các chỉ tiêu hóa lý nhƣ: NH3, DRC. Sau
đó thêm cho đủ amôni đến 0,3% tính theo trọng lƣợng mủ.
Quá trình ly tâm:
Quá trình ly tâm sẽ tách nƣớc, amôni cùng một số chất khác ra khỏi hỗn hợp

latex để có hàm lƣợng cao su khô khoảng 60%. Ở phần trên của máy ly tâm có hai
dòng chảy: Một là mủ cô có hàm lƣợng cao su khô khoảng 60% và một dòng khác là
serum chứa 6 - 7% cao su khô còn gọi là mủ skim.
Xử lý và bảo quản mủ sau khi ly tâm:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trúc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

13


×