Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng bao bì nylon tại thành phố quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 96 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THÓI QUEN SỬ
DỤNG BAO BÌ NYLON TẠI THÀNH PHỐ QUY
NHƠN
SVTH: NGUYỄN PHẠM THANH NHẬT
MSSV: 0150020125
GVHD: T.S BÙI THỊ THU HÀ

TP.HCM, 1/2017


ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
Họ và tên: NGUYỄN PHẠM THANH NHẬT

MSSV: 0150020125

Ngày, tháng, năm sinh: 29/10/1994

Nơi sinh: Quy Nhơn



Chuyên ngành: Quản lý Môi trường

Lớp: ĐH01-QLMT02

I. TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát tình hình sử dụng bao bì nylon tại thành phố Quy Nhơn.
II.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

• Tìm hiểu hiện trạng, ảnh hưởng của bao bì nylon tới môi trường và sức khoẻ của
con người.
• Tìm hiểu hiện trạng, thói quen sử dụng và ý thức của người dân tại thành phố
Quy Nhơn đối với bao bì nylon.
• Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải bao bì nylon.
III.
IV.
V.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 6/7/2016.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/01/2017.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S Bùi Thị Thu Hà.
Tp.HCM, ngày……..tháng…………..năm……...

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề lớn của toàn nhân loại quan tâm. Thời gian gần
đây, con người đã quan tâm nhiều hơn tới "ngôi nhà chung" của chính mình. Môi trường
đang bị xuống cấp, nhiều nơi đã bị hủy hoại nghiêm trọng gây nguy cơ mất cân bằng
sinh thái và phát triển không bền vững. Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ sang nền kinh
tế thị trường cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm nảy sinh ra nhiều
vấn đề môi trường. Với sự phát triển kinh tế, con người dần hình thành lối sống tiêu thụ,
lãng phí, kèm theo đó là thói quen xả rác vào môi trường một cách bừa bãi. Cùng với
các loại rác thải khác, bao bì nylon ngày càng được con người sử dụng nhiều và thải bỏ
ra môi trường gây mất cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường
sống. Vì vậy, vấn đề rác thải nylon đang ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn.
Thành phố Quy Nhơn là nơi có địa bàn rộng, có nhiều trường đại học, cao đẳng,
trung học phổ thông và có nhiều chợ, cửa hàng, siêu thị... nên số lượng bao bì nylon
được người dân sử dụng lớn. Để hiểu rõ hơn về ý thức sử dụng các loại bao bì đã qua
sử dụng của người dân ở thành phố Quy Nhơn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát hiện trạng và thói quen sử dụng bao bì nylon tại thành phố Quy Nhơn” nhằm
đưa ra những biện pháp sử dụng bao bì hợp lý, giảm những ảnh hưởng tới môi trường
và sức khỏe con người.


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, với những nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
cô giáo, TS. Bùi Thị Thu Hà, giảng viên Khoa Môi trường, trường Đại học Tài Nguyên
và Môi Trường TPHCM đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo ân tình cho em trong suốt thời
gian làm luận văn. Em xin gửi lời cảm em tới các thầy cô giáo Khoa Môi trường đã nhiệt
tình truyền thụ cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình, những người luôn ở bên giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình học tập, hoàn thiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới người dân địa phương ở thành phố Quy Nhơn đã nhiệt
tình giúp đỡ cũng như trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách chân thành.
Trong quá trình làm luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong
các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Lời cuối, em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến quý thầy cô. Chúc thầy cô luôn thành
công trong cuộc sống.
Người thực hiện

Nguyễn Phạm Thanh Nhật


TÓM TẮT
Cùng với các thành phố khác trong cả nước, thành phố Quy Nhơn đã và đang đạt
được những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế chuyển theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống nhân dân ngày càng tăng lên, các vấn
đề giáo dục, y tế, văn hoá được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó thành phố đang
phải đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng đe doạ tới sức khoẻ của con người.
Trong đó ô nhiễm môi trường nói chung và lượng rác thải nylon ngày một tăng lên nói
riêng đang là vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết kịp thời. Quản lý chất thải này
là thách thức to lớn và một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không
chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những tác hại to lớn và mối nguy
hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đời sống của người dân và đặc biệt là ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường. Do đó, luận văn “Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử
dụng bao bì nylon tại thành phố Quy Nhơn” nhằm đặt ra các mục tiêu:
• Phân tích và đánh giá hiện trạng phát thải bao bì nylon của thành phố Quy Nhơn.
• Đánh giá nhận thức và thói quen sử dụng bao bì nylon của người dân sinh sống
tại thành phố Quy Nhơn.
• Đánh giá những ảnh hưởng của bao bì nylon tới môi trường nói chung và sức

khoẻ của người dân thành phố Quy Nhơn nói riêng.
• Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ phát thải bao bì của người dân.
Đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao ý thức của người dân về sự nguy hiểm của bao
bì tới môi trường cũng như sức khoẻ của cộng đồng.
Luận văn đã tiến hành cân và đếm số lượng nylon tại các khu vực được khảo sát.
Đồng thời, xây dựng các phiếu khảo sát để phỏng vấn về thói quen, nhận thức ở những
khu vực này. Qua việc khảo sát này có thể nhận thấy các đối tượng ở khu vực Kinh
doanh là đối tượng phát thải chính ở thành phố Quy Nhơn. Cụ thể, đối tượng kinh doanh
có mức phát thải khoảng 25 túi/ngày theo nhóm ngành nghề và 27 túi/ngày theo khu vực
sinh sống. Đồng thời, luận văn còn xây dựng chương trình truyền thông nhằm giảm
thiểu túi nylon đối với cả người tiêu dùng và người bán hàng.


ABSTRACT

Along with other cities in the country, Quy Nhon city has been achieving economic
achievements, culture, society. The economic structure towards industrialization and
modernization. Citizen's life, education, health, culture is raised significantly. Besides,
the city is being faced with serious environmental issues threatening human health.
Environmental pollution in general and waste of nylon in particular on the increase is a
matter of urgency needs to be addressed promptly. Waste management is the great
challenge and one of the most important environmental services not only because the
cost of this operation is extremely large, but also because of the massive damage and
danger to public health, the life of the people and serious impact on the environment.
Therefore, the thesis “Surveying the environmental pollution and the awareness of using
nylon bags in Quy Nhon city” aim to set out the following objectives:
• Analysing and assessing the emissions status of nylon waste in Quy Nhon city.
• Assessing the awareness and usage habits nylon bag's people live in Quy Nhon
city.
• Assessing the impact of packaging on the environment in general and to health

of the people of Quy Nhon city in particular.
• Propose solution to reduce generating levels of nylon from the people. Also take
measures to raise awareness of people about the dangers of packaging on the
environment and community health.
Thesis has conducted weight and count the nylon in the surveyed area. At the same time,
construction of the questionnaire to interview about habits, awareness in these areas.
Through this survey can be found the trading is the object of emissions in the city of Qui
Nhon. In particular, the emission’s trading objects are 25 bags/day according to the
businesses and 27 bags/day according to the living area. At the same time, the thesis
also builds communication programs to reduce the nylon bags for both consumers and
sellers.
Thanks for the sincere and enthusiastic effort of the people who helped me to complete
this thesis successfully.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT

ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ BẢNG ............................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ NYLON ..................................................................... 5
1.2 TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI NHỰA ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM BAO BÌ. 7
1.3 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI BAO BÌ NYLON ........................................................ 9
1.5 TÁC HẠI TỪ VIỆC THẢI LOẠI BAO BÌ NYLON ......................................... 18
1.6 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BAO BÌ NYLON .................................................... 23
1.7 CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ RÁC THẢI NYLON ............................................. 27
1.8 HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ RÁC THẢI BAO BÌ NYLON .................................. 29
1.9 GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN ................................................... 32

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

i



Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 41
2.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON CỦA THÀNH PHỐ
QUY NHƠN ............................................................................................................. 41
2.2 KHẢO SÁT THÓI QUEN SỬ DỤNG BAO BÌ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH
PHỐ QUY NHƠN .................................................................................................... 48
2.3 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ ............................................................................. 54
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................... 57
3.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ............................................................................. 57
3.2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG ....................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 64
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 64
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

ii


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

DANH MỤC TỪ BẢNG
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa túi thông thường và túi phân huỷ sinh học. .................... 13
Bảng 2.1 Thống kê giáo dục thành phố Quy Nhơn năm 2012. .................................... 36

Bảng 3.1 Thông tin tổng hợp mục tiêu và số hộ điều tra. ............................................. 41
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng bao bì nylon của người dân tại 3 khu vực
được khảo sát. ............................................................................................................... 42
Bảng 3.2 Số hộ dân thành phố Quy Nhơn từ năm 2015 đến năm 2030. ...................... 46
Bảng 3.3 Khối lượng bao bì nylon trong giai đoạn 2015-2030. ................................... 47

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

iii


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình đùn - thổi màng trong sản xuất bao bì nylon. .................................. 6
Hình 1.3 Túi nylon phân huỷ sinh học. ........................................................................ 13
Hình 1.4 Túi nylon được người bán hàng phát miễn phí khi mua sắm. ....................... 16
Hình 1.5 Túi nylon sau khi sử dụng được thải ra môi trường. ..................................... 20
Hình 1.6 Sinh vật biển nhầm bao bì nylon với thức ăn. ............................................... 21
Hình 1.6 Thực phẩm được đựng trong bao bì nylon. ................................................... 22
Hình 1.9 Máy chế biến túi nylon thành thực phẩm. ..................................................... 32
Hình 1.11 Giá trị tổng sản phẩm địa phương (Giá thực tế). ......................................... 34
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện mức độ phát thải theo thu nhập của người dân tại khu vực
được khảo sát. ............................................................................................................... 43
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phát thải bao bì nylon theo ngành nghề của người dân
tại khu vực được khảo sát. ............................................................................................ 44
Hình 3.4 Kết quả đánh giá sự tiện lợi khi dùng túi nylon của người dân. .................... 48
Hình 3.5 Người dân nhận thức về độ sạch của bao bì nylon ........................................ 49

Hình 3.6 Người dân với ý kiến về biện pháp giảm sử dụng túi nylon .......................... 50
Hình 3.7 Kết quả về thói quen và nhận thức của người tiêu dùng sử dụng bao bì để đựng
đồ ăn nóng có khả năng gây bệnh. ................................................................................ 52
Hình 3.8 Ý kiến của người dân về việc đốt rác thải nylon. .......................................... 56

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

iv


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần.

Cty TNHH ĐT TM & SX

Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại
và sản xuất.

Cty TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn.

HDPE


High Density Polyethelene.

LDPE

Low Density Polyethylene.

OPP

Oriented Polypropylene.

PC

Polycarbonat.

PET

Polyethylene terephthalate.

PO

Dầu chạy máy nổ.

PP

Polypropylen.

PVC

Polyvinyl cholorua.


RO

Dầu đốt.

TNMT

Tài nguyên và Môi trường.

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

UBND

Uỷ ban nhân dân.

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

v


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề lớn, là thách thức của
toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều tác hại to lớn như hệ sinh thái bị
phá huỷ, các sinh vật đứng bên bờ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu, thủng tầng ozon,… Ô

nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do việc xả thải các
chất độc hại ra môi trường, sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá,…
Bên cạnh đó, lượng rác thải đang ngày một nhiều cũng là một trong những nguyên nhân
chính gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một trong những thành phần của rác
thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đó chính là bao bì nylon.
Ngày nay, bao bì nylon đã trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân đặc biệt
là trong thương mại. Với ưu điểm gọn nhẹ, bền, giá thành thấp và đẹp mắt, bao bì nylon
luôn được sử dụng để đóng gói các vật phẩm khi mua hàng hay được dùng để gói những
món quà đem tặng vào mỗi dịp quan trọng. Chính vì lý do đó mà khối lượng bao bì
nylon được thải ra môi trường tăng lên chóng mặt trong suốt thời gian qua. Chúng gây
nguy hại đến môi trường tự nhiên do có thời gian phân huỷ khá lâu. Bao bì nylon không
chỉ gây nguy hại đến môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người
sử dụng.
Theo các nghiên cứu khoa học, các túi nylon nếu như chôn lấp sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường đất và nước, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của
các loại thực vật. Các loại bao bì còn ngăn cản việc đưa nước từ đất đến thực vật khiến
cho những loài thực vật kém phát triển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng. Mặt
khác nếu đốt các loại bao bì này sẽ sản sinh ra các khí độc hại như dioxin hay furan gây
ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn hệ tiêu hoá, ung thư,…
Thực tế cho thấy, các loại túi nylon đang được sử dụng tràn lan trên thị trường. Ở
Thành phố Quy Nhơn, người dân vẫn ý thức được mức độ nguy hiểm của các loại bao
bì. Thế nhưng vì tính tiện dụng của nó đã tạo thành thói quen khó bỏ của người dân nơi
đây. Sự lạm dụng trong việc sử dụng kết hợp với thói quen xả rác bừa bãi đã khiến cho
bao bì trở thành thứ rác tràn lan trong môi trường xung quanh.
Với thực trạng trên, đề tài “Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon
tại thành phố Quy Nhơn” được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng, các tác động của các
loại bao bì, thói quen sử dụng của người dân địa phương. Từ đó, đề ra các biện pháp
nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của bao bì tới môi trường cũng như sức khoẻ của
người dân.
SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật

GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

1


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm bắt tình hình gây ô nhiễm môi trường do các
loại bao bì gây ra ở thành phố Quy Nhơn từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục giảm
thiểu các ảnh hưởng của các loại bao bì này.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng, thói quen sử dụng của người dân địa phương.
Các tác động của các loại bao bì đến môi trường, sức khoẻ của người dân.
Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các tác động của các loại bao bì.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các loại bao bì sử dụng phổ biến tại thành
phố Quy Nhơn và thói quen sử dụng các loại bao bì này của người dân địa phương.
Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2016 đến ngày 19 tháng
12 năm 2016.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
• Tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường do bao bì nylon gây ra.
• Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
• Hiện trạng sử dụng bao bì nylon.
• Thống kê số lượng bao bì sử dụng phổ biến.

• Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng và độc hại của bao bì nylon tới môi trường và sức
khoẻ người dân.
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: rác thải nylon sinh hoạt ở thành phố Quy Nhơn.
Phạm vi nghiên cứu: thành phố Quy Nhơn, cụ thể ở đây là 3 tuyến đường: Trần Hưng
Đạo, Tô Hiến Thành và khu vực Núi Bà Hoả.
Thời gian thực hiện: luận văn được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016.

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thu thập, thống kê
Tìm hiểu các tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài. Bài viết tham khảo một
số tài liệu, bài giảng, các đề tài có liên quan đến bao bì nylon.
6.2 Phương pháp lấy mẫu
Mục đích là làm rõ các vấn đề liên quan đến hiện trạng thu gom chất thải nylon nhằm
thu được các thông tin và quan sát tình hình sử dụng, thải bỏ chất thải nylon.
6.3 Khảo sát thực tế
Quá trình khảo sát được thực hiện theo các quy trình sau:
• Xác định khu vực khảo sát hiện trạng sử dụng bao bì.
• Sử dụng cân 2 kg để cân khối lượng bao bì nylon ở các khu vực được khảo sát.
Bên cạnh đó còn tiến hành đếm số lượng bao bì được thải bỏ ra hằng ngày.

• Để thực hiện khảo sát được mức độ sử dụng bao bì nylon thực tế hằng ngày của
người dân tại địa phương, em đã khảo sát bằng cách cân khối lượng nylon được thải ra
sau mỗi ngày, khoảng 7 giờ tối, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân sinh
sống tại 3 khu vực. Các khu vực được khảo sát là các khu vực đặc trưng về kinh doanh
và chỉ bao gồm người dân sinh sống. Trong đó, khu vực dân cư được khảo sát ở nơi có
thu nhập ổn định và nơi có thu nhập thấp. 3 khu vực được khảo sát và phỏng vấn bao
gồm:
 Tuyến đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ số nhà 551 đến 787 theo số lẻ): đây là
tuyến đường đặc trưng buôn bán, kinh doanh của thành phố Quy Nhơn. Hầu như ở tuyến
đường này đều là các cửa hàng kinh doanh.
 Tuyến đường Tô Hiến Thành (đoạn từ số nhà 36 đến 114 theo số chẵn): đây là
khu dân cư có thu nhập ổn định. Tuyến đường này gồm có 3 tiệm tạp hoá, 1 quán phở,
và còn lại là các hộ gia đình.
 Khu vực núi Bà Hoả (thuộc phường Đống Đa): khu vực này hầu hết là những hộ
gia đình nghèo có thu nhập thấp.
• Bên cạnh đó, để thu thập ý kiến của người dân bài luận còn tiến hành phỏng vấn
ở 2 khu chợ bao gồm:
 Chợ khu 6
 Chợ Cây Xăng
 Ở các khu chợ này sẽ tiến hành trò chuyện với các người dân đi chợ và người
buôn bán tại các khu chợ này. Các cuộc trò chuyện này sẽ thu thập ý kiến của người dân
cũng như các tiểu thương về việc sử dụng và thải bỏ rác thải nylon.
• Xây dựng các phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu về:
SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

3


Luận văn tốt nghiệp

Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

 Ý thức sử dụng bao bì nylon của người dân địa phương.
 Nhận thức của người tiêu dùng đối với bao bì nylon.
• Quan sát trực tiếp: tiến hành thực địa trên các khu vực được chọn nhằm nắm bắt
về hiện trạng sử dụng bao bì tại nơi nghiên cứu.
6.4 Phương pháp phỏng vấn
Thu thập số liệu qua việc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm người buôn bán ở
chợ để thu thập thông tin từ các câu hỏi đơn giản. Phương pháp này được sử dụng để
thu thập thông tin về tình hình sử dụng túi nylon, về thói quen của người dân cũng như
khả năng có thể giảm thiểu, thay thế nếu có ở người dân hay người buôn bán ở các khu
vực được chọn để khảo sát.
6.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin
Các thông tin sau khi được thu thập từ tài liệu, phỏng vấn sẽ được phân tích, xử lý
và tổng hợp trong bài báo cáo. Các số liệu về khối lượng, số lượng phát thải hằng ngày
sẽ được thống kê thành các bảng biểu. Sau đó sẽ được vẽ biểu đồ nhằm tìm hiểu kỹ
lưỡng về tình hình phát thải, thói quen sử dụng bao bì nylon của người dân.

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

4


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ NYLON
Túi nylon (túi polyme) xuất hiện cách đây khoảng 150 năm, do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh. Túi nylon là một trong những sản phẩm được sản xuất từ
hợp chất polyme hay những hợp chất cao phân tử, là những hợp chất có khối lượng phân
tử lớn tạo những đặc tính riêng của loại hợp chất.
Nylon là tên thương mại của một loại tơ sợi tổng hợp được sản xuất từ nhựa
Polyethylen có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nylon là một loại plastic tạo ra từ phản ứng
trùng ngưng của một loại acid hữu cơ và một amin. Hai loại nylon được dùng làm bao
bì: nylon 6 và nylon 6,6 có công thức hoá học như sau [13]:

Nylon 6 được trùng ngưng từ một loại monomer là caprolactam có hai nhóm chức
là acid và amin ở nhiệt độ 225ºC. Nylon 6,6 được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng của
hexamethylene diamine và acid adipic ở nhiệt độ 260ºC loại đi một phân tử H2O , hình
thành một muối hữu cơ, sau đó lại được gia nhiệt tách đi thêm một phân tử H2O.[11]
Túi nylon là loại bao bì đóng gói rất phổ biến hiện nay. Nhưng 60 năm trước, chưa
từng ai nghĩ rằng " việc sản xuất túi nylon sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân
là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi
tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi bao bì nhựa mới bắt đầu phát triển. Vật liệu nhựa
PE khi đến các công ty, nhà máy sản xuất túi nylon thường có dạng hạt (gọi là hạt nhựa).
Trước khi sản xuất, hạt nhựa PE có thể đươc gia công thêm bằng một số phụ gia để tăng
thêm một số tính năng cho túi nylon. Từ đó giá túi nylon cũng có khác biệt. Một vài phụ
gia thường gặp [9]:
• EPI, D2W (1-2%) để làm túi tự phân huỷ.
• Chất chống bám dính (anti-blocking): để ngăn các lớp màng nhựa dính lại với
nhau, đặc biệt nó giúp túi LDPE mỏng có thể mở ra dễ dàng hơn (trơn, trượt 2 lớp lên
nhau được).
• UVI (Ultraviolet): chất chống tia cực tím, loại tia bức xạ có thể làm giảm độ bền
cơ lí và làm phai màu túi nylon.
Từ vật liệu PolyEthylene (PE) được sản xuất từ dầu mỏ hoặc tái chế từ nhựa quy
trình sản xuất túi nylon gồm ba bước [3]:


SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

5


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

• Thổi màng: Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất túi nylon.
• Hạt nhựa được đưa vào máy Đùn-Thổi, chúng được nấu chảy trong điều kiện
được kiểm soát để khiến chúng nóng chảy và mèm dẻo (khoảng 380oF). Sau đó chúng
bị ép-đùn qua một khuôn dạng ống. Khi vẫn ở nhiệt độ cao, một đầu ra của ống được cố
định lại, thổi không khí vào tạo thành dạng bong bóng (cũng là để hạ nhiệt màng) và
được nâng cao, kéo dài đến kích thước và độ dày mong muốn. Quá trình này được gọi
là "Đùn-thổi màng". Khi lên cao khoảng 20 - 35 feet, màng nguội đi và được tạo thành
dạng phẳng 2 lớp khi đi qua khe trục gồm 2 con lăn. Cuối cùng, nó được cuộn lại thành
các cuộn màng.

Hình 1.1 Quy trình đùn - thổi màng trong sản xuất bao bì nylon.
(Nguồn: Cty TNHH ĐT TM & SX bao bì Tuấn Ngọc, 2015).
• In ấn túi nylon: Các cuộn màng được chuyển qua bộ phận máy in túi nylon. Tuỳ
theo bản thiết kế, số màu in, số lượng túi in... mà công đoạn in túi nylon sẽ được xử lý
bằng kỹ thuật in lưới, in flexo hay in ống đồng (đối với các loại túi lớn).
• Hoàn thiện và thành phẩm: Giai đoạn này gồm các bước: cắt, đánh dấu, gấp nếp,
dập quai, gắn quai... tuỳ theo thiết kế của túi nylon. Túi nylon các loại thường gặp: túi
T-shirt, túi die-cut, túi phẳng gắn quai, túi zipper, túi roll...
Túi nylon ngày nay được sản xuất với nhiều kích cỡ, màu sắc, mẫu mã đa dạng được
sử dụng với nhiều chức năng khác nhau. Túi nylon khá bền, dẻo nên thường được sử

dụng để bao bọc, chứa đựng các hàng hoá mà con người mua sắm. Do có giá thành khá
rẻ mà túi nylon được sử dụng khá nhiều. Từ việc gói các thực phẩm sống được mua từ
chợ hay các món ăn nóng hổi mua từ các hàng ăn. Nhờ mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc
túi nylon còn được sử dụng để gói các món quà vào các dịp đặc biệt.

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

6


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

Túi nylon đang ngày càng được sử dung phổ biến nhưng thực tế ít người lại biết đến
quy trình sản xuất các bao nylon. Có rất nhiều hoá chất được thêm vào trong quá trình
sản xuất. Chẳng hạn như [9]:
• Dư lượng của các chất tạo ra chất dẻo như các monome, oligome (những mảnh
nhỏ của chất dẻo có ít monome) và chất xúc tác của phản ứng polyme hóa, những chất
này phần lớn là các kim loại.
• Các chất màu, chất hóa dẻo, bột màu, các chất độn cũng như các chất chống oxi
hóa, đó là những chất phụ gia cho thêm vào túi nylon để tăng cường tính năng, vẻ bề
ngoài hoặc tính thẩm mỹ. Để cho đầy đủ, người ta còn cho thêm chất nhũ hóa, chất
chống bọt, chất bôi trơn khuôn, chất chống đọng nước, chất làm xốp, chất chống tĩnh
điện, chất tạo màng lưới, chất trừ sinh vật hại, các chất chống thoái hóa sinh học. Những
chất phụ gia này chiếm tới 15% toàn bộ lượng chất dẻo được sử dụng để sản xuất túi.
• Những chất do thoái hóa polyme hoặc hình thành trong quá trình sử dụng là dấu
hiệu của sự già hóa sản phẩm.

1.2 TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI NHỰA ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM BAO BÌ

1.2.1 PE (Polyethylene) [11]
Đặc tính:
• Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
• Chóng thắm nước và hơi nước tốt.
• Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
• Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230oC) trong thời gian ngắn.
• Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như
Alcool, Aceton, H2O2…
• Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ
mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm
được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Ngày nay nhựa PE được sử dụng khá rộng rãi và có một số công dụng như [9]:
• Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác
nhau.
• Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng
nắp PE phài được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
1.2.2 PP (Polypropylen) [11]
Đặc tính:
SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

• Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo
như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé
rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

• Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
• Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì
PP (140oC) - cao hơn so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài,
nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
• Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
• Công dụng:
• Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống
oxy hóa một cách nghiêm ngặt.
• Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
• PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính
chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo
sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
1.2.3 PVC (Polyvinylchloride) [11]
Sản phẩm PVC trước đây (từ năm 1920 trở về trước) được sử dụng với số lượng rất
lớn, nhưng ngày nay đã bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp
điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung
thư (phát hiện vào năm 1970).
PVC có một số đặc tính sau:
• Tỉ trọng: 1,4 g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có
được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP.
• Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP.
• Có tính dòn, không mềm dẻo như PE hoặc PP. để chế tạo PVC mềm dẻo dùng
làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia.
• Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng
thời gian.
• Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1 ppm là mức an toàn cho
phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành
rẻ hơn bao bì nhựa khác.
Công dụng:

• Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc
các loại thực phẩm bảo quản, lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả
SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

8


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

tươi….
• Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản
phẩm thuộc các ngành khác.
1.2.4 PC (Polycarbonat) [11]
Đặc tính:
• Tính chống thấm khí, hơi cao hơn các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET.
• Trong suốt, tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, khả năng chống mài mòn và
không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm.
• Chịu nhiệt cao (trên 100oC).
Công dụng:
• Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa
thực phẩm cần tiệt trùng.
• Màng PC có tính chống thấm khí, hơi kém, giá thành PC cao gấp ba lần PP, PET,
PP nên ít được sử dụng.
1.2.5 PET (Polyethylene terephthalate) [11]
PET là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ
do bởi các tính chất:
• Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài
mòn cao, có độ cứng vững cao.

• Trơ với môi trường thực phẩm.
• Trong suốt.
• Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
• Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC, cấu trúc hóa học của mạch
PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ
khoảng 100oC
Công dụng: Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng
nước tinh khiết, nước giải khát có gas….

1.3 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI BAO BÌ NYLON
1.3.1 Phân loại
Hiện nay có khá nhiều loại bao bì nylon đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Nhìn chung có 3 cách phân biệt các loại túi nylon như sau:

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

a. Phân biệt các loại túi nylon theo đặc điểm nhận dạng [2]

Hình 1.2 Một số loại bao bì nylon.
(Nguồn: Cty TNHH bao bì Đăng Khoa, 2016)
Có 3 loại thường gặp: túi trơn, túi Die-cut, túi T-shirt (hay còn gọi là túi shopping túi siêu thị), túi Roll cuộn và túi zipper.
• Túi nylon đục quai (túi Die cut): Túi trơn (túi phẳng) Loại túi quai lỗ dập quả
trám (die-cut bag). Hay gặp trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị... Ngoài ra có loại túi

trơn phẳng, không quai, miệng bằng, mỏng. Thường gặp là các loại túi hàng chợ (đựng
chè, đựng ô mai), túi đựng đá viên, túi PE trong... Chúng ta cũng thường in túi nylon
loại này với giá rẻ để quảng cáo cho công ty, của hàng, các shop vừa và nhỏ.
• Túi nylon hai quai (túi T-shirt): Túi nylon có 2 quai (túi siêu thị), giống như áo
may ô vậy, nên còn được gọi là túi may ô hai quai. Loại túi này thường được làm từ
màng HDPE, túi nhiều màu để đựng hàng chợ; túi trong suốt thường đựng hàng đại lý
và tạp hoá; túi xốp đen dùng để đựng rác (lót trong thùng đựng rác) in túi nylon 1 hoặc
2 mặt dùng đựng hàng trong các siêu thị và trung tâm mua sắm.
• Túi Roll cuộn: Túi roll thường dùng trong các gia đình, túi nylon được cuộn lại
thành từng cuộn, cuộn lõi to hay nhỏ tuỳ từng loại và giá cả. Loại túi này hay gặp nhất
là đựng hàng hoá tại các quầy thực phẩm trong siêu thị, trung tâm thương mại. Túi roll
cũng có 2 loại: túi t-shirt 2 quai và túi miệng phẳng, cuộn lại.
• Túi Zipper: Còn gọi là túi Zip lock, là loại túi có khoá bấm miệng - vuốt mép.
Túi zipper có ưu điểm: kín khí, an toàn, đóng gói tiện lợi với khoá bấm vuốt mép. Loại
SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

túi này thường được làm bằng chất liệu PE với độ bền cơ lý tốt nên dùng để đựng háng
hoá bán lẻ linh kiện điện tử - vật liệu xây dựng - vật tư y tế, hay làm bao bì đóng gói
một vài mặt hàng gia dụng.
b. Phân biệt các loại túi nylon theo chất liệu sản xuất [2]
Theo vật liệu cấu tạo mà có thể chia làm nhiều loại túi, nhưng thường gặp các loại
túi nylon sau:
• Túi nylon HDPE và LDPE: Túi nylon làm từ 2 vật liệu này đều có đặc điểm

chung như: có độ trong suốt, độ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước nhưng chống thẩm
thấu khí kém. Ngoài ra chúng cũng có những đặc tính khác nhau:
• Túi HDPE (High Density Polyethylene) hay túi xốp: Túi HDPE hay túi nylon giá
rẻ có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất
định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi
xốp). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nylon đựng hàng chợ, túi siêu thị
và cửa hàng nhỏ.
• Túi LDPE (Low Density Polyethylene): Túi nhựa làm màng PE hay túi PE có độ
trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi HD. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá
thành sản xuất túi cao hơn so với túi HD, nhưng chất lượng túi nylon sẽ cao cấp hơn.
Túi PE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng
tương đối, các bạn còn gặp túi PE in quảng cáo sản phẩm, túi in logo, thương hiệu cho
các doanh nghiệp - cửa hàng nước hoa mỹ phẩm.
• Túi PP (Polypropylen): Túi làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá
cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HD hay PE. Đặc biệt, túi PP
có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng
chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng
hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá - thực phẩm.
• Túi OPP: Loại túi ép, cấu tạo từ 2 lớp màng polypropylene, có độ co giãn cơ lý
tốt, độ nét cao, chống ẩm tuyệt vời. Vì vậy túi OPP là loại túi cao cấp, độ bề, chống
ẩm tốt, dùng để đựng hàng hoá đặc biệt, hoặc in túi nylon cho quảng cáo marketing.
Thích hợp đóng gói các thực phẩm: bánh kẹo, trái cây khô, các loại gia vị, thảo dược,
các loại hạt, hay vật tư y tế...
c. Phân biệt theo mức độ phân huỷ
c.1 Túi nylon thông thường
Túi nylon thông thường hay còn gọi là túi nylon khó phân huỷ là loại túi nylon đang
được sử dụng phổ biến hiện nay. Túi nylon thông thường được sản xuất từ polyethylen
có nguồn gốc từ dầu mỏ. Ước tính, hàng triệu túi nylon được sử dụng và thải ra mỗi

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật

GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

11


Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát hiện trạng và nhận thức sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Quy Nhơn

ngày tại Việt Nam, bất chấp nguy cơ ô nhiễm môi trường (theo nghiên cứu, túi ni lông
chôn vùi dưới đất phải mất tới 400-600 năm mới có thể phân hủy hết).
Thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi xốp vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ
hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi
vào thức ăn của động vật và con người. Khi không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi
nhựa thường được nước đưa ra biển thông qua đường cống thải, sông rạch.
c.2 Túi nylon tự huỷ
Người dân đã quen với việc sử dụng túi nylon khi đi mua hàng hóa từ nhiều năm
qua. Ở nước ta hiện nay mỗi ngày có hàng triệu túi nylon được thải ra môi trường. Túi
nylon được làm từ những chất khó phân hủy sinh học, khi thải vào môi trường phải mất
từ hàng chục năm cho tới vài trăm năm để chúng phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên
[12]. Sự tồn tại của túi nylon sau khi thải ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường đất, môi trường nước và các thành phần môi trường liên quan bởi túi nylon lẫn
vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước,
dinh dưỡng. Và hệ lụy của việc môi trường đất, nước bị ô nhiễm là sức khỏe con người
bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy túi nylon tự phân hủy ra đời nhằm cải thiện môi trường
sống mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của con người.
Có hai loại hình sản xuất bao bì tự phân hủy:
• Thứ nhất là sử dụng nguyên liệu cellulose, loại màng này tự hủy, có khả năng
phân hủy hữu cơ và an toàn cho môi trường. Điều bất cập của loại hình này là phải cần
có thiết bị máy móc riêng nên chi phí bỏ ra lớn, thường không được các nhà sản xuất áp
dụng.

• Thứ hai là chế tạo túi nylon tự hủy cơ học bằng công nghệ nhựa phân rã. Để sản
xuất loại bao bì này cần pha thêm phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W. Tùy theo nồng độ
tính chất của các loại màng mà pha thêm chất D2W theo tỷ lệ nhất định để các túi, bao
nhựa này sẽ phân hủy thường là từ 3-6 tháng.
• Cuối cùng là sử dụng nhựa phân hủy bằng cách trộn thêm phụ gia gọi là tự phân
hủy sinh học. Túi nylon tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ như bột
bắp, bột mì dưới tác động của vi sinh vật có nhiều trong môi trường tự nhiên, bao bì “tự
hủy sinh học” sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan, thậm chí
phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước.

SVTH: Nguyễn Phạm Thanh Nhật
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

12


×