Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp otoozon công suất 700m 3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.02 MB, 151 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô
Khoa Môi Trường, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Tp. HCM những
người đã giảng dạy, chỉ bảo cho em nhưng kiến thức và kinh nghiệm quý báu
của mình trong suốt quá trình học tập của em.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp
cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về thiết kế hệ thống xử lý
nước thải trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình cùng nhau học tập góp ý
giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù cố gắng nỗ lực hoàn thành đồ án tố nghiệp này nhưng chắc chắn
còn nhiều thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình
chỉ bảo của các thầy cô nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công việc sắp tới.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp của mình.
Trân trọng kính chào!

Phan Thị Tố Cẩm

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
i


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Ký tên

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
ii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Ký tên

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
iii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................... iii

MỤC LỤC BẢNG...............................................................................................i
MỤC LỤC HÌNH ...............................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ................................................i
MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN .........................................................................2
3. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN...................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN .................................................. 3
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN ...........................................................................3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP .............................................................. 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ......................... 5
1.1.1 Nguồn gốc nước thải khu công nghiệp ................................................5
1.1.2 Thành phần và tính chất của nước thải khu công nghiệp .................... 6
1.1.3 Tác hại đến môi trường của nước thải khu công nghiệp ..................... 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP ............................................................................................. 11
1.2.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học........................................................ 11
1.2.1.1 Song chắn rác .............................................................................. 11
1.2.1.2 Bể điều hòa .................................................................................. 14
1.2.1.3 Bể lắng......................................................................................... 16
1.2.1.4 Bể tách dầu ................................................................................. 19
1.2.1.5 Bồn lọc ....................................................................................... 20
1.2.2 Xử lý bằng phương pháp hóa lý ........................................................ 21

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
i



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

1.2.2.1 Phương pháp keo tụ - tạo bông .................................................. 22
1.2.2.2 Phương pháp tuyển nổi................................................................ 25
1.2.3 Xử lý bằng phương pháp hóa học ...................................................... 27
1.2.3.1 Phương pháp trung hòa ............................................................... 27
1.2.3.2 Phương pháp oxy hóa ................................................................. 29
1.2.3.3 Phương pháp điện hóa học......................................................... 30
1.2.4 Xử lý bằng phương pháp sinh học ..................................................... 31
1.2.4.1 Phương pháp yếm khí ( kị khí ) ................................................... 31
1.2.4.2 Phương pháp thiếu khí ................................................................ 36
1.2.4.3 Phương pháp hiếu khí.................................................................. 38
1.3 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
THỰC TẾ .......................................................................................................42
1.3.1 Khu công nghiệp Tân Tạo .................................................................43
1.3.2 Khu công nghiệp Việt – Sing............................................................. 45
1.3.3 Khu công nghiệp Linh Trung 1 ......................................................... 46
1.3.4 Khu chế xuất Tân Thuận....................................................................48
CHƯƠNG II
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO CỤM CÔNG NGHIỆP OTOOZON............................ 50
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP OTOOZON ........................... 50
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 50
2.1.2 Mục đích xây dựng ............................................................................50
2.1.3 Quy mô .............................................................................................. 50
2.1.4 Các ngành nghề hoạt động .................................................................51
2.2 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CẦN XỬ LÝ .........................................51
2.2.1 Thành phần, tính chất nước thải cụm công nghiệp ............................ 51

2.2.2 Thông số nước thải đầu vào và đầu ra của cụm công nghiệp ............55
2.3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ....................... 58
2.3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý ........................................................ 58

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
ii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

2.3.2 Đề xuất công nghệ xử lý ....................................................................61
2.3.3 Lựa chọn phương án xử lý .................................................................67
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ CỦA
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CỤM CÔNG NGHIỆP ...................... 69
3.1 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ..........................................69
3.1.1 Song chắn rác ..................................................................................... 69
3.1.2 Bể thu gom ......................................................................................... 73
3.1.3 Máy lọc rác tinh ................................................................................. 75
3.1.4 Bể điều hòa ........................................................................................ 75
3.1.5 Bể điều chỉnh pH ............................................................................... 81
3.1.6 Bể keo tụ ............................................................................................ 84
3.1.7 Bể tạo bông ........................................................................................ 89
3.1.8 Bể lắng I ............................................................................................. 94
3.1.9 Bể Anoxic .......................................................................................... 98
3.1.10 Bể Aerotank ................................................................................... 100
3.1.11 Bể lắng II ....................................................................................... 112
3.1.12 Bể chứa bùn ................................................................................... 116

3.1.13 Máy ép bùn .................................................................................... 120
3.1.14 Bể khử trùng .................................................................................. 121
3.2 DỰ TOÁN CHI PHÍ .............................................................................. 123
3.2.1 Chi phí đầu tư, xây dựng công trình ................................................ 123
3.2.2 Chi phí quản lý, vận hành ................................................................ 129
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...........................................................................133
KẾT LUẬN ..................................................................................................133
KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 135

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
iii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.10 Bảng so sánh 2 công nghệ lựa chọn .... ....................................... 67
Bảng 3.1 Thông số thiết kế mương và song chắn rác ................................. 72
Bảng 3.2 Tóm tắt thông số thiết kế bể thu gom .......................................... 74
Bảng 3.3 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa ........ ...................................... 75
Bảng 3.4 Tóm tắt các thông số thiết kế bể điều hòa ... ................................. 80
Bảng 3.5 Thông số thiết kế bể điều chỉnh pH ............................................. 83
Bảng 3.7 Công suất motor có sẵn trên thị trường.. ...................................... 85
Bảng 3.8 Tổng hợp tính toán bể keo tụ .. ..................................................... 88
Bảng 3.9 Giá trị CD của cánh khuấy ............................................................. 90
Bảng 3.10 Thông số tính toán bể keo tụ tạo bông ...................................... 92
Bảng 3.11 Liều lượng PAA cho vào nước ............................................... 92

Bảng 3.12 Thông số thiết kế bể tạo bông ..................................................... 93
Bảng 3.13 Thông số thiết kế bể lắng I

..................................................... 97

Bảng 3.14 Thông số thiết kế bể Anoxic ....................................................... 99
Bảng 3.15 Thông số động học tham khảo .. ................................................. 100
Bảng 3.16 Tóm tắt các thông số thiết kế của bể Aerotank

...................... 110

Bảng 3.17 Bảng thông số thiết kế bể lắng .. ................................................. 111
Bảng 3.18 Tóm tắt thông số thiết kế bể lắng II .... ....................................... 115
Bảng 3.19 Thống số thiết kế bể nén bùn ... .................................................. 119
Bảng 3.20 Thông số thiết kế bể khử trùng .... .............................................. 122
Bảng 3.21 Chi phí các hạng mục xây dựng . ............................................... 122
Bảng 3.22 Chi phí thiết bị ... ........................................................................ 124
Bảng 3.23 Điện năng tiêu thụ trong một ngày ... ........................................ 128

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
iv


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1 Một kiểu song chắn rác cào bằng tay ... ........................................ 11
Hình 1.2 Một số kết cấu chắn rác với thiết bị làm sạch bằng cơ giới . ....... 12

Hình 1.3 Mô hình bể điều hòa .... ................................................................. 14
Hình 1.4 Bể lắng đứng ................................................................................. 15
Hình 1.5 Bể lắng ly tâm ... ........................................................................... 17
Hình 1.6 Bể tách dầu dạng ngang ................................................................ 18
Hình 1.1 Bể tách dầu dạng tròn .... ............................................................... 19
Hình 1.2 Bồn lọc áp lực . .............................................................................. 20
Hình 1.9 Cụm bể keo tụ tạo bông và lắng . ................................................. 21
Hình 1.10 Bể tuyển nổi ...... .......................................................................... 25
Hình 1.11 Quy trình bơm hóa chất của một hệ thống ................................. 27
Hình 1.12 Bể UASB .. .................................................................................. 34
Hình 1.13 Mô hình bể Aerotank ............ ..................................................... 39
Hình 1.14 Quá trình vận hành bể SBR ......................................................... 40
Hình 1.15 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo.......
...................................................................................................................... 43
Hình 1.16 Sơ đồ công nghệ khu công nghiệp Việt – Sing .... ...................... 45
Hình 1.17 Sơ đồ công nghệ khu công nghiệp Linh Trung 1 . ...................... 46
Hình 1.18 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Tân Thuận .................... 47
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ Phương án 1 ....................................................... 61
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ Phương án 2 .... .................................................. 64

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
v


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ
DO (Dissolved Oxygen): nồng độ oxy hòa tan.

BOD5 (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học.
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học.
TSS (Total Suspended Solid): Tổng chất rắn lơ lửng.
MLSS (Mixed Liquor Suspended Solid): Nồng độ bùn hoạt tính.
MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid): Tổng lượng sinh hối +
chất rắn hòa tan.
F/M: Tỷ lệ thức ăn (chính là chất hữu cơ) trên một đơn vị vi sinh vật.
HC: hóa chất.
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải.
CCN: Cụm công nghiệp.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
SCR: Song chắc rác.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
vi


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương, làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tư xây
dựng phát triển đô thị một cách hiện đại, văn minh và bền vững theo điều chỉnh
quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn đến
năm 2010 có xét đến năm 2020 đã được phê duyệt, sự ra đời của các khu công

nghiệp là hoàn toàn cần thiết, trong đó có cụm-tiểu thủ công nghiệp Otoozon
thuộc phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên sự ra đời của các khu chế xuất và khu công nghiệp ngoài lợi
ích phát triển kinh tế, xã hội lại nảy sinh một mâu thuẫn mới. Sự mất cân bằng
về sinh thái, sự gia tăng áp lực của con người lên môi trường, sự biến đổi cấu
trúc xã hội, những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, nước thải, khí
thải, tiếng ồn, rác thải công nghiệp.
Hiện tại nhiều khu công nghiệp không chú trọng đến việc lắp đặt hệ thống
xử lý nước thải mà thải trực tiếp nước thải ra hệ thống kênh rạch. Điều này dẫn
đến nồng độ BOD, COD của các kênh rạch vào mùa khô rất cao, quá trình phân
hủy kỵ khí tạo thành các loại khí có mùi hôi rất khó chịu.
Trước tình trạng trên, việc tiến hành xử lý nước thải của các khu công
nghiệp phải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là bắt
buộc. Nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt nỗi lo về chất lượng nước thải đầu ra của
mình khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi trường sống, lao động và
làm việc, sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và xung quanh khu công
nghiệp nên chủ đầu tư khu công nghiệp đã và đang tiến hành xây dựng nhà
máy xử lý nước thải chung cho toàn khu.
Với mong muốn tìm ra công nghệ xử lý nước thải cho Cụm công nghiệp
Otoozon, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, em chọn đề tài tốt nghiệp
“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Cụm công nghiệp Otoozon công
suất 700m3/ngày đêm”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Nghiên cứu tính toán trạm xử lý nước thải Cụm công nghiệp Otoozon
đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả ra nguồn
tiếp nhận ra sông Cỏ Mây để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng
đồng.
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

3. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
Đối tượng nghiên cứu là công nghệ xử lý nước thải cho Cụm Công
nghiệp.
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu tính toán thiết kế hệ thống xử lý
nước thải cho Cụm Công nghiệp Otoozon.
Nội dung nghiên cứu đồ án:
-

Thu thập, kế thừa và phát triển các số liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu về
điều kiện - tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến nội dung đề tài trong
khu vực thực hiện.

-

Tìm hiểu, đưa ra các giải pháp, lựa chọn, so sánh các giải pháp công
nghệ dựa trên các vấn đề kinh tế, hiệu quả xử lý từ đó đưa ra phương án
mang tính khả thi nhất.

-

Dựa trên các cơ sở, thông tin đã tìm hiểu tính toán thiết kế hệ thống xử
lý phù hợp với tình hình của khu công nghiệp.

-


Đưa ra chi phí đầu tư và chi phí vận hành của hệ thống xử lý.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN


Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp,
tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.



Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý
nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.



Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện
có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.



Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng,
vận hành trạm xử lý.



Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các
công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.


5. Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết
được vấn đề ô nhiễm môi trường cho nước thải Cụm Công nghiệp.
Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

quản lý Khu Công nghiệp.
Giúp cho khu công nghiệp hay các doanh nghiệp sản xuất với quy mô
lớn có thể thiết kế và áp dụng hệ thống xử lý nước thải có mức vốn thấp nhưng
vẫn đảm bảo xả thải đúng quy định của nhà nước ban hành khi xả nước thải ra
môi trường bên ngoài.

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển giúp nâng cao đời sống và nhu cầu
của con người. Là một nước nông nghiệp nhưng hòa nhập với thế giới thì Việt
Nam đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thay đổi cơ cấu
kinh tế chuyển dần từ một đất nước thuần nông sang phát triển công nghiệp và
dịch vụ. Ngành công nghiệp của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mang lại
lợi nhuận cao và giải quyết việc làm cho rất nhiều người dân. Bên cạnh sự phát
triển đó thì vấn đề môi trường sống của chúng ta đang ngày một suy giảm đặc
biệt là môi trường nước. Nước thải từ các khu công nghiệp thải ra môi trường
ngày một tăng lên, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đang tăng dần
và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, ảnh hưởng tới
môi trường sống, ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong vùng và các vùng lân cận.
Để giải quyết vấn đề môi trường do ảnh hưởng của các khu công nghiệp thì
việc thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp là một việc làm
hết sức cần thiết giúp ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước gây ra cho con người,
sinh vật và môi trường.
1.1.1 Nguồn gốc nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp là nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất
công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất
như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của
công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần
cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp,
loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị,
trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Trong nước thải sản xuất công nghiệp được chia làm 2 loại:
- Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản
phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại
nước này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn…
- Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội
thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên lượng

nước thải này thường được qui ước là nước sạch.

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

1.1.2 Thành phần và tính chất của nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp có thành phần và tính chất đa dạng và phức
tạp hơn với nhiều hình thức loại hình sản xuất của từng nhà máy khu chế xuất,
thường mang tính phức tạp, đa thành phần, thành phần vô cơ và kim loại nặng
khá cao. Nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong khu công nghiệp tương
đương với nước thải sinh hoạt, chủ yếu là ô nhiễm bởi các chất hữu cơ COD,
BOD, nito, phootpho, dầu mỡ, SS. Nước thải trong quá trình sản xuất của các
nhà máy trong khu công nghiệp có thành phần phức tạp hơn do có nhiều loại
hình kinh doanh các mặt hàng sản phẩm khác nhau nên thành phần các chất ô
nhiễm là khác nhau. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải khu công
nghiệp thường biến động và có lưu lượng lớn theo giờ và theo mùa.
Nước thải từ các doanh nghiệp trong khu thải vào hệ thống xử lý nước
thải tập trung điều được xử lý sơ bộ theo qui định riêng của từng khu, chính vì
vậy khi nước thải về nơi xử lý tập trung sẽ ổn định hơn so với khi chưa qua xử
lý sơ bộ.
1.1.3 Tác hại đến môi trường của nước thải khu công nghiệp
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra:
 COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn
và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái

môi trường nước . Nếu ô nhiễm quá mức điều kiện yếm khí có thể hình thành.
Trong quá trình phân huỷ yếm khí có thể sinh ra các thành phần như H2S, NH3,
CH4…làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
SS: Lắng động ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
 Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải công nghiệp (nước thải từ lò hơi) nếu ở
nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
 Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh truyền nhiễm bằng đường nước như
tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da…
 NH3, P: đây là những nguyên tố đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá
cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại
tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và vi
sinh vật chết đi, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô
hấp của tảo thải ra).
 Màu: gây mất mỹ quan khu vực.
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

 Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khếch tán oxy trên bề mặt.
 Kim loại nặng: ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sống còn của sinh
vật, gây bệnh cho sinh vật cũng như con người.
 Mùi: gây cảm giác khó chịu cho con người, ảnh hưởng đến môi trường,
ô nhiễm không khí.
Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải
Nguồn nước mặt bao gồm sông hồ, kênh rạch, suối biển…nơi tiếp nhận
nước thải từ khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị hay các cụm công nghiệp...

Một trong số đó là nguồn nước ngọt quí giá, nếu để bị o nhiễm do nước thải thì
con người phải trả giá rất đắt và không lường trước được những hậu quả có thể
xảy ra đối với nhân loại. Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm
do nước thải.
Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu do các dạng nước thải nêu trên chưa
được xử lý và xả vào nguồn nước làm thay đổi các tính chất hoá lý và sinh học
của nuồn nước. Sự có mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá
vỡ cân bằng sinh học tự nhiên cảu nguồn nước và kìm hãm quá trình tự làm
sạch của nguồn nước. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào các
điều kiện xáo trộn và pha loãng của nước thải với nguồn. Sự có mặt của các vi
sinh vật, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh, đe doạ tính an toàn vệ sinh nguồn
nước. Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là:
 Hạn chế lượng nước thải xả thải vào nguồn nước.
 Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo qui định bằng cách áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngoài ra việc
nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình khép kín
có ý nghĩa rất quan trọng.
Một số thuật ngữ sử dụng trong xử lý nước thải
 Độ pH của nước
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường
được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan
trong nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ
pH có ảnh hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật
nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy
hóa mạnh). Về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm
lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi
sinh vật.
Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần
đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu
tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy)
đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa
có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của
thông số này nhằm có được số liệu tương đối về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong
thời gian rất ngắn.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu
cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không
phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi
khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20oC, ủ mẫu 5 ngày đêm,
trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị
lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước
càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:
Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân
huỷ sinh học trong nước và nước thải.

Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực
thiên nhiên.
Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước
phục vụ công tác quản lý môi trường.
 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng
khác để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

cho quá trình phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với
con người cũng như các thủy sinh vật khác.
Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá
trình hóa sinh học trong nước:
Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+, Mn2+, S2-, NH3..
Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, và kết quả của quá trình này là
nước nhiễm bẩn trở nên sạch hơn. Quá trình này được gọi là quá trình tự làm
sạch của nước tự nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một số vi
sinh vật hiếu khí trong nước.
Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát
triển.
Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan. Như đã đề cập, khả năng
hòa tan của Oxy vào nước tương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng
tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Cũng vì lý do trên,
hàm lượng oxy hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu

cơ của nước mặt.
 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt
Trái Đất. Nito là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng
như các acid amin trong nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình
sống của chúng là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải
vào môi trường với lượng rất lớn. Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị
dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nito vô cơ như NH4+, NO2, NO3- và có thể cuối cùng trả lại N2 cho không khí.
Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần
chứa Nito: từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng
như các ion Nito vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên:
Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng
trong nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và
nước tự nhiên giàu protein.
Các hợp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan bao gồm cả Nitơ hữu cơ và Nitơ
vô cơ (NH4+, NO2-, NO3-).
Thuật ngữ “Nito tổng” là tổng Nito tồn tại ở tất cả các dạng trên. Nito là

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật.

 Phospho và các hợp chất chứa phospho
Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa

các chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử
dụng trong nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử
dụng trong sinh hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước.
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng
phosphate. Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat
hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển
của sinh vật. Việc xác định P tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để
đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống
xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1).
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện
tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích
thích sự phát triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam.

 Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và
ưa nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn
tạo ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh
hoạt và trong một số ngành công nghiệp.
 Các thông số vi sinh vật học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký
sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời
gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi
khuẩn, virus, giun sán.
* Vi khuẩn
Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về
đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn
(typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa...
* Virus


SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

Virus có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối
loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan... Thông thường sự khử
trùng bằng các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được
virus.
* Giun sán
Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều
động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của
người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương
pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân
người và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh
sống và phát triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân
ra môi trường. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi
phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng
nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn
E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước
không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh
khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây
bệng của nước qua việc xác định số lượng số lượng E.coli đơn giản và nhanh
chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác
định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.

1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP
1.2.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học dựa vào các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly
tâm… để tách các chất không hòa tan, các hạt lơ lửng có kích thước đáng kể ra
khỏi nước thải.
Các công trình thường được sử dụng chủ yếu như: Song/ lưới chắn rác,
Thiết bị nghiền rác, Bể lắng cát, Bể điều hòa, Bể lắng (đợt 1),...
1.2.1.1 Song chắn rác
Cơ chế hoạt động
- Song chắn rác là một hay nhiều lớp thanh đan xen kẽ với nhau (còn gọi là
mắc song) đặt ngang đường dẫn nước thải.
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

- Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60 – 90o theo hướng dòng chảy ngăn
giữ rác bần thô gồm giấy, bọc nylon, chất dẻo, cỏ cây, vỏ đồ hộp, gỗ,...
- Bảo vệ bơm, van, đường ống, cánh khuấy,...
- Đặt trước bơm, hoặc bể lắng cát/ lắng 1
Phân loại
- Theo khe hở của song chắn có 3 kích cỡ: loại thô lớn (30 - 200 mm), loại
trung bình (16 - 30 mm), loại nhỏ (dưới 16 mm ).
- Theo cấu tạo của song chắn: loại cố định và loại di động.
- Theo phương cách lấy rác: loại thủ công và loại cơ giới.


Hình 1.1 Một kiểu song chắn rác cào bằng tay.
 Loại song chắn rác di động thường ít được sử dụng do thiết bị phức tạp
và quản lý khó.
 Phổ biến là loại chắn rác dạng thanh chữ nhật cố định, rác được lấy bằng
cào sắt gắn với một trục quay.
 Lượng rác được giữ lại phụ thuộc vào khe hở giữa các thanh chắn. Tuỳ
theo mức độ rác trong nước thải, người ta định các khe hở của song chắn, nếu
rộng quá thì sẽ không ngăn rác hiệu quả, còn nếu hẹp quá thì cản trở dòng
chảy.
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

Song chắn rác có bộ phận lấy rác bằng cơ giới rất đa dạng về hình kiểu,
mỗi loại đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng.

Hình 1.2 Một số kết cấu chắn rác với thiết bị làm sạch bằng cơ giới.
Hình 3.4(a) bộ phận cào rác vận hành bằng xích quay theo một đầu dẫn, rác
được cuốn theo chiều đi xuống của dây xích và đưa lên một máng lọc đổ.
Ưu điểm : của kiểu này là việc lấy rác tương đối triệt để nhất là các loại rác
"mềm" như giấy, vải, nylon,... các thanh chắn được bảo vệ khỏi bị hư hại do
các mãnh vỡ gây ra.
Khuyết điểm : là nó thỉnh thoảng bị kẹt do các loại rác "cứng" gây ra, đồng thời
gặp khó khăn khi chỉnh sửa bánh xích và cần thiết phải tháo nước khỏi lòng
kênh.
Hình 3.4(b) là một kiểu lấy rác theo cách trượt, bộ phận cào rác di chuyển theo

một giá đỡ, lên đến đâu giá đỡ, rác sẽ tự rơi xuống và đưa đi nơi khác. Độ
nghiêng của giá đỡ có thể điều chỉnh tùy theo tình trạng rác thải.

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

Ưu điểm : của kiểu này là hầu hết các bộ phận lấy rác đều nằm trên mực nước,
có thể dễ dàng làm sạch và quản lý mà không cần phải tháo sạch nước trong
lòng kênh.
Khuyết điểm : của nó là bộ phần cào rác chỉ hoạt động trên một chiều giá đỡ
thay vì liên tục như loại xích quay.
Hình 3.4(c) là một hình thức lấy rác theo kiểu tời quay, bộ phận cào rác được
giữ trên giá đỡ nhờ vào trọng lượng của dây xích.
Ưu điểm : của kiểu nàu là bộ phận đầu bánh răng cơ khí không bị ngập chìm
trong nước thải.
Khuyết điểm : của nó là chiếm nhiều không gian lắp đặt.
Hình 3.4(d) cho một kiểu lấy rác bằng đầu cáp, bộ phận cào rác đi lên xuống
trên một giá trục qua sự chuyển động của hệ thống dây cáo và đầu trống quay.
Bộ phận cào đi xuống bằng trọng lượng bản thân và nâng lên bằng cáp quay.
Ưu điểm : của kiểu này là bộ phận cào rác tự trọng lượng bản thân nó đảm nhận
một phần việc vận hành cơ học khi rơi vào vùng nước thải.
Khuyết điểm : của nó là khả năng cào rác bị giới hạn, quản lý hơi phức tạp,
cuộn cáp hay bị vướng do chất thải rắn và bộ phận thắng hãm cơ học thường bị
trục trặt.
Phạm vi áp dụng

- Hầu hết các công trình xử lý nước thải bằng biện pháp xử lý cơ học đều có
song chắn rác.
Các yếu tố ảnh hưởng
- Vận tốc dòng chảy qua song chắn tối ưu: 0.6 m/s
- Kích thước song chắn
- Độ dốc so với phương thẳng đứng
1.2.1.2 Bể điều hòa
Cơ chế hoạt động
- Cần xáo trộn và thổi khí cho toàn bộ khối thể tích để tránh cặn lắng
- Bể lắng cát nên đặt trước bể điều hòa để hạn chế cặn nặng lắng xuống đáy 
giảm nhu cầu năng lượng khuấy
- Nhu cầu khuấy trộn cho nước thải sinh hoạt có SS khoảng 200 mg/L = 4 – 8

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

W/m3
- Thổi khí nhằm tránh nước thải lên men kị khí và gây mùi. Để tạo điều kiện
hiếu khí, tốc độ thổi khí là 10-15 m3 khí/ phút.m3
- Việc thổi khí có thể thay bằng khuấy trộn nếu phía sau có bể lắng 1 (HRT
khoảng 2 giờ) và bể sinh học.

Hình 1.3 Mô hình bể điều hòa.
Ưu / nhược điểm
Ưu điểm:

- Xử lý sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng các chất gây ức
chế sinh học và pH được ổn định.
- Chất lượng đầu ra và hiểu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do
bộng cặn đặc chắc hơn.
- Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được nâng cao, và hơn nữa chu kỳ
rửa lọc đồng đều hơn do tải lượng thủy lực thấp hơn.
- Trong xử lý hóa học, ổn định tải lượng sẽ dễ dàng điều khiển giai đoạn chuẩn
bị và châm hóa chất  tăng cường độ tin cậy của quá trình.
Nhược điểm:
- Diện tích mặt bằng hoặc chỗ xây dựng cần phải tương đối lớn.

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

- Bể điều hòa ở những chỗ gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi.
- Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng
- Chi phí đầu tư cao.
Phạm vi áp dụng
- Có ở tất cả các công trình lớn trên 1000m3/ngày
Các yếu tố ảnh hưởng
- Đặt trước lắng 1 khi nồng độ chất lơ lửng SS không cao < 250-400mg/L.
Cần phải khuấy trộn để ngăn sự lắng đọng của cặn, và thổi khí để ngăn hình
thành mùi.
- Đặt sau lắng 1 và trước xử lý sinh học khi SS cao > 400mg/L. Ít gây ra sự
tích lũy ván nổi và cặn lắng.

1.2.1.3 Bể lắng
Bể lắng đứng
 Cơ chế hoạt động
- Tách cặn bằng trọng lực, nước thải sẽ được lưu ở bể một thời gian nhất định,
dựa vào trong lực các hạt cặn sẽ lắng xuống đáy bể
- Mục tiêu: Khử SS trong nước thải

Hình 1.4 Bể lắng đứng.
 Ưu / nhược điểm
SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Otoozon công suất 700m 3/ngày đêm.

Ưu điểm:
- Thuận tiện trong công tác xả cặn, ít diện tích xây dụng
- Dễ vận hành
Nhược điểm:
- Chiều cao xây dựng lớn, làm tăng giá thành xây dựng, số lượng bể nhiều, hiệu
suất thấp.
 Phạm vi áp dụng
Áp dụng hầu hết cho các công trình, thường đứng sau các bể phản ứng sinh
học, hóa lý.
Bể lắng ngang
 Cơ chế hoạt động
- Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏng hoặc
tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối diện ở cuối bể cũng

xây dựng máng tưng tự để thu nước và đặt tấm chắn nữa chìm nửa nổi cao hơn
mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m để thu và xả chất nổi,
người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát ngay sát kề tấm chắn.
- Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông
hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.
- Đáy bể làm dốc i = 0.01 để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố
thu cặn không nhỏ hơn 450.
 Ưu / nhược điểm
Ưu điểm:
- Dễ thiết kế, xây dựng và vận hành
- Áp dụng cho lưu lượng lớn
Nhược điểm:
- Thời gian lưu dài
- Chiếm mặt bằng và chi phí xây dựng cao
 Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho lưu lượng lớn (>15000 m3/ngày đêm)

SVTH: Phan Thị Tố Cẩm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
1


×