Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.54 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam có một mảng tranh rất quý giá còn lưu
truyền cho đến ngày nay. Đó là tranh dân gian. Tranh được sản xuất ở nhiều
vùng khác nhau trên khắp đất nước ta suốt từ Bắc đến Nam. Cũng chính vì thế
nên có nhiều dòng tranh khác nhau, rất đa dạng về nội dung cũng như cách thể
hiện. Nhưng dù ở đâu, tranh dân gian cũng biểu hiện trí tuệ tạo hình của một tập
thể dòng họ, một làng xã, một vùng miền. Vì vậy dù ở đâu nội dung tranh cũng
nói lên những điều người dân khao khát, mong chờ, mơ ước, thỏa mãn nhu cầu
của họ về nhiều mặt trong cuộc sống thực tế cũng như trong đời sống tâm linh.
Cho dù có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, song giữa các dòng tranh dân
gian có một điểm chung. Đó là cách biểu hiện đơn giản, dễ hiểu và dễ đi vào
lòng người thưởng thức.
Với cuộc sống hiện đại, có thể nội dung tranh dân gian không còn phù hợp
song không vì thế tranh dân gian không còn tồn tại. Trái lại tranh dân gian vẫn
chinh phục được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật không chỉ trong nước và
còn khách nước ngoài.
Sức sống của tranh dân gian thật mãnh liệt vượt qua cả thời gian, hoàn cảnh
xã hội đến với chúng ta. Điều gì đã khiến cho tranh dân gian có sức sống bền
lâu đến thế? Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian biểu hiện ở những yếu tố nào?
Nghiên cứu tranh dân gian cũng giúp chúng ta tìm hiểu cách tạo hình, chất liệu
được sử dụng để vẽ tranh của các nghệ nhân dân gian xưa. Thấy được cái hay,
cái đẹp, cái giỏi của các nghệ nhân và tranh dân gian xưa, chúng ta càng tự hào
về truyền thống nghệ thuật của ông cha ta, tạo cơ sở cho chúng ta có thể sáng
tạo nhiều tác phẩm mỹ thuật vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc.
Nghiên cứu tranh dân gian Đông Hồ nói chung và tranh Hứng Dừa nói riêng
xuất phát từ những lý do:
Thứ nhất: Trong xã hội xưa thì tranh dân gian Đông Hồ là một dòng tranh
được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt đó là món trưng bày không thể thiếu
trong gia đình những ngày tết đến xuân về, nó mang giá trị tinh thần sâu sắc, thể
hiện ước vọng của con người trong cuộc sống và trong tương lai. Cũng như


tranh Hứng Dừa đã nói lên được những nét riêng của dòng tranh Đông Hồ. Nó
nói lên những giá trị quý báu của ông cha ta đã để lại cho con cháu mai sau.
Thứ hai: Hiện nay cùng với sự phát triễn xã hội và chơ chế thị trường đã
làm biến đổi mạnh mẽ nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của đại đa số người dân.
Tranh dân gian Đông Hồ không còn là một món đồ không thể thiếu của mọi gia


đình nữa, không còn cảnh mua bán nhộn nhịp nữa mà thay vào đó là những sản
phẩm mới. Tranh dân gian Đông Hồ cản phải có những thay đổi đẻ phù hợp với
dời sống và sự phát triển của xã hội nhưng vẫn không mất được những nét đặc
sắc vốn có của nó.
Thứ ba: Tranh dân gian Đông Hồ nói chung và tranh Hứng Dừa nói riêng là
một trong những di sản văn hóa nổi bật của dòng tranh dân gian Việt Nam.
Trước những biến đổi của xã hội, cùng với sự vào cuộc của truyền thông, tranh
dân gian ngày càng được yêu thích, giữ gìn và phát triễn. Như vậy có thể thấy
rằng tầm quan trọng và những giá trị to lớn mà tranh dân gian đã mang lại cho
nền văn hóa Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Tranh dân gian Việt Nam và tranh Đông Hồ với những nét đặc sắc của mình
đã là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu. Riêng với Đông Hồ trước nay vẫn được
giới nghiên cứu đánh giá là nơi khởi nguồn và phát triển của dòng tranh dân
gian khắc gỗ nổi tiếng – tranh dân gian Đông Hồ. Có rất nhiều bài viết trên các
báo tạp chí hay các bài nghiên cứu của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu mỹ
thuật viết về dòng tranh Đông Hồ cũng như tranh Hứng Dừa. Cũng có rất nhiều
bài luận văn cũng tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này và đã thấy được những
đánh giá sâu sắc về nội dung hay ý nghĩa về bức tranh trong đời sống.
Nghiên cứu “khái quát về tranh dân gian Việt Nam” của nhà nghiên cứu
Trương Quốc Bình, đã nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ như một dòng tranh
quý độc đáo trong văn hóa dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện sức sống bền bỉ của

dòng tranh này trong sự biến đổi của lịch sử văn hóa và xã hội.
Nghiên cứu của tác giả Từ Thị Loan “Giá trị của tranh dân gian Đông Hồ” đã
đưa ra những nội dung cho thấy giá trị của tranh dân gian Đông Hồ trên các
phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
Theo bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong
cuốn “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” lại cho rằng: nội dung
bức tranh lưu truyền hàng ngàn năm trong dân gian có lẽ không thể chỉ đơn
giản như vậy. Cây dừa là một hiện tượng phát sinh và tồn tại tự nhiên của tạo
hóa, đâu phải do con người tạo ra? Tại sao lại là “ai”? “Ai” là ai mới được chứ?
Sự tung dừa từ trên cây cho người ở dưới hứng thì cực kỳ nguy hiểm, nhỡ nó
rơi vào đầu thì sao? Hình tượng của bức tranh không phản ánh thực tế. Nếu quả
thật với nội dung đơn giản như trên thì bức tranh có thể được thể hiện với một
hình thức khác: như thay cây dừa bằng cây chôm chôm, hoặc nhãn lồng chẳng
hạn. Nhưng chính từ lời chú của bức tranh và sự lưu truyền lâu đời trong dân
gian khiến cho người xem tranh phải nghiền ngẫm tính minh triết và nhân bản


của bức tranh này. Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu khác được đăng lên trên các tạp chí văn hóa nghệ thuật hay tạp chí văn hóa
dân gian cho ta thấy được cái nhìn tổng thể và đa diện về tranh Đông Hồ hay về
bức tranh Hứng Dừa.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu cũng xác định rõ được nghề làm tranh Đông
Hồ đã có từ rất lâu đời. Nội dung cũng đã phản ánh được và đầy đủ mọi khía
cạnh của cuộc sống con người. Bức tranh dân gian Hứng Dừa cũng nói lên
được cuộc sống của người dân, sau đây tôi xin tìm hiểu sâu về bức tranh này
qua đề tài “Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa” nhằm hiểu biết thêm về
những nét đặc sắc, ý nghĩa của bức tranh dân gian này.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sự biến đổi của tranh dân gian Đông Hồ cũng như tranh dân gian
Hứng Dừa trên nhiều phương diện về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật từ đó
đánh giá được bức tranh.
Nghiên cứu các dòng tranh khác như tranh hàng Trống, tranh làng Sình, tranh
Kim Hoàng. Qua đó chúng ta có thể thấy được sự độc đáo của các dòng tranh
này, cũng như giúp chúng ta so sánh với nhau giữa các dòng tranh giúp hiểu rõ
được sự khác nhau và giống nhau giữa các dòng tranh này.
Nghiên cứu và phân tích bức tranh Hứng Dừa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: do thời gian có hạn nên chỉ nghiên cứu vào
sự phát triển của tranh dân gian Đông Hồ cũng như bức tranh Hứng Dừa.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: tìm hiểu về tính phổ biến của dòng tranh
Đông Hồ củng như bức tranh Hứng Dừa trong đời sống con người hiện nay
trên các phương diện: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
3.1

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn này là sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội khác nhau:
- Phương pháp phân tích
Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân
tích dòng tranh Đông Hồ. Đặc biệt là phân tích bức tranh Hứng Dừa.
- Phương pháp so sánh
Chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp so sánh những nét nổi bật cũng
như những giá trị của bức tranh Hứng Dừa với những bức tranh khác.
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được vận dụng khi phân tích và so sánh để rúy ra nhận xét
và kết luận.



5. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa” giúp cho chúng ta hiểu
được những nét đặc sắc của bức tranh mà tác giả muốn thể hiện cho người xem
một cách chân thực, nó thể hiện được những ý nghĩa của bức tranh trong dời
sống xã hội của con người.

6. Bố cục của đề tài
-

-

Mở đầu
Nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa
Kết luận
Tài liệu tham khảo

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1
1.1.1

Những vấn đề về tranh dân gian
Khái niệm


Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về tranh dân gian. Theo Wikipedia
“Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất
mạnh mẽ, mặc dù ngày nay có giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn và bảo tồn

trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh
chính là tranh tết và tranh thờ. Sở dĩ chúng xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai
loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như đúng lúc với tín ngưỡng thờ
cún tổ tiên của người việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên”. Còn
theo Bùi Quang Thanh định nghĩa “Tranh dân gian là một trong những loại hình
nghệ thuật xưa, nó là sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật của những nghệ
nhân dân gian. Những bức tranh thường thể hiện khát vọng về cuộc sống tốt đẹp
hơn của con người”. Như chúng ta có thể thấy thì khái niệm tranh dân gian của nhà
nghiên cứu Bùi Quang Thanh là hợp lý hơn cả.
1.1.2 Nguồn gốc của tranh dân gian
Để tìm nguồn gốc và thời điểm ra đời của tranh dân gian, nhiều nhà nghiên cứu
mỹ thuật đã đưa ra nhiều sự phỏng đoán khác nhau dựa trên nhiều căn cứ: văn thơ,
sử, sách,… Mỗi dự đoán đều có cơ sở lý luận và sự lập luận xác đáng. Tuy vậy
nhưng những dự đoán đó vẫn chưa được các nhà lý luận thống nhất. Mỗi người
một con đường tiếp cận với tranh dân gian. Trong khi chờ đợi các nhà lí luận chung
sức, chung lòng đưa ra một kết luận xác đáng về thời điểm ra đời của tranh dân
gian, chúng ta đành bằng lòng với một kết luận rất chung chung đã nêu lên từ đầu.
Vấn đề quan trọng là ta xem tranh dân gian, tìm hiểu giá trị của tranh để tìm hiểu
thêm về tài năng của ông cha ta trong nghệ thuật tạo hình. Mặc dù không xác định
được niên đại chính xác nhưng chúng ta đều biết rằng một trong những mảng tranh
dân gian là tranh tết. Vậy thì những bức tranh tết phải được sáng tác để phục vụ
nhu cầu tranh trong ngày tết cho mọi tầng lớp người xã hội. Đó là một cơ sở giúp
cho ta tìm hiểu sự ra đời của tranh dân gian. Mặt khác, dân tộc ta có truyền thống
tín ngưỡng lâu đời: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ đạo Mẫu, thờ các vị thần
linh… Vì vậy tranh dân gian còn được ra đời từ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng. Như
vậy cùng với tranh Tết còn có tranh thờ của dân tộc Kinh và các dân tộc miền núi
được sản xuất và bán quanh năm.
Tranh dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa dân tộc, ở đó
thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt, vui chơi lễ hội và truyền thống dân
tộc…Tranh có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu chơi tranh nhân

dịp tết đến, xuân về và nhu cầu thờ cúng của đông đảo quần chúng nhân dân trước
kia cũng như hiện nay. Khi những nhu cầu đó không được thỏa mãn trong dòng
nghệ thuật chính thống cũng chính là lúc đòi hỏi phải có một dòng nghệ thuật dân
gian ra đời. Dòng nghệ thuật dân gian đó chinh là những người dân sáng tạo ra,


mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngôn
ngữ dễ hiểu, đơn giản.
1.1.3 Một số dòng tranh chính
Tranh dân gian được sản xuất ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước: ở miền
Bắc có tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội);
tranh Kim Hoàng (Hà Tây). Miền Trung có tranh sản xuất ở Nam Hoành (Nghệ
Tĩnh); tranh Làng Sình (Huế). Một số vùng ở Nam Bộ cũng có sản xuất tranh thờ.
Ngoài ra trên các vùng núi còn có tranh vẽ tay của dân tộc như: Tày, Nùng, Dao,…
Phục vụ mục đích tôn giáo, thờ cúng là chủ yếu. Đến nay có những dòng tranh mai
một như dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Ở Hàng Trống (Hà Nội) cũng không còn
nghề vẽ tranh nữa, đến nay chỉ còn một nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống là ông Lê
Đình Nghiêm, sống tại phố Cửa Đông, Hà Nội vẫn duy trì truyền thống vẽ tranh
của ông cha xưa và cố gắng truyền nghề lại cho các thế hệ sau. Tuy vậy trong số
các dòng, các vùng làm tranh nêu trên thì tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là
hai dòng tranh khắc có truyền thống lâu đời hơn cả. Ngoài ra các thể loại tranh
cũng đầy đủ hơn các dòng tranh khác.
• Tranh dân gian Đông Hồ
Tên đầy đủ của tranh Đông Hồ là “Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ” là một
dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xú từ làng Đông Hồ nằm ở ven sông Đuống
cách Hà Nội chùng 40Km về phía Đông. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván
gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu lần in. Dòng tranh này có
đề tài rất phong phú, nó phản ánh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống,
sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc
Bộ. Từ những gì dân dã như Đánh ghen, Gà trống, Hứng dừa,… cho tới những bức

tranh thờ: Phú quý, Nhân nghĩa,…
Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và dần đi vào đời
sống văn hóa của họ. Mỗi khi tết đến hầu như các gia đình nông thôn ở miền Bắc
đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian với sức mạnh mang
trong mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã
trở thành một phần không thể thiếu của đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
• Tranh dân gian Hàng Trống
Dòng tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng của
Việt Nam, đây là loại hình khắc gỗ của một số gia đình nghệ nhân sản xuất ở Hà
Nội hoặc ở địa phương là tranh theo cùng một phong cách – chủ yếu là tranh thờ.
Tại Hà Nội, tranh được bán tập trung tại phố Hàng Trống với các đồ thờ khác.
+ Về kĩ thuật in ấn tranh của dòng tranh Hàng Trống: khác với tranh Đông Hồ,
tranh Hàng Trống sử dụng kĩ thuật nữa in, nữa vẽ. Tranh sẽ được in ván nét lấy
hình, còn màu là thuốc nước, tô bút lôn mềm rộng bản, một nữa ngọn bút chấm


màu và một nữa chấm nước lã. Nhờ kĩ thuật này mà tranh Hàng Trống có màu sắc
uyển chuyển hơn, đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Tranh Hàng Trống được in trên
giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng, có tranh lại bồi đến 2 hoặc 3 lớp giấy, khi
hồ đã khô thì vẽ thêm màu lên. Để hoàn thành một bức tranh thì phải mất đến 3,4
ngày.
+ Về đề tài và nội dung tranh: Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu
là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông
Hoàng Bảy, Phật Bà Quan Âm... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các
bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ
dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ bình còn có thể trình bày
theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai, Thạch Sanh, Truyện Kiều.
Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc
"Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã
như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống.

+ Về màu sắc và cách tạo màu: Tranh dùng các gam màu chủ yếu
là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng
với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Tranh Hàng Trống
được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông
Hồ.
• Tranh dân gian Kim Hoàng
Đây là một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ
19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà
Nội. Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh
Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh
Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915,
khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị
cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày
nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam. Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng
như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim
Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có
nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng
Trống. Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng.
+ Về kĩ thuật in ấn và vẽ của dòng tranh này: Tranh Kim Hoàng có nét khắc
thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Tranh
Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh
Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu.
Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương


ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử
dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu
sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng
khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây là điểm được

ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
+ Về đề tài nội dung tranh: Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự
như tranh Đông Hồ. Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của
người nông dân như trâu, bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông
Công, ông Táo. Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng
tranh dân gian khác không có. Đó là những câu thơ chữ Hán được viết theo lối chữ
thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt
chẽ cho tranh.
+ Về màu sắc và cách tạo màu: Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có
nguồn gốc tự nhiên. Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực
tàu hoà với nước chàm. Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ
đồng, màu vàng từ hoa dành dành.
• Tranh dân gian Làng Sình
Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam thuộc thôn Lại Ân, xã Phú
Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách thành phố Huế khoảng 10 km
về phía Đông).[1] Đây là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố
đô Huế với mục đích cúng lễ. Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc
Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng,
cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá
còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở
làng Sình. Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào
khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời
các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một
trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm
văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong
những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Nghề làm tranh ra đời tại làng cho tới
hiện nay (2019) là khoảng 450 năm trước, tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho
việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi
yếu tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc
mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công

nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.
+ Về cách in ấn và vẽ tranh: Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào
khổ giấy dó. Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi
(25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc


nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu,
quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa
đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới
rồi lấy ván in dập lên. Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu. Bản khắc
của tranh được làm từ gỗ mít.
+ Về nguyên liệu và cách tạo màu: Giấy in tranh là giấy mộc quét điệp, màu sắc
trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiên như từ:thực vật, kim loại hay từ sò
điệp... Bút vẽ làm từ cây dứa mọc hoang ngoài đồng. Các màu thường được sử
dụng trong tranh như màu đỏ (từ nước lá bàng); màu đen (từ tro rơm, tro lá cây);
màu tím (của hạt cây mồng tơi); màu vàng (lá đung giã với búp hoa hòe)… Màu
chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi
màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu
bằng da trâu tươi. Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ
phẩm hóa học.
+ Về đề tài và nội dung tranh: Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng,
có khoảng 50 đề tài tranh. Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa.
Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ, tranh tả
cảnh sinh hoạt xã hội...
Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:
- Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ
xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia
thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán
trên bàn thờ riêng thờ quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm
vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ bé trai bé gái. Các loại nhân vật còn

lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân).
- Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo
ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình.. thường là tranh cỡ
nhỏ.
- Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người
chết.
Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.

Chương 2: Ý nghĩa của bức tranh Hứng Dừa
2.1 Khái quát tranh dân gian Đông Hồ
2.1.1 Khái niệm
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một
dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện


Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho
dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm
lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi
vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan
chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian
Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.
2.1.2 Đặc điểm của tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là thể loại tranh khắc gỗ và được in hoàn toàn. Tranh Đông Hồ
còn có tên gọi khác là tranh Điệp. Sở dĩ có tên gọi đó là vì nền tranh được quét bột
điệp và bởi sự đặc biệt của tranh Đông Hồ chính ở nền tranh. Bột điệp được chế ra
từ vỏ con sò, con điệp nung nóng rồi nghiền nhỏ ta sẽ có một loại bột màu trắng,
có độ óng ánh. Trộn bột điệp với hồ nếp và quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá
thông sẽ để lại trên nền giấy sẽ để lại trên giấy những vệt màu không đều, thậm chí
có nhiều chỗ không có màu. Điều này đã tạo một nền tranh rất đặc biệt, để nền

tranh có màu sắc phong phú các nghệ nhân đã quét lên nền điệp một lớp màu
mỏng. nền tranh Đông Hồ thường có ba màu: vàng chanh, trắng điệp và đỏ cam.
Giấy để vẻ tranh Đông Hồ là giấy dó: một loại giấy được chế tạo thủ công từ cây
dó, giấy dó có đặc điểm: mỏng, có nhiều xơ và rất thấm màu. Điểm đặc biệt nữa
trong tranh Đông Hồ là màu vẽ, tất cả đều là màu được chế ra từ hoa, lá, quả, cây
trong tự nhiên. Ta hãy tìm hiểu bảng màu chính của tranh Đông Hồ: màu đỏ có đỏ
vang, đỏ son; màu đỏ được chế từ cây gỗ vang thì gọi là đỏ vang; màu đỏ mài từ
son là đỏ son. Do đó chỉ cần đọc bảng màu tranh dân gian Đông Hồ thì ta sẽ biết
được nguồn gốc của màu. Ví dụ xanh chàm, vàng hòe hay vàng dành dành, vàng
nghệ,… Để có được màu vàng ấm áp, các nghệ nhân chọn các màu vàng tươi, đậm
trộn với màu trắng điệp. Nói chung màu dùng để vẽ tranh Đông Hồ được gọi bằng
một cái tên cũng rất dân gian: màu thuốc cái. Sau này trong quá trình phát triễn,
người ta có thể dùng thêm phẩm màu, bột màu… cùng màu thuốc cái để vẽ tranh
mà vẫn giữ được đặc điểm của tranh dân gian. Những tranh dân gian ngày nay có
lẽ chủ yếu được in từ bột màu, thuốc nước do đó sẽ có những hạn chế nhất định về
màu sắc hoặc độ đậm nhạt của màu.
Để có được tờ tranh, các nghệ nhân còn phải chế bản để in. Có hai loại bản
khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại
gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gỗ giỗi, gỗ
vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gôc
bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mỡ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván
sấp và in theo dây chuyền, mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu


thì phải có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng và quan trọng là in nét.
Nét in chặn các mảng màu và định hình cho các hình tượng ở trong tranh. Tranh
Đông Hồ được sản xuất ở làng quê, do đó vẻ đẹp của tranh cũng mộc mạc, chân
chất và đậm đà theo quan niệm thẩm mỹ của người nông dân làm nghệ thuật.

2.2 Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa

2.2.1 Vài nét về bức tranh Hứng Dừa
Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, xuất hiện từ rất sớm với các thể
loại tranh tết và tranh thờ, gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.
Tranh dân gian phát triển vào thế kỷ 16. Đến thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã
dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh dân gian đã
lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa cùng sự
phân hóa xã hội, những dòng tranh xuất hiện được gọi tên theo địa danh nơi sản
xuất, với những phong cách riêng của mình. Đặc trưng của mỗi dòng tranh được
thể hiện ngay từ quy trình làm tranh: kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu,
cách pha chế tạo màu sắc...
Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không
còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ...
vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, một di sản không
thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc.
“Hứng dừa” là tranh dân gian Việt Nam thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ (tên
đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
“Hứng dừa” thuộc mảng tranh sinh hoạt xã hội, phản ánh cuộc sống, tâm tư tình
cảm đời thường của nhân dân lao động thời bấy giờ. Tranh miêu tả cảnh hái dừa rất
sinh động. Phía trên bên trái, chàng trai đang leo cây hái dừa, cô gái đứng dưới đất,
tốc cả váy lên để hứng dừa! Ở dưới gốc cây, hai cậu bé đang tranh nhau trèo lên
cây. Phía trên góc phải có đề thêm hai câu thơ nôm:
“Khen ai khéo dựng lên dừa,
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”


Tác phẩm: Hứng dừa Tranh dân gian Đông Hồ
[Nguồn: />


Hình ảnh và tình huống trong tranh "Hứng dừa" đầy những bất ngờ, dí dỏm và
kịch tính. Các nhân vật, sự vật được thể hiện theo quan niệm tạo hình dân gian,
cách điệu khái quát, động thái nhân vật đôi khi cường điệu và phi thực tế nhưng lại
hết sức hài hòa, thú 3 vị. Đây cũng là lối tư duy sáng tạo mà chúng ta thấy ở nghệ
thuật điêu khắc Đình làng Bắc bộ.
Cây dừa có vẻ thấp so với thực tế và so với tỷ lệ nhân vật, phần trên cong xuống,
như diễn tả sức nặng của chàng trai đang víu cành thả dừa, khuôn mặt vui vẻ, hóm
hỉnh, liệu cái váy của cô gái có chịu đựng được sức nặng của 2 trái dừa không?
Cách biểu đạt của cô gái, vừa có cái nhí nhảnh như múa, vừa có cái hớ hênh kéo
thốc váy lên để "hứng dừa". Hình ảnh không thể thấy ở người phụ nữ thời phong
kiến.
Ở đây, chúng ta luôn bắt gặp quan niệm “sống hơn giống” trong tranh dân gian,
các sự vật, hiện tượng được diễn giải không theo thực tế, không để ý đến cấu trúc
sự vật, con người hay các nguyên tắc về ánh sáng, xa gần... Thủ pháp tượng trưng,
ước lệ trong tạo hình được đề cao và khai thác triệt để trong cách xây dựng bố cục,
diễn tả đường nét, hình thể, màu sắc, không gian... thoát ra yếu tố tả thực, chú
trọng biểu cảm về mặt nội dung, khiến cho tác phẩm mang được tiếng nói, tâm tư,
tình cảm riêng của người sáng tác với những thông điệp mang đậm tính triết lý
nhân sinh, đạo lý con người Việt Nam…
Bên cạnh các hình thể, mảng chữ Nôm trên góc phải vừa tạo nên sự chặt chẽ cho
bố cục tranh, vừa biểu đạt rõ ý tưởng về nội dung. Hình ảnh và lời thơ quyện chặt
lấy nhau, câu thơ ý nhị đã làm nổi bật tình yêu đôi lứa, sôi nổi, chân thực, phóng
khoáng của người dân lao động vốn không bị gò bó, không bị trói buộc trong
khuôn khổ, rường cột của lễ giáo phong kiến.
Hình tượng tung hứng dừa – vốn không có trên thực tế, một mặt phản ánh sinh
động xã hội nông nghiệp, cuộc sống lao động của người nông dân chất phác,
những phong tục, tập quán, sinh hoạt đặc sắc của người dân Việt... mặt khác, cho
thấy tính mâu thuẫn trong cuộc sống và sự đan xen phức tạp của các mối quan hệ
xã hội khác. Phải chăng sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hài hòa với
cộng đồng xã hội sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Thông điệp

về một sự giải phóng tâm hồn con người, thoát đi mọi ràng buộc để tìm đến những
ước mơ bình dị, cuộc sống thanh bình... Có lẽ đây chính là tính minh triết và nhân
bản trong nội dung của bức tranh này.
2.2.2 Giá trị nội dung của bức tranh Hứng Dừa


Nhìn tổng thể, đây là bức tranh có cấu trúc tam giác hơi lệch về phía trái, đáy sát
với đáy tranh, đỉnh là ngọn dừa. Bố cục tam giác thông thường tạo ra sự ổn định và
vững chắc. Phía bên phải là 02 câu thơ nôm tạo sự cân đối và chặt chẽ cho bố cục.
Thêm vào đó, sự bố trí các hình tượng nhân vật, mảng, màu, tỷ lệ, khoảng cách,
hướng chuyển động,... tạo ra hiệu quả đối trọng và thăng bằng cần thiết cho bức
tranh.
Nếu
xét
chi
tiết,

ngoài cấu trúc tổng thể, nhờ sự liên kết
thị giác và tập hợp thị giác, người xem có thể dễ dàng nhận ra các cấu trúc bên
trong như: cấu trúc tam giác hình, cấu trúc đa giác hình hay cấu trúc oval hình.
Cả 3 sự liên kết này đều tỏ ra hợp lý với thói quen thị giác người xem. Tuy
nhiên, để có thể dẫn đến một kết luận rõ ràng và thuyết phục hơn về cấu trúc,
chúng ta có thể xem xét, so sánh bức tranh “Hứng dừa” với bức tranh “Đánh ghen”
(cùng thuộc dòng tranh Đông Hồ), khám phá một vài điều thú vị về sự giống nhau
các yếu tố nội dung như: sự hài hước, dí dỏm, nghịch ngợm; các yếu tố tạo hình
như: đường nét, màu sắc, hình tượng; sự tương phản, trái chiều và sự chuyển động
trong bố cục của chúng.


- Nếu cấu trúc tổng thể của bức “Hứng dừa” là một tam giác thuận chiều, đỉnh là

ngọn dừa ở phía trên, thì bức “Đánh ghen” là một tam giác ngược chiều có đỉnh là
cậu bé phía dưới cùng. (Cấu trúc tam giác ngược, tạo cảm giác chông chênh, dễ đổ
vỡ, phù hợp với các chủ đề chiến tranh, đối chọi, kịch tính...) Bên trái bức “Hứng
dừa”- là cây dừa - có hướng nghiêng về phải, thì bức kia - là cây tùng - có hướng
nghiêng về trái. Bức “Hứng dừa”- gốc cây bên phải, có hướng chuyển động từ
dưới lên, thì ở “Đánh ghen”- tấm bình phong lại có hướng chuyển động từ trên
xuống. Các sự vật bên dưới, sát đáy tranh - một bức có hướng từ phải qua trái - bức
kia có hướng từ trái qua phải; 02 hàng chữ nôm cũng trái chiều như vậy.
- Cả 02 bức tranh đều có 04 nhân vật, tạo thành 2 tuyến. Bức tranh “Hứng dừa”
có 03 nhân vật cận cảnh (tuyến 01), ở xa hơn (phía trên) là chàng trai (tuyến 02).
Ngược lại, 6 bức tranh “Đánh ghen” có 01 nhân vật cận cảnh là cậu bé (tuyến 01),
03 nhân vật ở xa (phía trên), (tuyến 02).
Tất cả các tập hợp và liên kết thị giác kết hợp với những động thái các nhân vật,
độ đậm nhạt, màu sắc... khiến cho ta thấy cấu trúc oval cùng với tính chất chuyển
động không ngừng của nó là phù hợp với tinh thần cái “động” trong cái “tĩnh”
trong tranh dân gian, phù hợp với chủ đề của cả 02 tác phẩm, phản ánh được nội
dung sinh hoạt sinh động muôn màu muôn vẻ.của người dân lao động.
Nghiên cứu một số tác phẩm hội họa trong và ngoài nước, khi miêu tả cảnh sinh
hoạt, các trò chơi, lễ hội... người ta cũng hay dùng hình tròn, oval để cấu trúc bố
cục, ví dụ như: Bức “Nhảy múa”- H. Matiss, (1910), “Trò chơi của trẻ con”- Pieter
Brueghel the Eider, (1560)...


Trọng tâm chính của bức tranh đặt ở cô gái đang vén váy hứng dừa, vị trí ở điểm
nhấn mạnh thị giác phía dưới bên phải, hình ảnh cô gái được cách điệu khái quát,
mảng lớn, động tác thoải mái, phóng khoáng. Y phục là cặp màu tương phản đỏ lục xanh gây sức hút mạnh với thị giác người xem. Hình ảnh cô gái khiến chúng ta
liên tưởng ngay tới chủ đề “Hứng dừa”.
Các nhân vật khác như: chàng trai, 02 cậu bé cũng được đặt ở gần các điểm
nhấn mạnh thị giác, mảng nhỏ hơn, động thái các nhân vật, các yếu tố đậm nhạt và
màu sắc tạo sự nối kết quan trọng và làm tăng sự nổi bật của trọng tâm.

Trong tranh dân gian Đông Hồ, nét là một phần cực kỳ quan trọng, quyết định
đến vẻ đẹp cũng như nội dung của tranh, bức tranh “Hứng dừa” sử dụng đường nét
theo lối “Đơn tuyến bình đồ”1 khái quát, đơn giản nhưng lột tả hết cái “thần” cái
duyên dáng, hóm hỉnh của từng nhân vật. Sự kết hợp giữa những nét dài mềm mại
bao quanh hình, tạo nên sự nhất quán giữa hình và mảng, những nét viền to nhỏ
đậm đà, dứt khoát... diễn tả được tình cảm, tính cách nhân vật. Những nét ngắn gọn
dứt khoát ở trên lá dừa, nét chấm tạo họa tiết trên thân dừa, quả dừa hay tạo chất
trên thân gỗ, đất ... Sự kết hợp đường nét đa dạng, phong phú và mềm mại, uyển
chuyển, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của bức tranh này.
Sự độc đáo của tranh dân gian là thể hiện ở tính khái quát cao trong thủ pháp
xây dựng hình tượng nhân vật, biết chọn những vấn đề quan trọng nhất để diễn tả,
hướng người xem vào nội dung, giản lược về hình thức, kích thích quá trình tri
giác của người xem. Hình tượng trong tranh “Hứng dừa” bỏ qua định luật xa gần,
những nguyên tắc về giải phẫu, tính hợp lý của hiện thực, để tạo ra một sự hợp lý
của cảm thức nghệ thuật. Các hình ảnh được khắc họa một cách chắt lọc và tinh
giản, được ước lệ theo bản năng nghệ thuật và cảm xúc trong sáng, hồn hậu, dí
dỏm của người dân lao động. Hình ảnh cô gái vén váy hứng dừa, bỏ qua sự hớ
hênh, bỏ qua sự khắt khe của lễ giáo; Hình ảnh chàng trai khỏe mạnh, nét mặt vui
tươi hóm hỉnh, hình ảnh 02 cậu bé vui tươi, hớn hở đang muốn dành nhau trèo lên
cây....Tất cả tạo nên một khung cảnh sống động, trữ tình. Đây chính là sự kết hợp
khá nhiều thủ pháp tạo hình như: thủ pháp đồng hiện, để mở rộng không gian, thời
gian; thủ pháp cường điệu hóa nhân vật, sử dụng không gian ước lệ và biểu tượng
hóa để thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, gợi liên tưởng hơn tả thực... Có thể
nói, hình tượng trong tranh “Hứng dừa” hướng về con người, thể hiện những nhu
cầu, tâm lý sống, những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống no đủ, lạc thú, hạnh
phúc và thanh bình của những người nông dân.
Nhìn vào đậm nhạt, sáng tối của bức tranh, chúng ta thấy trên nền điệp trung
gian là những mảng màu sáng và tối rất mạnh, chuyển động trên hình tượng nhân



vật, sự vật... sự chuyển động của đậm nhạt, sáng tối có tác dụng tạo ra nhịp điệu và
chuyển động, nhấn mạnh khu vực trọng tâm, gây hiệu quả thị giác mạnh mẽ.
Lấy màu nóng làm chủ đạo, trong tranh sử dụng các màu nguyên: màu đen của
nét, màu trắng của da, cây, lá, đất.... Màu vàng của không gian và cặp màu tương
phản đỏ- lục trên y phục các nhân vật, sự vật... Tổng thể bức tranh tràn ngập sắc
vàng của nền điệp, sự óng ánh, điểm xuyết của chất điệp tạo cho không gian sự
long lanh và độ sâu nhất định. (Hiệu quả tạo chất này chúng ta hay thấy trong các
tranh sơn mài: dát vàng, bac, trứng, vụn...). Hòa sắc nóng kết hợp với cặp màu
tương phản: Đỏ -Lục vừa làm tăng tính biểu cảm nội tâm nhân vật, vừa gây hiệu
quả thị giác trực tiếp và mạnh mẽ. Trong tranh, sự hài hòa giữa đường nét, mảng và
màu sắc cũng như sự hài hòa về hình thể và khoảng trống không gian luôn được
tính toán hợp lý, các mảng mầu tươi được đặt cạnh nhau, được làm dịu bởi nét đen
thông qua tác dụng tương phản và bổ túc. Tạo nên một tổng thể có tính nghệ thuật
cao.
Cách sử dụng màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ nói chung và “Hứng dừa”
nói riêng chứa đựng giá trị biểu trưng mang tính triết lý của học thuyết ngũ hành:
như màu trắng ứng với hành Kim, màu xanh ứng với hành Mộc, màu đen ứng với
hành Thủy, màu đỏ ứng với hành Hỏa, màu vàng ứng với hành Thổ. Theo quan
niệm của nghệ nhân Đông Hồ, tiếp thu quan niệm triết học phương Đông: “Màu
xanh tượng trưng cho sự sống, sinh sôi; là màu của mùa xuân, màu hợp với ánh
mắt nhìn”; “Màu đỏ tượng trưng cho lửa, nhiệt nóng, màu của mùa hạ”; “Màu
vàng thuộc hành thổ, là màu của đất, tượng trưng cho mẹ của thiên nhiên”... Đây
cũng là lý do mà trong tranh Đông Hồ thường xử lý màu vàng làm nền cho mặt
tranh.
Cách
sử
dụng
màu
sắc của tranh dân gian Đông Hồ nói chung và “Hứng dừa”nói riêng chứa đựng giá
trị biểu trưng mang tính triết lý của học thuyết ngũ hành: như màu trắng ứng với

hành Kim, màu xanh ứng với hành Mộc, màu đen ứng với hành Thủy,màu đỏ ứng
với hành Hỏa, màu vàng ứng với hành Thổ. Theo quan niệm của nghệ nhân Đông
Hồ, tiếp thu quan niệm triết học phương Đông: “Màu xanh tượng trưng cho sự
sống,


sinh sôi; là màu của mùa xuân, màu hợp với ánh mắt nhìn”; “Màu đỏ tượng trưng
cho lửa, nhiệt nóng, màu của mùa hạ”; “Màu vàng thuộc hành thổ, là màu của đất,
tượng trưng cho mẹ của thiên nhiên”... Đây cũng là lý do mà trong tranh Đông Hồ
thường xử lý màu vàng làm nền cho mặt tranh.
Khác với phối cảnh không gian xa gần của hội họa phương Tây, lối bố cục tuân
thủ quy luật thị giác. Tranh dân gian Đông Hồ dùng phối cảnh ước lệ Phương
Đông làm cơ sở để tạo ra lối bố cục không gian tượng trưng, khái quát hơn, không
tuân theo luật viễn cận và tự phát theo thói quen nhìn. Ở đây viễn cận là bình đồ,
mọi thứ đều thể hiện trên mặt phẳng, cái xa thì xếp ở trên, cái gần thì xếp ở dưới
nhưng không thay đổi hình thể... Hầu như mọi vật luôn được nhìn ngang tầm mắt,
hình ảnh sự vật được diễn tả ở tình trạng dễ nhận biết nhất, không cần trước lớn
sau nhỏ, trước rõ sau mờ, không phụ thuộc vào viễn cận một điểm nhìn mà được
diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau hoặc theo cấu trúc
không gian ước lệ của "thấu thị tẩu mã" 2 hay “thấu thị phi điểu”.
Tranh dân gian Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc,
độc đáo. Nó là tác phẩm của những nghệ nhân dân gian, xuất phát từ đời sống hiện
thực, từ cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân. Khi sáng tạo, họ
không bị câu thúc bởi bất cứ quy chuẩn tạo hình nào. Họ tự do bộc lộ cái “cảm” tự


thân về hiện thực, bằng nhiều thủ pháp phù hợp với bản năng nguyên phác của họ.
Có thể nói, trong họ đồng thời có hai con người: người lao động và người nghệ sĩ
với sự tự do sáng tạo.
Bức tranh “Hứng dừa” phản ánh tâm tư nguyện vọng và những ước mơ bình dị,

gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân, đưa ra được thông điệp sâu sắc
về triết lý nhân sinh và tinh thần đạo lý người Việt, gây được ấn tượng sâu sắc cho
người thưởng ngoạn.
2.2.3 Ý nghĩa của bức tranh dân gian Hứng Dừa
Trong đạo "Tam Cương" có ba mối quan hệ vua tôi - cha con - chồng vợ. Nhưng
hai mối quan hệ sau là cơ bản vì gia đình là tế bào của xã hội. Người trai Đại Việt
có tu thân, tề gia trước mới trị quốc, bình thiên hạ được.
Ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc đối với tôi mỗi lần xem tranh Hứng dừa là tam giác
nhân quả (vợ - chồng - con cái) bám chắc và xoay quanh cái trục huyết thống và nề
nếp, gia phong như thân cây dừa thẳng, vững trái biểu tượng của vẻ đẹp yên bình
và thơ mộng của làng quê Đại Việt. Hình ảnh trong tranh Hứng dừa thể hiện một
gia đình hạnh phúc viên mãn của người dân quê Việt Nam. ở đây cha ra cha, con ra
con, vợ chồng thương yêu giúp đỡ bao dung lẫn nhau, cùng nhau giồng cây phúc
cho con cháu ăn quả.
Trong đạo "Tam Cương" có ba mối quan hệ vua tôi - cha con - chồng vợ. Nhưng
hai mối quan hệ sau là cơ bản vì gia đình là tế bào của xã hội. Người trai Đại Việt
có tu thân, tề gia trước mới trị quốc, bình thiên hạ được. Xét hai mối quan hệ này
thì quan hệ vợ chồng thuộc phạm trù nguyên nhân, quan hệ cha con thuộc phạm trù
kết quả. Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về ý nghĩa từng nhân vật đặt trên ba đỉnh của
tam giác nhân quả trong bức tranh mộc mạc và rất thâm thuý này.
Trụ cột gia đình phải là người cha như thân cây dừa mọc thẳng hiên ngang giữa
đất cằn sỏi đá, dù mưa bão đại dương hết năm này tháng nọ, đe dọa vẫn đứng vững
hiên ngang đơm hoa, kết trái ngọt cho đời. Trèo dừa là công việc vất vả nguy hiểm.
người làm cha luôn dũng cảm vượt qua mọi thử thách bươn trèo tới đỉnh cao sự
nghiệp, gặt hái tiền bạc danh vọng như bẻ trái dừa trên cao cho vợ con vậy.
Thông thường khi cha trèo cây hái quả thì con trẻ hớn hở chạy nhảy dưới đất
ngẩng mặt lên cao chờ đợi những trái ngọt từ tay cha mình tung xuống. ở đây hai
đứa con lại bấu chặt vào gốc cây như muốn chia sẻ nỗi vất vả hoặc quyết noi
gương cha trèo lên vượt mọi hiểm nguy, làm rạng rỡ thêm truyền thống gia tộc Cha
con là mối tương quan trực hệ, cùng tựa vào truyền thống đạo đức, nề nếp, gia

phong mà vươn lên, vươn mãi theo lý tưởng " vinh thân phì gia".


2.2.4 Giá trị nghệ thuật của bức tranh Hứng Dừa
Treo tranh trong ngày tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp
của người nông dân Việt Nam xưa, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, các gia đình dù
giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành cũng không thể thiếu câu đối
đỏ cùng những bức tranh tết. Những bức tranh dân gian màu sắc tươi tắn được dán
lên tường nhà cho không khí thêm phần rộn rã, ấm cúng. Trong các loại tranh chơi
tết của vùng châu thổ Bắc Bộ, bên cạnh những dòng tranh như Kim Hoàng ở Hà
Tây, Hàng Trống ở Hà Nội, có lẽ tranh dân gian Đông Hồ là điển hình hơn cả.
Tranh dân gian Đông Hồ hay nói đầy đủ hơn là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ
ra đời từ khoảng thế kỷ XVII, tại làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh, một vùng đất trù
phú, nông nghiệp phát triển, đời sống văn hoá cao… tất cả tạo thành cái nôi cho
một dòng tranh chân quê, đậm đà chất dân tộc. Mang trong mình những nét tinh
túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Tranh tết Đông Hồ không phải là sự
minh họa về ngày tết mà thông qua nội dung của các bức tranh này là sự gửi gắm,
là lời chúc phúc cho những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới, một năm phát tài,
phát lộc, bằng những hình ảnh biểu tượng dân dã, gần gũi nhưng lại chứa đựng
những thông điệp ẩn ngữ đầy tính nhân văn. Với sự phong phú, đa dạng cả về mẫu
mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh hầu như tất cả những gì
diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động như: Chăn trâu thổi sáo, Hứng
dừa, Đấu vật, Đánh ghen... cho tới những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn
như Lễ trí, Nhân Nghĩa, Vinh hoa, Phú Quý, Lợn đàn, Gà đàn... Cái hấp dẫn của
tranh dân gian Đông Hồ là không chỉ đề cập cuộc sống: thóc đầy bồ, gà đầy sân,
ước mong vinh hoa phú quý mà còn đề cập đến cuộc sống lứa đôi, vợ chồng với
cái nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc. Tranh dân gian Đông Hồ càng xem càng cảm nhận
thấy ý nghĩa văn hóa sâu sắc, chứa đựng những ẩn ý, nhắc nhở, răn dạy chi tiết,
đầy đủ về mọi sự đúng sai, phải trái ở đời, mang đậm một cái nhìn lạc quan, trìu
mến và tha thiết đối với cuộc sống.

Cũng như những bức tranh khác, bức tranh hứng dừa nó thể hiện được những
giá trị sâu sắc về nội dung cũng như nghệ thuật, nó thể hiện được cuộc sống vui vẻ
hạnh phúc của một gia đình trong xã hội phong kiến. Bức tranh còn thể hiện được
hình ảnh người đàn bà đã dám lấy váy để hứng dừa cho thấy được những đổi thay
về những quan niệm sống của thời bấy giờ, còn cho thấy được sự dũng cảm của
người phụ nữ đương thời.
Tranh dân gian Việt Nam có vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, màu sắc tươi tắn,
bố cục cô đọng, dễ hiểu. Hình thức đó chuyển tải nhiều nội dung chắt lọc từ cuộc
sống hiện thực, từ những ước mơ của con người về hạnh phúc đầm ấm trong gia
đình, sự bình yên thịnh trị của xã hội. Cách tạo hình hồn nhiên trong sáng, cốt ở sự


truyền thần mà không quan trọng ở sự giống với hình mẫu đã tạo nên vẽ đẹp đặc
sắc, độc đáo cho tranh dân gian Việt Nam. Với giá trị nội dung và nghệ thuật mang
đậm chất dân gian, diễn tả được cái hồn dân tộc, tranh dân gian Việt Nam có sức
hấp dẫn đặc biệt và mang tính giáo dục cao. Điều này đã tạo nên sức sống mãnh
liệt cho dòng tranh này, để lại trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam những tác phẩm
vô cùng quý giá. Không những thế nó còn là những bài học cho các thế hệ sau về
mối tương quan giữa nét và mảng, hình và màu, mảng trống và đặc… trong tranh.
Cách tạo hình ước lệ trong tranh đã gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ
tạo hình để sáng tạo ra những tác phẩm mĩ thuật vừa hiện đại vừa dân tộc, đưa mĩ
thuật Việt Nam hòa nhập với mĩ thuật thế giới mà vẫn giữ được bản sắc riêng.

KẾT LUẬN


Tranh dân gian là một kho tàng văn hóa được ông cha ta sáng tạo ra trong qua
trình lao động sản xuất. Mỗi bức tranh chính là một phần trong cuộc sống, xã hội
của thời kì lịch sử mà nó ra đời. Không chỉ có vậy mà trong mỗi bức tranh đều
mang những nét văn hóa đại diện cho dân tộc mình. Tranh dân gian Đông Hồ cũng

như bức tranh Hứng Dừa là một sản phẩm sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân.
Những bức tranh đã phần nào phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục tập
quán hay những ước vọng của con người trong thời kì lịch sử đó. Dù trải qua bao
thế hệ nhưng tranh dân gian vẫn luôn giữ được những giá trị của mình và đã trở
thành một di sản văn hóa quý giá của tác giả và người dân Việt Nam nói chung.
Hiện nay, trong xu hướng phát triển của kinh tế, sự mở rộng của việc giao lưu
văn hóa quốc tế đã thúc đẩy được sự phát triển, biến đổi đời sống của con người.
Cùng với sự phát triển đấy mà tranh dân gian cũng đã có những biến đổi tích cực,
mạnh mẽ để tồn tại, phát triển và bảo lưu những giá trị trao truyền mà cha ông ta
đã sáng tạo ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.

Lịch sử mĩ thuật Việt Nam - NXB Đại Học Sư Phạm
Hội họa dân gian Việt Nam - />
3. Tranh Hứng dừa - tranhdongho.bacninh.com
4. Trịnh Quang Vũ, Lược sử mĩ thuật Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin,
2002.
5. Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1, NXB Giáo dục, 1998.
6. Tác phẩm mĩ thuật Việt Nam – NXB Văn hóa thông tin, 1998.



×