Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

GIÁO TRÌNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ

TP. Hồ Chí Minh – 2013



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ATGT

An toàn giao thông

BCA

Bộ Công an

GTVT

Giao thông vận tải

CSGT

Cảnh sát giao thông

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông


TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TNGT

Tai nạn giao thông

LGTĐB

Luật Giao thông đường bộ

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLNN

Quản lý nhà nước

NXB

Nhà xuất bản


LỜI MỞ ĐẦU
Môn học An toàn giao thông đường bộ là môn học liên ngành - Cảnh sát giao
thông của Học viện Cảnh sát nhân dân mà nòng cốt là môn học Điều tra, giải quyết tai
nạn giao thông (TNGT) và Cơ khí ô tô trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội mà
nòng cốt là môn học Lý thuyết ô tô. Môn học này cùng với môn học An toàn chủ

động và bị động trong chương trình đào tạo cao học tạo thành một hướng học thuật
trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Mục đích: Giúp sinh viên phổ cập kiến thức liên quan an toàn và an TNGT, có
khả nưang tư duy lôgic để xác định nguyên nhân kỹ thuật của một số loại tai nạn điển
hình. Trên cơ sở đó tự mình hoặc giúp người khác phòng tránh TNGT, xác định
nguyên nhân tai nạn giao thông, đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao
thông.
Nội dung: Môn học gồm hai phần chính: Các kiến thức liên quan đến an toàn và
TNGT- Luật giao thông đường bộ, tính chất an toàn của ô tô, TNGT đường bộ, các
thiết bị kiểm soát an toàn giao thông đường bộ. Kiến thức cốt lõi giúp định hướng xác
định nguyên nhân kỹ thuật của một số loại tai nạn điển hình.

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: An toàn giao thông đường bộ
1.1. Những nội dung cơ bản của Luật giao thông đường bộ
1.2. Tổ chức bộ máy đảm bảo an toàn giao thông quốc gia
1.3. Các thiết bị kiểm soát an toàn giao thông đường bộ
1.3.1. Thiết bị đo tốc độ chuyển động
1.3.2. Thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở
1.3.3. Thiết bị kiểm soát hành trình
1.3.4. Ô tô kiểm tra lưu động
1.4. Sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Chương II: Tai nạn giao thông đường bộ
2.1. Tính chất an toàn của ô tô
2.1.1. An toàn chủ động
2.1.2. An toàn bị động

2.1.3. An toàn môi trường
2.2. Tai nạn giao thông đường bộ
2.2.1. Khái niệm về tai nạn và tai nạn giao thông đường bộ
2.2.2. Phân loại tai nạn giao thông đường bộ
2.2.3. Tính chất, đặc điểm, nguyên nhân của TNGTĐB
2.2.4. Diễn biến của một vụ TNGTĐB
2.3. Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
2.3.1. Chế độ thông tin về TNGTĐB
2.3.2. Giải quyết TNGTĐB tại hiện trường
Chương III: Tai nạn giữa ô tô và người đi bộ
3.1. Di chuyển của người đi bộ trên đường giao thông
3.2. Các tốc độ an toàn của ô tô và người đi bộ
3

Trang


3.2.1. Ô tô và người đi bộ chuyển động vuông góc với nhau
3.2.2. Ô tô và người đi bộ chuyển động xiên góc với nhau
3.3. Va chạm ô tô với người đi bộ trong điều kiện tầm nhìn bị che khuất
3.3.1. Vật che khuất cố định
3.3.2. Vật che khuất di động
3.4. Xác định vận tốc ô tô trước khi va chạm
3.4.1. Theo dấu vết để lại trên đường phanh
3.4.2. Theo khoảng cách giữa ô tô và người đi bộ ở thế cuối cùng
Chương IV: Tai nạn giao thông liên quan đến chuyển động theo phương
ngang của ô tô
4.1. Tốc độ tới hạn của ô tô theo lật ngang
4.1.1. Xác định bán kính trượt ngang
4.1.2. Xác định tốc độ tới hạn theo điều kiện lật

a. Trên đường bằng
b. Trên đường nghiêng
4.2. Quỹ đạo và hành lang quay vòng của ô tô
4.2.1. Chế độ vào cua (quay vòng)
4.2.2. Chế độ chuyển hướng
4.2.3. Chế độ chuyển làn
4.3. Ô tô tránh vật cố định
4.4. Ô tô tránh người đi bộ
4.5. Khả năng vượt xe an toàn
Chương V: Tai nạn do va chạm
5.1. Đại cương về lý thuyết va chạm
5.2. Phân loại va chạm của ô tô
5.3. Quá trình va chạm của ô tô với tường cố định
5.4. Xác định vận tốc của ô tô trước khi va chạm

4


CHƯƠNG I. AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Những nội dung cơ bản của Luật giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm và những quy định chung của Luật giao thông đường bộ
a. Khái niệm
- Với tư cách là bộ phận trong hệ thống pháp luật hành chính Nhà nước, luật giao
thông đường bộ là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nội dung
của LGTĐB rất rộng, thể hiện trên nhiều loại văn bản pháp quy, thể lệ hành chính
khác nhau, có hiệu lực pháp lý và phạm vi điều chỉnh khác nhau và do các cơ quan có
thẩm quyền khác nhau ban hành, bao gồm văn bản của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội (luật, pháp lệnh, nghị quyết), văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (nghị định, quyết định, thông tư)….

Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, tạo thành hệ thống các quy phạm
pháp luật hành chính; trong đó, Luật giao thông đường bộ là văn bản giữ vai trò cơ
bản, quan trọng nhất.
Luật GTĐB là tổng hợp các QPPL do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, tiến hành các hoạt động GTĐB và
quản lý TTATGT đường bộ của các cơ quan QLNN, tổ chức xã hội và công dân.
+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự cụ thể của pháp luật, được viết theo một cơ cấu chặt
chẽ, để mọi người đối chiếu mà có hành vi phù hợp trong cuộc sống. (Từ điển Bách khoa, Hà
Nội - 1999, trang 391)
- Mục đích nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động giao thông và
quản lý TTATGT đường bộ.
- Phương pháp điều chỉnh Luật giao thông là quyền uy, mệnh lệnh đơn phương,
gắn với tuyên truyền, vận động, thuyết phục giáo dục.

5


b. Phạm vi điều chỉnh
Luật giao thông đường bộ điều chỉnh tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt
động giao thông đường bộ nhằm mục đích bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ; qua đó, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tựu chung lại, pháp luật giao thông đường bộ quy định về
những vấn đề sau đây:
- Quy tắc giao thông đường bộ:
+ Hoạt động giao thông mang tính kỹ thuật và kỷ luật cao. Với mỗi loại hình
giao thông lại bao gồm những loại phương tiện, đối tượng tham gia giao thông khác
nhau hoạt động trong những điều kiện giao thông rất đa dạng (địa hình giao thông
phức tạp, qua vùng đông dân cư, qua các điểm giao cắt giao thông; điều kiện khí hậu,
thời tiết bất lợi; luồng lạch thay đổi...). Vì vậy, Luật giao thông quy định rõ quy tắc
giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông (như
phía đi và phần đường, tránh vượt, tốc độ, chuyển hướng xe chạy và lùi xe...).

+ Các quy tắc giao thông luôn là nhiệm vụ cơ bản và là nội dung quan trọng
trong hệ thống Luật giao thông của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy nó càng được quy
định hợp lý, chặt chẽ bao nhiêu thì càng có tác dụng tổ chức hoạt động giao thông
nhanh chóng, an toàn và thuận tiện, hạn chế được TNGT bấy nhiêu. Chính vì vậy,
ngay từ khi xuất hiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động giao thông và
đảm bảo TTATGT đầu tiên ở nước ta cho đến khi Luật Giao thông được ban hành,
các quy tắc giao thông luôn được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nghiên
cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý TTATGT đường bộ trong từng
giai đoạn phát triển.
+ Như vậy, quy tắc giao thông là nhóm các nguyên tắc mà Luật giao thông quy
định về cách thức xử sự của các đối tượng khi tham gia giao thông và trong một số
trường hợp cụ thể của hoạt động giao thông như tránh, vượt, đỗ, dừng, quay đầu,
chuyển hướng hoặc khi qua các nơi giao nhau...nhằm đảm bảo an toàn cho người,
phương tiện, hàng hoá và hoạt động giao thông được an toàn, thông suốt.
6


- Các điều kiện đảm bảo an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện và
người tham gia giao thông:
+ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao
thông và hành lang an toàn đường bộ.
Hoạt động giao thông vận tải có được duy trì và phát triển hay không, trước tiên
phải phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là điều kiện tiên quyết cho an toàn
giao thông, lưu lượng giao thông và năng lực vận tải. Mặt khác, để đảm bảo hoạt động
giao thông được an toàn, thông suốt, tránh được tai nạn xảy ra, thì với mỗi loại kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật nhất
định.
Chính vì vậy, việc quy định kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực giao thông
đường bộ với các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể; trách nhiệm của UBND các cấp, cơ

quan, tổ chức và công dân trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quy định các
hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, hình thức và mức độ xử lý luôn được xác
định là một nội dung rất quan trọng mà Luật giao thông đường bộ quy định và điều
chỉnh.
+ Người tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường
bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
được hiểu là người lái, điều khiển, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
(ô tô, máy kéo, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự
kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật); người điều khiển, sử dụng phương tiện giao
thông thô sơ trên đường bộ (xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương
tự); người điều khiển xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ (xe máy
thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp);

7


Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ được hiểu là người chăn dắt
trâu, bò, ngựa, lừa đi từng con hoặc theo đàn trên đường bộ.
Luật giao thông còn xác định rõ đối tượng điều chỉnh đối với người tham gia
giao thông và xem đó là yếu tố cơ bản nhất cấu thành hoạt động giao thông. Các quy
định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo TTATGT khi tham gia giao thông đối với từng
loại người cụ thể (người đi bộ, người già yếu; người chăn dắt, cưìi súc vật…); đặc biệt
người điều khiển phương tiện giao thông (thô sơ, cơ giới và các thiết bị chuyên dùng)
với các điều kiện bắt buộc về tiêu chuẩn sức khỏe, giấy phép lái xe (với loại xe yêu
cầu phải có) không những nhằm xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người tham gia
giao thông mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý (cả về hành chính, dân sự và hình
sự) đối với các hành vi vi phạm Luật giao thông, gây thiệt hại cho xã hội.
+ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ

giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng có
tham gia giao thông đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe có động cơ như xe ô tô, máy
kéo, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ
giới dùng cho người tàn tật;
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng
sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự;
Xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ như xe máy (xúc, ủi,...), xe
máy nông nghiệp (máy cày, cấy, xe công nông...), xe máy lâm nghiệp (xe chở gỗ
chuyên dùng...) khi chạy trên đường bộ.
Phương tiện giao thông đảm nhận vai trò vận tải hành khách, hàng hóa trong
hoạt động giao thông. Sự tồn tại, phát triển của phương tiện giao thông là yêu cầu, đòi
hỏi khách quan của việc nâng cao năng lực vận tải phục vụ đời sống xã hội. Tuy
nhiên, chính phương tiện giao thông cũng là tác nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất
TTATGT (ùn tắc giao thông, TNGT, ô nhiễm môi trường…). Do vậy, Luật giao
thông ban hành những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng này về điều kiện
8


tham gia giao thông, tiêu chuẩn ATKT&BVMT, các quy định khác có liên quan nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do phương tiện giao thông mang lại, góp phần đảm
bảo an toàn giao thông.
- Hoạt động vận tải đường bộ:
Trong xã hội, vận tải nói chung là chức năng vận chuyển hàng hoá và hành
khách nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, cho tiêu dùng và sự đi lại
của con người. Thiếu hoạt động này thì quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá giữa
các khu vực, vùng miền và sự đi lại của mọi người sẽ gặp khó khăn. Giao thông vận
tải nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, nối liền các khu vực sản xuất với
khu vực tiêu dùng, nối liền giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi, biên
giới và hải đảo…Nó được xem là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, có liên quan

trực tiếp đến sự phát triển của các ngành và giao lưu giữa các miền đất nước; thực
hiện chức năng giao lưu liên vận quốc tế.
Giao thông vận tải là cửa mở, là đòn xeo đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế
xã hội, thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá phát triển, phân bố lực lượng
sản xuất trên toàn lãnh thổ của một quốc gia, là cầu nối để mở rộng giao lưu quốc tế,
trước hết là các nước láng giềng và trong khu vực. Trên thực tế, phát triển giao thông
vận tải từ trước tới nay với mọi quốc gia đều được xác định là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của một nước.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động vận tải được an toàn, thông suốt, hạn chế đến mức
thấp nhất tai nạn xảy ra, Luật giao thông quy định các nội dung về kinh doanh vận
chuyển hàng hoá, hành khách; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; hàng nguy
hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị v.v.
- Quản lý Nhà nước về Giao thông đường bộ:
Hoạt động giao thông vận tải luôn chứa đựng những nguy cơ gây ùn tắc giao
thông, TNGT và ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo giao thông vận tải luôn được thông
suốt, trật tự và an toàn và phát triển bền vững, nhà nước phải ban hành các quy định
về quản lý TTATGT với những nội dung cơ bản như ban hành và tổ chức thực hiện
9


các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông;
quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông; quản lý hoạt động
vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu hộ, cứu nạn; tổ chức nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ về giao thông; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật…
Bên cạnh đó, Luật giao thông còn quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về
giao thông của Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, UBND các cấp với những nội
dung cụ thể. Trên cơ sở quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao
thông, Luật giao thông nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng chủ yếu
như BGTVT, BCA, Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ
của mình có trách nhiệm tổ chức tiến hành các biện pháp quản lý TTATGT, góp phần

đảm bảo an toàn giao thông.
c. Đối tượng áp dụng
Luật GTĐB quy định:“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến
giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như
vậy đối tượng áp dụng của Luật GTĐB là người tham gia giao thông đường bộ,
phương tiện tham gia giao thông đường bộ và các công trình giao thông đường bộ.
Luật GTĐB áp dụng đối với người tham gia giao thông đường bộ không phân
biệt lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, địa vị xã hội...kể cả người nước ngoài tham
gia hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt nam. Tuy nhiên, đối với những
cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt
nam là công dân của nước mà Việt nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế có quy
định khác Luật GTĐB thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ
- Ngày 29/6/2001 tại kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá X, Luật GTĐB ở nước ta (lần đầu tiên)
được thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002 (Gồm 9 chương và 77 điều). Đến
năm 2008, luật GTĐB sữa đổi đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, thay thế luật GTĐB 2001.
10


- Luật GTĐB bao gồm 8 chương, 89 điều. Trong số 89 điều, Luật chỉ có 03 điều của Luật
2001 được giữ nguyên (chiếm 3,37%); có 68 điều bổ sung, sửa đổi (chiếm 76,40%) và 18 điều mới
(chiếm 20,23%). Nội dung của Luật GTĐB 2008 đề cập những nội dung chính sau:
+ Những qui định chung gồm 8 điều (từ điều 1 đến điều 8):
Nội dung này quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ
ngữ; nguyên tắc hoạt động, chính sách phát triển, quy hoạch giao thông vận tải đường
bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi
bị nghiêm cấm.
Ngay điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” đã nói rõ: “Luật này quy định về quy tắc giao
thông đường bộ; Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Phương tiện tham gia giao

thông đường bộ; Người tham gia giao thông đường bộ; Hoạt động vận tải đường bộ”.
Như vậy, so với Luật năm 2001, có thay đổi lớn. Luật năm 2008 quy định toàn diện
tất cả các lĩnh vực hoạt động của giao thông đường bộ: an toàn giao thông đường bộ,
quản lý vận tải, đầu tư, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; Quy
định rõ và bổ sung một số nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ cho phù
hợp với phạm vi điều chỉnh toàn diện hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
Bổ sung một số điều mới quy định về giải thích từ ngữ. Theo đó, nhiều từ ngữ
mới được giải thích tại Điều 3, đặc biệt khái niệm “đất của đường bộ” có sự thay đổi
về cơ bản.Với diễn biến phức tạp của việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ,
trước yêu cầu bảo vệ an toàn cho công trình đường bộ, tham khảo quy định của Luật
đường bộ Trung Quốc, Luật giao thông đường bộ đã quy định đất của đường bộ
không chỉ là “phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng” như quy định tại
Luật năm 2001, mà còn thêm “phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo
vệ công trình đường bộ”, như vậy đã mở rộng hơn so với quy định của Luật năm
2001. Bên cạnh đó, một số khái niệm cũng có những điểm mới cần chú ý như khái
niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được bổ sung đối tượng là “rơ moóc
hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo” và “xe máy điện”, khái niệm
11


“phương tiện giao thông thô sơ đường bộ ” được bổ sung đối tượng là “xe đạp máy”
và “xe lăn dùng cho người khuyết tật”. Việc bổ sung như vậy để kịp thời xây dựng
hành lang pháp lý cho những loại hình phương tiện giao thông chưa được điều chỉnh
rõ ràng trong hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ.
Bổ sung một điều mới (Điều 6) về quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đường bộ, với các quy định mang tính nguyên tắc trong việc xác định loại hình, mục
tiêu, căn cứ, trình tự lập quy hoạch, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước liên quan trong công tác này.
Đối với các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8), với mục tiêu tăng cường bảo đảm
an toàn giao thông, Luật Giao thông đường bộ cũng có quy định chặt chẽ hơn đối

với hành vi sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) của người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông, cụ thể: nghiêm cấm người “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy
chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, còn đối với
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở
không được “vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở ”.
Như vậy, với những đối tượng điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên
đường, do mức độ nguy hiểm cao hơn nên Luật quy định nghiêm cấm sử dụng đồ
uống có cồn (rượu, bia...); đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường,
tuy Luật không cấm nhưng quy định nồng độ cồn thấp hơn so với quy định của Luật
năm 2001 và là mức 35 nước trên thế giới áp dụng.
Riêng đối với ma túy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ ràng là
cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy. Điều này phải
hiểu là người điều khiển phương tiện có thể không sử dụng ma túy trong khi tham gia
giao thông nhưng trong người có chất ma túy cũng bị phạt. Về điểm này, Luật Giao
thông đường bộ năm 2001 trước đây quy định chưa rõ ràng cấm người lái xe sử dụng
chất ma túy.

12


+ Hệ thống các qui tắc giao thông đường bộ gồm 30 điều (từ điều 9 đến điều 38):
Phần này quy định về quy tắc giao thông đường bộ (gồm hệ thống báo hiệu
đường bộ; chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe; sử
dụng làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe,
đỗ xe trên đường bộ, đường phố; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ;
trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; quyền ưu tiên của một số loại xe; qua
phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; đi trên đoạn đường bộ
giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt; giao thông
trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của
đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ-moóc; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô,

xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia
giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ và các hoạt động khác trên đường
bộ; sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và
điều khiển giao thông, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn
giao thông).
So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ có bổ sung một số quy định
về quy tắc giao thông đường bộ như: đèn tín hiệu giao thông, dừng xe, đỗ xe trên
đường, xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông, quyền ưu tiên của một số xe, quy
tắc đi qua đảo giao thông, người đi bộ, các hoạt động văn hóa - thể thao, diễu hành
trên đường bộ, trách nhiệm tổ chức giao thông, một số quy định về độ tuổi của trẻ em
được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi
(Luật năm 2001 không quy định độ tuổi cụ thể).
Phân cấp tốc độ chạy xe, tải trọng đường, Luật Giao thông đường bộ 2001
quy định Bộ Giao thông Vận tải quy định tốc độ chung cho tất cả các tuyến đường thì
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có sự “phân cấp” trong công tác này. Bộ Giao
thông Vận tải sẽ chỉ lắp đặt biển báo tốc độ ở quốc lộ, địa phương quy định tốc độ ở
các tuyến đường do địa phương quản lý. Tương tự, đối với việc công bố tải trọng, khổ
13


giới hạn của đường bộ, các địa phương sẽ thực hiện công tác này đối với đường bộ do
địa phương quản lý.
Điểm đáng chú ý trong Chương này là ngoài quy định người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có
cài quai đúng quy cách, Luật giao thông đường bộ còn bổ sung quy định bắt buộc đội
mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy. Luật GTĐB năm
2001 giao việc này cho Chính phủ quy định.
+ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm 14 điều (từ điều 39 đến điều 52):
Phần này quy định về phân loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn
kỹ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi

đất dành cho đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công
trình đường bộ; công trình báo hiệu đường bộ; đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; quản lý,
bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ; xây dựng đoạn
đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm
dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ bổ sung quy định cụ thể việc
phân loại đường bộ, đồng thời quy định rõ thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ
thống đường bộ của Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) và của Uỷ ban nhân dân
(đối với đường địa phương); bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc việc đặt
tên, số hiệu đường bộ. Quy định cụ thể hơn việc sử dụng đất nằm trong phạm vi đất
dành cho đường bộ.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định một điều rất mới so với luật cũ:
quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.Theo đó, quỹ đất dành cho kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác lập tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ. UBND cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất này. Tỷ lệ đất dành cho
14


giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16%-26% tùy loại đô
thị. Quỹ đất cụ thể cho từng loại đô thị sẽ do Chính phủ quy định.
Về vấn đề bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình
đường bộ, Luật giao thông đường bộ bổ sung quy định về công tác thẩm định về an
toàn giao thông đối với công trình đường bộ, việc xây dựng công trình đường bộ phải
bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người đi bộ, người
khuyết tật, quy định cụ thể việc đấu nối, việc xây dựng đường gom để bảo đảm an
toàn giao thông cho hệ thống quốc lộ. Quy định chặt chẽ đối với việc sử dụng, quản lý
công trình báo hiệu đường bộ.
Luật giao thông đường bộ cũng bổ sung những quy định mang tính nguyên tắc

đối với việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bổ sung
quy định ràng buộc trách nhiệm của đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang
khai thác phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị thi công trên
đường bộ trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá
trình thi công.
Đối với công tác quản lý, bảo trì đường bộ, Luật đã làm rõ khái niệm bảo trì
đường bộ, quy định cụ thể hơn về nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ, đặc
biệt là việc hình thành Quỹ bảo trì đường bộ (từ nguồn ngân sách nhà nước, các
nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác) để quản lý, bảo trì
hệ thống quốc lộ và đường địa phương nhằm mục đích bảo đảm kinh phí, nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tạo cơ sở pháp lý để huy động các nguồn
lực cho việc bảo trì hệ thống đường bộ, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, xây
dựng mới hệ thống đường bộ. Quy định này được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh
nghiệm của 55 nước trên thế giới có Quỹ bảo trì đường bộ hoặc Quỹ phát triển đường
bộ.

15


Luật GTĐB 2008 cũng tham khảo Luật đường bộ của một số nước trong khu
vực, đưa bổ sung vào Luật một số quy định mới. Đặc biệt Dự thảo lần đầu nói rõ:
“Nguồn tài chính đảm bảo cho quản lý bảo trì đường bộ từ Quỹ bảo trì đường bộ”.
+ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm 5 điều (từ điều 53 đến điều 57)
Phần này quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại
phương tiện (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng); cấp, thu hồi đăng ký và biển
số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Chương này được sửa đổi một số nội dung cho phù hợp
với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, để phù hợp với các cam kết của

Việt Nam khi gia nhập WTO và một số Hiệp định Việt Nam đã ký kết (Hiệp định
GMS giữa VN với Lào, Thái Lan và Campuchia) cho phép xe tay lái bên phải của
một số nước vào Việt Nam, đồng thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phát
triển du lịch, Luật giao thông đường bộ cũng bổ sung quy định về việc cho phép xe ô
tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao
thông tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Trong Nghị định của Chính phủ sẽ
quy định chi tiết các trường hợp cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước
được vào Việt Nam. Luật năm 2001 không giao thẩm quyền này cho Chính phủ nên
cơ quan có thẩm quyền cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước được vào
Việt Nam là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vì vậy thủ tục xin phép phải mất nhiều thời
gian. Với quy định mới giao quyền cho Chính phủ sẽ tạo sự linh hoạt, thuận lợi hơn
trong tiến hành các thủ tục để cho phép xe ô tô có tay lái bên phải (chủ yếu là xe du
lịch) của các nước được vào Việt Nam, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã
hội, cải cách thủ tục hành chính .
Luật GTĐB năm 2008 cũng sửa đổi một số từ ngữ cho phù hợp với Luật Tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bổ sung, mở rộng quy định về niên hạn xe, không chỉ đối

16


với xe ôtô kinh doanh vận tải, mà đối với tất cả các loại xe cơ giới khác để bảo đảm
ATGT.
Nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quản lý các loại xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng, nâng cao vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành, Luật giao thông đường
bộ cũng giao thẩm quyền quy định và tổ chức việc thu hồi đăng ký, biển số các loại xe
cơ giới cho Bộ Công an, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao
thông vận tải, bảo đảm nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó thu hồi.
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm 6 điều (từ điều 58
đến điều 63):
Phần này quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép

lái xe; tuổi và sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái
xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều
kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ đã bổ sung quy định về
các loại giấy tờ mà người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang
theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể: Người lái xe phải mang
Đăng ký xe, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô), Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với người điều
khiển xe ô tô), Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo Đăng ký xe, Chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển
xe máy chuyên dùng, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường. Quy định này nhằm tăng cường kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của người
tham gia giao thông, bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc.
Đối với quy định về người lái xe, Luật giao thông đường bộ đã bổ sung, sửa đổi
quy định về giấy phép lái xe, tuổi của người lái xe ô tô, trách nhiệm của cơ quan quản
lý Nhà nước ban hành quy định về điều kiện sức khoẻ và đào tạo người lái xe. Nâng
17


hạng GPLX rơmoóc, đầu kéo sơmi rơmoóc lên hạng FC nhằm đảm bảo ATGT xuất
phát từ yêu cầu thực tế. Theo đó, quy định nâng độ tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô
chở người từ 10-30 chỗ ngồi tăng từ 21 tuổi (theo Luật năm 2001) lên là 24 tuổi, tuổi
tối thiểu của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi tăng từ 25 tuổi (theo Luật
năm 2001) lên là 27 tuổi và quy định nâng hạng giấy phép lái xe đối với người lái xe
tải kéo sơ mi rơ mooc, nâng từ giấy phép lái xe hạng C (21 tuổi) lên giấy phép lái xe
hạng FC (24 tuổi).
+ Vận tải đường bộ, gồm 20 điều (từ điều 64 đến điều 83):
So với Luật năm 2001, Luật Giao thông đường bộ đã phân biệt, làm rõ hoạt động
vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, do đó chia phần này thành 2

mục:
Mục 1. Hoạt động vận tải đường bộ quy định về hoạt động vận tải đường bộ;
thời gian làm việc của người lái xe ôtô; kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; vận tải hành khách bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ
của người kinh doanh vận tải hành khách; trách nhiệm của người lái xe và nhân viên
phục vụ trên ô tô vận tải hành khách; quyền và nghĩa vụ của hành khách; vận tải hàng
hóa bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa, người
thuê vận tải hàng hoá, người nhận hàng; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận
chuyển động vật sống; vận chuyển hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong
đô thị; vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự; vận tải đa phương thức. So với Luật
GTĐB 2001, Luật 2008 đã sửa đổi, bổ sung phần Vận tải đường bộ trên cơ sở Nghị
định 110 về Kinh doanh vận tải ôtô và tham khảo các Luật chuyên ngành khác về
GTVT, bổ sung thêm một số quy định mới để tăng cường công tác quản lý, đặc biệt
với ôtô chở khách, đáp ứng yêu cầu thực tế, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ nhu
cầu phát triển của kinh tế quốc dân.

18


Mục 2. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ; tổ chức và hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Quy định như
vậy tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hai loại hình dịch vụ này.
+ Quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ, gồm 4 điều (từ điều 84 đến điều 89):
Phần này quy định nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; trách
nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ; tuần tra, kiểm
soát của cảnh sát giao thông đường bộ, các điều khoản thi hành.
So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ bổ sung một số nội dung
quản lý nhà nước về vận tải đường bộ như việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ
hỗ trợ vận tải, tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ đồng thời phân định rõ trách

nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ của các cơ quan quản lý nhà nước
liên quan.
Điểm đáng chú ý trong nội dung này của Luật GTĐB 2008 là tăng quyền cho lực
lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông:
Luật giao thông đường bộ cũng quy định bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn
của thanh tra đường bộ để nâng cao vai trò, hiệu quả của lực lượng thanh tra, kịp thời
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật như“được phép dừng phương tiện giao
thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ
công trình giao thông”, “ phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong
việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các
điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; bến xe, bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra
tải trọng xe và tại cơ sở kinh doanh vận tải”... So với Luật năm 2001, Luật giao thông
đường bộ đã bỏ khái niệm “giao thông tĩnh” vì khái niệm này không bao quát hết
được phạm vi hoạt động của thanh tra đường bộ (ví dụ còn hoạt động thanh tra việc
chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải), Luật giao
thông đường bộ quy định theo hướngliệt kê cụ thể để làm rõ phạm vi hoạt động của
thanh tra đường bộ.
19


Với cảnh sát giao thông đường bộ, nếu như trước kia chỉ tập trung xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham
gia giao thông thì Luật Giao thông đường bộ mới năm 2008 giao thêm trách nhiệm:
phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy
định về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Ngoài ra, trong nội dung này còn quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát
khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm
soát trật tự an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết theo quy định của
Chính phủ. Quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tế, khi tình hình an toàn giao
thông diễn biến phức tạp, lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng, yêu cầu bảo đảm

giao thông thông suốt, an toàn đòi hỏi ngày càng cao, việc huy động các lực lượng
khác tham gia hỗ trợ cảnh sát giao thông là cần thiết.
Với quan điểm đổi mới trong việc xây dựng luật, so với Luật năm 2001, Luật
giao thông đường bộ đã bỏ Chương Khen thưởng, xử lý vi phạm, đồng thời bỏ một số
điều đã được quy định cụ thể tại các Luật khác như quy định về quyền và nghĩa vụ
của đối tượng thanh tra (đã được quy định tại Luật thanh tra), quyền khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện (đã được quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo).
1.2. Tổ chức bộ máy đảm bảo an toàn giao thông quốc gia
1.2.1. Bộ Giao thông vận tải
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải được Chính phủ quy
định tại Nghị định 51/2008/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2008. Theo đó,
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Giao thông vận tải bao gồm:
- Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ và các quy định về quản lý
khai thác, sử dụng, bảo đảm an toàn và tuổi thọ công trình; tổ chức, hướng dẫn việc
lắp đặt đủ các báo hiệu đường bộ; quản lý chất lượng công trình, định kỳ kiểm tra và
thông báo kịp thời về tình trạng an toàn kỹ thuật của công trình đường bộ; tổ chức
thẩm định về an toàn giao thông đối với các công trình đường bộ từ khi lập dự án,
20


thiết kế, thi công và trong quá trình khai thác; thực hiện các biện pháp kỹ thuật đặc
biệt bảo đảm an toàn giao thông tại những vị trí nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn hoặc ùn
tắc giao thông; chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông trong mùa mưa, lũ.
- Quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ; tổ chức việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới.
- Tổ chức việc đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật xe máy chuyên dùng có tham
gia giao thông đường bộ.
- Quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Quy định chương trình đào tạo, điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ
sở đào tạo lái xe.
- Quy định tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức việc sát hạch và cấp,
đổi giấy phép lái xe.
- Quy định về tổ chức, quản lý vận tải khách, vận tải hàng bằng đường bộ; quy
định về tiêu chuẩn, tổ chức hoạt động của bến xe ô tô khách.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo và kiểm
tra hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ trong cả nước.
- Phối hợp với Bộ Công an theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao
thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn
chế tai nạn giao thông hoặc ùn tắc giao thông.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt
quan trọng về kinh tế - xã hội, về an ninh quốc phòng.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn pháp luật về giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể việc đổi giấy phép lái xe khi
giấy phép lái xe bị đánh dấu số lần vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
21


1.2.2. Bộ Công an
Bộ Công an giao nhiệm vụ quản lý TTATGT đường bộ cho Cục CSGT đường
bộ - đường sắt. Theo quyết định số 588/QĐ-BCA ban hành ngày 23 tháng 02 năm
2010 của Bộ Công an thì chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Cục CSGT đường bộ đường sắt gồm có:
- Quy định và tổ chức đăng ký, cấp biển số, thu hồi đăng ký, biển số các loại
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trừ các loại xe của quân đội sử dụng vào
mục đích quốc phòng và xe máy chuyên dùng; quy định và tổ chức kiểm định xe ô tô,
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý phương tiện, người lái xe thuộc
ngành công an.

Cử cán bộ cảnh sát giao thông là sát hạch viên tham gia các hội đồng sát hạch để
cấp giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải.
- Hướng dẫn việc chỉ huy điều khiển giao thông trên đường bộ; tổ chức, chỉ đạo
công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người và phương tiện tham gia
giao thông.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc đánh dấu số
lần vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe của người điều
khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Tổ chức điều tra, xử lý tai nạn giao thông; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao
thông; đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động và tăng cường lực lượng
cảnh sát làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thường xuyên
giáo dục lực lượng cảnh sát giao thông nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và trình độ
nghiệp vụ; khen thưởng kịp thời đi đôi với xử lý nghiêm khắc những cán bộ, chiến sĩ có
hành vi tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.
- Tham gia thẩm định về an toàn giao thông đối với công trình đường bộ trước
khi đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật.
22


- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn pháp luật về giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ.
- Tổ chức bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, về
an ninh quốc gia.
1.2.3. Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức
năng chỉ đạo và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương
thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các

giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ủy ban ATGT quốc gia được quy định tại Quyết
định số 57/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18 tháng 10 năm
2011. Theo đó, chức năng nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban ATGT quốc gia gồm:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các kế hoạch tổ chức thực hiện
các chiến lược, đề án quốc gia, các giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông để phát huy tính hiệu quả, đồng bộ trong công tác bảo đảm trật tự
an toàn giao thông. Hướng dẫn, các Bộ, ngành và các địa phương phối hợp thực hiện
sau khi được phê duyệt.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp giữa các
Bộ, ngành và các địa phương để giải quyết: các vấn đề đột xuất, phức tạp liên quan
đến tình hình trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước cần tập trung xử lý.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương
thực hiện các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định, văn bản, ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông
hoặc các biện pháp liên ngành đã được phê duyệt.
- Định hướng và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm
trật tự an toàn giao thông để các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực
hiện.
23


×