Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Trắc nghiệm Công pháp Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.49 KB, 27 trang )

Trắc nghiệm Công pháp Quốc tế
Câu hỏi 1

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy phạm mệnh lệnh.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Nguyên tắc cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống luật quốc tế
Câu hỏi 2

Thỏa thuận là cách thức duy nhất để xây dựng luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: các chủ thể luật quốc tế bình đẳng với nhau
Câu hỏi 3

Điều ước quốc tế luôn có giá trị ưu tiên áp dụng hơn so với tập quán quốc tế
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước và tập quán có giá trị pháp lý ngang nhau nên về nguyên tắc, áp dụng loại nguồn nào do các bên
thỏa thuận
Câu hỏi 4

Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định của luật quốc tế với luật quốc gia sẽ áp dụng các
quy định của luật quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Theo nguyên tắc pacta sunt servanda, sẽ ưu tiên áp dụng luật quốc tế .


Câu hỏi 5

Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đây là 2 loại nguồn cơ bản đều chứa đựng nguyên tắc, quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý ngang nhau

1


Câu hỏi 6

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguồn của luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm luật quốc tế
Câu hỏi 7

Luật quốc gia là cơ sở hình thành nên các quy định của luật quốc tế trong một số trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Từ sự tham gia của các quốc gia vào quá trình xây dựng luật quốc tế, luật quốc gia là cơ sở hình thành nên
luật quốc tế
Câu hỏi

8


Quy phạm tùy nghi không có giá trị pháp lý ràng buộc.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quy phạm tùy nghi vẫn trực tiếp chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế nên có giá trị pháp lý rang
buộc
Câu hỏi 9

Nguồn bổ trợ có thể được áp dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế trong một số trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Nguyên tắc pháp luật chung có thể được cơ quan tài phán áp dụng khi không có điều ước và tập quán
Câu hỏi 10

Điều ước quốc tế có thể được hình thành từ phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Khi các chủ thể không phải là các bên trong vụ tranh chấp thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của nội dung
phán quyết với mình và ghi nhận trong một văn kiện có giá trị pháp lý rang buộc thì điều ước được hình thành
từ phán quyết của các cơ quan tài phán

2


Câu hỏi 11

Tập quán quốc tế có thể hình thành từ điều ước quốc tế.
a. Đúng

b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Tập quán hình thành từ điều ước trên cơ sở các quốc gia không phải thành viên của điều ước áp dụng các
quy định của điều ước với tính chất là tập quán quốc tế
Câu hỏi 12

Để một tập quán quốc tế được hình thành, đòi hỏi phải được sự thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc
đối với quy tắc xử sự có liên quan của tất cả các chủ thể luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tập quán hình thành từ điều ước trên cơ sở các quốc gia không phải thành viên của điều ước áp dụng các
quy định của điều ước với tính chất là tập quán quốc tế
Câu hỏi 13

Chỉ có điều ước quốc tế và tập quán quốc tế mới có giá trị pháp lý ràng buộc.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Chỉ có điều ước và tập quán mới chứa đựng nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế nên có giá trị pháp lý
ràng buộc
Câu hỏi 14

Mọi hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đều vi phạm luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dung vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Câu hỏi 15


Các tuyên bố chính trị mặc dù không có giá trị pháp lý ràng buộc nhưng có thể là cơ sở hình thành nên
các điều ước quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: khi các chủ thể xây dựng những thỏa thuận pháp lý trên cơ sở nội dung các tuyên bố chính trị

3


Câu hỏi 16

Tất cả các nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ đều là nguồn bổ trợ của luật quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: . Chỉ những nghị quyết mang tính khuyến nghị mới là nguồn bổ trợ.
Câu hỏi 17

Tập quán quốc tế có thể hình thành từ hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Khi hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia được áp dụng lặp đi lặp lại trong quan hệ quốc tề và được
thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc với cách xử sự được lăp đi lặp lại đó thì tập quán được hình thành
Câu hỏi 18

Chỉ có điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là nguồn của luật quốc tế.
a. Sai
b. Đúng

Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước và tập quán là nguồn cơ bản. Ngoài ra còn có nguồn bổ trợ
Câu hỏi 19

Luật quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn luật quốc gia.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Luật quốc tế, luật quốc gia có giá trị pháp lý ngang nhau.
Câu hỏi 20

Quốc gia có quyền bảo lưu điều ước quốc tế trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quốc gia không được bảo lưu điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước cấm bảo lưu; tuyên bố bảo lưu
không phù hợp với đối tượng, mục đích của điều ước hoặc tuyên bố bảo lưu không thuộc các trường hợp
được phép bảo lưu theo quy định của điều ước.
Câu hỏi 21

4


Mọi hình thức ký đều làm phát sinh hiệu lực của điều ước.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Ký tắt không làm phát sinh hiệu lực của điều ước, hai hình thức còn lại chỉ phát sinh hiệu lực trong các
trường hợp nhất định.
Câu hỏi 22


Bản chất của ký tắt chỉ nhằm xác nhận nội dung của văn bản điều ước.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Bản chất của ký tắt chỉ nhằm xác nhận nội dung của văn bản điều ước.
Câu hỏi 23

Trong mọi trường hợp, văn bản điều ước chỉ được thông qua khi được sự đồng ý của tất cả các bên
tham gia soạn thảo.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Việc thông qua điều ước theo nguyên tắc nào sẽ do các bên thỏa thuận
Câu hỏi 24

Điều ước quốc tế được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện cho quốc gia sẽ không phát
sinh hiệu lực trong mọi trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đây là trường hợp điều ước vô hiệu tương đối. Điều ước vẫn có thể có hiệu lực nếu các bên chấp nhận.
Câu hỏi 25

Mục đích của bảo lưu điều ước quốc tế nhằm thay đổi hiệu lực của điều ước quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Mục đích của bảo lưu điều ước quốc tế chỉ nhằm thay đổi hiệu lực của điều khoản được bảo lưu.
Câu hỏi 26


5


Mọi điều ước quốc tế chỉ phát sinh hiệu lực khi được cơ quan có thẩm quyền của các bên tiến hành
phê chuẩn/phê duyệt.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đối với điều ước không cần tiến hành phê chuẩn/phê duyệt sẽ có hiệu lực khi các bên ký đầy đủ.
Câu hỏi 27

Tuyên bố bảo lưu của quốc gia có thể đưa ra tại mọi thời điểm trong quá trình ký kết điều ước quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tuyên bố bảo lưu của quốc gia chỉ có thể đưa ra tại thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều
ước.
Câu hỏi 28

Tên gọi của điều ước quốc tế phản ánh giá trị pháp lý cao thấp của điều ước quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tên gọi của điều ước quốc tế do các bên thỏa thuận và không phản ánh giá trị pháp lý cao thấp của điều
ước quốc tế.
Câu hỏi 29

Điều ước quốc tế phải tồn tại bằng văn bản mới phát sinh hiệu lực trong mọi trường hợp.
a. Sai

b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước quốc tế tồn tại bằng lới nói vẫnphát sinh hiệu lực nếu nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế.
Câu hỏi 30

Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn/phê duyệt là cơ quan được các bên chỉ định trong điều ước quốc
tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn/phê duyệt là cơ quan do pháp luật quốc gia của các bên quy định.

6


Câu hỏi 31

Đối với điều ước quốc tế có quy định thủ tục phê chuẩn/phê duyệt, điều ước sẽ phát sinh hiệu lực
ngay khi được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phê chuẩn/phê duyệt.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đối với điều ước quốc tế song phương có quy định thủ tục phê chuẩn/phê duyệt, điều ước sẽ phát sinh
hiệu lực sau khi các bên trao đổi văn kiện phê chuẩn/ phê duyệt.
Câu hỏi 32

Do sự khác biệt giữa luật quốc tế với luật quốc gia, để thực hiện điều ước quốc tế, quốc gia phải
chuyển hóa các nội dung của điều ước vào pháp luật quốc gia trong mọi trường hợp.
a. Sai

b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Việc chuyển hóa hay không sẽ do pháp luật quốc gia quy định.
Câu hỏi 33

Điều ước được ký kết sau sẽ làm chấm dứt hiệu lực của điều ước trước về cùng một vấn đề trong mọi
trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước được ký kết sau sẽ làm chấm dứt hiệu lực của điều ước trước về cùng một vấn đề trong trường
hợp nội dung của chúng mâu thuẫn đến mức không thể thực hiện đồng thời.
Câu hỏi 34

Trong trường hợp một bên có hành vi vi phạm điều ước, bên còn lại có quyền viện dẫn sự vi phạm đó
để chấm dứt hiệu lực của điều ước.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trong trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều ước, bên còn lại mới có quyền viện dẫn
sự vi phạm đó để chấm dứt hiệu lực của điều ước.
Câu hỏi 35

Các bên sẽ chỉ soạn thảo điều ước quốc tế sau khi đã tiến hành đàm phán.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai

7



Vì: Trong một số trường hợp, văn bản điều ước có thể do một bên soạn thảo trước rồi các bên sẽ đàm phán
trên cơ sở văn bản đó.
Câu hỏi 36

Thông qua văn bản điều ước là một trong những hành vi làm phát sinh hiệu lực của điều ước.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thông qua văn bản điều ước chỉ là hành vi nhằm xác nhận nội dung của điều ước mà các bên đã đồng ý.
Câu hỏi 37

Điều ước quốc tế chỉ phát sinh trong pham vi lãnh thổ các bên ký kết trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước quốc tế có thể phát sinh ngoài pham vi lãnh thổ các bên ký kết
Câu hỏi 38

Phần phụ lục của điều ước quốc tế có hiệu lực thấp hơn các phần khác trong điều ước.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Phần phụ lục của điều ước quốc tế có hiệu lực như các phần khác trong điều ước.
Câu hỏi 39

Quốc gia có quyền rút khỏi điều ước quốc tế trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai

Vì: Quốc gia không có quyền rút khỏi điều ước quốc tế trong trường hợp nhằm trốn tránh nghĩa vụ điều ước.
Câu hỏi 40

Quốc gia có quyền gia nhập tất cả các điều ước quốc tế theo nhu cầu của mình.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quốc gia không thể gia nhập điều ước quốc tế nếu điều ước không cho phép gia nhập.
Câu hỏi 41

8


Quốc gia có quyền viện dẫn sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh để chấm dứt hiệu lực của điều ước
trong mọi trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quốc gia không có quyền viện dẫn sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh để chấm dứt hiệu lực của điều ước
trong trường hợp sự thay đổi do hành vi vi phạm của một bên hoặc điều ước lien quan đến biên giới lãnh thổ.
Câu hỏi 42

Điều ước quốc tế chỉ phát sinh hiệu lực với các quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc với điều
ước.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực với các bên thứ ba nếu bên thứ ba chấp nhận quyền, nghĩa vụ
từ điều ước; điều ước tạo ra hoàn cảnh khách quan hoặc điều ước có điều khoản tối huệ quốc.
Câu hỏi 43


Trong thời gian bị tạm đình chỉ tư cách thành viên, quốc gia bị tạm đình chỉ không được hưởng các
quyền và ưu đãi của tổ chức quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Trong thời gian bị tạm đình chỉ tư cách thành viên, quốc gia bị tạm đình chỉ không được hưởng các quyền
và ưu đãi của tổ chức quốc tế
Câu hỏi 44

Chủ quyền là thuộc tính của mọi chủ thể luật quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Chủ quyền là thuộc tính của quốc gia, các chủ thể khác không có chủ quyền
Câu hỏi 45

Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai

9


Vì: Chủ quyền quốc gia là tương đối do chủ quyền của quốc gia này bị giới hạn bởi chủ quyền của quốc gia
khác.
Câu hỏi 46

Quyền năng chủ thể của tất cả các chủ thể luật quốc tế tương tự như nhau.

a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quyền năng chủ thể của quốc gia là đầy đủ nhất trong khi của tổ chức quốc tế là quy.ền năng hạn chế
Câu hỏi 47

Mức độ thiết lập quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận phụ thuộc vào hình thức công
nhận giữa các bên.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Khi công nhận de jure, các bên thiết lập quan hệ trên hầu hết các lĩnh vực; với công nhận de facto, các bên
thiết lập quan hệ trên một số lĩnh vực; công nhận ad học, hai bên chỉ thiết lập quan hệ khi giải quyết những vụ
việc cụ thể
Câu hỏi 48

Chủ quyền là một trong các yếu tố cấu thành quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý, không phải một trong các yếu tố cấu thành quốc gia
Câu hỏi 49

Trong một số trường hợp, công nhận quốc gia cũng đồng thời là công nhận chính phủ của quốc gia
mới được công nhận.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Trong trường hợp quốc gia mới hình thành từ kết quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Câu hỏi 50


Cá nhân có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế trong một số trường hợp.
a. Đúng
b. Sai

10


Câu hỏi 51

Công nhận là cơ sở làm phát sinh tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Công nhận không làm phát sinh tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia. Một thực thể khi thỏa mãn các
yếu tố cấu thành quốc gia sẽ được coi là quốc gia, không phụ thuộc vào việc có được công nhận hay không
Câu hỏi 52

Thực hiện hành vi công nhận là nghĩa vụ của quốc gia.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thực hiện hành vi công nhận là quyền của quốc gia, xuất phát từ lợi ích của quốc gia
Câu hỏi 53

Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở thành thành viên của các tổ chức chuyên
môn của Liên hợp quốc.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai

Vì: Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc nếu muốn trở thành thành viên của các tổ chức chuyên môn của
Liên hợp quốc phải gia nhập theo đúng các quy định về điều kiện và thủ tục của các tổ chức này
Câu hỏi 54

Quốc gia có quyền rút khỏi tổ chức quốc tế trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Việc rút khỏi tổ chức quốc tế phải tuân thủ các quy định về điều kiện, thủ tục và cả trường hợp không được
rút khỏi nếu ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức quốc tế.
Câu hỏi 55

Công nhận chính phủ là thừa nhận một chủ thể mới của luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Công nhận chính phủ là thừa nhận người đại diện hợp pháp cho quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế

11


Câu hỏi 56

Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO chỉ bao gồm các quốc gia.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO ngoài các quốc gia còn gồm Liên minh châu Âu và các
vùng lãnh thổ hải quan độc lập và Hồng Kong, Ma Cao và Đài Loan
Câu hỏi 57


Quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có sự khác biệt với nhau.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có sự khác biệt với nhau phụ thuộc vào nội
dung và phạm vi các quyền được các quốc gia khi thành lập trao cho
Câu hỏi 58

Các hình thức công nhận quốc tế chủ yếu khác nhau ở thái độ của bên công nhận đối với bên được
công nhận.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Công nhận de jure thể hiện sự tin tưởng của các bên đối với hầu hết các lĩnh vực, công nhận de facto thể
hiện sự thận trọng còn công nhận ad học là các bên không mong muốn thiết lập quan hệ nhưng vì có những
vấn đề chung nên phải tuyên bố công nhận để giải quyết vấn đề đó
Câu hỏi 59

Quốc gia kế thừa có quyền từ chối kế thừa mọi điều ước quốc tế mà quốc gia kế thừa để lại.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quốc gia kế thừa không có quyền từ chối kế thừa với điều ước quốc tế về biên mà quốc gia kế thừa để lại
Câu hỏi 60

Công nhận de jure chỉ được thực hiện thông qua hình thức công nhận minh thị.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai


12


Vì: Quốc gia có quyền sử dụng các phương pháp công nhận khác nhau phụ thuộc vào thực tiễn và quan hệ
giữa các bên
Câu hỏi 61

Tất cả các nghị quyết của Liên hợp quốc đều chỉ mang tính chất khuyến nghị.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Các nghị quyết của Hội đồng bảo an về giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế có giá trị pháp lý ràng buộc với
các quốc gia thành viên
Câu hỏi 62

Hoạt động xây dựng pháp luật của tổ chức quốc tế chỉ được thực hiện thông qua việc ký kết các điều
ước quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Hoạt động xây dựng pháp luật của tổ chức quốc tế có thể được thực hiện gián tiếp qua việc pháp điển hóa
hoặc bảo trợ các hội nghị xây dựng điều ước quốc tế
Câu hỏi 63

Tổ chức quốc tế chỉ được ký kết các điều ước quốc tế trong phạm vi chức năng của tổ chức đó.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tổ chức quốc tế có quyền được ký kết các điều ước nhằm phục vụ cho hoạt động của mình

Câu hỏi 64

Xuất phát từ những vai trò to lớn của Liên hợp quốc đối với sự ra đời của nhiều điều ước quốc tế quan
trọng, Liên hợp quốc được coi là cơ quan lập pháp trong luật quốc tế hiện đại.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Liên hợp quốc không phải là cơ quan lập pháp trong luật quốc tế hiện đại. Trong luật quốc tế, không có cơ
quan lập pháp do sự bình đẳng giữa các chủ thể
Câu hỏi 65

Việc kế thừa điều ước quốc tế của quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc “kế thừa chọn lọc”.
a. Đúng
b. Sai

13


Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Việc kế thừa điều ước quốc tế của quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc “kế thừa chọn lọc”, quốc gia
được từ khối không kế thừa các điều ước không phù hợp với bản chất của quốc gia
Câu hỏi 66

Quốc gia kế thừa sẽ kế thừa tài sản của quốc gia để lại kế thừa trong mọi trường hợp kế thừa.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trong trường hợp kế thừa do sự phân chia quốc gia, việc kế thừa động sản được tiến hành trên cơ sở thỏa
thuận giữa các bên
Câu hỏi 67


Vợ/chồng và con của viên chức ngoại giao đương nhiên được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ như
viên chức ngoại giao
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Vợ/chồng và con của viên chức ngoại giao được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức ngoại
giao nếu không phải là công dân nước sở tại và sống cùng hộ với viên chức ngoại giao
Câu hỏi 68

Viên chức ngoại giao có quyền từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Chỉ có nước cử mới có quyền từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Câu hỏi 69

Quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao sẽ chấm dứt tại thời điểm viên chức ngoại giao hết
nhiệm kỳ công tác
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao sẽ tồn tại đến khi viên chức ngoại giao rời khỏi lãnh thổ
nước sở tại.
Câu hỏi 70

Việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao luôn phải được sự đồng ý của nước nhận
đại diện.
a. Sai


14


b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chỉ được bổ nhiệm khi được nước sở tại chấp nhận
Câu hỏi 71

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao từ thời điểm được coi là bắt đầu
nhận nhiệm vụ tại nước sở tại.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao từ thời điểm được coi là đặt chân lên
lãnh thổ nước sở tại
Câu hỏi 72

Nhân viên hành chính – kỹ thuật được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ trong mọi trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Nhân viên hành chính – kỹ thuật được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ trong khi thi hành công vụ.
Câu hỏi 73

Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với thành viên gia đình viên chức ngoại giao sẽ chấm dứt từ thời điểm viên
chức ngoại giao từ trần.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với thành viên gia đình viên chức ngoại giao sẽ vẫn tồn tại đến khi thành viên

gia đình rời khỏi lãnh thổ nước sở tại.
Câu hỏi 74

Nhân viên hành chính- kỹ thuật được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ như viên chức ngoại giao.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Nhân viên hành chính- kỹ thuật chỉ được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ như trong khi thi hành công vụ
và mức độ không tuyệt đối như viên chức ngoại giao.
Câu hỏi 75

Quốc gia bắt buộc phải bổ nhiệm lãnh sự danh dự tại quốc gia khác.

15


a. Đúng
b. Sai

Đáp án đúng là: Sai
Vì: Lãnh sự danh dự là một chế định tùy nghi.
Câu hỏi 76

Thành viên trong gia đình lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ như lãnh sự
danh dự.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Thành viên trong gia đình lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ như lãnh sự danh
dự

Câu hỏi 77

Nhân viên hành chính kỹ thuật chỉ có thể là công dân của nước cử đại diện.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Nhân viên hành chính kỹ thuật không bắt buộc phải là công dân của nước cử.
Câu hỏi 78

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có thể không phải là công dân của nước cử đại diện
trong một số trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Nếu được nước sở tại chấp nhận, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có thể là công dân của
nước thứ ba hoặc công dân của nước sở tại.
Câu hỏi 79

Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế tương tự quyền ưu đãi miễn
trừ dành cho viên chức ngoại giao.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế tương tự quyền ưu đãi miễn trừ
dành cho viên chức ngoại giao.

16


Câu hỏi 80


Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia nhằm thực hiện chức năng
trên một khu vực lãnh thổ nhất định của quốc gia sở tại.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia nhằm thực hiện chức năng trên
toàn bộ lãnh thổ của quốc gia sở tại
Câu hỏi 81

Thời điểm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nước sở tại do pháp
luật quốc tế quy định.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thời điểm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nước sở tại do pháp luật
quốc gia quy định
Câu hỏi 82

Quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức lãnh sự tương tự như viên chức ngoại giao.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức lãnh sự chỉ có tính chất tương đối.
Câu hỏi 83

Lãnh sự danh dự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức lãnh sự
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai

Vì: Lãnh sự danh dự chỉ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức lãnh sự trong khi thi hành công
vụ.

Câu hỏi 84

Khi tuyên bố person non grata, nước sở tại có nghĩa vụ nêu rõ lý do.
a. Sai
b. Đúng

17


Câu hỏi 85

Viên chức lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Viên chức lãnh sự có thể bị xét xử hình sự trong trường hợp phạm trọng tội.
Câu hỏi 86

Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện cả chức năng của cơ quan lãnh sự trong một số trường
hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Trong trường hợp không có cơ quan lãnh sự, sẽ có một phòng lãnh sự trong cơ quan đại diện ngoại giao
thực hiện các chức năng của cơ quan lãnh sự..
Câu hỏi 87


Viên chức lãnh sự không thể bị xét xử trong mọi trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Viên chức lãnh sự có thể bị xét xử trong trường hợp phạm trọng tội.
Câu hỏi 88

Trong quan hệ ngoại giao, lãnh sự, luật quốc tế không cho phép quốc gia sở tại dành sự đối xử rộng
rãi cho một số quốc gia hơn các quốc gia khác đang có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với mình so với
các nội dung mà Công ước ghi nhận.
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi 89

Viên chức ngoại giao đang đi qua lãnh thổ hoặc tại lãnh thổ nước thứ ba cũng được hưởng đầy đủ các
quyền ưu đãi, miễn trừ như tại nước sở tại.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai

18


Vì: Viên chức ngoại giao đang đi qua lãnh thổ hoặc tại lãnh thổ nước thứ ba chỉ được hưởng đầy đủ các
quyền ưu đãi, miễn trừ để phục vụ cho việc đi qua
Câu hỏi 90

Công nhận chính phủ đặt ra đối với mọi chính phủ mới được thành lập của quốc gia.
a. Đúng

b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Công nhận chính phủ chỉ đặt ra đối với chính phủ mới được thành lập theo con đường không hợp hiến.
Câu hỏi 91

Biên giới quốc gia chỉ được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đối với biên giới quốc gia trên biển, trong trường hợp thông thường không chồng lấn, biên giới quốc gia
trên biển sẽ do quốc gia ven biên tự xác định.
Câu hỏi 92

Tàu thuyền nước ngoài ra vào nội thủy đều phải xin phép trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8, tàu thuyền nước ngoài trong trường hợp này được hưởng quyền qua lại
vô hại.
Câu hỏi 93

Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp là một bộ phận của lãnh thổ quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp là bộ phận nằm giữa các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và các vùng
biển thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế.
Câu hỏi 94

Chỉ có quốc gia ven biển mới được quyền khai thác cá tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.

a. Đúng
b. Sai

19


Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trong trường hợp tuyên bố có lượng cá thừa, quốc gia ven biển có nghĩa vụ cho các quốc gia khác khai
thác cá tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Câu hỏi 95

Vùng trời phía trên lãnh hải là vùng trời quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Vùng trời phía trên lãnh hải là vùng trời quốc gia.
Câu hỏi 96

Phán quyết của trọng tài quốc tế có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Phán quyết của trọng tài quốc tế có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp như trọng tài vượt quá thẩm
quyền hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Câu hỏi 97

Các bên chấm dứt quan hệ ngoại giao sẽ đương nhiên làm chấm dứt quan hệ lãnh sự.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai

Vì: Việc các bên chấm dứt quan hệ ngoại giao không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ lãnh sự.
Câu hỏi 98

Sự khác nhau giữa các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ 3 chủ yếu ở vai trò của bên
thứ 3 khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Trong các biện pháp giải quyết thông qua bên thứ ba, bên thứ ba sẽ có những vai trò khác nhau, tùy thuộc
vào chức năng của bên thứ ba là môi giới, trung gian hay hòa giải.
Câu hỏi 99

Tại vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do hàng
không, tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và tự do nghiên cứu khoa học biển.

20


a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tại vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia chỉ được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không,
tự do đặt dây cáp, ống dẫn.
Câu hỏi

100

Trách nhiệm pháp lý quốc tế chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
a. Đúng
b. Sai

Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan phát sinh khi thực hiện hành vi luật quốc tế không cấm
nhưng gây thiệt hại.
Câu hỏi

101

Vì không có cơ quan thi hành án nên phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế thực chất
không có hiệu lực bắt buộc.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế được đảm bảo thi hành trên cơ sở các nguyên tắc của
luật quốc tế.
Câu hỏi

102

Không đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với trách nhiệm pháp lý khách
quan.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Không đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với trách nhiệm pháp lý khách
quan nhằm đảm bảo bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi

103

Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia chỉ được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế.

a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia còn được xác định theo pháp luật quốc gia.

21


Câu hỏi 104

Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp là môt bộ phận của lãnh thổ quốc gia.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp nằm ngoài đường biên giới quốc gia trên biển nên không phải là một bộ phận
của lãnh thổ quốc gia.
Câu hỏi

105

Một số cơ quan tài phán quốc tế chấp nhận quyền tham gia tố tụng của tổ chức, cá nhân trong
một số trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Vì dụ Tòa luận biển quốc tế trong trường hợp tranh chấp lien quan đến quản lý, khai thác Vùng – di
sản chung của loài người
Câu hỏi

106


Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba vẫn đảm bảo được quyền định đoạt của các bên
tranh chấp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba do các bên tranh chấp quyết định, đồng
thời ý kiến của bên thứ ba chỉ có tính chất tham khảo với các bên tranh chấp.
Câu hỏi

107

Quyền tự do đặt dây cáp ống dẫn ngầm của các quốc gia khác tại thềm lục địa của quốc gia ven
biển bị hạn chế hơn so với vùng đặc quyền kinh tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Tại thềm lục địa, các quốc gia khác khi đặt dây cáp ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven
biển.
Câu hỏi

108

Toàn bộ phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển đều là
lãnh thổ quốc tế.
a. Đúng

22



b. Sai

Câu hỏi

109

Mọi tranh chấp diễn ra trong quan hệ quốc tế đều là tranh chấp quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Chỉ những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau mới là tranh chấp quốc tế
Câu hỏi 110

Quốc gia ven biển có thể kết hợp nhiều phương pháp xác định đường cơ sở khác nhau khi xác định
đường cơ sở của quốc gia mình.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Đúng
Vì: Quốc gia ven biển có thể kết hợp nhiều phương pháp xác định đường cơ sở khác nhau khi xác định đường
cơ sở của quốc gia mình tùy theo dạng địa hình bờ biển.
Câu hỏi 111

Các tranh chấp liên quan đến cách xác định, quy chế pháp lý các vùng biển bắt buộc phải giải quyết tại
Tòa luật biển quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán nào do các bên tranh chấp quyết định.
Câu hỏi 112


Trong mọi trường hợp, quốc gia có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế đều phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý quốc tế.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Quốc gia được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế khi thực hiện quyền tự vệ chính đáng, bất khả kháng và
có sự đồng ý của các chủ thể có liên quan.

23


Câu hỏi 113

Quyền đi qua không gây hại chỉ dành cho tàu thuyền khi đi qua lãnh hải.

a. Sai
b. Đúng
Câu hỏi 114

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền giải quyết đối với mọi tranh chấp quốc tế.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp quốc tế có khả năng ảnh
hưởng đến hòa bình, an ninh quốc tế.
Câu hỏi 115

Tính chất chủ quyền quốc gia là tương tự nhau đối với các bộ phận của lãnh thổ quốc gia.
a. Sai
b. Đúng

Đáp án đúng là: Sai
Vì: Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối, nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, lãnh hải
thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt.

Câu hỏi 116

Quốc gia ven biển không có thầm quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện
quyền đi qua không gậy hại.
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi

117

Quốc gia ven biển không có thẩm quyền tài phán hình sự trong trường hợp hành vi vi pham diễn
ra trên tàu khi tàu đang ở nội thủy trong mọi trường hợp.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án đúng là: Sai

24


Vì: Quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán hình sự trong trường hợp hành vi vi pham diễn ra trên tàu
khi tàu đang ở nội thủy nếu vi phạm do người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện; thuyền trưởng yêu cầu can
thiệp hoặc vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình an ninh của cảng.
Câu hỏi 118

Trong quá trình xác định biên giới quốc gia, quốc gia chỉ được sử dụng một kiểu biên giới, biên giới tự

nhiên hoặc biên giới nhân tạo.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trong quá trình xác định biên giới quốc gia, quốc gia có thể kết hợp nhiều kiểu biên giới tùy từng dạng địa
hình.

Câu hỏi 119

Quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao sẽ chấm dứt vào thời điểm bị nước sở tại tuyên bố
person non grata.

a. Đúng
b. Sai
Câu hỏi 120

Tổ chức quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của nhân viên tổ chức quốc tế
thực hiện trong mọi trường hợp.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì: Tổ chức quốc tế chỉ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của nhân viên tổ chức quốc tế
thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ.
Câu hỏi 121

Tòa án quốc tế có thẩm quyền đương nhiên.
a. Sai
b. Đúng
Đáp án đúng là: Sai
Vì:. Tòa án quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền khi tất cả các bên tranh chấp

chấp nhận thẩm quyền của tòa.
Câu hỏi 122

25


×