Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTEL VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN: MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY INTEL VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
PhD Nguyễn Văn Sơn
Danh sách thành viên nhóm:
1. Dương Thị Diễm Quỳnh 31171025097
2. Nguyễn Thị Vân Anh 31171024836
3. Bùi Phan Trúc Lam 31171021639
4. Phan Thị Minh Thư 31171022274
5. Trương Thị Thu Hà 31171022270
6. Nguyễn Như Ngọc 31171024706
7. Trần Thị Kim Thoa 31171021649
8. Lý Thiên Hương 31171020063
9. Hồ Tuấn Anh 31171023842
10. Đỗ Văn Thiệp 31161026178

HỒ CHÍ MINH - 2019
1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới hiện tại đang phát triển một cách vũ bão, nơi mà “không chỉ khi anh đứng lại
là kẻ khác, là đối thủ vượt mặt, mà chỉ cần anh chạy chậm lại đôi chút thôi là cũng đủ để họ không những


vượt mặt mà còn vượt xa anh là đằng khác” . Thành lập năm 1968 tại Mỹ, Tập đoàn Intel- “ông lớn trong
ngành công nghệ vi mạch” từ đó đến nay với doanh thu tăng trưởng đều đặn với một tốc độ chóng mặt,
cùng nhiều sản phẩm đạt kỷ lục về số lượng được bán ra so sánh với bất kì đối thủ nào trong nghành.
Mặc dù với một quá khứ lẫy lừng, nhưng tập đoàn có giá trị lên đến 250.01 tỷ USD (số liệu tháng
3/2019) này vẫn nhận thức được thị trường vi mạch ngày một trở nên cạnh tranh gay gắt, và luôn sẵn sàng
cho những thay đổi lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Phương châm "thích ứng hay là chếtt̉"
(adapt or die) của cựu Giám đốc điều hành Andy Grove - một trong 20 tỷ phú hàng đầu của lĩnh vực công
nghệ tin học và là nhà đồng sáng lập huyền thoại của Intel - tiếp tục được thực thi.
Cùng với sự thành công, nhất là khi đạt được những thành tựu vượt bậc, thì luôn đi kèm theo những
thử thách. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ và trước sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các dòng điện thoại thông minh và các thiết bị di động tương tự khác, lợi nhuận từ các sản phẩm
chủ chốt như các bộ xử lí vi mạch và hệ thống chip điện tử, không còn như trước. Điều này buộc Intel
phải tìm cách tái khẳng định bản thân một lần nữa để có thể tìm ra được chìa khóa của sự thành công.
Thực hiện theo chủ trương chiến lược kinh doanh toàn cầu được Intel theo đuổi, Intel Việt Nam
được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006. Đến nay, chi nhánh Intel Việt Nam đã đạt được một số
thành tựu đáng kể và đã có chỗ đứng trên bản đồ ngành công nghiệp vi mạch trên thế giới. Tuy nhiên,
không dừng lại ở đó, để đáp ứng được nhu cầu và nhịp phát triển nhanh chóng ngày nay, Intel Việt Nam
cần phải xây dựng các giải pháp chiến lược nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng
sản phẩm dịch vụ để luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành kinh doanh sản xuất linh kiện điện tử không chỉ
trong nước mà còn có thể tự hào là đơn vị chiến lược xuất sắc của tập đoàn Intel mẹ tại Mỹ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất hoàn thiện
chiến lược kinh doanh cho Intel Việt Nam” làm tiểu luận nghiên cứu khoa học cho môn học Quản trị
Chiến lược.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lí thuyết quản trị chiến lược áp dụng cho đơn vị kinh doanh ngành sản xuất linh kiện
điện tử, từ đó phân tích các căn cứ chiến lược và đề xuất chiến lược cho Intel Việt Nam.

3. Ý nghĩa nghiên cứu
-

Hệ thống hóa lí thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược

Phân tích các căn cứ chiến lược và hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh doanh sản xuất linh
kiện điện tử của Intel Việt Nam.
-

Đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử cho Intel Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CÔNG TY TNHH INTEL PRODUCTS VIỆT NAM
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh sản xuất hàng
linh kiện điện tử của Intel Việt Nam, trên cơ sở đó phân tích và đề xuất hoàn chiến lược kinh doanh cho
Intel Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp thống kê phân tích và phân tích tổng hợp để nghiên cứu quá trình và môi
trường kinh doanh, từ đó xây dựng các giải pháp định hướng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Intel
Việt Nam.

3


1. Khái quát tình hình phát triển của Intel Việt Nam.
1.1 Giới thiệu sơ lược, lịch sử hình thành của tập đoàn Intel.
Sơ lược về công ty
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) là một tập đoàn đa quốc gia và là công ty công nghệ của Mỹ
được thành lập vào ngày 18/07/1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ bởi hai nhà sáng lập Gordon
Moore (1929-) cùng Robert Noyce (1927-1990).

Intel chuyên cung cấp bộ xử lý cho các nhà sản xuất hệ thống máy
tính như Apple , Lenovo , HP và Dell. Intel cũng sản xuất chipset bo mạch chủ, bộ điều khiển giao diện
mạng và các thiết bị khác liên quan đến truyền thông và máy tính. Hơn thế, Intel phát minh ra “ranh giới
của công nghệ” để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho doanh nghiệp và xã hội và cho mọi người.
Khai thác khả năng của đám mây, tính phổ biến của Internet vạn vật, những tiến bộ mới nhất về bộ nhớ
và các giải pháp lập trình và lời hứa về khả năng kết nối 5G luôn luôn, Intel đang phá vỡ các ngành công
nghiệp và giải quyết các thách thức toàn cầu. Dẫn đầu về các chính sách và sự đa dạng, bao gồm: giáo dục
và tính bền vững.
Lịch sử hình thành
Lúc mới thành lập (năm 1968), Intel có tên là NM Electronics. Sau đó khoảng một năm, hai nhà sáng
lập quyết định mua lại bản quyền tên của một chuỗi hệ thống khách sạn Intelco và lấy tên công ty là Intel.
Khi mới bước chân vào thị trường, Intel đã nổi bật nhờ ra mắt nhiều loại chip khác biệt.
Năm 1970, Intel tung ra thiết bị bán dẫn 1103 là con chip đầu tiên lưu trữ một lượng thông tin đáng để,
được mua lại bởi công ty công nghệ Mỹ Honeywell Incorporated và trở thành thiết bị bán dẫn bán chạy
nhất thế giới. Không lâu sau đó, Intel tiếp tục ra mắt bộ vi xử lý đơn chiếc đầu tiên 4004 tạo nên tiếng
vang lớn trong thị trường thiết bị điện tử thời bấy giờ.
Năm 1972, Intel tham gia vào thị trường đồng hồ số đang phát triển bằng cách mua Microma. Nhưng
Intel không có hiểu biết thực sự về người tiêu dùng và đã bán công ty sản xuất đồng hồ vào năm 1978 với
mức lỗ 15 triệu USD.
Năm 1974, Intel kiểm soát 82,9% thị trường chip DRAM, nhưng, với sự gia tăng của các công ty bán
dẫn nước ngoài, thị phần của công ty đã giảm xuống còn 1,3% vào năm 1984. Tuy nhiên, vào thời điểm
đó, Intel đã chuyển từ chip nhớ và tập trung vào kinh doanh bộ vi xử lý: năm 1972 nó đã sản xuất 8008
đến hai năm sau đó tiếp tục ra mắt 8080 xử lí nhanh gấp 10 lần so với 8008.
Năm 1981, cùng với sự kết hợp của nhà sản xuất máy tính Mỹ International Business
Machines (IBM), Microsoft đã cung cấp hệ điều hành Windows và chip Intel, máy Wintel và đã chiếm
lĩnh thị trường kể từ khi thành lập.
Vào giữa những năm 1990, Intel đã mở rộng ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chip, bắt đầu thiết kế và xây
dựng bo mạch chủ có chứa tất cả các bộ phận thiết yếu của máy tính.

4



Năm 1993, Intel gặp phải rắc rối khi phải thu hồi sản phẩm Pentium với chi phí lên tới 475 triệu USD
vì sai sót trong công đoạn sản xuất. Sau đó hai năm, công ty đã bán hơn 10 triệu bo mạch chủ cho các nhà
sản xuất PC, khoảng 40% thị trường PC nói chung.
Từ năm 1999 - 2009, Intel cũng đã trả tiền cho công ty bán dẫn Advanced Micro
Devices (AMD) 1,25 tỷ USD để giải quyết tranh chấp pháp lý kéo dài hàng thập kỷ liên quan đến những
cáo buộc độc quyền.
Năm 2005, doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế
giới. Đến năm 2018, Intel đạt doanh thu tại mức 70,84 tỷ USD, xếp hạng 46 trong danh sách Fortune 500
của các công ty lớn nhất của Mỹ.
1.2 Giới thiệu các dự án đầu tư của Intel vào Việt Nam.
Trong hơn 10 năm kể từ khi Intel vào Việt Nam, rất nhiều dự án được Intel đầu tư lớn và triển khai
thành công. Intel đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam tại trung ương và địa phương, cũng như các đối tác
trong và ngoài nước triển khai thành công nhiều dự án nhằm tăng cường ứng dụng Công Nghệ Thông Tin
trong mọi tầng lớp xã hội, góp phần xây dựng ngành Công nghệ thông tin trong nước vững mạnh với các
kế hoạch đầu tư vào hạ tầng cơ sở và cải cách giáo dục.
Năm 2006, Intel xây dựng nhà máy với tổng đầu tư hơn 1 tỷ USD và tới năm 2010, nhà máy chính
thức đi vào hoạt động. Nhà máy lắp ráp, thử nghiệm các linh kiện bán dẫn và mở rộng dây chuyền sản
xuất CPU vào năm 2014 với dự kiến sẽ sản xuất 80% CPU phục vụ cho thị trường thế giới ngay tại Việt
Nam.
Tiếp nối thỏa thuận đầu tiên năm 2008, Công ty Intel Việt Nam và Hệ thống siêu thị điện máy
Nguyễn Kim tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chiến lược. Tại TP.HCM ngày 11/8/2011, Công ty Intel Việt Nam
và Công ty Nguyễn Kim chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, đối tác chiến lược nhằm đẩy mạnh bán lẻ
máy tính.
Năm 2009, tập đoàn Intel và công ty điện tử Hà nội (Hanel) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo
đó Hanel chính thức trở thành nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của Intel tại Việt Nam. Đây là
một bước tiến quan trọng của Intel và Hanel nhằm thúc đẩy sự phát triển của máy tính thương hiệu Việt ở
Việt Nam cũng như trong khu vực.
Trong tháng 5/2012, Intel Việt Nam và VNPT Thanh Hoá triển khai chương trình bán máy tính có tích hợp

phần mềm ứng dụng trong Giáo dục và Doanh nghiệp nhằm đưa CNTT ứng dụng sâu rộng trong đời sống
của nhân dân toàn tỉnh.
Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip bán dẫn (Assembly and Test Manufacturing) tại
Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) được khởi công từ năm 2007 với mức đầu tư khởi điểm 300 triệu
USD. Tính đến năm 2017, dự án có giá trị đầu từ hơn 1 tỷ USD. Với diện tích sản xuất rộng 46.000 mét
vuông, trở thành nhà máy lớn nhất trong số các nhà máy kiểm định và lắp ráp của Intel trên toàn cầu. Năm
2010, những sản phẩm Intel gắn mác “Made in Vietnam” được xuất xưởng tại IPV.
Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ, Intel còn là một nhà tư vấn tin cậy cho
Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu dài hạn về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông,
nâng cao trình độ về công nghệ số, và ứng dụng công nghệ.
5


1.3 Đánh giá hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của Intel Việt Nam thời gian qua.
Tại Việt Nam, Intel đang có hai công ty khác nhau là công ty TNHH IPV (Intel Products Vietnam)
đặt tại Khu công nghệ cao Quận 9, Tp.HCM (chuyên lắp ráp và sản xuất chipset) thành lập năm 2006 và
công ty TNHH Intel Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh).
Đối với ngành công nghệ cao Việt Nam, Intel giống như người đi khai phá. Trước năm 2006, Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu gạo, cá tôm, nông sản, hàng dệt may, giày dép gia công với hàm lượng công nghệ
thấp và thâm dụng lao động. Intel vào Việt Nam khơi nguồn cảm hứng cho giới đầu tư quốc tế, mở đường
cho Việt Nam thu hút những dự án công nghệ cao khác.
Trong hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, IPV (Intel Product Vietnam) có những tác động đáng kể
lên nền kinh tế Việt Nam cũng như sự tăng trưởng mạnh. Trong năm 2015, xuất khẩu của IPV đạt 3,45 tỷ
USD, chiếm 12,4% xuất khẩu của TPHCM. Ấn tượng hơn nữa, giá trị gia tăng đóng góp vào GDP Việt
Nam của IPV năm 2015 là hơn 100 triệu USD, cao hơn 3,2 triệu USD của một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đóng góp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Intel Việt Nam năm 2016 cũng có nhiều sự thay đổi về tái cấu trúc nhân sự của Intel với
mục đích tăng tốc độ chuyển hóa Intel từ một công ty chuyên sản xuất chíp xử lý thành một công ty cung
cấp sức mạnh cho điện toán đám mây và hàng tỷ thiết bị điện toán thông minh được kết nối. Theo đó, Intel
Việt Nam cắt giảm một lượng nhân sự đáng kể. Tuy nhiên, đối với công ty IPV vẫn tiếp tục hoạt động

bình thường.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Intel tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua có mức tăng trưởng
bình quân cao. Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng công nghệ thế giới, Intel ngày càng phải
chuyển mình, đa dạng hóa sản phẩm như các loại chíp cho thiết bị di động, thiết bị thông minh có thể
mang được (wearables), thiết bị IoT,…phần nào đó bù đắp cho tình trạng có phần sụt giảm của thị trường
PC.

6


2. Chiến lược kinh doanh của Intel
2.1 Môi trường kinh doanh toàn cầu của ngành sản xuất mạch vi xử lí và cơ hội tại thị trường Việt
Nam
2.1.1 Môi trường kinh doanh toàn cầu của ngành sản xuất mạch vi xử lí:
Hiện nay thế giới đang bước sang giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, hội nhập sâu và rộng.Vì vậy,
song song với sự vươn lên của toàn cầu hóa đó là công nghệ chế tạo phát triển vượt bậc. Trong đó, ngành
sản xuất mạch vi xử lý hay Công nghiệp vi mạch bán dẫn (CNVM) đã trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Một con chip nhỏ xíu nhưng là một hệ thống vi mạch cực kỳ phức
tạp, việc thiết kế và chế tạo là tổng hợp nhiều khoa học và công nghệ khác nhau. Xu hướng phát triển các
sản phẩm của ngành CNVM dựa trên tiêu chí đơn giản: nhỏ, nhanh và rẻ hơn. Nhờ xu hướng phát triển
này nên CNVM đã phát triển song hành với rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có doanh thu trên toàn cầu
luôn tăng trong những năm qua.
Hình 1:Doanh thu hằng năm của ngành công nghệ vi mạch trên thế giới từ 1987 đến 2019 (tỷ USD)

Sản phẩm từ CNVM được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, nhất là lĩnh vực điện tử, truyền thông,
các ngành công nghiệp,… đặc biệt là trong các thiết bị di động, máy tính, ô tô,... Đóng góp nhiều vào phát
triển doanh thu CNVM là ứng dụng trong các lĩnh vực như xử lý dữ liệu, truyền thông, điện tử tiêu dùng.
Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (tablet) cũng là nhân tố quan trọng thúc
đẩy thị trường sản xuất mạch vi xử lý.
7



Năm 2013, dẫn đầu thị trường bán dẫn toàn cầu là Intel, kế đến là Samsung và Qualcomn.
SamSung và Intel cũng là hai công ty dẫn đầu trong việc dành nguồn vốn cho vi mạch bán dẫn trong
những năm qua và tiếp tục trong những năm sau . Tuy nhiên , tăng nguồn vốn cho vi mạch bán dẫn
mạnh nhất là SanDisk, được dự báo sẽ tăng đến 86%, nguyên nhân được cho là vì nhu cầu mở rộng sản
xuất bộ nhớ tiên tiến 3D NAND flash cùng với đối tác Toshiba.
Tại thị trường Việt Nam, ngành vi mạch xử lí ra đời với việc chế tạo thành công chip vi xử lý 8 bit
RISC SigmaK3 của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Khu công nghệ
phần mềm, Đại học Quốc gia Tp.HCM. Kỳ vọng chương trình vi mạch sẽ tiến xa hơn vẫn còn đó. Song,
đáng lo là những chuyên gia đầy tâm huyết, tuy vẫn còn hoạt động trong ngành, nhưng gần như tắt lửa.
Theo các doanh nghiệp trong ngành, thị trường thiết bị bán dẫn thế giới hiện nay đang tiếp tục tăng
trưởng và đang phát triển mạnh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó đáng chú ý là những thị
trường mới nổi như Việt Nam.
CNVM phát triển mạnh trong những năm qua và là ngành công nghiệp chủ lực của nhiều nước.
Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục trong những năm tới dù CNVM đã dần phát
triển mở rộng sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc. Thị trường vật liệu bán dẫn rất phát triển tại
các thị trường châu Á gồm Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc, chiếm xấp xỉ 70% toàn cầu.
Theo khảo sát của KPMG từ các chuyên gia trong ngành sản xuất mạch vi xử lý, CNVM sẽ tiếp tục
có vai trò chủ lực tại Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan . Trong đó, động lực để tăng doanh thu cho CNVM sẽ từ
ứng dụng của các công nghệ di động không dây, công nghiệp, máy tính, năng lượng thay thế.

Hình 2: Đánh giá vai trò của CNVM đối với một số nước

8


Vào tháng 5/2015, Intel - tập đoàn sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới này đang chuyển hoạt
động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ cơ sở ở Kulim, bang Kedah của Malaysia, sang Việt Nam và
Trung Quốc. Cơ sở sản xuất của Intel ở Kulim đã tinh giản khoảng 600 công nhân tham gia sản xuất các

sản phẩm bo mạch chủ và bộ vi xử lý cho máy tính để bàn sang các cơ sở của tập đoàn này ở Thành phố
Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thành Đô (Trung Quốc), nơi có chi phí lao động rẻ hơn.
Qua đó có thể nhận thấy, Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là kết quả tổng hợp nhiều ngành khoa
học và công nghệ khác nhau, với việc sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến ở trình độ cao thì việc tạo ra
các loại sản phẩm chỉ ứng dụng trong những lĩnh vực đặc biệt với chi phí cao. Vì vậy, các nhà sản xuất tìm
cách chuyển dịch sản xuất sang phương Đông, nơi có chi phí nhân công rẻ hơn và thị trường hấp dẫn, để
đảm bảo giảm mạnh chi phí sản xuất, thu được lợi nhuận cao hơn. Riêng về việc Intel đầu tư sang Việt
Nam do nhìn thấy lợi thế nhân công giá rẻ và đây cũng là cửa ngõ trung chuyển trong khu vực.
Việc Intel chuyển hướng sản xuất sang phương Đông hay Châu Á một phần sẽ phân tán và làm giảm
bớt chi phí cao do sử dụng công nghệ cao, một phần sẽ giúp Intel khai thác lợi thế so sánh, nâng cao lợi
thế cạnh tranh tại nơi đây, có cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu của Intel tại thị trường tiềm
năng phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
2.1.2 Cơ hội của Intel tại thị trường Việt Nam
Intel có khả năng sẽ vẫn là một trong những công ty điện tử hàng đầu cho một thời gian khi họ tiếp tục
phát triển bộ vi xử lý hiệu quả hơn và tiến một cách nhanh chóng vào các lĩnh vực công nghệ khác. Intel là
một tập đoàn đa quốc gia vì vậy có rất nhiều công ty con tại nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trên
thế giới. Việt Nam đã và đang trải qua một quá trình chuyển đổi toàn diện từ một nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang một nền kinh tế định hướng thị trường và mở cửa. Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước
có mức thu nhập tương đối vào năm 2020.
Từ sau khi gia nhập WTO, để đáp ứng các nghĩa vụ thành viên của WTO, Việt Nam đã sửa đổi lại gần
như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại và đầu tư của mình cũng như các quy định hướng dẫn.
Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ vào thị trường Việt Nam sẽ được lợi
từ một khung pháp lý được cải thiện và hàng rào thương mại thấp hơn. Môi trường đầu tư tại Việt Nam
hứa hẹn được cải thiện tốt và chính sách của Việt Nam sẽ minh bạch hơn sau khi Việt Nam gia nhập
WTO… Điều đó đã thực sự hấp dẫn đối với Intel.
Cuối tháng 10/2010, Intel Việt Nam chính thức được khánh thành. Khi đi vào sản xuất cho đến hết
năm 2010, nhà máy đã xuất khẩu 6 triệu sản phẩm, trị giá 120 triệu USD. Công suất tối đa của nhà máy
khoảng 820 triệu sản phẩm. Intel Việt Nam cho biết nhà máy sản xuất chip tại Khu Công nghệ cao
TP.HCM sẽ sản xuất cả bộ vi xử lý dành cho các thiết bị di động.

Công nghệ thông tin Việt Nam đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh
doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số; đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia. Chính phủ Việt
Nam đang có những hành động thiết thực để Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ thông tin trong
năm 2020. Đó là việc ra sức kêu gọi và tạo điều kiên thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như Intel,
vào đầu tư tại Việt Nam.

9


Đánh giá hoạt động đầu tư của Intel vào Việt Nam : đến với Việt Nam từ năm 1997, Intel Việt Nam đã
giành được những thành tựu nhất định, bên cạnh đó nó cũng gặp một số trở ngại nhất định trong hoạt động
đầu tư vào Việt Nam:
-

Trong chất lượng nguồn nhân lực cũng như vấn đề về khác biệt văn hóa.

-

Thiếu nhân lực nghiêm trọng

-

Khác biệt trong cảm nhận các giá trị.

-

Khác biệt trong giao tiếp, đối thoại và hợp tác.Thách thức đối với Intel: làm việc nhóm hiệu quả là
một thách thức đối với các nhân viên Việt Nam khi các thành viên trong nhóm chưa có sự hiểu biết lẫn
nhau


-

Khác biệt trong thái độ đối với rủi ro, tinh thần sáng tạo. Thách thức đối với Intel: sáng tạo luôn là
động lực chính trong sự phát triển của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel.

Tuy nhiên, Intel cũng nhận được nhiều thuận lợi như :
- Chi phí nhân công rẻ. Mức lương hiện tại của thị trường lao động Việt Nam là một trong những yếu tố
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng rõ ràng, điều này là chưa đủ để các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư ổn định và lâu dài vào thị trường trong nước.
- Lượng khách hàng tiềm năng lớn.
- Vị trí địa lý thuận lợi cho quá trình lưu chuyển hàng hóa.
- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng thương mại, mở cửa giao thương với thế giới thì đã thu hút
rất nhiều nguồn vốn FDI từ nước ngoài, trong đó không thể thiếu Intel.
Do đó, có thể kết luận rằng việc Intel đầu tư vào Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.
* Trên thị trường thế giới :
Intel là một trong những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm thay đổi xã hội của chúng ta.
Ngày nay, chip có thể được tìm thấy ở mọi nơi, trong mọi sản phẩm như xe hơi, đồ chơi, điện thoại di
động và thậm chí trong những chiếc đồng hồ báo thức. Thật vậy, công nghệ điện toán đang được chúng ta
ứng dụng vào những hoạt động cơ bản hàng ngày nhiều hơn là NASA sử dụng khi lần đầu tiên đưa con
người lên mặt trăng.
Do kiến thức về khoa học kỹ thuật của con người ngày càng được nâng cao cộng với hiệu quả của
chiến lược tiếp thị, khách hàng ngày nay luôn đòi hỏi họ phải được biết bộ xử lý trong máy tính họ định
mua mang thương hiệu nào. Chiến dịch ‘Intel Inside®’ đã bắt đầu theo xu hướng này. Theo cuộc nghiên
cứu có tên Mercury, Intel chiếm thị phần 82,2% trong phân khúc bộ xử lý máy tính cá nhân.
10


Nhưng Intel không chỉ là một nhà chế tạo linh kiện, nó đang cung cấp những phương tiện để tạo ra
những công cụ giao tiếp mạnh hơn, đó là màn hình PC và những thiết bị không dây. Mục tiêu của nó là trở
thành nhà cung cấp hàng đầu cho công nghệ mạng. Intel có sáu phân đoạn hoạt động riêng biệt với ít nhất

một đối thủ cạnh tranh trong mỗi phân khúc.
Trong phân khúc doanh thu và hoạt động của máy tính cá nhân, các đối thủ đáng kể nhất của Intel là
hãng sản xuất bộ vi xử lý máy tính cá nhân Advanced Micro Devices; Công ty đa quốc gia của IBM; và bộ
xử lý đồ hoạ và nhà sản xuất hệ thống trên một chip, Nvidia.
Trong chipset DEG, bo mạch chủ và phân khúc khác, Advanced Micro Devices (AMD) là đối thủ đáng
gờm nhất của Intel. Đối thủ cạnh tranh này, trước đây được đề cập là đối thủ trong phân khúc thị trường
máy tính cá nhân, cạnh tranh với Intel tại một số thị trường trọng điểm.
Năm 2017 là một năm tương đối sôi động của thị trường CPU trên thế giới, với việc AMD tung ra
dòng chip Ryzen cùng với tham vọng trở lại trong cuộc đua thị phần với Intel. Với con bài Ryzen và
Threadripper, AMD đã khiến cho thị trường CPU toàn thế giới phải dậy sóng. Thậm chí, tại thị trường
Đức, theo thống kê của Newegg, doanh số của CPU AMD đã vượt mặt Intel vào hồi tháng 8/2017.
Một số đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị trường với Intel trong nhóm dịch vụ phần mềm, bao gồm
Symantec, nổi tiếng với các dịch vụ bảo mật và sao lưu. Một số công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới
cũng cạnh tranh với Intel trong thị trường này, bao gồm cả máy tính khổng lồ Hewlett-Packard, phần mềm
titan của Microsoft và có lẽ là công ty công nghệ cao nhất trên thế giới, Google (GOOG).
*Trên thị trường Việt Nam:
Intel đã không ngừng nỗ lực nhằm hỗ trợ phát triển nền công nghệ thông tin trong nước. Các nền tảng
và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hãng liên tục được phổ biến, giúp người sử dụng trong nước
được cập nhật và có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm công nghệ cùng lúc với các quốc gia khác trên toàn
thế giới.
Đến với Việt nam,Tập đoàn Intel đã gặp khá nhiều bất lợi trong chất lượng nguồn nhân lực cũng như
vấn đề về khác biệt văn hóa.Nhưng bên cạnh đó, nó cũng nhận được nhiều thuận lợi như thị trường hấp
dẫn, vị trí thuận lợi…Và để phát triển hơn nữa, Intel Việt nam đã có những chính sách phù hợp vừa tạo
tiền đề cho sự phát triển bền vững của mình vừa hỗ trợ ngành công nghệ thông tin Việt Nam vươn lên tầm
cao mới.Giúp chính phủ Việt Nam sớm đạt được mục tiêu đề ra.
Tại Việt Nam, AMD là một cái tên ít người biết đến. Nguyên nhân lớn nhất khiến cho Ryzen không
thành công tại thị trường Việt Nam đến từ chính Intel, khi mà ông lớn này đã thống trị thị trường CPU tại
nước ta trong một khoảng thời gian rất, rất dài. Vào cái thời kỳ mà máy vi tính bắt đầu phổ biến hơn ở trên
mảnh đất hình chữ S, những cỗ máy sử dụng bộ vi xử lý Intel Pentium 4 gần như trở thành "tiêu chuẩn"
đâu đâu cũng thấy: từ máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, hay những cỗ máy chơi game ở ngoài hàng

Net. Intel trở thành cái tên ăn vào tiềm thức của những người sử dụng máy tính lúc bấy giờ, và nếu có yêu
cầu bất cứ người sử dụng máy tính nào kể tên những hãng sản xuất CPU mà mình biết, Intel gần như chắc
chắn sẽ là cái tên đầu tiên hiện ra trong đầu.
Hình 3: Số lượng chip bán ra tại An Phát PC - là một nhà phân phối hết sức quen thuộc đối với
cộng đồng game thủ tại Hà Nội(2017)
11


Tại Hà Nội, Tập đoàn Intel đã tổ chức sự kiện Intel Retail Executive Conference (REC) 2018 để
thảo luận về các nội dung và giải pháp nhằm cải thiện hành trình mua sắm của người tiêu dùng. Sự kiện
quy tụ 78 đối tác bán lẻ đến từ các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có 3 nhà bán
lẻ công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay là FPT, Thế giới di động và Phong Vũ.
"Lý do chúng tôi chọn Việt Nam là rất rõ: một đất nước có dân số trẻ và năng động, hệ thống giáo
dục ngày càng được cải thiện, lực lượng lao động đông đảo và một chính phủ có quan điểm hiện đại", ông
Brian Krzanich - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách các cơ sở lắp ráp và kiểm định chíp bán dẫn
của Intel, cho biết.
Như vậy, Intel đang ngày càng phát triển và có những bước tiến mới khẳng định vị trí của mình khi
đầu tư tại thị trường tiềm năng như Việt Nam. Có thể khẳng định, Intel đầu tư lớn vào Việt Nam là hoàn
toàn phù hợp.

12


2.2 Chiến lược kinh doanh của Intel Việt Nam
2.2.1 Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển thị trường
Mục tiêu: mở rộng thị trường đến các khu vực mới (kể cả thị trường nước ngoài) cho sản phẩm, dịch vụ
hiện có.
Biện pháp: tăng năng lực sản xuất; mở rộng kênh phân phối; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương
mại.

Chiến lược kinh doanh toàn cầu (Global Strategy): Intel mở rộng sang thị trường Châu Á
Hơn 30 năm thành lập, có một thị trường toàn cầu rộng lớn, tập đoàn sản xuất bộ xử lý lớn nhất thế
giới này vẫn không ngừng đẩy mạnh mở rộng tác động ảnh hưởng thị trường của mình. Vào năm 2005,
Intel đã đưa ra những dự định về việc tập trung vào những thị trường đang phát triển.
Hỗ trợ tài chính: Ông Wiliam Siu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách hệ thống tập đoàn Intel,
Nhóm phụ trách các chương trình dành cho hệ thống đại lý (Channel Platfoms Group), cho biết: "Intel sẽ
mở rộng ra nhiều thành phố và quốc gia mới, mà hướng tập trung vào những khu vực đang phát triển".
“Intel có một cam kết lâu dài và toàn diện trong việc nâng cao tính sẵn sàng, khả năng tiếp cận và khả
năng thích ứng về giá của công nghệ tại các thị trường đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương. Cùng
với sự hỗ trợ của hệ thống đại lý Internet, Intel đang giúp các thị trường này đạt được tốc độ phát triển
kinh tế ổn định thông qua các chương trình nhằm xây dựng hạ tầng phương tiện thông tin liên lạc, tăng tỷ
lệ người sử dụng máy vi tính và nâng cao hiểu biết về máy tính cũng như khuyến khích phát triển các tài
năng trẻ” - ông Siu nói.
Sáng kiến toàn cầu của Intel đối với các thị trường đang phát triển bao gồm các chương trình về Chính
phủ điện tử, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, xây dựng các thành phố điện tử và làng điện tử; các
chương trình triển khai công nghệ không dây như WiMAX và các sáng kiến về giáo dục đào tạo của Intel
như chương trình “Dạy học cho tương lai”.
Hiện tại, tập đoàn này đã và đang hợp tác với các Chính phủ và đối tác đại lý ở một số quốc gia Châu
Á - Thái Bình Dương nhằm đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính, các sáng kiến cho doanh nghiệp và
người dân để có mua được máy tính.
Lý do Intel phải sử dụng “Chiến lược kinh doanh toàn cầu”:
Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm
chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. Họ theo đuổi chiến lược hạ thấp chi phí.
Sản xuất, marketing và các hoạt động R&D của công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào
một vài điều kiện thuận lợi. Các công ty toàn cầu sẽ không hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu của từng
bộ phận khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm và chiến lược marketing bởi vì chi phí cho việc cá biệt
hóa sản phẩm cao. Thay vì vậy, các công ty toàn cầu hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu
chuẩn hóa trên toàn cầu. vì vậy họ có thể thu hoạch được tối đa lợi ích từ quy mô. Họ cũng đồng thời
hướng đến việc sử dụng các lợi thế về chi phí để hỗ trợ cho việc công kích giá trên thị trường thế giới.
Chiến lược toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi mà các yêu

cầu địa phương là thấp nhất.
13


Thêm vào đó, những điều kiện này lại chiếm ưu thế trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng
công nghiệp. Thí dụ, các tiêu chuẩn toàn cầu đặt ra trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, theo đó, các
công ty như Intel, Texas Instrument và Motorola đều phải theo đuổi chiến lược toàn cầu. Điều đó cũng có
nghĩa các công ty con của Intel, cụ thể là công ty con Intel Việt Nam cũng phải theo đuổi chiến lược này.
Ngoài ra, việc Intel chọn Việt Nam để đầu tư cũng vì Việt Nam thỏa mãn điều kiện để “Chiến lược toàn
cầu” của Intel đạt hiểu quả cao nhất, đó là Việt Nam là một đất nước mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí
và các yêu cầu địa phương là thấp nhất. Vì vậy, việc Intel thực hiện phân tán sản xuất đến Việt Nam (nơi
có chi phí rẻ) để giảm giá thành sản phẩm bằng cách đóng cửa một số nhà máy trên thế giới và chuyển
thiết bị, máy móc về nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp, kiểm định sản phẩm là một quyết định hoàn toàn
đúng đắn.
Không chỉ vậy, từ góc nhìn của chiến lược phát triển thì việc Intel đầu tư vào Việt Nam cũng là
chiến lược phát triển thị trường, vì nhiệm vụ chiến lược của Intel Việt Nam là lắp ráp và kiểm định chipset
(là bán thành phẩm) để cung ứng cho việc sản xuất mạch vi xử lý trong hệ thống toàn cầu của Intel; và sẽ
tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường Việt Nam khi công nghiệp điện tử phát triển mạnh tại đây.
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Theo đánh giá của ông Wiliam Siu, Việt Nam, mà đặc biệt là TP.HCM, có tốc độ phát triển công
nghệ thông tin nhanh và mạnh. Ông dự báo, đến năm 2008 2009, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ
sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu Đông Nam Châu Á. Đây là cơ sở để Intel mạnh dạn đặt chương
trình phát triển tại Việt Nam, qua kênh phát triển hệ thống đại lý và lập nhà phân phối.

ông Wiliam Siu
Intel có thể chọn bất kỳ quốc gia nào để xây dựng nhà máy thử nghiệm và lắp ráp chip lớn nhất của
mình. Nhưng công ty bán dẫn lớn nhất thế giới đã quyết định đầu tư 1 tỷ đô la vào một đất nước mới tiếp
cận với công nghệ cao - Việt Nam.
Tỷ lệ nội địa hóa của nhà máy Việt Nam là không thực sự cao, chỉ có một số doanh nghiệp địa
phương đủ điều kiện làm nhà cung cấp thiết bị và phụ tùng, nhưng Intel luôn chào đón các nhà cung cấp

14


Việt Nam tham gia sản xuất vì nó sẽ tiết kiệm tiền và thời gian vì thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất chip
phải sửa chữa máy móc ở nước ngoài.
Ngày 29/10/2010, Tập đoàn Intel chính thức khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn
nhất trong mạng lưới sản xuất của Intel tại Việt Nam. Mục đích của việc đầu tư nhà máy ở Việt Nam là
nhằm giúp hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới nắm bắt các cơ hội tăng trưởng ở những quốc gia
châu Á mới nổi. Như đã công bố vào tháng 1-2006, Intel cam kết dự án đầu tư 300 triệu USD để xây dựng
cơ sở mới, bao gồm nhà máy kiểm định lắp ráp, tại Việt Nam. Đến tháng 11-2006, Intel công bố tăng quy
mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14.000 m2 lên 46.000 m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1
tỷ USD.
Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Đây là Nhà máy lắp
ráp và kiểm định có phòng sạch lớn nhất của Intel trên toàn cầu. Diện tích hơn 46.000 m² đủ lớn để chứa
gần sáu sân bóng đá chuẩn quốc tế. Nhà máy lớn thứ hai của Intel là nhà máy KM4 được đặt tại Kulim,
Malaysia, với diện tích chỉ ở mức 23.000 m². Khi toàn bộ nhà máy đi vào hoạt động, sẽ góp phần tăng gấp
đôi năng lực lắp ráp và kiểm định chipset của toàn tập đoàn. Các sản phẩm được sản xuất ra tại nhà máy
này sẽ được phân phối cho khách hàng của Intel trên toàn cầu, từ đó đem lại khoản thu đáng kể cho kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Quan trọng hơn cả, Intel Việt Nam sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm mới
trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam.

Nhà máy Intel tại Việt Nam
Intel đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 80% tại Việt Nam, nhưng chỉ có thể đạt được nếu các nhà cung
cấp địa phương tự cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ cao của nhà sản xuất chip. Năm 2010 chỉ
có ba công ty Việt Nam có thể cung cấp các bộ phận cho nhà máy Intel và con số này đã tăng lên 16 sau
bốn năm.
Intel đã nỗ lực liên tục cải thiện giáo dục và kỹ năng cho nhân viên và kỹ sư trên khắp Việt Nam.
Bên cạnh đó, Intel còn đầu tư rất lớn vào việc phát triển môi trường bền vững. Ví dụ, một hệ thống năng
lượng mặt trời của Intel Việt Nam đã cung cấp 30% năng lượng điện cho tòa nhà này. Ngoài ra, 100%
nước thải công nghiệp đã được xử lý để tưới cho cây.


15


Việt Nam hy vọng đầu tư của Intel sẽ giúp xây dựng niềm tin của nhà đầu tư và đưa đất nước vào
con đường của các cường quốc công nghệ cao khác như Ấn Độ.
Lắp ráp và kiểm định được coi là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất chip bán dẫn của
Intel. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất các sản phẩm silicon của Intel, trước khi những sản
phẩm này được sẵn sàng đưa đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhà máy tại Việt Nam đã bắt đầu
sản xuất những chipset di động mới nhất của Intel dùng cho máy tính xách tay và các thiết bị di động. Nhà
máy tại Việt Nam cũng có khả năng sẽ sản xuất những bộ vi xử lý trong tương lai.

Tăng năng lực sản xuất
Nhà máy tại Việt Nam được xây dựng theo triết lý Copy Exactly! (CE!)- chiến lược thiết lập dây
chuyền sản xuất của Intel trong đó các nhà máy của hãng trên toàn cầu sẽ có năng lực thiết kế và sản xuất
chip y hệt nhau. Như vậy, CPU được sản xuất tại nhà máy Việt Nam sẽ có chất lượng theo tiêu chuẩn của
Intel áp dụng trên mọi nhà máy của hãng xưa nay.
Năm 2014, Tập đoàn Intel đã quyết định đóng cửa một số nhà máy trên thế giới và chuyển thiết bị,
máy móc về nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp, kiểm định sản phẩm CPU Haswell. Đây là sản phẩm Intel
Core thế hệ thứ 4 dùng cho PC (máy tính cá nhân, gồm máy tính để bàn và laptop). Trước đó, nhà máy tại
SHTP có nhiệm vụ lắp ráp, kiểm định chipset di động dành cho máy tính xách tay và các thiết bị di động,
sau đó là sản phẩm Atom SoC (System on a Chip) vào cuối năm 2013.
Đến cuối năm 2016, nhà máy của Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã đạt sản lượng
600 triệu sản phẩm xuất xưởng. Đến thời điểm này, IPV đã lắp ráp, kiểm định được 26 dòng sản phẩm
khác nhau, trong đó có các dòng chip cho thiết bị đeo tay, máy bay không người lái...
Việc tăng năng suất tại nhà máy mới sẽ giúp Intel thêm tự tin về khả năng đáp ứng được nhu cầu
CPU 14 nm đang tăng cao trong khi vẫn có thể tập trung nghiên cứu tiến trình 10 nm. Tiến trình 14 nm++
của Intel đã trải qua rất nhiều tinh chỉnh và hiện tại là kiến trúc có hiệu năng cao nhất trong thế giới bán
dẫn. Dù TSMC đã công bố tiến trình 7 nm tương đương với tiến trình 10 nm của Intel nhưng vẫn chưa đủ
tiên tiến để cho phép các đế chip đạt được hiệu năng cao ở xung nhịp cao như những gì Intel làm được.

Hiện tại cả 2 đều đã đưa ra lộ trình năm 2019 cho các phiên bản chip 7nm và 10 nm. AMD cũng vừa tiết
lộ những vi xử lý đầu tiên sản xuất trên tiến trình 7 nm, cụ thể là dòng EPYC Rome với 64 nhân.
Theo đại diện của Intel Products Việt Nam (IPV), dự án của Tập đoàn Intel tại Khu công nghệ cao
TP.HCM (SHTP) đến nay đã đạt giá trị đầu tư 1,04 tỷ USD (vốn đầu tư cam kết của dự án này theo giấy
phép là 1 tỷ USD - PV).
Sau mấy năm hoạt động, sản phẩm làm ra tại nhà máy tại SHTP cũng ít có lỗi nhất. Dòng sản phẩm
mới được lắp ráp, kiểm định tại Việt Nam có thể chiếm tới 80% sản lượng CPU của Intel trên toàn cầu.
Xúc tiến thương mại
Tại TP.HCM ngày 11/08/2011, Công ty Intel Việt Nam và Công ty Nguyễn Kim chính thức ký kết thỏa
thuận hợp tác, đối tác chiến lược nhằm đẩy mạnh bán lẻ máy tính. Thoả thuận này là sự tiếp nối thành
công của thoả thuận hợp tác đối tác bán lẻ mà Intel và Nguyễn Kim đã ký kết vào năm 2008. Với mục tiêu
chung là góp phần gia tăng tốc độ phát triển của ngành tin học thông qua các hoạt động, chương trình, dự
16


án để đưa và phổ cập tin học đến đời sống cộng đồng, từ đó góp phần mang đến cho cộng đồng các cơ hội
tiếp cận thông tin, kiến thức thông qua máy tính, Intel Việt Nam và Nguyễn Kim đã đồng ý với các hoạt
động chung như sau:







Nguyễn Kim tham gia vào các chương trình và dự án phổ cập tin học của Intel Việt Nam
Hai bên cùng xây dựng kho ứng dụng trên nền dịch vụ AppUp (hiện hỗ trợ MeeGo, Windows)
Nguyễn Kim trưng bày sản phẩm, công nghệ Intel tại Hệ thống Nguyễn Kim và Thế giới số 24G
Intel Việt Nam và Nguyễn Kim cùng chia sẽ cơ hội quảng bá, truyền thông hình ảnh thương hiệu
Cùng xây dựng quỹ học bổng và hỗ trợ việc làm

Intel sẽ cung cấp tài liệu kỹ thuật về sản phẩm, các sản phẩm trưng bày và thử nghiệm, định kỳ tổ
chức các chương trình đào tạo cho nhân viên bán hàng của Nguyễn Kim và hỗ trợ dịch vụ sau bán
hàng tại Nguyễn Kim. Hai bên cũng sẽ cùng nhau nghiên cứu và phát triển các nhóm sản phẩm mới
tại Nguyễn Kim.

Chiến lược phát triển sản phẩm
Mục tiêu: phát triển sản phẩm mới (hoặc cải tiến) trên thị trường hiện tại.
Biện pháp: nghiên cứu kỹ chu kỳ sống của sản phẩm, tăng cường hoạt động R&D, hiện đại hóa sản xuất.
Intel bắt đầu sản xuất tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2010 với chipset cho máy tính xách tay và
thiết bị di động. Intel Việt Nam vào thời điểm đó đã bắt đầu đóng góp cho các hoạt động của Intel Corp
với việc sản xuất chipset sử dụng các công nghệ chipset mới nhất của Intel, được gọi là công nghệ liên kết
CBGA (Flip Chip Ball Grid Array) cho bộ xử lý di động. Với tầm nhìn của ra đời để tạo ra tương lai cho
Intel và Việt Nam, Intel Việt Nam hiện được coi là một mô hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, một nhà đầu tư khổng lồ có trách nhiệm cao đối với cộng đồng. Sau đó, nó đã ra mắt Atom SoC
(System on a Chip) vào cuối năm 2013.

17


Ngày 29/7/2014, bà Sherry Boger - Tổng giám đốc Công ty Intel Products Việt Nam nói: “80%
lượng chip dùng trong máy tính bán ra trên thế giới sẽ được sản xuất tại Nhà máy Intel Việt Nam, việc có
thêm dòng sản phẩm mới sẽ góp phần nâng cao năng lực lắp ráp và kiểm định của Intel trên toàn cầu. Sau
mấy năm hoạt động, sản phẩm làm ra tại nhà máy tại SHTP cũng ít có lỗi nhất”.
Do kết quả của những nỗ lực thành công trong việc thiết lập môi trường năng động cho ngành công
nghệ phát triển mạnh vào năm 2015, Intel đã bắt đầu bổ sung các sản phẩm phức tạp hơn vào danh mục
đầu tư của mình, bao gồm các bộ xử lý trung tâm và hệ thống trên chip.
Việc nhà máy Intel tại Việt Nam (VN) có thể sản xuất bộ vi xử lý Haswell CPU mới nhất của Intel
trên toàn thế giới là tin vui không chỉ đối với Intel mà cả VN. Như vậy, sau 8 năm triển khai đầu tư và 4
năm trực tiếp đi vào sản xuất, nhà máy này đã lần lượt tiếp nhận 3 sản phẩm công nghệ chủ lực của Tập
đoàn Intel toàn cầu gồm Chipset, Atom SoC (System on a Chip) và nay là CPU. Đây là bằng chứng khẳng

định khả năng lĩnh hội kiến thức mới, công nghệ mới của Intel mà nhân viên VN làm được. Quy trình sản
xuất sản phẩm này hoàn toàn diễn ra tại nhà máy VN từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là đóng gói sản
phẩm đưa đến người tiêu dùng. Đây là quy trình khép kín nối tiếp nhau sau khi Intel Việt Nam nhận wafer
(tấm silicon) từ các nhà máy Pháp về.

18


Đây là thế hệ CPU Intel thứ tư được sử dụng cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và điện thoại di
động.
Fahasa và Intel giới thiệu khu vực trải nghiệm Classbook 2
Sáng ngày 22/8, Intel Việt Nam đã phối hợp cùng NXB Giáo Dục (Fahasa) khai mạc chương trình
“Trải nghiệm Sách giáo khoa điện tử thế hệ mới, Classbook 2". Đây là cơ hội để học sinh, phụ huynh và
các thầy cô giáo khám phá những tiện ích của sách giáo khoa điện tử thế hệ mới, Classbook 2 được biết
đến là sản phẩm giáo dục có đặc tính: “Mang nhẹ nhàng - Học dễ dàng”
Với giao diện chính được trình bày như một giá sách, trung tâm của Classbook 2 là trọn bộ gần 300
cuốn sách giáo khoa điện tử mới nhất, được phân chia theo từng lớp từ 1 đến 12. Không chỉ đơn thuần là
bản số hóa của sách truyền thống, sách giáo khoa điện tử trên Classbook kết hợp vời những nội dung đa
phương tiện như âm thanh, hình ảnh chất lượng cao, các video clip minh họa hay các ứng dụng mô phỏng,
thí nghiệm ảo giúp cho kiến thức trong sách trở nên trực quan và sống động mà người dùng có thể dễ dàng
tương tác trong khi học. Ngoài sách giáo khoa, hiện tại đã có hơn 1.200 đầu sách giáo viên, sách bổ trợ và
sách tham khảo được phân phối trực tuyến với giá giảm tới 70% so với các sách giấy cùng tên; gần 200
ứng dụng học tập và giải trí mang tính giáo dục và đặc biệt là kho 5.000 bài giảng mẫu được xây dựng
trên PowerPoint được chọn lọc từ nguồn bài giảng trên mạng Violet của công ty Bạch Kim. Người dùng
có thể mua, tải về và cài đặt các nội dung hay ứng dụng này vào máy của mình một cách rất dễ dàng. Bên
cạnh đóng góp về công nghệ phần cứng, Intel cũng đưa vào Classbook các nội dung giáo dục bằng tiếng
Anh của chương trình Intel Education giành cho môn tiếng Anh và các môn khoa học.
Intel- VNPT Thanh Hóa
Theo dự kiến, năm 2012, Intel Việt Nam và VNPT Thanh Hoá sẽ hợp tác triển khai các chương
trình nhằm đưa CNTT ứng dụng sâu rộng trong đời sống của nhân dân toàn tỉnh. Trong đó, nhằm tăng tiện

ích cho khách hàng khi sử dụng máy tính, Intel Việt Nam và các đối tác sẽ đưa nhiều phần mềm ứng dụng
như: Phần mềm học tiếng Anh, Phần mềm học vi tính, Các video clip bài giảng trong lĩnh vực Toán, Lý,
Hoá… (ứng dụng trong Giáo dục), Phần mềm Kế toán, Phần mềm tính lương, Phần mềm xuất hoá đơn,
Khai thuế online… (ứng dụng trong Doanh nghiệp).
Intel Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ VNPT Thanh Hoá tổ chức 2 khoá học Đào tạo giảng viên nội
bộ và Đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng, bán máy tính cho đội ngũ nhân viên. Tăng cường hỗ trợ dụng
cụ, tủ quầy bán hàng kết hợp quảng bá thương hiệu cho VNPT Thanh Hoá. Đồng thời, phía Intel Việt Nam
cũng chia sẻ kinh nghiệm và thông tin một số sản phẩm, dịch vụ cũng như xu hướng sản phẩm, xu hướng
phát triển của Intel.
VECITA, Intel, VNPT "bắt tay" ra hệ thống quản lý bán hàng thông minh
Ngày 21/10/2015, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA) chính thức cho ra
mắt hệ thống quản lý bán hàng thông minh với thương hiệu Alepo®. Đây là sản phẩm hợp tác chiến lược
giữa VECITA và Tập đoàn Intel, cùng kết hợp với một số đối tác khác như VinaPhone, Bitdefender. Alepo
được định hướng là một giải pháp tổng thể giúp các cửa hàng phân phối bán lẻ triển khai các nghiệp vụ
quản lý và bán hàng trên các thiết bị thông minh.

19


Trước đây, nhà máy sử dụng phòng sạch loại 100 để sản xuất chip máy tính. Trong khi đó, phòng
sạch loại 10.000 được dùng để sản xuất các sản phẩm công nghệ hiện đại hơn, với kích thước nhỏ hơn để
chuẩn bị cho các sản phẩm IoT. Như vậy, với động thái mới, IPV sẽ cần thêm diện tích để xây dựng phòng
sạch loại 10.000.
Trước đó, để chuẩn bị cho xu hướng mới, IPV đã kết hợp với VNPT Technology để hình thành một
phòng lab nghiên cứu về IoT. Đây là phòng lab nghiên cứu về IoT hiện đại đầu tiên tại Việt Nam và trên
thế giới cũng chỉ có 5 - 6 phòng lab như vậy.
Theo tìm hiểu, động thái mới này của IPV nằm trong chiến lược của Intel toàn cầu trong lĩnh vực
Internet of Things (IoT), xu hướng mà nhiều thiết bị có thể kết nối Internet. Với chiến lược này, Tập đoàn
Intel cho thấy rõ tham vọng trở thành một công ty cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.
IoT sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực như công nghiệp sản xuất, bán lẻ, xe hơi, vận chuyển, dịch vụ chăm

sóc y tế, nhà ở... Với việc Intel là “người mở đường” cho xu hướng này, rất có thể sẽ có nhiều công ty
cung cấp thiết bị cho các lĩnh vực nói trên đến Việt Nam đầu tư trong thời gian tới. Tuy nhiên, để được
cung cấp thiết bị này, các công ty phải đáp ứng nhiều điều kiện, như yêu cầu về nguồn nhân lực chất
lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng khá quan trọng...
Chiến lược hội nhập hàng ngang
Năm 2008 tập đoàn Intel và công ty điện tử Hà nội (Hanel) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó
Hanel chính thức trở thành nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của Intel tại Việt Nam. Đây là một
bước tiến quan trọng của Intel và Hanel nhằm thúc đẩy sự phát triển của máy tính thương hiệu Việt ở Việt
Nam cũng như trong khu vực. Hợp tác chiến lược này cũng đồng thời khẳng định cam kết hiện nay của
Intel trong việc mở rộng khả năng hỗ trợ của mình tại thị trường Việt Nam.

20


Chiến lược hội nhập phía trước:
Mục tiêu: tăng cường kiểm soát các nhà phân phối để ổn định việc tiêu thụ sản phẩm (kể cả với thị trường,
ngành mới).
Biện pháp: đầu tư để nắm quyền sở hữu (quyền kiểm soát) các đơn vị phân phối.
Intel chỉ định nhà phân phối thứ ba tại Việt Nam
Ngày 15/5/2006, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần công nghệ Én Sa Yến Sa (ESYS)
Việt Nam đã công vố việc trở thành nhà phân phối chính thức thứ 3 các sản phẩm của Intel tại thị trường
Việt Nam.

ESYS Việt Nam thuộc tập đoàn ESYS Global có trụ sở chính tại Xinhgapo, là tập đoàn phân phối
toàn cầu về linh kiện, thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).
ESYS hiện có trụ sở tại 33 nước và 112 chi nhánh bán hàng trên toàn cầu, là một trong những tập
đoàn phân phối về CNTT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với mức doanh thu trong năm 2005 đạt 2 tỷ
USD, dự kiến đạt 3 tỷ USD trong năm nay.
21



Tại Việt Nam, ESYS chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2005 với 3 chi nhánh chính đặt tại Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 600 đại lý trên toàn quốc. Theo kế hoạch, trong năm 2006 và
2007, ESYS Việt Nam sẽ mở rộng hệ thống chi nhánh của công ty tới một số tỉnh, thành lớn khác và 1.000
đại lý trên toàn quốc.
Sự xuất hiện của nhà phân phối thứ ba khẳng định sự hấp dẫn của thị trường. Đúng là Intel không
chọn quá nhiều nhà phân phối cho một thị trường. Thí dụ như Trung Quốc hay Ấn Độ là những thị trường
lớn mới có bốn nhà phân phối. Ba nhà phân phối ở Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh về công
nghệ thông tin (IT) của thị trường này. Hiện nay Intel có 1.000 khách hàng là các công ty lắp ráp máy tính
ở Việt Nam. Ba nhà phân phối đóng vai trò quan trọng không chỉ là nhà cung cấp mà còn thay mặt Intel
chăm sóc khách hàng ở giai đoạn sau bán hàng, nhất là tư vấn và huấn luyện các kỹ năng chuyên môn liên
quan đến sản phẩm của chúng tôi.
Sự kiện đó không chỉ ảnh hưởng tích cực cho Intel và Việt Nam. Intel không đầu tư ở nhiều nước
mà có sự chọn lựa. Việc Intel chọn Việt Nam đầu tư đã mang lại tín hiệu vui cho môi trường đầu tư của
Việt Nam và có ý nghĩa tích cực, tạo cho Việt Nam cơ hội vàng để có một sự bứt phá mới trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là sau sự kiện này nhiều công ty IT nước ngoài đặc biệt là nhà đầu tư
đến từ Nhật Bản, đã vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn và dài hạn. Sự kiện Inlel mang lại cơ hội
thu hút vốn, công nghệ và là động lực thúc đẩy sự phát triển không chỉ ngành IT mà còn phát triển con
người Việt Nam nhờ tiếp cận công nghệ cao của thế giới.
2.2.2. Chiến lược cạnh tranh
Intel là một doanh nghiệp đặc biệt, độc đáo và luôn đi đầu với sản phẩm không ngừng sáng tạo
trong kỷ nguyên kỹ thuật số, một sản phẩm được xem là “bộ não” bên trong chiếc máy tính, là sức mạnh
đằng sau mỗi thiết bị và dịch vụ số phổ biến hiện nay. Sản phẩm của Intel phát minh ra ngày một được cải
thiện, gây ấn tượng mạnh và được chuẩn hóa cao nhằm thỏa mãn nhu cầu chung của khách hàng trên toàn
thế giới.
Tận dụng được những ưu thế của mình, Intel đã tập trung phát triển các hoạt động R&D, nâng cao
chất lượng đào tạo và hệ thống phân phối, đặc biệt là việc tiếp cận thị trường cung cấp ngày càng cạnh
tranh mang tính toàn cầu như hiện nay. Kể cả khi đầu tư vào Việt Nam, Intel đã nổ lực tận dụng lợi thế của
lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp, khả năng tiếp thu học hỏi nhanh và sự khéo léo trong đôi bàn tay nhỏ
nhắn của người Việt để đưa ra một sản phẩm công nghệ vừa chất lượng vừa có chi phí sản xuất thấp do tỷ

lệ sản phẩm hỏng ít hơn. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng đang cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính cho các
doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động công nghệ cao, chẳng hạn như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
lớn. Đặc biệt, nhiều công ty công nghệ cao đang tìm cách thoát khỏi tình trạng kinh doanh tồi tệ ở những
nơi như Trung Quốc. Các công ty này đã bắt đầu chuyển hoạt động từ người khổng lồ châu Á sang các
nước khác do các vấn đề như tăng lương và căng thẳng địa chính trị. Ngoài ra, có cảm giác rằng chính phủ
Trung Quốc đang ủng hộ các công ty công nghệ địa phương quá nhiều thông qua các chính sách của mình.
Vì thế, có thể thấy Việt Nam chính là thị trường lý tưởng cho đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thương
mại điện tử và Intel Việt Nam dần khẳng định được khả năng cạnh tranh vượt trội của mình trên thị trường
công nghệ.

22


Dễ dàng nhận thấy chiến lược cạnh tranh của Intel là khác biệt hóa sản phẩm và họ đã xây dựng
chiến lược đó thông qua các hoạt động sau:
Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm:
Intel đã và đang tiếp tục là một nhà cải tiến đáng kinh ngạc về công nghệ vi xử lý và chipset. Tận
dụng túi tiền sâu rộng, tài chính mạnh mẽ, đội ngũ nghiên cứu khổng lồ với nhiều thập kỷ kinh nghiệm,
ưu thế sản xuất của Intel rõ ràng là cả một năng lực cốt lõi khác biệt và lợi thế cạnh tranh mà ít ai có thể so
sánh được. Đây là hành trình sáng tạo và phát triển CPU qua các thế hệ intel:
+ Sự ra đời và phát triển của CPU từ năm 1971 cho đến nay với các tên gọi tương ứng với công
nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh của hãng Intel: CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386,
CPU 80486, CPU 80586,….. Core i3, i5, i7. Tóm tắt qua sơ đồ mô tả:
+ Phân loại kiến trúc thiết kế của các dòng Core i

 Nehalem (Thế hệ đầu)

Dùng socket LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366.
Được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối
Nehalem. Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ

Westmere (tên cũ là Nehalem-C) và áp dụng nó vào kiến
trúc Sandy Bridge mới. Tên mã trước đây cho BXL này là
Gesher. CPU thế hệ đầu sẽ có ký hiêu như i3 – 520M, i5 –
282U,…
 Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Sandy Bridge với thế hệ CPU
Core đầu tiên là GPU tích hợp của sản phẩm cũng sẽ được sản
xuất trên nền tảng 32nm. Điểm khác biệt này sẽ giúp laptop/netbook nền tảng Sandy Bridge có chất lượng
đồ họa cao hơn, cũng như tiết kiệm điện tốt hơn.
23


Thế hệ CPU Core I đời cũ (Thế hệ 1) dành cho máy tính Laptop và desktop được kí hiệu bằng 3 chữ số
kèm theo hậu tố (ví dụ 520UM), trong khi CPU Core i trên nền tảng Sandy Bridge sẽ được kí hiệu bằng 4
chữ số và kèm theo hậu tố (ví dụ i3 – 2820QM, i5 – 2520U). Dòng CPU này thường sử dụng socket LGA
1155.
 Intel Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3).
Sẽ giúp thiết bị trở nên mạnh mẽ và tiết kiêm năng lượng được hiệu quả hơn.
Ivy Bridge của Intel sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate theo quy trình công nghệ 22nm. Cấu
trúc này tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải
và xử lý các nội dung 3D.
Cấu trúc của CPU Ivy Bridge với GPU được tích hợp vào die bên cạnh các nhân vi xử lý. Nó có bộ nhớ
L3 Cache share chung cho các nhân. Bên phải là các bộ điều khiển bộ nhớ, I/O, display, …
Về cơ bản, các chip Ivy Bridge khi lên kệ sẽ vẫn có tên thông dụng là Core i3, Core i5 hoặc Core i7 (thế
hệ thứ ba). Để nhận diện một một mẫu máy sử dụng Ivy Bridge, người ta dựa vào số “3” sau dấu gạch
ngang trong tên chip. Tương tư CPU thế hệ 2, Intel Ivy Bridge cũng sử dụng socket LGA 1155.
VD: i5 – 3670S, i7 – 3550. Các bạn sẽ để ý đến số 3 sau dấu gạch nối. Số 3 được hiểu là thế hệ thứ 3 của
dòng CPU Core i. Nó sẽ khác CPU Core thế hệ 2 như i5 – 2333s, … được bắt đầu bằng số 2 sau gạch nối.
 Haswel (CPU thế hệ 4)

Đây có được xem là CPU Core thế thệ mới nhất của Intel. Công
nghệ mới của Haswel sẽ giúp tiêu thụ ít điện năng hơn tới 20 lần so
với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng
đáng kể.
Đây là dòng chip Core i thế hệ thứ 4 của hãng và vẫn sử dụng
quy trình sản xuất 22 nm cùng bóng bán dẫn 3D giống dòng Ivy
Bridge. Haswel cũng sử dụng socket LGA 1150. Tương tự, bạn có
thể phân biết dòng CPU Core thế hệ thứ 4 bằng cách nhìn vào số 4
trước dấu Gạch. VD: i5 – 4670S, i7 – 4550K.
 Broadwell (Thế hệ thứ 5)

Đây được xem là dòng CPU mới nhất sẽ được công bố vào cuối
năm 2014. Dòng chip mới hứa hẹn sẽ cho hiệu năng cao hơn đồng
thời tiết kiệm điện hơn 30% so với Haswell.
 Skylake (Thế hệ thứ 6)
Được ra đời vào năm 2015, dòng này sử dụng socket LGA 1151, dòng CPU này được thiết kế lại bằng
cách sử dụng qui trình sản xuất 14nm như dòng Broadwell trước đó. Theo Intel thì dòng CPU này sẽ có
hiệu xuất cao hơn và giảm tiêu thụ điện năng hơn. Và nó sẽ bị thay thế bằng các dòng Kabylake và
Cannonlake.

 Kabylake (Thế hệ thứ 7)

24


Kabylake là dòng CPU thế hệ kế tiếp của CPU Skylake, hãng Intel đã chính thức ra mắt dòng CPU thế
hệ thứ 7 với tên mã là Kaby Lake, dòng CPU được sản xuất từ công nghệ 14nm của Intel. CPU này đã
được cải thiện rất tốt về cả hiệu năng xử lý đồ họa và khả năng tiết kiệm điện so với thế hệ trước.
Theo Intel, CPU thế hệ thứ 7 này được tập trung nhiều và khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là độ phân
giải 4K, video 360 độ và các công nghệ thực tế ảo. Hơn nữa, hiệu năng xử lý cũng được cải thiện tăng lên

12% và hiệu năng duyệt web cao hơn 19% so với Skylake. Thế hệ CPU mới này sẽ được trang bị cho các
Laptop siêu mỏng hoặc những chiếc Tablet và điện thoại tương lại với độ dày dưới 7mm.
Tạo điểm khác biệt về thương hiệu
Intel là công ty sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới, nơi hầu hết các nhà sản xuất máy tính và
người tiêu dùng thích sử dụng các thiết bị có bộ vi xử lý Intel. Nó có thị phần lớn nhất khoảng 80% trên
toàn thế giới. Hơn nữa, Intel đã được tạo thành công một chiến lược thương hiệu tốt thông qua hình ảnh
thương hiệu. Hầu hết người dùng sẽ liên kết PC với Intel là kiến trúc vi xử lý tốt.
Mọi người tin vào các sản phẩm của Intel vì đây là cái tên uy tín nhất và vượt trội nhất về mặt chất
lượng. Intel dần đã trở thành một trong những thương hiệu máy tính dễ nhận biết nhất thế giới sau chiến
dịch Intel Inside kéo dài bắt đầu vào năm 1991. Chiến dịch này đánh giá cao lòng trung thành của thương
hiệu công cộng và nhận thức về bộ xử lý Intel trong máy tính tiêu dùng. Đặc biệt phải kể đến kế hoạch
Chiến dịch phối hợp “Intel Inside” và máy tính: Đầu tiên là việc phối hợp quảng cáo với chính các đối tác
sản xuất. Intel trực tiếp trả tiền cho các hãng sản xuất máy tính để đổi lại một logo "Intel Inside" gắn bên
ngoài máy.
Song song đó là hàng loạt quảng cáo khắp mọi phương tiện truyền thông, nhấn mạnh về thế mạnh
công nghệ của Intel và tách biệt Intel ra khỏi tên tuổi các "xưởng" cung cấp linh kiện thông thường. Thông
qua kế hoạch truyền thông, Chíp Intel dần trở thành một phần cốt lõi trong mỗi bộ máy tính, và người tiêu
dùng bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn máy tính cá nhân với "chỉ tiêu Intel" đặt lên hàng đầu. Từ đó, Intel Việt
Nam nhanh chóng đạt được lợi thế cạnh tranh về thương hiệu trên thị trường, đem về một khoản doanh
thu khổng lồ để đầu tư thêm vào nghiên cứu và phát triển.
Một số sự kiện của Intel Việt Nam góp phần củng cố hình ảnh trong tâm trí khách hang: Từ năm
2008-2009, các nhân viên của Intel Việt Nam đã đóng góp hơn 10,000 giờ tình nguyện cho cộng đồng.
Những nhân viên của Intel đã tham gia dạy tiếng Anh cho các tổ chức xã hội, đào tạo cho những tổ chức
phi chính phủ cách tự kiểm toán các dự án tài trợ của họ, dọn rác tại các bãi biển, sơn mới nhiều trường
học, cũng như đưa ra những sáng kiến về an toàn giao thông cho trẻ em.
Trong năm 2017, hơn 70% nhân viên của Intel đã tham gia vào các dịch vụ cộng đồng, đóng góp
hơn 2,300 giờ tình nguyện tính đến thời điểm hiện tại. Có thể thấy, Intel đã có những đóng góp to lớn cho
những dự án cộng đồng trên toàn quốc.

25



×