Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nhân tố quyết định đến sự thành công của khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.46 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
---------------

NGUYỄN THỊ NHƯ Ý

NGHIÊN CỨU YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ THÀNH
CÔNG CỦA KHỞI NGHIỆP

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Hùng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nhân là một xương sống của nền kinh tế của chúng tôi và
là nhiệm vụ cho sự giàu có cho quốc gia. Các doanh nhân thành đạt
như Steve Jobs, Bill Gates và Mark Zuckerberg có thể được nhìn thấy
trên thảm đỏ là hình mẫu ấy đã tạo động lực mạnh mẽ cho tinh thần
khởi nghiệp phát triển trên toàn cầu. Đáng chú ý, “trong 3 năm liên
tục, từ 2016 đến 2018, Việt Nam có mức tăng trưởng số doanh nghiệp
thành lập mới trên 100 nghìn doanh nghiệp/năm với mức tăng đáng kể
của số vốn đăng ký. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp thực tế giải thể,
ngừng hoạt động năm 2018 tăng 22,3% so với năm 2017. Đa số các
doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có quy mô nhỏ với vốn dưới 10 tỷ
đồng.
Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được ban hành năm
2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ là minh chứng rõ ràng cho việc hỗ trợ thiết thực của Quốc
hội đối với một bộ phận kinh tế “xương sống” là doanh nghiệp vừa và
nhỏ của đất nước. Sự phối hợp của các hội và công đoàn hỗ trợ rất
đáng ghi nhận nhưng chưa thực sự hiệu quả
Để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong nước, ngoài hai
trung tâm khởi nghiệp tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng đã là nơi
có nhiều khởi nghiệp và sự kiện liên quan trong năm 2017. DNES là
một vườn ươm có trụ sở tại Đà Nẵng giúp các công ty khởi nghiệp từ
giai đoạn đầu đến giai đoạn tăng trưởng và đã tăng tốc hơn 30 nhà
sáng lập trong 4 đợt kể từ năm 2016.
Mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích từ bên ngoài
nhưng công ty khởi nghiệp tại Việt Nam còn non trẻ nên phải đối diện

với nhiều khó khăn và chưa thành công như mong đợi. Hiện nay, vẫn
có một cơ sở lý thuyết nào kiểm định sự ảnh hưởng tích hợp của
những các khía cạnh vào khởi nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là Đà Nẵng.


2
Đó là lý do cần thiết để xem xét và nghiên cứu chuyên sâu về “Nhân
tố quyết định đến sự thành công của khởi nghiệp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp.
- Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành
công của khởi nghiệp.
- Kết luận khoa học sau khi kiểm định tình hình thực tế.
- Đề xuất các hành động và chính sách cho các bên hữu quan để
tạo điều kiện cho sự thành công của khởi nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đà Nẵng
từ 3 năm trở lên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Thu thập thông tin
- Đối với thông tin sơ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua bản câu
hỏi khảo sát đối với doanh nhân
- Đối với thông tin thứ cấp: Sách, báo, internet, các công trình
nghiên cứu và các luận văn tốt nghiệp về ý định mua sản phẩm.
4.2 Xử lý thông tin
Kết hợp 2 phương pháp là nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được
khảo sát từ các doanh nhân từ đó xử lý và phân tích bằng phần mềm
SPSS với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đo với

Cronbach’s Alpha, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, hồi quy mô hình và phân tích ANOVA.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài gồm có 4 (bốn) chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình đề nghị nghiên cứu.


3
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Khởi nghiệp
Khoảng năm 1800, J.B. Say đã phát minh ra thuật ngữ doanh
nhân khi cho rằng một doanh nhân là người chuyển các nguồn lực
kinh tế từ khu vực năng suất thấp hơn sang khu vực năng suất cao hơn
và sản phẩm tuyệt vời hơn (trích dẫn bởi Drucker, 1993).Theo
Schumpeter (1920), khởi nghiệp là việc một doanh nhân sẵn sàng và
có thể chuyển đổi một ý tưởng hoặc phát minh mới thành một sự đổi
mới thành công, tương tự định nghĩa của Hisrich (1990).
Juuli Chavez (2016) đã trích dẫn định nghĩa khởi nghiệp của
Dollinger (1995) là việc tạo ra một tổ chức kinh tế sáng tạo (hay mạng
lưới tổ chức) nhằm mục đích thu lợi hoặc tăng trưởng trong điều kiện
rủi ro và sự không chắc chắn”. Tuy nhiên, Barringer và Ireland (2008)
cho rằng khởi nghiệp là theo đuổi và nhận ra các cơ hội và đưa các ý
tưởng hữu ích vào thực tiễn.

Westhead và cộng sự (2011) bàn luận rằng khởi nghiệp có một số
hình thức và nó xuất hiện ở cả doanh nghiệp nhỏ và lớn, trong các
doanh nghiệp mới và thành lập, trong các nền kinh tế chính thức và
phi chính thức, trong các hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp, trong
các trường hợp sáng tạo và thông thường và trong tất cả các khu vực
và ngành kinh tế.
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, khởi nghiệp được đề cập
là một quá trình doanh nhân bắt đầu hoạt động kinh doanh và có đăng


4
ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Quá trình này được mô tả là
hành động gan dạ của doanh nhân trong việc kết nối các giá trị đã tồn
tại trước đó để tạo ra một sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc tổ chức
kinh doanh mới do mình làm chủ sở hữu.
1.1.2 Doanh nhân
Mặc dù các doanh nhân thường được xác định là những người
đổi mới, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nhiều doanh nhân không
phát minh ra các sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới mà chỉ là sự
kết hợp các ý tưởng và phát minh đã tồn tại (Marc Ventresca, 2011).
PGS.TS. Đỗ Minh Cương đã đề xuất một khái niệm về doanh
nhân: “Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm
những người làm nghê kinh doanh, trước hết là bộ phận những người
chủ sở hữu, lãnh đạo, quản lý, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh (có
mục tiêu vị lợi) của các hộ gia đình và doanh nghiệp”.
Tác giả đề xuất khái niệm doanh nhân áp dụng cho nghiên cứu
này bao gồm các đặc điểm:
• Đối tượng: trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cá nhân hoặc
nhóm người làm chủ một hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh
theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP, cá

nhân hoặc nhóm thành viên đăng ký thành lập công ty theo quy định
của Luật Doanh nghiệp (2014).
• Hành động: các hành vi kinh doanh có mục đích vị lợi, nhằm
đạt lợi nhuân cho chủ thể.
• Hình thức: Tạo ra nhiều giá trị từ việc kết hợp nguồn lực, ý
tưởng và phát minh đã có theo cách mới và hiệu quả hơn. Cải thiện
những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới. Có phương
pháp tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
• Ngành nghề: thuộc lĩnh vực thương mại, sản xuất, đầu tư,
công nghiệp, nông nghiệp… không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh
theo pháp luật Việt Nam.


5
1.1.3 Sự thành công của khởi nghiệp
Sự thành công được xác định trong phạm vi hẹp, thuật ngữ kế
toán sử dụng các tiêu chí dựa trên phân tích và tỷ lệ tài chính (Emeric,
1998). Một khái niệm khác ghi nhận hiệu suất kinh doanh thông qua
các chỉ số phi tài chính như thị phần (Oviatt và McDougall, 1995)
hoặc là việc học tập được công nghệ và tiếp thu kiến thức mới (Zahra
et al.,2000).Các chỉ số được áp dụng để đo lường thành công kinh
doanh nên khác nhau giữa các lĩnh vực.
Khác với phân loại trên đây, một số lượng đáng kể các nghiên
cứu trong lĩnh vực này đặt khái niệm thành công của doanh nhân
ngang hàng với khái niệm sinh tồn (Bosma, 2000; Vidyatmoko, 2017).
Một thước đo khác phù hợp cho sự khởi nghiệp thành công chính là sự
hài lòng của các chủ doanh nghiệp, các cổ đông. Cách đo lường này
bao gồm 4 quan sát và thể hiện mức chấp nhận thành công so với kỳ
vọng khởi nghiệp lúc ban đầu (Lumpkin và Dess, 1996; Emeric,1998).
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG

1.2.1 Các nghiên cứu đơn chiều
a. Khía cạnh doanh nhân
Có kinh nghiệm về ngành liên quan có ảnh hưởng tích cực đến sự
thành công (Mylona, 2013). Bosma (2000) và Toganel (2017) cho rằng
cá nhân có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp mới thành
lập sẽ làm tăng xác suất thành công trong việc kiếm lợi nhuận và sống
sót. Mylona (2013) nhấn mạnh kinh nghiệm quản lý trước đây và khả
năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến thành công của khởi nghiệp.
Những nghiên cứu trên đã chỉ ra yếu tố kinh nghiệm của người khởi
nghiệp tác động tích cực đến sự thành công của khởi nghiệp.
Nguồn vốn xã hội với các công ty cùng mạng lưới giúp công ty
tăng trưởng hiệu quả (Fuchs, 2013). Theo Roomi (2009), khách hàng,
nhân viên và nhà cung cấp trở nên hữu ích hơn khi họ giúp duy trì
dòng tiền. Các cố vấn kinh doanh/ chuyên gia quan trọng trong giai


6
đoạn cải thiện các hệ thống và đưa ra chiến lược khi doanh nhân muốn
phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, một mức độ cao về mật độ, khả
năng tiếp cận, đa dạng và tiếp cận các nguồn lực xã hội thông qua các
mối quan hệ yếu sẽ tạo nên mạng lưới quan hệ có lợi cho khởi nghiệp
(Aldrich và Zirnrner,1986). Những nghiên cứu trên đây đưa ra cơ sở
cho một nhận định về tác động dương của nguồn vốn mối quan hệ xã
hội đến sự thành công của khởi nghiệp.
Đặc điểm về nền tảng/ gia cảnh kinh doanh gia đình đóng góp
đáng kể đến sự thành công trong kinh doanh (Mook Yee Hui, 2016).
Đặc biệt, sự hỗ trợ về mặt tình cảm từ người phối ngẫu ảnh hưởng đến
lợi nhuận theo hướng tích cực (Bosma, 2000). Mặt khác, yếu tố giới
tính nữ được xác định là một định kiến xã hội kìm hãm sự phát triển
của các doanh nhân nữ (Cuc Nguyen và Howard Frederick, 2014).

Theo đó, những đặc điểm nhân khẩu học này đã liên tục được tìm thấy
có mối tương quan đối với sự thành công của khởi nghiệp: tuổi tác,
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân.
b. Khía cạnh tổ chức khởi nghiệp
Khi doanh nghiệp có trụ sở công ty tại vị trí thuận lợi, doanh
nghiệp vừa tận dụng được lợi thế cạnh tranh lẫn tiếp cận nhà cung ứng
và học hỏi từ các đối tác nằm trong cụm (Audretsch, 2012). Do đó, vị
trí mà công ty bắt đầu và duy trì hoạt động khởi nghiệp của mình có
ảnh hưởng đáng kể đối với sự thành công của khởi nghiệp.
Nguồn nhân lực được liệt kê như một loại tài nguyên vốn cho thấy sự tác
động từ phía doanh nghiệp đến sự khởi nghiệp thành công (Vidyatmoko và
Hastuti, 2017). Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng và được chú trọng sẽ có tác
động tích cực đến sự thành công của khởi nghiệp.
c. Khía cạnh môi trường bên ngoài.
Vườn ươm có vai trò quan trọng vào giai đoạn đầu của khởi nghiệp
(Georgia Mylona, 2013, Michael Njoroge Riunge, 2014). Sự thành công
khởi nghiệp tại Việt Nam có xét đến sự tác động của những yếu tố bên
ngoài như pháp luật, nền kinh tế và môi trường (Phạm Thị Thu Giang,


7
2017). Mặt khác, chất lượng của hành chính công được phát hiện là một
thành tố tạo nên sự thành công cho khởi nghiệp tại châu Phi (Kiggundu,
2002). Do đó, sự hỗ trợ từ bên ngoài của các bên hữu quan sẽ tạo tiền đề
cho khởi nghiệp phát triển bền vững.
Năm 1998, Emeric đã nhận thấy tác động đáng kể của môi
trường ngành kinh doanh đối với công ty khởi nghiệp. Đặc điểm của
ngành công nghệ tại Thụy Sĩ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của
khởi nghiệp (Fuchs, 2013). Vì vậy, những doanh nghiệp phản ứng linh
hoạt với tác động của ngành kinh doanh sẽ gia tăng cơ hội đứng vững

và phát triển hơn.
1.2.2. Các nghiên cứu đa chiều
Năm 1984, Van De Ven, Hudson và Schroeder đi tiên phong phân tích
14 công ty khởi nghiệp về phần mềm giáo dục trong ba khía cạnh riêng biệt
và nhận thấy tác động tích cực của từng nhân tố (hình 1.1).

Doanh nhân
Sự thành công
của khởi nghiệp

Doanh nghiệp
Sinh thái

Hình 1.1: Cấu trúc đa chiều của khởi nghiệp (Van De Ven, 1984)
Sau khi xem xét các nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp trước đây,
Gartner (1985) bổ sung khía cạnh “quá trình khởi nghiệp” (hình 1.2) vào mô
hình. Khung nghiên cứu này hữu ích khi đưa ra bằng chứng thực tiễn thuyết
phục với sự ảnh hưởng cả 4 khía cạnh của khởi nghiệp.

Doanh nhân
Tổ chức

Môi trường
Quá trình

Hình 1.2. Cấu trúc đa chiều của khởi nghiệp (Gartner, 1985)


8
Ibrahim and Goodwin (1986) đã phân tích nhân tố 74 doanh

nghiệp nhỏ. Kết quả phác họa nên yếu tố thành công chính trong quản
lý doanh nghiệp nhỏ là hành vi kinh doanh và kỹ năng quản lý. Ngược
lại, Greenberger & Sexton, (1988), Boyd & Vozikis (1994) đã mô tả
hình thành khởi nghiệp phát sinh từ tính cách, các biến số tình huống,
nhận thức bản thân và hỗ trợ xã hội. Boyd và Vozikis nhận thấy ảnh
hưởng môi trường là tiền tố cho thái độ cá nhân.
Phong thái khởi nghiệp

Biến môi trường
Sự tinh vi công nghệ
Sự năng nổ
Sự thù địch
giai đoạn của vòng
đời ngành công
nghiệp

Biến chiến lược
Chiến lược sứ mệnh
Thực thi kinh doanh

Hiệu suất tổ chức

Biến nội bộ
Quan điểm và giá trị
của quản trị cấp cao
Văn hóa
Cấu trúc
Năng lực và nguồn lực

Covin và Slevin (1991) cho thấy các công ty trẻ thường hoạt

động tốt hơn khi họ không quá năng nổ trong môi trường công nghệ
phức tạp qua mô hình đề xuất (hình 1.3)
Mối quan hệ trung gian
Mối quan hệ chính và yếu hơn
Mối quan hệ chính và mạnh hơn
Hình 1.3. Cấu trúc đa chiều của khởi nghiệp (Covin và Slevin, 1991)

Lumpkin và Dess (1996) đề xuất bốn mô hình bổ sung khi xem
xét các hiệu ứng kiểm duyệt, trung gian, độc lập, tương tác của các
yếu tố môi trường và yếu tố tổ chức (Hình 1.4). Nghiên cứu đã đóng
góp mô hình lý thuyết tiếp cận đa chiều đến hiệu suất của định hướng


9
khởi nghiệp và đề xuất các giả thiết cho nghiên cứu trong tương lai.

Doanh nhân
Sự chủ động
Chấp nhận rủi ro
Đổi mới
Tự chủ
Tính cạnh tranh quyết
liệt

Yếu tố tổ chức
Quy mô
Cấu trúc
Chiến lược
Nguồn lực
Văn hóa

Đặc điểm đội ngũ quản


Yếu tố môi trường
Tính năng động
Tính hào phóng
Tính phức tạp
Đặc điểm ngành

Hiệu suất
Tăng trưởng doanh
số
Thị phần thị trường
Lợi nhuận
Hiệu năng chung
Cổ đông hài lòng

Hình 1.4. Cấu trúc đa chiều của khởi nghiệp của Lumpkin và
Dess (1996)


10
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 TÌNH HÌNH KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trong giai đoạn 2017 - 2018, thành phố đã ươm tạo hơn 60 dự án
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên tổng số 50 dự án mà mà mục tiêu
thành phố đề ra.
2.2 QUY TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
và các nghiên cứu liên quan
Đề xuất mô hình nghiên cứu
và thang đo nháp

Thảo luận chuyên gia
và hiệu chỉnh thang đo

Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
- Thống kê mô tả
- Cronbach’s Alpha
- EFA
- Phân tích hồi quy
- Phân tích ANOVA
Kết luận và kiến nghị

Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứu
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên việc thu thập câu trả lời từ các bên, tác giả đưa ra các


11
phân tích chuyên sâu và so sánh với các nghiên cứu được tham khảo
trong luận văn này.
2.3.1Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai phương pháp:
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ vào

cuối tháng 5 năm 2019 để hiệu chỉnh các biến quan sát trong các thang
đo về những yếu tố quyết định sự khởi nghiệp thành công.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng qua
bảng câu hỏi giấy phỏng vấn trực tiếp và bản câu hỏi online cho các
doanh nhân trên địa bàn Đà Nẵng, tiến hành vào khoảng từ tháng 6
đến tháng 7/2019
2.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Mục tiêu lấy mẫu: các doanh nhân hiện đã khởi nghiệp thành
công tại Đà Nẵng.
Phương pháp chọn mẫu: Để đạt hiệu quả và tiện lợi của việc lấy
mẫu này, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện
phi xác suất.
Quy mô mẫu: vì hạn chế về thời gian và điều kiện khảo sát tác
giả tập trung vào số lượng khoảng 150 mẫu. Để tăng tính đại diện cho
tổng thể, đồng thời loại trừ một lượng phiếu không hợp lệ nên nhóm
quyết định chọn mẫu là 300.
2.4 GIẢ THIÊT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Giả thiết nghiên cứu đề xuất
 H1. Nhân tố kinh nghiệm người khởi nghiệp ảnh hưởng tích
cực đến sự thành công của khởi nghiệp
 H2. Nhân tố nguồn vốn mối quan hệ xã hội ảnh hưởng tích
cực đến sự thành công của khởi nghiệp
 H3. Nhân tố vị trí có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công
của khởi nghiệp


12
 H4. Nhân tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến sự
thành công của khởi nghiệp
 H5. Môi trường ngành kinh doanh có ảnh hưởng đến sự thành

công của khởi nghiệp.
 H6. Nhân tố sự hỗ trợ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến sự
thành công của khởi nghiệp
 H7. Sự khác biệt về độ tuổi có ảnh hưởng đến sự thành công
của khởi nghiệp
 H8. Sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến sự thành công
của khởi nghiệp
 H9. Sự khác biệt về trình độ học vấn có ảnh hưởng đến sự
thành công của khởi nghiệp
 H10. Sự khác biệt về tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến
sự thành công của khởi nghiệp
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài này, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào tập trung đến
sự thành công của khởi nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, vì vậy mô hình
bên dưới được sử dụng để xem xét lỗ hổng nghiên cứu này trên cách
tiếp cận từ ba khía cạnh: cá nhân khởi nghiệp, tổ chức và môi trường
khởi nghiệp


13

Cá nhân
khởi
nghiệp

Tổ chức
khởi
nghiệp


Môi
trường
khởi
nghiệp

Kinh nghiệm
Nguồn vốn mối
quan hệ xã hội
Nguồn vốn nhân lực
Vị trí của trụ sở
chính
Môi trường ngành
kinh doanh

Sự hỗ trợ từ bên
ngoài

H1

H2

H3

Sự thành công
của khởi nghiệp

H4

H5


H6

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

2.5 XÂY DỰNG THANG ĐO
2.2.1 Nhóm yếu tố cá nhân người khởi nghiệp
2.2.1.1 Thang đo kinh nghiệm:
Bảng 2.1 Thang đo Kinh nghiệm của người khởi nghiệp
Ký hiệu biến

Biến quan sát

KN1

Kinh nghiệm về ngành kinh doanh

KN2

Kinh nghiệm trưởng nhóm, lãnh đạo

KN3

Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đây

KN4

Kinh nghiệm từ việc kinh doanh gia đình


14

Bảng 2.2 Thang đo yếu tố Nhân khẩu học
Ký hiệu biến
Biến quan sát
TUOI

Tuổi tác

GIOITINH

Giới tính

TRINHDO

Trình độ học vấn

TTHONNHAN
Tình trạng hôn nhân
2.2.1.2 Thang đo nguồn vốn mối quan hệ xã hội
Bảng 2.3 Thang đo Nguồn vốn mối quan hệ xã hội
Ký hiệu biến

Biến quan sát

MQH1
MQH2

Có mối quan hệ với đối tác trong cùng ngành
Nhận được đồng cảm vợ/ chồng

MQH3

MQH4

Nhận được hỗ trợ từ người thân.
Có mối quan hệ với các cơ quan hành chính công

MQH5
Tận dụng mối quan hệ xã hội từ nền tảng gia đình
2.2.2 Nhóm yếu tố tổ chức khởi nghiệp
2.2.2.1 Thang đo vị trí của trụ sở công ty
Bảng 2.4 Thang đo Vị trí của trụ sở công ty
Ký hiệu biến
Biến quan sát
VITRI1
Trụ sở của công ty
VITRI2
Khu vực thương mại của công ty
2.2.2.2 Thang đo nguồn nhân lực
Bảng 2.5 Thang đo Nguồn nhân lực
Ký hiệu biến
Biến quan sát
NNL1
Công ty ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên
NNL2
NNL3

Công ty trao quyền và trách nhiệm cho nhân viên
Đào tạo nhân viên là đầu tư, không phải chi phí


15

2.2.3 Yếu tố môi trƣờng khởi nghiệp
2.2.3.1 Thang đo môi trƣờng ngành kinh doanh
Bảng 2.6 Thang đo Môi trường ngành kinh doanh
Ký hiệu biến
Biến quan sát
MOITRUONGNGANH1 Thay đổi kế hoạch tiếp thị thường xuyên
MOITRUONGNGANH2 Sản phẩm công ty lỗi thời nhanh
MOITRUONGNGANH3 Dễ dự đoán hành động của đối thủ cạnh
tranh
MOITRUONGNGANH4 Dự báo chính xác nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng
2.2.3.2 Thang đo sự hỗ trợ từ bên ngoài
Bảng 2.7 Thang đo Sự hỗ trợ từ bên ngoài
Ký hiệu
Biến quan sát
biến
HOTRO1 Nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức tài chính cho khởi nghiệp
Nhận đươc sự hỗ trợ về vườn ươm khởi nghiệp hoặc
HOTRO2
cộng đồng phát triển khởi nghiệp
Thủ tục đăng ký kinh doanh rườm rà và quy định pháp
HOTRO3 luật cứng nhắc liên quan đến hoạt động kinh doanh cứng
nhắc
HOTRO4 Nhận được sự hỗ trợ từ hiệp hội ngành kinh doanh
Có sẵn các chương trình giáo dục - đào tạo, thông tin cần
HOTRO5 thiết để cải thiện các kỹ năng kỹ thuật, dạy nghề và kinh
doanh


16

2.2.4 Thang đo sự thành công
Bảng 2.8 Thang đo Sự thành công của khởi nghiệp
Ký hiệu biến

Biến quan sát

THANHCONG1

Sự hài lòng của tôi đối với doanh số kinh doanh, lợi
nhuận và sự hài lòng chung (so với những gì tôi
mong đợi khi bắt đầu)

THANHCONG2

Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, khả năng tôi sẽ tham
gia vào cùng một doanh nghiệp một lần nữa

THANHCONG3

Mục tiêu của tôi khi bắt đầu liên doanh này là kiếm
được nhiều tiền hơn so với cách khác

THANHCONG4

Mục tiêu của tôi khi bắt đầu liên doanh này là thực
hiện loại công việc tôi muốn làm.

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Để có được 155 mẫu quan sát, nhóm tác giả phát ra số phiếu là
200 mẫu, thu về được 157 mẫu trả lời
3.1.1 Độ tuổi
Về độ tuổi, các mẫu điều tra có sự phân chia không đồng đều
giữa các nhóm tuổi, người được khảo sát tập trung cao nhất ở nhóm từ
35 đến 44 tuổi chiếm 63.7% và thấp nhất là nhóm người trên 55 tuổi
chiếm 1.3%.
3.1.2 Giới tính
Cấu trúc giới tính trong mẫu khảo sát có tỷ lệ: Giới tính nam
chiếm 60.5%, giới tính nữ chiếm 39.5%.


17
3.1.3 Tình trạng hôn nhân
Về tình trạng hôn nhân, người được khảo sát chủ yếu đã có gia
đình, chiếm 69.4% và độc thân chiếm 30.6%.
3.1.4 Trình độ học vấn
Phần lớn người trả lời có trình độ học vấn Cao đẳng/ Trung cấp
nghề chiếm tỉ lệ 51.6%. Ngược lại, chiếm tỉ lệ thấp nhất là những
doanh nhân chưa tốt nghiệp cấp 3 ở mức 5.1%.
3.2 KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
3.2.1 Thang đo Kinh nghiệm
Thang đo Kinh nghiệm của người khởi nghiệp được đo lường bởi
4 yếu tố từ KN1 –KN4 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.846>0.6, các
biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3. Thang đo đặc
điểm của người khởi nghiệp đạt độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2 Thang đo Nguồn vốn mối quan hệ xã hội
Thang đo Nguồn vốn mối quan hệ xã hội được đo lường bởi 5
yếu tố từ MQH1 – MQH5 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,797>0.6, có
hệ số tương quan biến – tổng > 0 ngoại trừ biến MQH1. Biến MQH1

có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến= 0.805 nên bị loại ra khỏi
thang đo. Thang đo Mối quan hệ xã hội của biến MQH2, MQH3,

MQH4, MQH5 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.805 > 0.6, các
biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3 nên thang
đo đạt độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp theo.
3.2.3 Thang đo Vị trí của trụ sở công ty
Thang đo Vị trí của trụ sở chính được đo lường bởi 2 yếu tố
VITRI1 và VITRI2 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.654 > 0.6, các biến
quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3 nên thang đo đạt độ tin
cậy cho nghiên cứu tiếp theo.

3.2.4 Thang đo Nguồn vốn nhân lực
Thang đo Nguồn vốn nhân lực được đo lường bởi 3 yếu tố
NGUONNL1 – NGUONNL3 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.802 >


18
0.6, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3 nên thang
đo đạt độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp theo.

3.2.5 Thang đo Môi trƣờng ngành kinh doanh
Thang đo Môi trường ngành kinh doanh được đo lường bởi 4 yếu
tố MOITRUONGNGANH1 – MOITRUONGNGANH4 có hệ số
Cronbach’s Alpha = 0.783> 0.6, các biến quan sát có hệ số tương
quan biến – tổng > 0.3 nên thang đo đạt độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp
theo.

3.2.6 Thang đo Sự hỗ trợ từ bên ngoài
Thang đo Sự hỗ trợ từ bên ngoài được đo lường bởi 5 yếu tố

HOTRO1 – HOTRO5 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.784 > 0.6, các
biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3 nên thang đo đạt
độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp theo.

3.2.7 Thang đo Sự thành công của khởi nghiệp
Thang đo Sự hỗ trợ từ bên ngoài được đo lường bởi 5 yếu tố
THANHCONG1 – THANHCONG5 có hệ số Cronbach’s Alpha =
0.699> 0.6, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng > 0.3
nên thang đo đạt độ tin cậy cho nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá:
 Phân tích EFA cho nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến Sự
thành công của khởi nghiệp
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy mô hình được xây dựng với 6
nhân tố. Mối nhân tố được ghi nhận với những quan sát phù hợp:
• Kinh nghiệm: KN1, KN2, KN3, KN4
• Mối quan hệ nguồn vốn xã hội: MQH2, MQH3, MQH4,
MQH5
• Vị trí: VITRI1, VITRI2
• Nguồn nhân lực: NNL1, NNL2, NNL3
• Môi trường ngành kinh doanh: MOITRUONGNGANH1,
MOITRUONGNGANH2, MOITRUONGNGANH3,


19
MOITRUONGNGANH4
• Sự hỗ trợ từ bên ngoài: HOTRO1, HOTRO2, HOTRO3,
HOTRO4, HOTRO5
4 Phân tích EFA cho Sự thành công của khởi nghiệp
Từ 4 biến quan sát trích được 1 nhân tố có ý nghĩa với đại lượng
Eigenvalues = 2.158>1, phương sai trích 53.943% >50%. Kết quả của

phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho thấy Sự thành công của khởi
nghiệp được hình thành từ các quan sát: THANHCONG1,
THANHCONG2, THANHCONG3, THANHCONG4.
3.2.3 Kiểm định mô hình hồi quy
Kết quả cho thấy: R2 = 0.567, R2 hiệu chỉnh = 0.550. R2> >R2
hiệu chỉnh nên dùng R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô
hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô
hình. Ta thấy hệ số phù hợp của mô hình ở mức tốt. R2 hiệu chỉnh
=0.550(>0.5), nghĩa là 55% sự biến thiên của biến phụ thuộc là sự
thành công của khởi nghiệp được giải thích bởi các biến độc lập.
Giá trị sig của phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy
bằng 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa
các độc lập và biến phụ thuộc.
Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy các hệ số Beta của biến Nguồn
vốn mối quan hệ xã hội, Vị trí, Hỗ trợ bên ngoài, Kinh nghiệm đều khác
0, Sig.<0.05 nên ta có mô hình hồi quy bội chưa chuẩn hóa:
Y = 0.605 +0.515MQH + 0.103VITRI +0.326HOTRO+0.119KN
- Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:
Y = 0.232 + 0.168MQH + 0.039VITRI + 0.064 HOTRO + 0.050 KN
Hay Sự thành công của khởi nghiệp = 0.232 + 0.168 Nguồn vốn
mối quan hệ xã hội + 0.039 Vị trí + 0.064 Sự hỗ trợ từ bên ngoài +
0.050 Kinh nghiệm.


20
3.2.4 Phân tích ANOVA
3.2.4.1 Tình trạng hôn nhân
Sig. =0.648 (>0.05) nên độ tin cậy 95%. Do đó kết quả phân tích
ANOVA có thể sử dụng. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa
<0.05 nên không có sự khác biệt trong thành công của khởi nghiệp khi

cá nhân khởi nghiệp đã kết hôn.
3.2.4.2 Giới tính
Sig.=0.023 (<0.05) nên không có sự khác biệt trong thành công
của khởi nghiệp ở giới tính nam và nữ.
3.2.4.3 Độ tuổi
Sig.=0.23 (<0.05) nên không có sự khác biệt trong thành công
của khởi nghiệp ở các độ tuổi.
3.2.4.4 Trình độ học vấn
Sig. =0.544 (>0.05) nên độ tin cậy 95%. Do đó kết quả phân tích
ANOVA có thể sử dụng. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa
>0.05 nên có sự khác biệt trong thành công của khởi nghiệp giữa các
trình độ học vấn khác nhau.
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tác giả chỉ ra những phát hiện thực tế cho các nghiên cứu khoa
học về sau liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp và hàm ý quản trị cho
các nhà hoạch định chính sách và các doanh nhân khởi nghiệp.
4.1 KẾT LUẬN
4.1.1 Khoa học
Kết quả khảo sát thống kê thu thập được đã phản ánh phần đông
chủ sở hữu công ty khởi nghiệp là nam. Mặt khác, những người thành
công trong khởi nghiệp đã kết hôn và nằm trong khoảng tuổi từ 31
tuổi đến 40 tuổi.
Nghiên cứu đã đi sâu phân tích 3 khía cạnh của công ty khởi


21
nghiệp: cá nhân, tổ chức, môi trường. Kết quả đã cho thấy những tác
động khác nhau của mỗi khía cạnh đến sự thành công của khởi nghiệp.
Đó là, 2 nhân tố thuộc khía cạnh cá nhân có tác động đáng kể đối với

sự thành công của khởi nghiệp: Kinh nghiệm và Nguồn vốn mối quan
hệ xã hội. Về khía cạnh tổ chức, nhân tố Vị trí được ghi nhận có ảnh
hưởng đến các công ty khởi nghiệp thành công trong khi Nguồn nhân
lực được nhận thấy không có đóng góp vào vấn đề nghiên cứu. Tương
tự, nhân tố Sự hỗ trợ từ bên ngoài có tác động đến sự khởi nghiệp
thành công nhưng Môi trường ngành không hề ảnh hưởng biến phụ
thuộc. Hơn nữa, các nhân tố này đều có tác động tích cực đến sự khởi
nghiệp thành công và theo mức độ giảm dần từ Nguồn vốn mối quan
hệ xã hội -> Hỗ trợ bên ngoài -> Kinh nghiệm -> Vị trí.
Sự khác biệt về Trình độ học vấn của doanh nhân có tác động
đến sự khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, Tuổi tác, Giới tính, Tình
trạng hôn nhân sai khác giữa các cá nhân không hề có ảnh hưởng đến
sự thành công của khởi nghiệp.
Hơn nữa, thang đo cho Nguồn vốn mối quan hệ xã hội đã được
điều chỉnh sau nghiên cứu này khi chỉ còn 4 quan sát so với ban đầu
và kết quả là “mối quan hệ với các đối tác trong ngành” chưa có ảnh
hưởng nhiều đến sự thành công của khởi nghiệp. Trong khi đó, các
biến Hỗ trợ bên ngoài với 5 quan sát, biến Kinh nghiệm với 4 quan sát
và biến Vị trí với 2 quan sát được nhận thấy phù hợp cho mô hình
trong nghiên cứu này. Mặt khác, biến phụ thuộc Thành công có được
xem xét phù hợp trong nghiên cứu với 4 quan sát.
Nghiên cứu này thống nhất quan điểm với nhiều nghiên cứu
trước đây về sự ảnh hưởng đáng kể của biến kinh nghiệm người khởi
nghiệp, biến Nguồn vốn mối quan hệ xã hội, Vị trí của công ty, Sự hỗ
trợ từ bên ngoài. Mặt khác, bác bỏ nhận đinh về Nguồn vốn nhân lực,
Môi trường ngành kinh doanh so với nghiên cứu trước đây.
Mặt khác, nghiên cứu cũng loại bỏ những đặc điểm về Độ tuổi,


22

Giới tính và Tình trạng hôn nhưng ủng hộ ảnh hưởng cuản trình độ
đối với khởi nghiệp thành công.
4.1.2Thực tiễn
Kết quả khảo sát thu thập được phần lớn doanh nhân là nam đã
phản ánh đúng với nhu cầu thành công và gây dựng sự nghiệp. Mặt
khác, những người thành công trong khởi nghiệp đã kết hôn và nằm
trong khoảng tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi.
Các doanh nhân được ghi nhận đã khởi nghiệp thành công khi có
kinh nghiệm về ngành kinh doanh và kỹ năng kinh doanh trước đó..
Nguồn vốn mối quan hệ xã hội được ghi nhận có ảnh hưởng lớn nhất
đối với sự thành công của khởi nghiệp vì doanh nhân sẽ hưởng lợi
trong kinh doanh nhờ khai thác tốt những mối quan hệ này. Nghiên
cứu đã ủng hộ cho quan điểm tận dụng vị trí kinh doanh để tự học tập
và tiếp cận những công nghệ mới với các đối thủ cùng khu vực. Khởi
nghiệp là công ty được hình thành với ý chí, triết lý và văn hóa của
chủ sở hữu nên để doanh nghiệp phát triển bền vững, việc lựa chọn
nhân lực phù hợp là rất cần thiết. Do đó, các công ty khởi nghiệp với
quy mô ban đầu nhỏ thường xuyên thay “máu nhân lực” do chưa có
chính sách giữ chân nhân lực chất lượng. Kết quả là sự chuẩn bị kỹ
càng trước những thách thức sẽ làm cho môi trường ngành kinh doanh
không phải là vấn đề cần lưu tâm để thành công khi khởi nghiệp. Sự
hỗ trợ về kỹ năng và kiến thức khởi nghiệp từ vườn ươm khởi nghiệp
và chương trình đào tạo, về tài chính từ các định chế tài chính, về thủ
tục từ cơ quan hành chính và kinh nghiệm từ hiệp hội kinh doanh sẽ là
hành trang tốt cho các công ty khởi nghiệp phát triển. Mặt khác, các
công cụ tài chính ưu đãi là tối cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là
những ngày đầu khởi nghiệp.
Kết quả về thống kê giới tính trong nghiên cứu này là dấu hiệu
đáng mừng về sự bình đẳng trong nhận thức về giới tại khu vực
nghiên cứu, bác bỏ định kiến về giới tính trong kinh doanh từ trước



23
đến nay trong xã hội. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể khởi nghiệp và
thành công chính là kết luận được nhận thấy từ nghiên cứu này. Bởi
lẽ, ở mỗi độ tuổi sẽ có những lợi thế nhất định cho kinh doanh. Với
kiến thức cá nhân và tính cách quyết đoán, nhiều doanh nhân đã quyết
liệt thực hiện kế hoạch đề ra mà bỏ qua việc tìm kiếm sự đồng tình từ
vợ/chồng. Do đó, tình trạng hôn nhân được phát hiện không có ảnh
hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp.Những ảnh hưởng tích cực
của trình độ học vấn đối với sự khởi nghiệp thành công đã mang lại
những phát hiện lý thú về thực tiễn. Đó là việc học tập và nâng cao
trình độ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho doanh nhân khởi nghiệp ứng
phó với thách thức.
4.2 KIẾN NGHỊ
4.2.1 Khoa học
Nghiên cứu khởi nghiệp theo hướng tiếp cận qua như khảo sát từ
nhân viên, đối tác, các chuyên gia kinh tế có thể đem lại một góc nhìn
chi tiết và chuyên sâu hơn.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu về chuyên sâu về động
lực khởi nghiệp trong sự khác biệt về giới tính và sự thành công trong
khởi nghiệp giữa những thế hệ X, Y và Baby Boomer. các nhà khoa
học có thể nghiên cứu kết hợp các đặc điểm của doanh nhân như nền
tảng gia đình, thời gian khởi nghiệp, thái độ và đặc điểm mô hình năm
nhân tố - Big Five model.
Thưc hiện nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh quá trình
(Gartner, 1985) hoặc trong mối tương tác giữa các khía cạnh
(Lumpkin và Dess, 1996; Gartner, 1985). Hơn nữa, nghiên cứu các
khía cạnh trên một phạm vi nghiên cứu cả nước được khuyến khích
thực hiện để có một cái nhìn tổng quát vấn đề khởi nghiệp.

Các nhà khoa học có thể áp dụng kết quả mô hình này kiểm định
với các vùng kinh tế khác hoặc trong cách phân loại theo quy mô
doanh nghiệp.


×