Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Chuẩn kiến thức môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.61 KB, 15 trang )


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN
1. Hiểu nội dung cột yêu cầu cần đạt, và ghi chú như thế nào?
* Phần hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN được trình bày :
Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
( Bài tập cần làm)
Yêu cầu cần đạt :
+ Xác định yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả học sinh cần phải đạt được sau
khi học xong bài học.
+ Quá trình tích luỹ được qua các yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học, bảo đảm
cho học sinh đạt chuẩn kiến thức cơ bản của môn Toán theo chủ đề, lớp
và toàn cấp.

Bài tập cần làm:
+ Chọn trong số bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài học trong sách
giáo khoa.
+ Bài tập cần làm được lựa chọn theo các tiêu chí:
Là bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu để học sinh thực hành nắm kiến
thức, rèn kĩ năng nhằm đạt được yêu cầu cần đạt.
Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề và trong
từng khối lớp đối với môn Toán.
Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ khi
học xong một lớp , xong chương trình tiểu học.

2. Đánh giá môn Toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Đánh giá kết quả học tập.
- Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .
- Xây dựng đề kiểm tra định kì .
- Trắc nghiệm khách quan



a. Đánh giá kết quả học tập môn Toán:
- Động viên khuyến khích HS, Hướng dẫn HS tự học, chăm học, tự tin.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, phối hợp kiểm tra thường xuyên
và định kì; đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
- Tiêu chí của kiểm tra đánh giá:
+ Toàn diện, khách quan, công bằng, phân loại đối tượng học sinh.
+ Kết hợp trắc nghiệm và tự luận; viết và vấn đáp, thực hành.
+ Phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu.
b. Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán:
Đánh giá bằng điểm số
Kiểm tra thường xuyên ( tối thiểu 2 lần/ tháng)
Kiểm tra định kì ( giữa và cuối học kì I, giữa và cuối học kì II.)

Xây dựng đề kiểm tra định kì môn Toán:
* GV cần bám sát bộ đề mẫu của Bộ Giáo dục- Đào tạo và chuẩn kiến
thức kĩ năng để thiết kế đề kiểm tra định kì phù hợp với các lớp.
Mục tiêu:
+ Đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng.
+ Từ kết quả kiểm tra để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp dạy học
phù hợp với đối tượng HS .
Hình thức: vừa có trắc nghiệm vừa có tự luận.
Cấu trúc nội dung:
+ Cân đối và gắn với nội dung kiến thức theo giai đoạn và bao gồm 4
mạch kiến thức: Số và phép tính ( 60%)
Đại lượng và đo lường (10%)
Yếu tố hình học ( 10 %)
Giải toán (20 %)
(Riêng học kì I, lớp 1 số và phép tính (70 %), yếu tố hình học ( 10
%), giải toán (20 %).

+ Tự luận (từ 20 - 40%), trắc nghiệm ( từ 60 - 80%).
+ Số lượng : Lớp 1 - lớp 4: 20 câu.
Lớp 5 từ 20 - 25 câu.

Mức độ nội dung:
* Đề kiểm tra cần đảm bảo nội dung cơ bản theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng chương trình và mức độ cần đạt được tối thiểu trong đó: nhận biết,
thông hiểu (80%) , vận dụng (20 %).
* Trong mỗi đề kiểm tra có phần kiến thức cơ bản để học sinh TB đạt
khoảng 6 điểm, và một số câu hỏi vận dụng sâu để phân loại học sinh
khá, giỏi cụ thể:
Lớp 1 và 2:
Mức độ
Nhận biết, thông
hiểu
Vận dụng
Số và phép tính 12 -14 câu
1-2 câu
( có thể có câu vận dụng cho HS
giỏi)
Đại lượng và đo
đại lượng
2 - 4 câu
Yếu tố hình học 2 - 4 câu
Giải toán có lời
văn
2 câu

×