Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tích hợp phần mềm GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã trường hợp nghiên cứu tại xã ia dreh, huyện krông pa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 8 trang )

[1]

TÍCH HỢP PHẦN MỀM ALES VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ (VÍ DỤ TẠI XÃ IA DREH HUYỆN KRÔNG PA)
Họ và tên: Nguyễn Ninh Hải
Địa chỉ liên lạc: ĐHNL TP.HCM – Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0937.359.888 | 0596.555.666; Fax: 0593.717.655;
Website: Nguyễn-Ninh-Hải.vn
Email:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá
đất đai tự nhiên có xem xét thêm về yếu tố kinh tế.
Trên cơ sở đó, đánh giá đất đai là bài toán phân tích
đánh giá đa tiêu chuẩn cung cấp cho người ra quyết
định các mức độ quan trọng khác nhau của các
tiêu chuẩn, do vậy kết quả đánh giá còn mang tính
chủ quan của người đánh giá. Để khắc phục hạn chế
này và tranh thủ tri thức của nhiều chuyên gia trong
từng lĩnh vực, phần mềm ALES (Automatic Land
Evaluation System - phần mềm đánh giá đất tự
động) ra đời và kết hợp với công nghệ GIS
(Georaphic Information System - Hệ thống thông tin
địa lý) có khả năng phân tích không gian, xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai để hạn chế tính chủ quan của
con người trong việc xác định mức độ thích hợp các
loại hình sử dụng đất. Quá trình tích hợp ALES và
GIS trên thế giới và nhiều địa phương trong cả nước
đã thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên đối với Gia Lai
nói riêng và khu vực Tây nguyên nói chung chưa có
nhiều ví dụ trong lĩnh vực này. Vì thế nghiên cứu
“Tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh


giá thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng
đất cấp xã” theo hướng sử dụng đất bền vững là yêu
cầu cần thiết và cấp bách nhằm góp thêm cơ sở khoa
học và thực tiễn làm mô hình, bài học kinh nghiệm
trong công tác đánh giá đất đai lập quy hoạch trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu nghiên cứu:
-Xây dựng mô hình tích hợp phần mềm ALES
và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai theo
phương pháp của FAO;
-Vận dụng kết quả mô hình để phục vụ cho việc
lập quy hoạch sử dụng đất xã Ia Dreh - huyện Krông
Pa nói riêng và quản lý nguồn tài nguyên đất nói
chung.
II.VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Vật liệu nghiên cứu:
-Tài liệu điều tra cơ bản: các tài liệu điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội chung và các chính sách phát
triển của tỉnh Gia Lai, của huyện Krông Pa, xã Ia Dreh;

-Cơ sở dữ liệu bản đồ: Bản đồ đất, bản đồ phân
vùng khí hậu nông nghiệp, bản đồ hiện trạng môi
trường, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa
hình, các bản đồ chuyên đề khác;
-Cơ sở dữ liệu đất đai: Các mẫu phân tích dinh
dưỡng đất; các mẫu phiếu điều tra sử dụng đất;
-Phần mềm: Micro Station V7; Mapinfo 11 để
biên tập, chỉnh sửa, in ấn bản đồ; Arc/Infor và
ArcView để số hoá, chồng xếp, phân tích dữ liệu;

ALES để xác định mức độ thích hợp các loại hình sử
dụng đất;
-Máy định vị toàn cầu GPS để khảo sát thực địa;
2.Nội dung nghiên cứu:
-Nghiên cứu phương pháp đánh giá đất đai của
FAO, lý thuyết GIS và phần mềm ALES;
-Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS
trong đánh giá thích nghi đất đai;
-Ứng dụng mô hình đánh giá thích nghi đất đai
phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Ia Dreh - huyện
Krông Pa;
3.Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: bao
gồm các tài liệu, số liệu, bản đồ phản ánh tình hình
phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng đất, hiện
trạng sử dụng đất đai và môi trường; phỏng vấn nông
hộ để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
-Phương pháp bản đồ: để thể hiện nội dung và
các yếu tố sử dụng đất lên Bản đồ hiện trạng, Bản đồ
thích nghi đất đai và Bản đồ định hướng QHSDĐ tỉ
lệ 1:10.000.
-Phương pháp toán kinh tế: để dự báo nhu cầu
sử dụng đất và những ảnh hưởng của nó đến kinh tếxã hội và môi trường.
-Phương pháp chuyên gia, hội thảo: để tham
khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến sử
dụng đất, thích nghi đất đai và quy hoạch sử dụng đất.
Phương pháp kế thừa và tổng hợp: Kế thừa và
tổng hợp các lý thuyết đánh giá đất đai của FAO, lý
thuyết GIS và cách thức hoạt động của phần mềm
ALES để từ đó xây dựng mô hình tích hợp ALES và

GIS trong đánh giá thích nghi đất đai.


[2]

4.Các sản phẩm xây dựng:
-Mô hình tích hợp phần mềm ALES và GIS
trong đánh giá thích nghi đất đai;
-Kết quả ứng dụng mô hình vào đánh giá đất
đai phục vụ lập Quy hoạch sử dụng đất xã Ia Drehhuyện Krông Pa bao gồm: [1]- Bản đồ đơn vị đất
đai; [2]- Bản đồ phân vùng thích nghi các LUT lựa
chọn; [3]- Bản đồ thích nghi đất đai tương lai và
định hướng Quy hoạch sử dụng đất; [4]- Báo cáo
thuyết minh tổng hợp.
III.XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1.Tích hợp ALES và GIS:
GIS là hệ thống các công cụ nền máy tính dùng
để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích
và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí trên bề mặt
trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình ra
quyết định. Sức mạnh của GIS là khả năng phân tích
đồng thời dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính,
trong đó chức năng chồng lớp (overlay) là một trong
những chức năng quan trọng. GIS có khả năng tham
gia phân tích dữ liệu đầu vào (cơ sở dữ liệu về tài
nguyên đất đai) và quản lý, biểu diễn dữ liệu đầu ra
của ALES (bản đồ khả năng thích nghi đất đai, bản
đồ đề xuất sử dụng đất).
ALES không phải là phần mềm GIS, bản thân
nó không thể biểu diễn kết quả lên bản đồ. Tuy

nhiên nó có thể phân tích các thuộc tính của bản đồ
đơn vị đất đai được xây dựng phù hợp với cơ sở dữ
liệu của ALES (hình 1).
ALES đánh giá thích nghi tự nhiên dựa vào tính
chất đất đai: giữa thích nghi đất đai (S) và tính chất
đất đai (LC) có mối quan hệ hàm số, ứng với một
tính chất đất đai sẽ có một lớp (class) thích nghi.
Hình 1: Mô hình tích hợp ALES và GIS

2.Mô hình tích hợp ALES và GIS trong
đánh giá đất:
Tích hợp ALES và GIS để đánh giá đất đai, các
bước thực hiện như sau:
- B1: Nhập các yêu cầu sử dụng đất vào ALES.
- B2: Đọc dữ liệu (Import data) về tính chất đất
đai từ bản đồ đơn vị đất đai (đã được xây dựng trong
GIS).
- B3: Xây dựng cây quyết định (trong ALES).
- B4: Đánh giá đất đai (trong ALES), kiểm tra
kết quả nếu không phù hợp thì điều chỉnh lại yêu cầu
sử dụng đất, nếu đúng thì thực hiện bước 5 (B5).
- B5: Xuất (Transfer) kết quả đánh giá đất đai
sang GIS và thể hiện lên bản đồ thích nghi, cũng có
thể xuất dữ liệu sang Winword và Excel để có báo
cáo và bảng biểu về đánh giá đất.
Khi thay đổi các thuộc tính bản đồ đơn vị đất
đai trong GIS thì mô hình sẽ tự động cập nhật các
thuộc tính thay đổi từ GIS và đánh giá để đưa ra kết
quả phù hợp và xuất sang GIS để thể hiện bản đồ
thích nghi. Vấn đề này trước đây mất rất nhiều thời

gian, đôi khi phải làm mới.
Hình 2: Mô hình tích hợp ALES và GIS trong
đánh giá thích nghi đất đai:

IV.ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO ĐÁNH
GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐAI XÃ IA
DREH - HUYỆN KRÔNG PA
1.Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS
trong đánh giá thích nghi đất đai xã Ia Dreh:
(Hình 3)


[3]

2.Kết quả xây dựng mô hình:
2.1.Bản đồ đơn vị đất đai:
[a]-Theo FAO, 1976: “Đơn vị bản đồ đất đai là một vùng hay một vạt đất, trong đó có sự đồng nhất tương
đối của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận. Mỗi
một đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với các loại hình sử dụng đất nhất định”.
Biểu 01: Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Ia Dreh:
TT

I. Loại đất
(G)

Phân
cấp

12 cấp


II. Độ dốc:
(SL)
6 cấp


hiệu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6

Nội dung

TT

Pb

P
Pf
Py
B, X
Xa, Ba
Fa
Fp
Fs
Ha
Xk
E
0 – 3o
3 – 8o
8-15o
15-20o
20-25o
>25o

III. Tầng
dày đất
(D)

[b]-Các đơn vị đất đai và mô tả:
*Các đơn vị đất đai:
Trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000, toàn xã có 52 đơn
vị đất đai (ĐVĐĐ), mỗi ĐVĐĐ được ký hiệu bằng
số hiệu từ 1 - 52 và sắp xếp theo từng vùng đất.
*Mô tả các đơn vị đất đai:
(1) Vùng đất phù sa được bồi có 2 ĐVĐĐ,
mang số hiệu 1 và 2, diện tích 309.65 ha. ĐVĐĐ

này phân bố dọc sông Ba và các con suối lớn, địa

IV.Thành
phần cơ
giới
(TE)
V. Đá lẫn
(CK)

VI. Đá lộ
đầu
VII. Điều
kiện tưới
VIII.
Ngập lụt

Phân
cấp

5 cấp

4 cấp

4

3
2 cấp
2 cấp



hiệu
1
2
3
4
5
a
b
c
d
1
2
3
4
1
2
3
1
2
1
2

Nội dung
> 100 cm
70 - 100 cm
50-70 cm
30-50 cm
<30 cm
Cát
Cát pha

Thịt nhẹ
Thịt tr.bình
Không có
<10
10-30
>30
Không có
Rải rác
Tập trung
Có tưới
Không tưới
Không ngập
có ngập

hình bằng phẳng, độ dốc 0-30, tầng dày đất >100 cm,
thành phần cơ giới nhẹ. Hàng năm thường hay bị
ngập. ĐVĐĐ này thuận lợi cho trồng cây hoa màu.
(2) Vùng đất phù sa không được bồi có 5
ĐVĐĐ mang mã số từ 3-7 trên bản đồ, diện tích
226.51 ha, đất có độ phì khá, địa hình bằng thấp,
phần lớn đã được đưa vào sử dụng trồng lúa 2 vụ.


[4]

(3) Vùng đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
thường <70cm, chưa có tưới. Khó khăn cho phát
có 1 ĐVĐĐ mang ký hiệu 8. Độ dốc dưới 30, tầng
triển nông nghiệp, thường thích hợp cho những cây
dày > 70 cm, có khả năng trồng hoa màu, lúa và cây

chịu được điều kiện khắc nghiệt như mè, điều…
công nghiệp ngắn ngày.
(9) Vùng đất đỏ vàng trên đá phiến sét có 3 đơn
(4) Vùng đất phù sa ngòi suối: có 3 ĐVĐĐ
vị đất đai; phần lớn đất có độ dốc cao >200 không
mang mã số từ 9-11, diện tích 235.75 ha. Phân bố
thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
dọc theo các suối lớn, thường bị ngập nước. Đất có
(10) Vùng đất nâu thẫm trên bazan có 1 đơn vị
độ phì khá, khả năng phát triển trồng lúa nước.
đất, tầng đất mỏng <30cm.
(5) Vùng đất xám bạc màu trên đá macma acid có
(11) Vùng đất trơ sỏi đá có 1 ĐVĐĐ mang mã
2 ĐVĐĐ mang mã số 12, 13. Diện tích 114.84 ha,
số 52, diện tích 4223.77 ha, độ dốc > 150, tầng đất
thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày từ 50-100 cm, độ dốc
mỏng, không có khả năng phát triển nông nghiệp.
1- 80, chưa có tưới nước. Các ĐVĐĐ này có độ phì
[c]-Bản đồ đơn vị đất đai:
thấp, có khả năng trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
(6) Vùng đất xám trên phù sa cổ có 14 ĐVĐĐ,
mang mã số từ 14-27; diện tích 2980.68 ha. Phần lớn
đất phân bố trên địa hình bằng phẳng có độ dốc <30,
thành phần cơ giới nhẹ. Vùng đất này thích hợp với
nhiều loại cây trồng trong điều kiện có tưới.
(7) Vùng đất xám trên đá macma acid: Diện
tích 2417.23 ha có 12 ĐVĐĐ; Phân bố trên nhiều
cấp địa hình và có tầng dày đất thay đổi rất nhiều từ
mỏng đến rất dày tùy thuộc vị trí phân bố.
(8) Đất xám nâu vùng bán khô hạn: Diện tích

743.92 ha có 6 ĐVĐ đánh số từ 40-45; đất có độ dốc
từ 3-200, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày đất
2.2.Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên:
Bảng 03: Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai tự nhiên [1]
Mã vùng
thích nghi

Diện
tích (ha)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Tổng


61,71
20,07
60,38
354,62
38,96
7,33
427,29
512,73
60,07
2331,2
203,62
639,73
82,61
150,28
5,46
401,08
205,62
7155,3
12718

Mức thích nghi (S)
Lúa
nƣớc
S2
S2
S3
S3
S3
S3
N

N
N
N
N
N
N
N
N
N
N
N

Lúa
rẫy
N
S2
N
N
S2
S3
S3
S3
S3
S2
S2
N
N
N
N
N

N
N

Đậu
đỗ
S2
S1
S2
S3
S2
S2
S3
S3
S2
S3
S2
S3
S3
S3
S3
S2
S2
N

Mỳ

Ngô




Mía

N
S2
S3
S2
S2
S2
S3
S3
S3
S3
S3
S3
N
N
N
N
N
N

S2
S2
S2
S3
S2
S2
S3
S3
S3

S3
S3
S3
S3
N
N
S2
N
N

N
S2
S2
S2
S1
S2
S2
S2
S2
S3
S2
S2
N
S3
S3
N
S3
N

S2

S1
N
S2
S2
S2
S3
S3
S3
S2
S2
S2+S3
S3
N
N
S2
N
N

Thuốc

S3
S2
S2
S2
S2
S2
S3
S2
S3
S2

S2
S2+S3
S3
S3
N
S3
N
N

Biểu 04: Tổng hợp diện tích các cấp thích nghi hiện tại đối với các loại hình sử dụng đất
[1]

Không tính diện tích các loại đất phi nông nghiệp (đất ở, đất phát triển hạ tầng, đất sông suối, …)

Điều
N
N
N
S3
S2
S2
S3
S2
S3
S2
S2
S3
N
S3
N

N
N
N

Cây
ăn quả
N
S3
S3
S3
S3
S3
N
S3
S3
S2
S3
S3
N
N
N
N
N
N


[5]

Loại hình sử dụng
S1

LUT-1: Lúa nước
LUT-2: Lúa rẫy
LUT-3: Đậu đỗ
LUT-4 : Mỳ
LUT-5: Ngô
LUT-6: Mè
LUT-7: Điều
LUT-8: Cây ăn quả
LUT-9: mía
LUT-10: Thuốc lá

20,01

59,03

20,07

Cấp thích nghi
S2
S3
81,78
461,29
379,31
3221,95
3087,65
2455,03
586,63
4379,01
279,88
4921,51

4624,30
2884,44
3113,90
1863,18
116,66
4636,96
4038,24
1082,7
3528,9
639,73

Tổng
N
12174,93
9116,74
7155,31
7752,36
7516,61
5150,23
7740,92
7964,38
7576,99
7366,63

Bản đồ phân vùng thích nghi tự nhiên đối với các LUT được lựa chọn

12718
12718
12718
12718

12718
12718
12718
12718
12718
12718


[6]

2.3.Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tương lai:
Trong đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng
đất đai cần phải phân hạng thích hợp các LUT cho
tương lai. Đó là sự mô tả, lựa chọn và phân hạng các
LUT trên cơ sở duy trì các LUT hiện tại được đánh
giá là bền vững, có hiệu quả hoặc thay đổi LUT mới
với các dự tính thay đổi các yêu cầu sử dụng đất
hoặc các thuộc tính của các LUT nếu có các biện
pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội mới được áp dụng.
Thường các LUT tương lai được lựa chọn khi trong
các dự án quy hoạch sử dụng đất có các dự án nhỏ
về cải tạo đặc tính hạn chế của đất, thay đổi các
chính sách kinh tế - xã hội hợp lý hoặc đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào quy trình sản xuất,... Như
vậy, phân hạng thích hợp đất đai tương lai chính là
những đề xuất có giá trị của đánh giá đất cho quy
hoạch sử dụng đất có hiệu quả.
Kết quả đánh giá khả năng thích hợp hiện tại đã
phản ánh thực trạng mức độ thích hợp của các loại
hình sử dụng đất trên các đơn vị đất đai kèm theo

các yếu tố hạn chế của chúng. Để đánh giá phân
hạng thích hợp tương lai cần phải xem xét những
vấn đề về cải tạo đất, vấn đề về kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường như sau:
[a]-Cải tạo đất: Cải tạo đất trên địa bàn xã Ia
Dreh có nhiều nội dung nhưng nội dung chính là vấn
đề thủy lợi. Đối với đất xã Ia Dreh nhu cầu nước
tưới quan trọng hơn cả vì khi đáp ứng được nhu cầu

này khả năng thích hợp của đất đai có thể thay đổi
đột biến, có thể làm thay đổi lối canh tác của đồng
bào dân tộc thiểu số, làm tăng độ màu mỡ của đất,
tăng hệ số gieo trồng và tăng năng suất, sản lượng
cây trồng lên đáng kể.
Trong tương lai, nếu dự án xây dựng công trình
Trạm bơm Buôn Ja Rông và hệ thống kênh mương
nội đồng xây dựng hoàn thiện kết nối liên hoàn giữa
hồ thủy lợi Ia Dreh và các trạm bơm, nguồn nước
tưới trong xã sẽ được khai thác tốt, đảm bảo đủ nước
tưới cho các đơn vị đất đai, đặc biệt đối với những
vùng có khả năng chuyển đổi cơ cấu và tăng vụ
trong đa dạng hoá sản xuất.
[b]-Vấn đề kinh tế-xã hội: Các đơn vị đất đai
có chất lượng cao, ít yếu tố hạn chế có khả năng bố
trí các loại hình sử dụng đất với những hệ thống cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao, thu hút được nhiều lao
động như: Lúa nước, ngô, đậu đỗ, cây điều,… và
một số cây khác. Một số vùng đất canh tác hiệu quả
kinh tế thấp có thể chuyển sang trồng các loại cây
khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

[c]-Bảo vệ môi trƣờng: Vấn đề môi trường ở
đây được xem xét trên khía cạnh bảo vệ độ màu mỡ
của đất, chống xói mòn, ô nhiễm đất. Vì vậy hệ
thống cây trồng cần phải lựa chọn theo phương
châm đảm bảo sản xuất có hiệu quả cao và an toàn
về chất lượng sản phẩm.


[7]

Sau khi cải tạo thủy lợi, khắc phục được những
yếu tố hạn chế về tưới, cấp thích hợp của đất đai sẽ
chuyển đổi và phù hợp với yêu cầu của các loại hình
sử dụng đất. Trong tương lai Ia Dreh có khả năng
chuyển một số diện tích đất từ không thích hợp sang
thích hợp thấp, hoặc từ thích hợp thấp sang thích
hợp cao hơn đối với một số loại hình sử dụng đất có
giá trị thông qua biện pháp đầu tư xây dựng thủy lợi,
Kiểu
thích hợp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18

LUTS
LMUS
9
4, 8
19, 20
28, 31
5
23
24, 25
40, 41, 42, 43
16,17
14,15,18,21,27,46
3, 50
13, 29, 30, 32, 34, 36
10
12, 35
26
1, 2, 11
22
6,7,33,37,38,39,44,45,4
7,48,49,51,52

TỔNG SỐ

D.tích
LUT
(Ha)
1
61.71 S1
20.07 S1
60.38 S3
354.62 S2
38.96 S1
7.33 S3
427.29 N
512.73 N
60.07 N
2331.19 N
203.62 N
639.73 N
82.61 N
150.28 N
5.46 N
401.08 N
205.62 N
7155.25
12718.0

N

hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với điều
kiện sinh thái và phù hợp với thị trường.

Quá trình xem xét yêu cầu của từng loại hình sử
dụng đất trên các đơn vị đất đai sau khi đã cải tạo kết
quả phân hạng thích hợp tương lai đối với từng loại
hình sử dụng đất được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 05: Tổng hợp khả năng thích hợp tương
lai xã Ia Dreh

LUT
2
N
S1
N
N
S1
S2
S2
S3
S3
S2
S2
S3
N
S3
N
N
N

LUT
3
S2

S1
S2
S3
S1
S2
S3
S3
S1
S3
S2
S3
S3
S3
S3
S2
S2

LUT
4
N
S1
S3
S2
S2
S2
S3
S3
S3
S3
S3

S3
N
N
N
N
N

LUT
5
S2
S1
S1
S3
S1
S2
S3
S2
S3
S3
S3
S3
S3
N
N
S2
N

LUT
6
N

S1
S2
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S3
S2
S2
N
S3
S3
N
S3

LUT
7
N
S2
S2
S3
S2
S3
N
S3
S3
S2
S3

S3
N
N
N
N
N

LUT
8
N
N
N
S3
S1
S2
S2
S2
S3
S2
S1
S3
N
S3
N
N
N

N

N


N

N

N

N

N

Bản đồ thích nghi tương lai và định hướng sử dụng đất xã Ia Dreh:

LUT
9
S2
S1
S3
S1
S1
S1
S3
S3
S3
S2
S2
S2
S3
N
N

S1
N

LUT
10
S3
S1
S2
S2
S2
S2
S2
S2
S3
S1
S1
S2
S3
S3
N
S3
N

N

N


[8]


3.Đề xuất sử dụng đất:
Trên cơ sở tiềm năng đất nông nghiệp và đánh
giá thích nghi đất đai tương lai đối với các loại hình
sử dụng đất chính. Đề xuất quy mô sử các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp (LUT) xã Ia Dreh như sau:
-LUT-1 (Lúa nước 2 vụ): Tập trung xây dựng
vùng chuyên canh. Đất lúa 2 vụ được bố trí trên các
vùng lúa có cấp thích nghi S1 và S2 với diện tích đề
xuất 120.74 ha.
-LUT-2 (Lúa rẫy): Diện tích thích nghi 3601.26
ha. Diện tích đề nghị chuyển đổi 2615.00 ha sang trồng
điều, cây ăn quả và hoa màu. Diện tích lúa rẫy còn lại
đề xuất chuyển đổi sang mô hình Lúa – màu.
-LUT-3 (Đậu đỗ): Diện tích thích nghi 5562.69
ha, diện tích đề xuất 1.250 ha
-LUT-4 (Mỳ): Diện tích thích nghi 4965.64 ha,
diện tích đề xuất 600 ha
-LUT-5 (Ngô): Diện tích thích nghi 5201.39 ha,
diện tích đề xuất 2.000 ha
-LUT-6 (Mè): Diện tích thích nghi 7567.77ha,
diện tích đề xuất 2.500 ha

-LUT-7 (Điều): Diện tích thích nghi 4977.08
ha. Điều được bố trí trên các vùng thích nghi S1, S2,
diện tích đề xuất 1579.80 ha;
-LUT-8 (Cây ăn quả): Diện tích thích nghi
4753.62 ha. Cây ăn quả được bố trí trên các vùng
thích nghi S1, S2, diện tích đề xuất 560.99 ha.
-LUT-9 (Mía): Diện tích thích nghi 5141.01 ha.
Diện tích đề xuất 4.058.31 ha.

-LUT-10 (Thuốc lá): được bố trí trên các vùng
thích nghi S1, S2 với diện tích 498.34 ha.
V.KẾT LUẬN
Mô hình Tích hợp phần mềm ALES và GIS
trong đánh giá thích nghi đất đai được xây dựng theo
phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Mô hình đã
được kiểm chứng cho trường hợp đánh giá đất đai xã
Ia Dreh, huyện Krông Pa, kết quả đầu ra chính xác
và có tính hiện thực cao. Ứng dụng mô hình vào
đánh giá thích nghi đất đai sẽ tiết kiệm thời gian,
nâng cao năng suất lao động. Trong tương lai, có thể
nhân rộng mô hình này cho đánh giá đất đai ở các
địa phương khác trong tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Cảnh Định, 2005. Tích hợp ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai huyện Cẩm Mỹ - tỉnh
Đồng Nai, trang 206-213, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp (Trường ĐHNL TP.Hồ Chí Minh), số
2/2007;
Lê Cảnh Định, Phạm Quang Khánh, 2005. Ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh
giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng, trang 111-117, Tạp chí
khoa học đất Việt Nam số 21/2005 (ISSN 0868-3743).
Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm, 1997. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai
theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất (lấy tỉnh Đồng Nai làm ví dụ). NXB Nông nghiệp
Tp.HCM.
Donald A.D., 1992. The Evaluation of Land Resources, Longman, England. Rossiter D.G., 1994.
Lecture note: Land Evaluation, Cornell university, USA.
Rossiter D.G. and Armand R. Van Wambeke, 1997. Automated Land Evaluation System (ALES)
Version 4.65 User’s Manual, Cornell university, USA.
FAO, 1976. A framework for land evaluation, soils bulletin 32, Rome, Italy.
FAO, 1993. An international Framework for Evaluating Sustainable Land Management (FESLM),

Rome, Italy



×