Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

bài tiểu luận khảo sát giá trị tài nguyên và dịch vụ du lịch theo chương trình hà nội hạ long bắc ninh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH



BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Quản trị kinh doanh lữ hành
Tên bài tiểu luận: Khảo sát giá trị tài nguyên và dịch vụ du lịch
theo chương trình Hà Nội - Hạ Long - Bắc Ninh - Hà Nội
Giảng viên: Nguyễn Đức Khoa
Sinh viên: Lương Ngọc Phước
MSSV: A27710
Lớp: Quản trị Kinh doanh Lữ hành 4

HÀ NỘI, 7/2016


MỤC LỤC
PHẦN 1: CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH
1.1. Nội dung chương trình ..................................................................................4
1.1.1. Lịch trình........................................................................................................4
1.1.2. Dịch vụ bao gồm............................................................................................5
1.2. Tuyến đường và điều kiện giao thông ..........................................................6
1.2.1. Tuyến đường và khoảng cách các điểm ........................................................6
1.2.2. Điều kiện giao thông ......................................................................................7
1.3. Quy trình tổ chức thực hiện ..........................................................................8
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị trước chuyến đi...............................................................8
1.3.2. Giai đoạn tổ chức trong chuyến đi.................................................................9
1.3.3. Giai đoạn giải quyết sau chuyến đi..............................................................21
PHẦN 2. KHẢO SÁT TẠI CÁC ĐIỂM
2.1 Khảo sát tại Vịnh Hạ Long ...........................................................................22


2.1.1. Các điểm du lịch và giá trị tài nguyên du lịch .............................................22
2.1.1.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long ......................................................................22
2.1.1.2. Động Thiên Cung ......................................................................................23
2.1.2. Các dịch vụ...................................................................................................32
2.1.2.1. Dịch vụ về tàu tại Vịnh Hạ Long ..............................................................32
2.1.2.2. Dịch vụ tại các đảo ở Vịnh Hạ Long ........................................................33
2.2. Khảo sát tại thành phố Hạ Long .................................................................34
2.2.1. Các điểm vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm .........................................34
2.2.2. Các dịch vụ...................................................................................................39
2.2.2.1.Dịch vụ lưu trú tại thành phố Hạ Long .....................................................39
2.2.2.2. Dịch vụ nhà hàng tại thành phố Hạ Long ................................................42
2.2.2.3. Dịch vụ khác..............................................................................................44
2.3. Khảo sát tại làng Diềm Xá............................................................................47


2.3.1. Các điểm du lịch và giá trị tài nguyên du lịch .............................................47
2.3.2. Các dịch vụ...................................................................................................50
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá các điểm du lịch trong chương trình ..........................................51
3.1.1. Thị trấn Sao Đỏ ............................................................................................51
3.1.2. Vịnh Hạ Long ..............................................................................................51
3.1.3. Thành phố Hạ Long .....................................................................................52
3.1.4. Làng Diềm Xá ..............................................................................................52
3.2. Đánh giá các dịch vụ du lịch cung cấp tại điểm .........................................53
3.2.1. Dịch vụ tại thị trấn Sao Đỏ ..........................................................................53
3.2.2. Dịch vụ tại Vịnh Hạ Long ...........................................................................53
3.2.3. Dịch vụ tại Thành phố Hạ Long ..................................................................54
3.2.4. Dịch vụ tại làng Diềm Xá ............................................................................54
3.3. Nhận xét về chuyến đi thực tế tại Hạ Long và rút ra những kinh nghiệm,
bài học sau chuyến đi. ..........................................................................................54

3.3.1. Nhận xét về chuyến đi thực tế tại Hạ Long .................................................54
3.3.2. Những kinh nghiệm rút, bài học rút ra sau chuyến đi .................................55
PHẦN 4: NHỮNG KHOẢNH KHẮC TRONG CHUYẾN ĐI ........................55


PHẦN 1: CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH
1.1. Nội dung chương trình
1.1.1. Lịch trình
CHƯƠNG TRÌNH HÀ NỘI - HẠ LONG - BẮC NINH – HÀ NỘI
2 NGÀY 1 ĐÊM
Thực hiện từ ngày 27/06/2016 đến 28/6/2016
Ngày 27/06: Hà Nội - Hạ Long
6:30: Tập trung tại vườn sinh viên trường Đại học Thăng Long. Thực hiện công
tác điểm danh, kiểm tra xe và làm quen với lái xe.
7:00: Rời Hà Nội đi Hạ Long. Trên xe, khảo sát điều kiện đường đi và các trạm
có thể dừng nghỉ. Nghe giảng viên giảng về các địa phương đi qua và nghe giảng
viên phổ biến các công việc cần làm khi tới điểm cho các cá nhân. Thực hành nhiệm
vụ thông báo xác nhận dịch vụ tới các cơ sở cung ứng dịch vụ. Tập thuyết minh trên
xe.
9:30: Dừng nghỉ tại thị trấn Sao Đỏ (30 phút). Thực hành công tác tổ chức quản
lý đoàn tại điểm nghỉ. Nhận tiền tạm ứng từ giáo viên cho các khoản cần thanh toán
trong chuyến đi. Liên hệ với nhà tàu về giờ đến, xếp đoàn và ăn trưa trên tàu. Sau
đó rời đi Hạ Long. Tập thuyết minh trên xe.
11:30: Tới bến tàu Hạ Long. Thực hành công tác tổ chức đoàn tham quan, mua
vé thắng cảnh, liên hệ với tàu du lịch và tổ chức sắp xếp cho đoàn lên tàu du lịch
tham quan. Tập thuyết minh trên tàu về Hạ Long.
12:15: Ăn trưa trên tàu, thực hành tổ chức dịch vụ ăn uống cho đoàn khách,
kiểm tra chất lượng dịch vụ và thực hành thanh toán.
13:00: Tham quan động Thiên Cung. Thực hành công tác tổ chức đoàn tham
quan, liên hệ thuyết minh viên, quản lý đoàn khách khi tham quan.

14:30: Lên tàu tiếp tục tham quan ngắm cảnh. Khảo sát giá trị tài nguyên du
lịch tại khu danh thắng Vịnh Hạ Long.
16:30: Rời bến tàu. Khi tới khách sạn, thực hành tổ chức thu xếp lưu trú cho
đoàn khách (phân phòng). Thực hành kiểm tra chất lượng dịch vụ.
4


18:00: Ăn tối tại khách sạn, thực hành tổ chức dịch vụ ăn uống cho đoàn khách,
kiểm tra chất lượng dịch vụ.
19:00: Khảo sát theo nhóm điều kiện dịch vụ, giá cả của các khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ vui chơi giải trí tại khu vực Thành phố Hạ Long.
20:30: Thực hành tổ chức sự kiện. Biểu diễn văn nghệ và tổ chức trò chơi tại
khách sạn.
23:00: Điểm danh tại phòng. Ngủ.
Ngày 28/06: Hạ Long - Bắc Ninh - Hà Nội
6:30: Trả phòng. Thực hành công tác thanh toán.
7:00: Ăn sáng tại khách sạn. Thực hành tổ chức thu xếp dịch vụ ăn uống cho
đoàn.
7:30: Xe đưa đoàn rời khách sạn đi Bắc Ninh. Thực hành công tác liên hệ và
khẳng định lại dịch vụ.
9:00: Dừng nghỉ tại thị trấn Sao Đỏ (30 phút). Thực hành công tác tổ chức quản
lý đoàn tại điểm nghỉ.
11:30: Tham quan đình làng Diềm Xá, xã Hòa Long, tỉnh Bắc Ninh. Đây là
ngồi đình cổ và là di tích văn hóa lịch sử quan trọng, là nơi lưu giữ nhiều bảo vật
quốc gia. Khảo sát giá trị tài nguyên du lịch.
12:00: Ăn trưa tại nhà ăn trong nhà thờ Diềm Xá. Nghiên cứu và trải nghiệm
sinh hoạt văn hóa làng xã của vùng nông thôn Bắc Bộ. Thực hành tổ chức thu xếp
dịch vụ ăn uống theo các loại hình du lịch cộng đồng.
13:00: Khảo sát các di tích thắng cảnh tại xã Hòa Long.
14:00: Thưởng thức chương trình biểu diễn quan họ do các nghệ nhân Quan Họ

làng Diềm trình diễn. Giao lưu các tiết mục Quan Họ.
16:30: Rời làng Diềm Xá về Hà Nội. Trả lời các câu hỏi của giảng viên, nghe
giảng viên tổng kết chuyến đi, phổ biến nhiệm vụ và nội dung viết báo cáo.
18:00: Kết thúc chuyến đi tại trường Đại học Thăng Long.
1.1.2. Dịch vụ bao gồm:
- Thuyền du lịch vịnh hạng cao cấp, chất lượng cao.
5


- Khách sạn cao cấp, các bữa ăn theo chương trình.
- Phương tiện vận chuyển hiện đại, chuyên phục vụ khách du lịch.
- Vé tham quan thắng cảnh tại các điểm trong chương trình du lịch.
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm phục vụ theo chương trình.
1.2. Tuyến đường và điều kiện giao thông
1.2.1. Tuyến đường và khoảng cách các điểm
Ngày

Khoảng

Điểm đi - điểm đến

cách

Hà Nội (Đại học Thăng

Cao tốc Pháp Vân - Cầu

Long) - Thị trấn Sao Đỏ,

75km


- Quốc lộ 18

Thị trấn Sao Đỏ, Hải

Tiếp tục theo Quốc lộ
26km

18 hướng về Mạo Khê –

Triều, Quảng Ninh

Đông Triều

Mạo Khê, Đông Triều–

Tiếp tục theo Quốc lộ

Thành phố Uông Bí, Quảng

20km

Ninh

18 hướng về Thành phố
Uông Bí
Tiếp tục theo Quốc lộ

Thành phố Uông Bí –


35km

Thành phố Hạ Long

18 hướng về Thành phố
Hạ Long

Thành phố Hạ Long –

35km

Thành phố Uông Bí
Thành phố Uông Bí - Mạo
28/06/2016

Thanh Trì - Quốc lộ 1A

Hải Dương
Dương - Mạo Khê, Đông
27/06/2016

Tuyến đường

Khê, Đông Triều, Quảng

20km

Ninh
Mạo Khê, Đông Triều,
Quảng Ninh - Thị trấn Sao

Đỏ, Hải Dương
6

26km

Ngược về theo hướng
cũ Quốc lộ 18
Tiếp tục theo Quốc lộ
18

Tiếp tục theo Quốc lộ
18


Thị trấn Sao Đỏ, Hải

Quốc lộ 18 - đường

Dương – Làng Diềm Xá,

42km

Trần Hưng Đạo - Tỉnh
Lộ 286 (đường 286)

Hòa Long, Bắc Ninh

Đường Thiện Đức,
đường Lê Phụng Hiểu,
đường Thành Cổ,


Làng Diềm Xá, Hòa Long,
Bắc Ninh – Hà Nội (Đại

đường Nguyễn Du,

45km

đường Nguyễn Trãi,

học Thăng Long)

QL1A, Cao Tốc Pháp
Vân
1.2.2. Điều kiện giao thông
Ngày

Điểm đi - điểm đến

Điều kiện giao thông
6h30 đoàn xuất phát và gặp mưa, vì
xuất phát sớm nên đường khá vắng.

Hà Nội (Đại học Thăng

Di chuyển trên đường cao tốc nên

Long) - Thị trấn Sao Đỏ,

giao thông khá thoáng và dễ đi. Khi


Hải Dương

đên địa phận tỉnh Bắc Ninh xe có
phần đông hơn, tốc độ xe di chuyển
từ 30 – 50km/h

27/06/2016 Thị trấn Sao Đỏ - Mạo Khê,
Đông Triều, Quảng Ninh
Mạo Khê, Đông Triều –

Đường bằng phẳng, rất ít gồ ghề,
đường vắng nên tốc độ di chuyển từ
60 – 80km/h.
Giao thông ổn định, đường tuy bé

Thành phố Uông Bí, Quảng nhưng vẫn đảm bảo giao thông đi lại
không bị ảnh hưởng.

Ninh

Trên chặng này, điều kiện giao

Thành phố Uông Bí –

thông thuận lợi cho việc di chuyển

Thành phố Hạ Long

của đoàn sinh viên đi thực tế.

7


Thành phố Hạ Long –
Thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí - Mạo
Khê, Đông Triều, Quảng
Ninh

28/06/2016

Đoàn xuất phát lúc 7h30 nên lượng
xe không nhiều, đường đi rộng và
thuận lợi.
Trên Quốc lộ 18, lượng xe di chuyển
bắt đầu nhiều lên nhưng không gây
ảnh hưởng đến sự di chuyển của
đoàn.

Mạo Khê, Đông Triều,

Tương tự như trên, nhưng đôi lúc xe

Quảng Ninh - Thị trấn Sao

ít và đường rộng, xe di chuyển với

Đỏ, Hải Dương


tốc độ trung bình từ 50 – 60km/h
Khi đến thành phố Bắc Ninh, xe di

Thị trấn Sao Đỏ, Hải

chuyển chậm vì đang ở khu vực

Dương – Làng Diềm Xá,

đông dân cư. Đường đi lại bằng

Hòa Long, Bắc Ninh

phẳng, không gồ ghề, vạch phân
cách rõ ràng.
Theo hướng Quốc lộ 18 về cầu

Làng Diềm Xá, Hòa Long,

Thanh Thì, cao tốc Pháp Vân đường

Bắc Ninh – Hà Nội (Đại

không nhiều xe, xe có thể di chuyển

học Thăng Long)

với vận tốc xấp xỉ 80km/h trên
đường cao tốc.


1.3.

Quy trình tổ chức thực hiện

1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị trước chuyến đi
Lớp Quản trị Kinh doanh Lữ hành 4 gồm 36 sinh viên, được chia thành 5 nhóm,
các nhóm được thầy Nguyễn Đức Khoa hướng dẫn chuẩn bị các công việc sau:
- Thu tiền trong nhóm và giao cho lớp trưởng nộp lên cho cô Trần Thị Ngân Giang
(phụ trách thực hành)
- Thuê xe 45 chỗ tuyến Hà Nội - Hạ Long - Bắc Ninh,
- Chuẩn bị danh sách phân phòng,
- Chuẩn bị danh sách mua bảo hiểm và đi mua bảo hiểm,
8


- Chuẩn bị danh sách xuống tàu,
- Liên hệ đến khách sạn để thực hiện đặt phòng,
- Liên hệ đến chủ tàu,
- Liên hệ đến làng Diềm Xá để đặt dịch vụ ăn trưa và đặt dịch vụ nghe hát Quan
Họ.
- Các nhóm chuẩn bị bài thuyết minh về:
 Chào mừng các bạn sinh viên đã đến với chuyến đi thực tế Hà Nội - Hạ Long
- Bắc Ninh - Hà Nội,
 Bài thuyết minh về tỉnh Bắc Ninh
 Bài thuyết minh về tỉnh Hải Dương
 Bài thuyết minh về tỉnh Quảng Ninh
 Bài thuyết minh về vịnh Hạ Long
- Các cá nhân chuẩn bị:
 Một tiết mục hát Quan Họ để giao lưu tại làng Diềm Xá,
 Chuẩn bị các trò chơi tập thể để giao lưu hoạt động giữa các sinh viên trong

quá trình thực hiện chuyến đi thực tế,
 Chuẩn bị những câu chuyện cười để thay đổi không khí trong chuyến đi thực
tế.
- Bên cạnh đó, các nhóm còn được phân chia các nhiệm vụ sau:
 Quản lý đoàn theo các chặng: Hà Nội - Hải Dương, Hải Dương - Bắc Ninh,
Bắc Ninh - Hạ Long, Hạ Long - làng Diềm, làng Diềm - Hà Nội,
 Thanh toán tiền ăn và ở tại Khách sạn Hoàng Anh,
 Thanh toán tiền ăn và tiền đi tàu tại vịnh Hạ Long,
 Thanh toán tiền ăn tại làng Diềm Xá,
 Thanh toàn tiền thuê dịch vụ hát Quan Họ tại làng Diềm Xá,
 Mua và thanh toán tiền vé thắng cảnh tại bến tàu,
 Đặt lễ tại làng Diềm và bồi dưỡng lái xe sau chuyến đi.
1.3.2. Giai đoạn tổ chức trong chuyến đi
9


Ngày 27/06/2016:
6h30 – 9h:
- Các bạn sinh viên lớp QTKDLH.1 và QTKDLH.4 tập trung tại Vườn Sinh Viên
trường Đại học Thăng long. Nhóm 1 nhận nhiệm vụ tiến hành thu giấy cam kết
bảo hiểm của lớp QTKDLH.4.
- Thầy Nguyễn Đức Khoa tiến hành điểm danh sinh viên lớp QTKDLH.4

Ảnh 1.1: Thầy Nguyễn Đức Khoa tiến hành điểm danh.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- Nhóm quản lý đoàn tiến hành cho các bạn sinh viên lên xe và xếp chỗ.
- Trên xe, thầy Phùng Đức Thiện lên giới thiệu và hướng dẫn, phổ biến cho sinh
viên lớp QTKDLH.4 những việc cần làm trong chuyến đi thực tế lần này.

10



Ảnh 1.2: Thầy Phùng Đức Thiện giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- Nhóm nhận nhiệm vụ thuyết minh lên tập thuyết minh về bài chào mừng các bạn
sinh viên đang có mặt trên xe.

Ảnh 1.3: Bạn Lê Hoàng Nam thuyết minh chào mừng đoàn sinh viên.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- Nhóm quản lý đoàn tổ chức trò chơi cho các bạn sinh viên trên xe để thay đổi
không khí.

11


Ảnh 1.4: Bạn Phạm Ngọc Ly đang tổ chức trò chơi (Bên phải).
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- Đến địa phận Hải Dương, nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ thuyết minh về tỉnh Hải
Dương.

Ảnh 1.5: Bạn Nguyễn Thị Linh thuyết minh về Hải Dương.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- 9h, đoàn có mặt tại điểm chân du lịch 79 Nguyên Hưng, thời gian nghỉ là 30
phút.

12


Ảnh 1.6: Điểm dừng chân du lịch 79 Nguyên Hưng.
Nguồn: Lương Ngọc Phước

9h – 13h:
- Tại điểm dừng chân du lịch, các nhóm trưởng nhận tiền tạm ứng từ giáo viên
cho các khoản cần thanh toán trong chuyến đi.

Ảnh 1.7: Thầy Nguyễn Đức Khoa giao tiền tạm ứng cho các nhóm trưởng.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- 9h30 đoàn lên xe hướng tới Hạ Long, trên xe thầy Nguyễn Đức Khoa (đã đổi
đoàn với thầy Phùng Đức Thiện sau trạm nghỉ) giới thiệu và hướng dẫn cho các
13


bạn sinh viên trên xe về tác phong của một Hướng dẫn viên du lịch và các bạn
nhóm 3 thuyết minh về tỉnh Bắc Ninh.

Ảnh 1.8: Thầy Nguyễn Đức Khoa trao đổi với sinh viên lớp QTKDLH.4.
Nguồn: Lương Ngọc Phước

Ảnh 1.9: Bạn Trần Thế Hưng thuyết minh về tỉnh Quảng Ninh.
Nguồn: Lương Ngọc Phước
- Trên xe, các bạn sinh viên nhóm 4 thực hiện công việc lấy danh sách sinh viên đặt
bánh Khúc làng Diềm, thu tiền và liên hệ đến làng Diềm đặt bánh. Cùng lúc, các

14


bạn sinh viên nhóm 3 cũng liên hệ đến khách sạn Hoàng Anh để đặt trước số
lượng bánh cuốn và bún bề bề cho sáng hôm sau.
- Sau khi đến Hạ Long, đoàn ghé thăm Chi nhánh Công ty CPXNK & VT Hải Anh,
một chi nhánh của Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Thiện. Tại đây, các bạn
sinh viên đã được nghe giới thiệu về các sản phẩm đang được bày bán tại siêu thị

của Công ty và tham quan siêu thị tại đây.

Ảnh 1.10: Các bạn sinh viên nghe giới thiệu về các sản phẩm.

Ảnh 1.11: Các bạn sinh viên tham quan siêu thị.
Nguồn (1.10 – 1.11): Lương Ngọc Phước
- Sau khi tham quan, đoàn tiếp tục hướng đến bến tàu Tuần Châu – Thành phố Hạ
Long, nhóm 5 nhận nhiệm vụ mua vé tàu và chia vé cho các nhóm trưởng để phân
chia cho thành viên trong nhóm của mình và ra bến tàu.
15


- Sau khi lên tàu, các bạn sinh viên được thưởng thức bữa trưa ngay trên tàu với khí
biển bao trùm, gió mát cùng phong cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long để lại cho
mỗi sinh viên một cảm xúc khác biệt. Bữa trưa bao gồm: Mực xào, cá sốt, nem
Hạ Long, thịt lợn rang cháy cạnh, trứng rán, canh ngao chua, rau xào và cơm.
13h – 16h30:
- Kết thúc bữa ăn, nhóm 1 thanh toán tiền ăn trưa tại tàu và đoàn chuẩn bị tham
quan động Thiên Cung. Trước khi vào tham quan động Thiên Cung, bạn Nguyễn
Thị Linh (Lớp trưởng lớp QTKDLH.4) liên hệ thuê hướng dẫn viên để các bạn
sinh viên trong đoàn có cơ hội được nghe thuyết minh về động Thiên Cung. Nhóm
quản lý đoàn quản lý lớp trật tự, không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Tại động Thiên Cung, các bạn sinh viên được nghe thuyết minh viên giới thiệu về
lịch sử hình thành của động, được nghe về truyền thuyết Vịnh Hạ Long, cổng trời
và cột đá cổng trời, con voi dưới lọng vua, nơi rồng mẹ ngự trị, hồ tiên…
- Sau khi tham quan động Thiên Cung, đoàn về lại tàu tiếp tục tham quan ngắm
cảnh, khảo sát giá trị tài nguyên du lịch tại khu danh thắng Vịnh Hạ Long. Trên
tàu các bạn sinh viên được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên phú nơi đây, với hòn Đỉnh
Hương, hòn Trống Mái, hòn Chó Đá…và chụp hình kỷ niệm với thầy Nguyễn
Đức Khoa.


Ảnh 1.12: Khung cảnh tại Vịnh Hạ Long.
- 15h45, thuyền cập bến. Thầy giao nhiệm vụ cho các nhóm khảo sát về nhà hàng,
khách sạn và dịch vụ đang có tại Bến tàu Tuần Châu. Tại đây, lớp có 5 nhóm đã
chia nhau ra khảo sát: 2 nhóm khảo sát khách sạn, 2 nhóm khảo sát nhà hàng, 1
nhóm khảo sát dịch vụ.
16


16h30 - 23h:
- Rời bến tàu. Khi tới khách sạn, nhóm 2 thực hành tổ chức thu xếp lưu trú cho
đoàn: Phân phòng và giao chìa khóa cho các trưởng phòng. Sau khi nhận phòng,
thực hành kiểm tra chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
- Sau khi thực hành kiểm tra chất lượng dịch vụ tại khách sạn, sinh viên nghỉ ngơi
và ăn tối tại khách sạn, thực hành tổ chức dịch vụ ăn uống cho đoàn và kiểm tra
chất lượng dịch vụ. Menu cho bữa tối: Cá hấp xì dầu, tôm tẩm cốm chiên, hàu hấp
chua ngọt, mắm tép chưng, cải thảo xào nấm hương, canh cua với cà, tráng miệng.
- Sau bữa tối, các nhóm họp tại phòng ăn của khách sạn chia sẻ những thông tin đã
khảo sát được trong buổi chiều tại Bến tàu Tuần Châu.
- 20h00, thành viên nhóm 3 thực hiện công tác thanh toán tiền ăn và ở tại khách
sạn.
- 23h00, nhóm 3 thực hiện công tác điểm danh tại phòng ngủ.
Ngày 28/06/2016:
- 7h00, nhóm 3 thực hiện công tác phân chia khu vực, thu xếp dịch vụ ăn uống cho
đoàn (ăn sáng có bún và bánh cuốn) cho các bạn sinh viên trong hai lớp
QTKDLH.1, QTKDLH.4.
- 7h30, tiến hành trả phòng và lên xe rời Hạ Long hướng đến làng Diềm Xá. Trên
xe, nhóm 3 tiếp tục công tác quản lý đoàn sau đó các sinh viên được nghỉ ngơi
trên xe trước khi đến trạm dừng chân du lịch 79 Nguyên Hưng – Thị trấn Sao Đỏ,
Hải Dương.

- 9h30, đoàn dừng nghỉ tại trạm dừng chân du lịch 79 Nguyên Hưng cho các bạn
sinh viên có thể nghỉ ngơi, uống nước, vệ sinh cá nhân.
- Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi tại trạm dừng chân du lịch 79 Nguyên Hưng, đoàn
di chuyển đến làng Diềm Xá. Trên xe, thầy Nguyễn Đức Khoa phổ biến thông tin
cho các bạn sinh viên trước khi đến địa điểm tiếp theo.
- Trước khi tham quan đình làng Diềm, đoàn ghé thăm một địa điểm nổi bật của
làng Diềm Xá là Đền Cùng - Giếng Ngọc. Tại đây, các bạn được nghe thầy
Nguyễn Đức Khoa thuyết minh về lịch sử cũng như những câu chuyện liên quan
17


đến địa điểm Đền Cùng - Giếng Ngọc. Đặc biệt hơn, các bạn sinh viên đã được
thưởng thức những ly nước tự nhiên từ Giếng Ngọc.

Ảnh 1.13: Thầy Nguyễn Đức Khoa thuyết minh về Đền Cùng - Giếng Ngọc.

Ảnh 1.14: Các bạn sinh viên tham quan Giếng Ngọc.
- Sau khi tham quan tại Đền Cùng - Giếng Ngọc, đoàn sinh viên hai lớp tiếp tục di
chuyển đến đình làng Diềm - nơi đã được công nhận là Di tích Quốc Gia - để tham
quan và ăn trưa tại đây. Bữa trưa tại đình làng Diềm là một mâm cỗ truyền thống,
trong mâm cỗ này có: Thịt gà luộc, thịt lợn nướng, cá sốt cà chua, rau xào thịt bò,
dứa tẩm muối ớt, rau bí xanh, canh cua, cà pháo, giò heo và bánh Khúc làng Diềm.
18


Ảnh 1.15 (bên trái): Thầy Phùng Đức Thiện và Nguyễn Đức Khoa dẫn đoàn đến
địa điểm tham quan tiếp theo là đình làng Diềm.
Ảnh 1.16 (Bên phải): Bên trong đình làng Diềm.
Nguồn (1.12 – 1.16): Lương Ngọc Phước.
- Sau bữa trưa, sinh viên nhóm 4 lớp QTKDLH.4 thực hiện công tác thanh toán tiền

ăn trưa, sinh viên nhóm 5 lớp QTKDLH.4 thực hiện công tác thanh toán tiền dịch
vụ nghe Quan Họ. Sau đó các bạn sinh viên tiếp tục được thưởng thức những tiết
mục quan họ ngay tại đình làng, thầy Nguyễn Đức Khoa, Phùng Đức Thiện và
các bạn sinh viên cũng có những tiết mục giao lưu tại đây. Sau tiết mục đầu tiên,
các nghệ nhân Quan Họ đã phát tặng cho những bạn may mắn một miếng trầu.

19


Ảnh 1.17: Các nghệ nhân Quan Họ trình diễn tiết mục.

Ảnh 1.18: Miếng trầu một bạn sinh viên may mắn được nhận.

Ảnh 1.19: Giáo viên giao lưu tiết mục với các nghệ nhân Quan họ.

20


Ảnh 1.20: Các bạn sinh viên cũng giao lưu tiết mục tại đình làng Diềm.
Nguồn (1.17 – 1.20): Lương Ngọc Phước
- Sau khi được lắng nghe những giai điệu Quan Họ mộc mạc nơi đây, các bạn sinh
viên nghỉ ngơi và chuẩn bị lên xe trở về Hà Nội. Trước khi về, các bạn sinh viên
nhóm 4 thực hiện công tác mua bánh Khúc - một loại bánh đặc sản chỉ có tại làng
Diềm - đã đặt trước đó.
- Sau khi mua và phân chia bánh cho cả hai lớp, đoàn sinh viên lên xe và trở về Hà
Nội, kết thúc chuyến đi thực tế Hà Nội - Hạ Long - Bắc Ninh - Hà Nội trong
khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm.
- Trước khi tạm biệt tài xế, thành viên nhóm 1 nhận nhiệm vụ thanh toán tiền tip
cho lái xe.
1.3.3. Giai đoạn giải quyết sau chuyến đi

- Các cá nhân, các nhóm thuộc lớp QTKDLH.4 trao đổi thông tin cụ thể thông qua
một Group trên mạng xã hội Facebook là “Quản trị Kinh doanh Lữ hành 4”, link
website: />- Các cá nhân tiến hành hoàn thành bài tiểu luận Khảo sát giá trị tài nguyên và dịch
vụ du lịch theo chương trình Hà Nội - Hạ Long - Bắc Ninh - Hà Nội. Để hoàn
thành bài Tiểu luận một cách tốt nhất, một số bạn sinh viên đã tập trung lại với
nhau và cùng nhau làm bài (Teamwork).

21


- Sinh viên bốn lớp Quản trị Kinh doanh Lữ hành nộp bài Tiểu luận cho thầy theo
đúng lịch thi của nhà trường.
PHẦN 2. KHẢO SÁT TẠI CÁC ĐIỂM
2.1 Khảo sát tại Vịnh Hạ Long
2.1.1. Các điểm du lịch và giá trị tài nguyên du lịch
2.1.1.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ
Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo
thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân
Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long – được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi địa hình Karst kỳ vĩ và
sống động. Vịnh Hạ Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch
rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu
tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư
trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên
nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng và nhiều hang
động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó,
vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển
hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây

còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai
vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ
Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động:
hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư
Hương… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với
nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt,
hang Trinh Nữ, động Tam Cung. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc
Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
22


Ảnh 2.1: Vịnh Hạ Long
Nguồn: Lương Ngọc Phước
2.1.1.2. Động Thiên Cung
Động Thiên Cung nằm ở phía bắc của đảo Đầu Gỗ , cách cảng tàu du lịch 4km
về phía nam. Là một trong những hang động đẹp nhất ở Hạ Long, hang rộng , cửa
hang có độ cao trên 25m , hang rộng 10.000m2có cấu trúc rất phức tạp, có nhiều cấp
ngăn với vô ngàn nhũ đá mang những hình thì kỳ lạ. Mặc dù là một trong những
hang động đẹp nhất ở Vịnh Hạ Long nhưng Động Thiên Cung được tìm và khai thác
khá là muộn.
Nguồn gốc của Động Thiên Cung là vào mùa hè năm 1993, có một người ngư
dân tên là Lưu Văn Lập, trong một chuyến đi biển ông gặp bão, vô tình ông đã trèo
lên dãy đảo này và phát hiện ra cửa động. Khi vào trong động này ông cảm thấy rất
bất ngờ, sững sờ vì ông không nghĩ rằng trong đảo lại có một hang động đẹp đến
thế. Cái tên Động Thiên Cung cũng là do ông nghĩ ra, ông thấy hang động này đẹp
như một cung điện ở trên trời nên chính vì thế mà ông đã đặt tên là Động Thiên
Cung. Đến năm 1995, ban quản lý Vịnh Hạ Long đã mời chuyên gia lắp đặt ánh
sáng, hệ thống đường đi và năm 1997, động Thiên Cung chính thức được mở cửa
đón khách. Đến với nơi đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn nhũ đá đa


23


hình thù khác nhau được chia thành nhiều tầng lớp với hàng ngàn các câu truyện cổ
tích được gắn liền.

Ảnh 2.2: Động Thiên Cung
Nguồn: Lương Ngọc Phước
Cổng trời: Khi đến đây du khách sẽ nhìn thấy hai cột trụ đá đứng sừng sững
như mở ra một cánh cổng lớn, cổng thiên đường nên người ta đặt tên cho khu vực
này là Cổng Trời. Đặc biệt hơn kết hợp với ánh sáng từ phía Tây chiếu qua của động
đi vào trong hang, ánh sáng kết hợp với độ ẩm tạo nên cột sáng, cột sáng di chuyển
từ trái sang phải. Khi nhìn thấy cột sáng, nhiều khách liên tưởng đến con đường đến
thiên đường. Nhưng đôi khi cũng có khách liên tưởng đến mắt của một con Rồng
khổng lồ đang soi chiếu vào hang. Điều mà du khách cảm thấy thú vị nhất khi đến
đây là hiểu hơn về cấu tạo hình thành của trụ đá. Dưới bàn tay của tạo hóa cách ngày
nay khoảng 11 nghìn năm, khi mà nước len lỏi những khe nước chảy vào trong hang,
hòa tan đá vôi nhưng vào trong hang gặp nóng ẩm, hơi nước bốc hơi để lại đá vôi,
do phản ứng thuận nghịch chúng tích tụ tại lâu ngày thành thạch nhũ. Thạch nhũ treo
lơ lửng trên trần hang gọi là nhũ đá, còn thạch nhũ từ dưới mọc lên gọi là măng đá.
Măng đá và nhũ đá lớn dần lên tạo thành một thể thống nhất gọi là trụ đá.

24


Ảnh 2.3: Cổng Trời nhìn từ bên trong.

Ảnh 2.4: Cổng trời nhìn từ bên ngoài.
Nguồn (2.3 – 2.4): Lương Ngọc Phước

Ngăn trung tâm của động Thiên Cung:
Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Truyện kể rằng sau khi vua
Rồng dúp dân đánh tan giặc vua Rồng trở về động của mình, năm ấy trời hạn hán
nặng dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Để chúc
mừng đám cưới những chú Rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá,
những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trốn mình
cuốn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa, trên cao những chú đại bàng
dang rộng đôi cánh khổng lồ, một chú voi lớn được trang trí diêm dúa công phu đang

25


×