Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chuyen de 1 di truyen mendendoc 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.21 KB, 39 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Buổi thứ 11:
Ngày soạn:
Ngày dạy:

29/7 /2019
2/8/2019
Chuyên đề 2: Di truyền Menden
Qui luật phân li và phân li độc lập của Menđen
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
* Gregor Johann Mendel (20 tháng 7 năm 1822– 6 tháng 1 năm 1884) là một
nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo, ông được coi là "cha đẻ của di
truyền hiện đại" không chỉ vì đã phát hiện ra các qui luật di truyền cơ bản mà ông còn
mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di truyền, cách tiếp cận thực nghiệm và
định lượng mà ngày nay các nhà di truyền học vẫn dùng.
Tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên
cứu của ông không được công nhận. Đến tận đến thế kỷ 20 các kết luận của ông mới
được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu
mà ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời. Ngày nay người ta vẫn xem năm 1866 là
mốc đánh dấu cho sự ra đời của Di truyền học và Mendel là cha đẻ của ngành này.
* Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan: (đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di
truyền)
- Đậu Hà Lan sai khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản dễ quan sát;
- Sinh sản bằng lối tự thụ phấn nghiêm ngặt dễ dàng tạo dòng thuần chủng;
- Ngoài ra: Hoa có kích thước lớn dễ dàng thao tác, có khả năng cho số lượng đời con
nhiều, giá trị kinh tế,..
* Phương pháp nghiên cứu của Menden: Phương pháp phân tích các thế hệ lai bao
gồm các bươc sau:
- Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua


nhiều thế hệ;
- Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bỡi một hoặc một vài cặp tính trạng tương
phản rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó ở đời F1, F2, F3.
- Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết
giải thích kết quả.
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình (bằng các phép lai phân
tích và lai thuận nghịch).
2. Qui luật phân li của Menden
2.1. Thí nghiệm:
P(t/c)
:
Cây hoa đỏ thuần chủng x Cây hoa trắng thuần chủng
F1
:
100 % cây hoa đỏ.
Các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn tạo F2
F2
:
705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng.
2.2. Giải thích kết quả thí nghiệm:
Kết quả F2 ≈ 3:1. Tiếp tục cho F2 Tự thụ phấn ông thu được kết quả:
Tất cả số cây hoa trắng F2 tự thu phấn cho F3 toàn hoa trắng.
2/3 số cây hoa đỏ F2 tự thu phấn cho F3 cả hoa đỏ lẫn hoa trắng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 hoa
đỏ : 1 hoa trắng;
1/3 số cây hoa đỏ F2 tự thu phấn cho F3 toàn cây hoa đỏ.
1


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN


Menđen nhận thấy rằng tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng ở F 2 là tỉ lệ 1: 2: 1 (1 hoa đỏ thuần
chủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng).
Menđen đã sử dụng toán xác suất thống kê để giải thích tỉ lệ 1:2:1 như sau:
Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào sinh dưỡng
các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, các cặp nhân tố di truyền không hòa trộn
vào nhau. (kí hiệu A: a)
Trong quá trình tạo giao tử mỗi nhân tố di truyền sẽ phân li về một giao tử và giữ
nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng (giao tử thuần khiết). 50% giao tử chứa nhân
tố di truyền A, 50% giao tử chứa nhân tố di truyền a.
Trong thụ tinh sự kết hợp các ngẫu nhiên của các giao tử tạo ra tỉ lệ 1:2:1.
Sơ đồ: Một số lưu ý khi học sinh viết sơ đồ:
Cơ thể thuần chủng, tính trạng trội, tính trạng lặn,
Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menden đã tiến hành phép lai phân tích (lai cơ thể
F1với cơ thể mang tính trạng lặn) đối với 7 tính trạng khác nhau đều thu được kết quả
xấp xỉ tỉ lệ 1:1.
Kết luận (nội dung qui luật phân li): Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố
di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như
ở cơ thể thuần chủng của P.
2.3. Cơ sở tế bào học: (giải thích qui luật phân li theo quan điểm hiện đại)
Ngày nay di truyền học hiện đại chỉ ra rằng: tính trạng được qui định bỡi gen (alen),
nằm trên NST.
Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng → gen cũng tồn tại
thành từng cặp.
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong cặp NST tương đồng phân li
đồng đều về các giao tử. → Sự phân li của các cặp gen.
Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử → Sự tổ hợp ngẫu nhiên của
các cặp gen.
2.4. Ý nghĩa của qui luật phân li.
Dựa vào qui luật phân li xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn, thông thường
các tính trạng trội là tính trạng có lợi. Trong chọn giống người ta thường tập trung các

tính trạng trội có lợi vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho lai hai
cây đậu Hà Lan thuần chủng Hạt vàng với hạt xanh, được F 1, cho F1 tự thụ phấn thu
được F2.
a) Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiể gen và kiểu hình ở F2.
b) Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F3 nếu cho F2 tự thụ phấn.
2.5. Lai phân tích
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen
với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính
trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai phân tích là phân tính thì cá thể đó
có kiểu gen dị hợp.
2.5. Mở rộng qui luật phân li của Menden - Trội không hoàn toàn.
Sự di truyền tính trạng màu hoa ở hoa Dạ Hương.
P(t/c)
:
Cây hoa đỏ x
Cây hoa trắng
F1
:
100 % cây hoa hồng
Các cây hoa hồng F1 tự thụ phấn tạo F2
2


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

F2
:
1 cây hoa đỏ: 2 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
3. Qui luật phân li độc lập của Menden

3.1. Thí nghiệm:
P (tc)
:
Hạt vàng, vỏ trơn x
Hạt xanh, vỏ nhăn
F1
:
100 % đều có hạt màu vàng, vỏ trơn
Các cây hoa hồng F1 tự thụ phấn tạo F2
F2
:
Tổng số 556 hạt trong đó: 315 hạt vàng, trơn; 108 hạt xanh, trơn; 101
hạt vàng, nhăn; 32 hạt xanh, nhăn.
3.2. Giải thích kết quả thí nghiệm:
* Menden tách riêng từng tính trạng để phân tích.
Tính trạng màu sắc hạt ở F2:Hạt vàng/hạt xanh = 315 + 101 / 108 + 32 ≈ 3/1.
Tính trạng hình dạng hạt ở F2: Hanh trơn/hạt nhăn = 315 + 108 / 101 + 32 ≈ 3/1.
Menden nhận thấy, sự di truyền mỗi tính trạng đều tuân theo qui luật phân li (P thuận
chủng, F1 đồng tính trội, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn)
* Menden nhận thấy kết quả ở F 2: 315 hạt vàng, trơn; 108 hạt xanh, trơn; 101 hạt vàng,
nhăn; 32 hạt xanh, nhăn ≈ 9:3:3:1.
Tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1)x(3:1)
Sử dụng toán xác suất thống kê, ông thấy rằng: Xác suất của các sự kiện độc lập bằng tích
xác suất của các sự kiện riêng lẽ. Tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1)x(3:1), tỉ lệ phân li kiểu hình chung
bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng→ Hai cặp tính trạng di truyền độc lập
nhau.
Mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui đinh (A: hạt vàng, a: hạt xanh; B: Hạt
trơn, b: hạt nhăn)
P thuần chủng hạt vàng, trơn có kiểu gen AABBB chỉ cho 1 loại giao tử: AB, cơ thể hạt
xanh, nhăn có kiểu gen aabb cũng chỉ cho 1 loại giao tử. Sự kết hợp của hai loại giao tử này

trong thụ tinh tạo ra F1 có kiểu gen AaBb. Khi cơ thể F1 hình thành giao tử do sự phân li độc
lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền đã tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. Sự
kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra 16 kiểu tổ hợp như sau:
1 AABB; 2AABb; 2AaBB; 4AaBb →9 A-B(9 hạt vàng, trơn)
1Aabb; 2Aabb
→3A-bb
(3 hạt vàng, nhăn)
1aaBB; 2aaBb
→3aaB(3 hạt xanh, trơn)
1aabb
→1aabb
(1 hạt xanh, nhăn)
* Nội dung qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá
trình phát sinh giao tử.
3.3. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li đôc lập:
Ngày nay chúng ta biết trong giảm phân tạo giao tử xảy ra sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do
của các cặp NST tương đồng đã dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp
gen trên các cặp NST đó.
Như vậy, nếu các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương
đồng khác nhau thì chúng phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao
tử. Đây cũng là điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen: các
cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
3.4. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập

3


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN


Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và
sự tổ hợp tự do giữa chúng trong thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có
ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
Nếu biết được các gen qui định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự
đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.

4


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Buổi thứ 12
Ngày soạn: 30/7/2019
Ngày dạy: 5/8/2019
CÂU HỎI LÝ THUYẾT VỀ DI TRUYỀN MENDEN
Câu 1: Menđen đã có cống hiến gì cho di truyền học?
Menđen được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" không chỉ vì đã phát hiện ra các
qui luật di truyền cơ bản mà ông còn mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di
truyền, cách tiếp cận thực nghiệm và định lượng mà ngày nay các nhà di truyền học vẫn
dùng. Ông có hai cống hiến lớn cho di truyền học hiện đại:
- Đề ra được phương pháp nghiên cứu di truyền đúng đắn, gọi là phương pháp phân
tích các thế hệ lai. (HS ôn lại các khâu của phương pháp này)
- Phát hiện ra hai qui luật di truyền: Qui luật phân li và qui luật phân li độc lập.
+ Qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng của P.
Qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát
sinh giao tử.
Câu 2: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan?
Những quy luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được

không? Vì sao?
- Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:
- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)
- Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu
các thế hệ con lai từ đời F1, F2... từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ
- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên
cứu0,25đ
- Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn
ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác
- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật.,
Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí
nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau, Menđen mới dùng
thống kê toán học để khái quát thành định luật.
Câu 3: Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng
bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?
+ Nội dung QLPLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát
sinh giao tử.
+ Những cây hoa trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có quá trình
giảm phân và thụ tinh.
-Trong giảm phân tạo giao tử : Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình
thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
-Trong thụ tinh tạo hợp tử: Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã
tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân
chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú.
-Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính chỉ có quá trình nguyên phân
nên cây đó kiểu gen giống cây mẹ.Do đó không xuất hiện biến dị tổ hợp.Vì vậy cây
trồng bằng hạt hoa của chúng thường có nhiều màu sắc hơn cây trồng bằng cành.
5



CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Câu 4: Trình bày các phép lai thường dùng trong nghiên cứu di truyền
Hai phép lai thường dùng trong nghiên cứu di truyền là lai thuận nghich và lai phân tích.
* Phép lai thuận nghịch:
- Là phép lai theo hai hướng, hướng thứ nhất dạng này được dùng làm mẹ thì hướng thứ
hai nó được dùng làm bố.
Ví dụ:
Lai thuận: Mẹ (AA)x
Bố (aa)
Lai nghịch: Mẹ (aa)x
Bố (AA)
- Ý nghĩa:
+ Bằng phép lai thuận nghích Menđen đã phát hiện ra qui luật phân li và phân li độc lập.
+ Ngày nay, người ta thường sử dụng phép lai thuận nghịch để kiểm tra xem tính trạng do
gen nằm trên NST thường, hay trên NST giới tính, hay do gen nằm trong tế bào chất qui
định. Nếu tính trạng do gen trên NST thường thì kết quả phép lai thuận nghich giống nhau.:
Moocgan đã phát hiện ra qui luật di truyền liên kết với giới tính nhờ phân tích kết quả của
phép lai thuận nghịch về tính trạng màu mắt ở ruồi giấm. (Kết quả phép lai thuận nghịch
khác nhau nhưng tính trạng măt trắng chỉ biểu hiện ở con đực → gen qui định màu mắt nằm
trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y); Coren và Bo cũng đã phát hiện ra qui
luật di truyền qua tế bào chất nhờ phân tích kết quả phép lai thuận nghịch về tính trạng màu
sắc hoa loa kèn (kết quả phép lai thuận nghich khác nhau nhưng con lai luôn biểu hiện kiểu
hình của mẹ → tính trạng do gen nằm trong tế bào chất qui định.
* Phép lai phân tích:
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen
với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính
trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai phân tích là phân tính thì cá thể đó
có kiểu gen dị hợp.
- Ý nghĩa:

+ Xác định kiêu gen của cơ thể mang tính trạng trội vì cơ thể mang tính trạng lặn chỉ
cho 1 loại gia tử lăn không quyết định kiểu hình của cơ thể lai, kiểu hình của cơ thể lai
phụ thuộc vào giao tử cơ thể trội. Nếu thế hệ lai phân tính thì cơ thể trội cho hai loại
giao tử, có kiểu gen dị hợp. Nếu thế hệ lai đồng tính thì cơ thể trội cho một loại giao tử,
có kiểu gen đồng hợp.
+ Trên cơ sở phân tích tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai, phép lai này còn cho phép xác định
được tính trạng này do 1 cặp gen alen qui định hay do nhiều cặp gen alen tương tác với
nhau, kiểm tra mối quan hệ giữa các cặp alen khác nhau là phân li độc lập, liên kết hoàn
toàn, hay hoán vị gen, kiểm tra tần số hoán vị gen.
Câu 5: Phân biệt giữa phép lai phân tích và phương pháp phân tích các thế hệ lai.
Lai phân tích
Phân tích các thế hệ lai
- Mục đích: kiểm tra kiểu gen của cơ thể - Xác định qui luật di truyền chi phối sự
mang tính trạng trội, xác định mối quan biểu hiện của các tính trạng qua các thế
hệ giữa các cặp gen alen, xác định tần số hệ và kiểu gen của các thế hệ.
hoán vị gen.
- Cách tiến hành:
- Cách tiến hành:
+ Lai giữa cơ thể chưa biết kiểu gen với (HS trình bày các bước của phương pháp
cơ thể mang tính trạng lặn;
phân tích các thế hệ lai)
+ Dùng thống kê toán học để phân tích
kết quả lai.
+ Kết luận kiểu gen của cơ thể đem lai.
6


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Câu 6: Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính

thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện
tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? (HSG
9 Quảng Bình 2013)
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính
trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a)
=>
Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai mà là giao tử của cơ thể
mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể đem lai mang tính
trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp (AA):
AA x aa → Aa
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì
cơ thể đem lai mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử (Aa):
Aa x aa → Aa : aa
Câu 7. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, MenĐen đã rút ra được những
kết luận gì trong phép lai một cặp tính trạng?
TL:. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai MenĐen đã rút ra được 2 kết luận trong
phép lai một cặp tính trạng:
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng
tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3
trội: 1 lặn.
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng của P.
Câu 8. Thế nào là cặp gen đồng hợp tử ? Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong
chọn giống. (HSG 9 tỉnh Quảng Bình, 2016)
* Khái niệm cặp gen đồng hợp tử: Hai alen của một cặp gen tương ứng, cùng tồn tại
trên một vị trí nhất định của cặp nhiễm sắc thể tương đồng (thuộc cùng một locut),
chúng giống nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.
* Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống:

- Ổn định các đặc điểm di truyền có lợi, tránh sự phân li tính trạng qua các thế hệ.
- Tạo ra các dòng thuần chủng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo ưu thế lai và
lai tạo giống mới. Dòng thuần đồng hợp lặn được sử dụng làm vật liệu để kiểm tra độ
thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất.
Câu 9: Thế nào là cặp gen dị hợp. Cặp gen di hợp hình thành bằng cách nào?
* Khái niệm cặp gen dị hợp tử: Hai alen khác nhau của một cặp gen tương ứng, cùng
tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp nhiễm sắc thể tương đồng (thuộc cùng một
locut), chúng khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.
* Cặp gen di hợp hình thành bằng cách:
+ Tiến hành phép lai giữa hai cơ thể thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
Ví dụ phép lai giữa: AA với aa hoặc giữa AABB với aabb.
+ Tiến hành gây đột biến các cá thể thuần chủng sẽ tạo ra các cá thể mang kiểu gen dị
hợp: ví dụ gây đột biến cơ thể AABB có thể phát sinh cơ thể mang kiểu gen AaBB
7


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Câu 10: Phân biệt cặp gen alen và cặp gen không alen. Chúng có thể tác động
qua lại với nhau như thế nào trong việc qui định tính trạng của sinh vật. Cho ví dụ
(sinh học tập 2, Đỗ Mạnh Hùng)
Alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen.
Cặp gen alen là hai alen tương ứng có cùng vị trí (locut) trên cặp NST tương đồng và
cùng chi phối một tính trạng hoặc một chức năng di truyền nào đó của cơ thể.
Một cặp gen alen có thể là đồng hợp (AA hoặc aa) hoặc dị hợp (Aa), Trong trường
hợp bình thường các gen alen có số nucleotit bằng nhau.
Cặp gen không alen là hai alen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên
một cặp NST tương đồng hoặc trên các NST khác nhau. Chúng có thể chi phối các tính
trạng khác nhau hoặc cùng chi phối một tính trạng (tương tác gen không alen).
Câu 11: Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen? (HSG 9 tỉnh

Quảng Bình, 2015)
Gen không tạo thành cặp alen:
- Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất.
- Tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, XO  Gen trên X không có alen trên
Y hoặc gen trên Y không có alen trên X
- Cơ thể lệch bội, tế bào mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng  Gen trên
nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng.
- Tế bào bị mất đoạn ở một nhiễm sắc thể , đoạn tương ứng còn lại trên nhiễm sắc thể
tương đồng mang gen không có cặp alen.
- Trong giao tử bình thường là tế bào đơn bội (n)  Các gen không có cặp alen
Câu 12: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để
xác định một cơ thể có kiểu hình trội là cơ thể đồng hợp hay dị hợp? Viết sơ đồ lai
minh họa. (BDHSG 9, Phan Khắc Nghệ)
Không dùng phép lai phân tích có thể xác định một cơ thể có kiểu hình trội là đồng
hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn.
Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp (AA)
Sơ đồ lai:
Ví dụ cà chua: A: Quả đỏ, a quả vàng.
P: AA x
AA
G: A
A
F1 :
AA (100% quả đỏ)
Nếu kết quả thi được phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp:
Sơ đồ lai:
Ví dụ cà chua: A: Quả đỏ, a quả vàng.
P: Aa x
Aa
G: A,a

A,a
F1 :
1AA: 2Aa: 1aa (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
Câu 13: Thế nào là trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? So sánh trội hoàn
toàn và trội không hoàn toàn (BDHSG 9, Phan Khắc Nghệ)
Trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
Trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp (ở F 1)
biểu hiện kiểu hình trội (kiểu hình của một bên bố hoặc mẹ), F 2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội :
1 lặn;
8


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Trội không hoàn toàn là hiện tương gen trội át không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị
hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn ở F 2 có sự phân
li kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn Giống nhau:
- Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn
- Quá trình di truyền tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm
phân tạo giao tử và sự tổ hợp tự do của các gen trong thụ tinh.
- Kết quả:
+ Nếu P thuần chủng thì F1 đồng tính và F2 phân tính.
+ Tỉ lệ kiểu gen: F1 100% dị hợp tử F2 tỉ lệ 1:2:1
Khác nhau:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn;
- Gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn;
- F1 biểu hiện kiểu hình của một bên bố - F1 biểu hiện kiểu hình trung gian của bố

hoặc mẹ (kiểu hình trội);
và mẹ;
- F2 tỉ lệ kiểu hình 3:1;
- F2 tỉ lệ kiểu hình 1 Trội : 2 trung gian :1
lặn
- Cần dùng phép lai phân tích để xác định - Không cần dùng phép lai phân tích vì
kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu
gen.
Câu 14: Những nguyên nhân và cơ chế nào dẫn đến sự giống nhau và khác nhau
trong phân li kiểu gen và kiểu hình ở F 1 và F2 trong trường hợp lai 1 cặp tính trạng
mà có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn. Cho ví dụ minh họa
(Lý thuyết và bài tập sinh học – Đỗ Mạnh Hùng)
* Sự giống nhau trong phân li kiểu gen và kiểu hình ở F 1 và F2 trong trường hợp trội
hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
Khi P thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì :
- Cả hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn đều có sự phân li kiểu gen ở F1
là 100% dị hợp (Aa) và ở F2 1 đồng hợp trội (AA): 2 dị hợp (Aa): 1đồng hợp lặn (aa);
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 đều đồng tính.
* Sự khác nhau trong phân li kiểu hình ở F 1 và F2 trong trường hợp trội hoàn toàn và
trội không hoàn toàn:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- F1 đồng tính tính trạng trội
- F1 đồng tính về tính trạng trung gian của bố
và mẹ.
- F2 phân tính theo tỉ lệ: (3 trội : 1 - F2 phân tính theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian : 1
lặn)
lặn
* Nguyên nhân và cơ chế của sự giống nhau và khác nhau đó

- Sự giống nhau trong phân li kiểu gen ở F 1 và F2 trong trường hợp trội hoàn toàn và
trội không hoàn toàn là do:
+ Tính trạng đều do một cặp gen với hai alen qui định.
+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đều có sự phân li của các alen về các giao tử
và có sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử (các alen) trong quá trình thụ tinh.
- Sự khác nhau trong phân li kiểu gen ở F1 và F2 trong trường hợp trội hoàn toàn và
trội không hoàn toàn là do:
9


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

+ Trội hoàn toàn có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp (ở F 1)
biểu hiện kiểu hình trội (kiểu hình của một bên bố hoặc mẹ), F 2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội :
1 lặn;
+ Trội không hoàn toàn có hiện tương gen trội át không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể
dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn ở F 2 có sự
phân li kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
Câu15 .
1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen ?
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập?
3. Theo quan niệm của Menđen, F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4
loại giao tử, đời F2 cho 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Hãy giải thích tại sao?
1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính
trạng thuần chủng, tương phản.
- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự
tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây chọn làm bố rắc vào đầu
nhụy của các hoa đã được cắt nhị trên cây chọn làm mẹ. F1 tạo thành tiếp tục tự thụ phấn
để cho ra F2 .

- Kết quả một số thí nghiệm của Menđen như sau:
P
F1
F2
Hoa ®á x Hoa Hoa ®á 705 hoa ®á : 224 hoa
tr¾ng
tr¾ng
Th©n cao x Th©n Th©n
787 th©n cao : 277 th©n
lïn
cao
lïn
Qu¶ lôc x Qu¶ Qu¶ lôc 428 qña lôc : 152 qu¶
vµng
vµng
- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ trong phép lai, thì kết quả thu
được của 2 phép lai đều như nhau.
- Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản
thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ
trung bình 3 trội : 1 lặn.
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp
trạng
tính trạng
- F1 dị hợp một cặp gen, tạo ra 2 loại giao
- F1 dị hợp hai cặp gen, tạo ra 4 loại
tử.

giao tử.
- F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình - F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại
với tỉ lệ 3:1
kiểu hình với tỉ lệ 9:3: 3:1
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp
3. Giải thích F1 cho 4 loại giao tử, F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- F1 cho 4 loại giao tử vì mỗi cặp gen dị hợp giảm phân cho 2 loại giao tử. Các gen phân
li độc lập và tổ hợp tự do, vì vậy 2 cặp gen dị hợp tạo nên 2 x 2= 4 loại giao tử: (A: a) (B :
b )  AB, Ab, aB, ab
- F2 tạo ra 9 loại kiểu gen vì mỗi cặp gen ở F 2 tạo ra 3 kiểu gen. Vậy 2 cặp gen ở F 2 tạo
10


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

nên 3 x 3 = 9 kiểu gen theo tỉ lệ: ( 1AA : 2Aa : 1aa ) ( 1BB : 2Bb : 1bb ) = 1AABB :
2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb : 1aabb
- F2 tạo ra 4 loại kiểu hình vì ở F2 mỗi tính trạng tạo ra 2 kiểu hình, do đó cả 2 tính trạng
tạo nên 2 x2 = 4 kiểu hình theo tỉ lệ: (3 : 1 ) ( 3: 1) = 9 : 3 : 3: 1
Câu 16: Lai thuận-nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền học? Giải
thích. (HSG 12 Quốc Gia năm 2011)
- Giúp xác định được tính trạng nghiên cứu do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
hay trên nhiễm sắc thể giới tính hoặc do gen trong tế bào chất quy định.
- Nếu kết quả phép lai thuận nghịch về một tính trạng nào đó mà giống nhau thì đó là
di truyền do gen trên nhiễm sắc thể thường, nếu khác nhau theo kiểu tỉ lệ phân li kiểu
hình ở hai giới đực cái là khác nhau thì do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, nếu
kiểu hình của con hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu hình của mẹ thì đó là do gen tế bào
chất.
Câu 17: Ở một loài thực vật gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a

qui định hoa trắng. Trình bày phương pháp xác định kiểu gen của cây hoa đỏ.
(HSG Phan Khắc Nghệ)
Có hai Phương pháp xác định kiểu gen của cây hoa đỏ (mang tính trạng trội)
Phương pháp 1: Cho cá thể có tính trạng trội (cây hoa đỏ) lai phân tích (lai với cây
hoa trắng). Nếu đời con đồng tính hoa đỏ thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen đồng hợp
(AA). Nếu đời con có sự phân li kểu hình 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng thì cây hoa đỏ đem lai
có kiểu gen dị hợp Aa
Sơ đồ lai minh họa:
P: AA x
aa
G: A
a
F1 :
Aa (100% hoa đỏ);
P: Aa x
aa
G: A,a
a
F1: 1Aa : 1aa (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
Phương pháp 2: cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp (AA)
Sơ đồ lai:
P: AA x
AA
G: A
A
F1 :
AA (100% hoa đỏ)
Nếu kết quả thi được phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp:
P: Aa x

Aa
G: A,a
A,a
F1 :
1AA: 2Aa: 1aa (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
Câu 18: Biến dị tổ hợp là gì? Những cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp. Vì sao các
loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú hơn các loài sinh sản vô tính?
* Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P (tính trạng có ở bố mẹ) trong quá
trình sinh sản, làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
Những cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp:
- Do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình
giảm phân tạo giao tử.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
11


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các NST kép tương đồng trong giảm phân tạo giao
tử.
* Vì sao các loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú hơn các loài sinh sản vô
tính?
- Ở các loài sinh sản hữu tính
+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các
cặp NST tương đồng đã tạo ra nhiều lạo giao tử.
+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử còn có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
của các NST trong cặp NST kép tương đồng dẫn đến hiện tượng hoán vị các gen.
+ Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử
cái đã tạo ra nhiều tổ hợp gen khác nhau, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Ở các loài sinh sản vô tính, không có quá trình giảm phân, không có hiện tượng thụ

tinh, cơ thể mới hình thành từ các tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ thông qua quá trình
nguyên phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
Câu 19: Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li và qui luật
phân li độc lập của Men Đen. (Đề TS 10 chuyên Hà Tĩnh 2010-2011)
- Nội dung qui luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen qui định, một có nguồn gốc
từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con
một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một
cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao
tử chứa alen kia. (Hoặc phát biểu như sau: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố
di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở
cơ thể thuần chủng của P)
- Điều kiện nghiệm đúng: quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
- Nội dung qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) qui định
các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
- Điều kiện nghiệm đúng: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) qui định các tính
trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau; quá trình giảm phân diễn ra bình
thường.
Câu 20. Trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã nhận thấy rằng Khi lai 2 bố
mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li theo tỷ
lệ trung bình là 3 trội : 1 lặn”. Hãy cho biết:
a) Nhờ phương pháp nào mà Menđen đã có kết luận trên? Hãy nêu nội dung của
phương pháp đó.
b) Tại sao F2 có phân li kiểu hình theo tỷ lệ trung bình là 3 trội : 1 lặn?
a. Nhờ phương pháp phân tích các thế hệ lai
b. Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai:
- Lai giữa các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 vài cặp tính trạng thuần chủng tương
phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của
từng cặp bố mẹ.
- Sử dụng toán thống kê phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di
truyền

- Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1
ở thể dị hợp (Aa). Khi giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỷ lệ 1A : 1a.
- Khi thụ tinh F2 có tỷ lệ các loại hợp tử là 1AA:2Aa:1aa.
- Vì thể dị hợp (Aa) biểu hiện kiểu hình trội giống như thể đồng hợp trội (AA).
12


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Câu 21.Thế nào là phép lai phân tích? Tại sao dùng phép lai phân tích lại có thể
phân biệt được 2 gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết gen? Viết sơ đồ lai minh
họa.
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang
tính trạng lặn .
- Cá thể mang tính trạng lặn (do kiểu gen đồng hợp lặn quy định) khi giảm phân chỉ cho
1 loại giao tử mang gen lặn . Do vậy, số loại kiểu hình ở đời con phụ thuộc vào số loại
giao tử do cá thể mang kiểu hình trội tạo ra.
+ Nếu 2 gen phân li độc lập thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích
sẽ là 22=4 loại.
+ Nếu 2 gen liên kết thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích sẽ nhỏ
Hơn 22=4 loại.
+ Sơ đồ lai minh họa. ( Học sinh tự viết)
Câu 22. Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện
tính trạng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng,
người ta phải làm gì? Và phải làm như thế nào?
Người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. Để kiểm tra độ thuần chủng của
giống người ta sử dung phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội
cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp(thuần chủng)

+ Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen dị hợp (không thuần chủng).
Câu 23. Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ
minh họa?
- Ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất:
- Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là 0,25
các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt mang tính
trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về
tính trạng trội (AA)
Ví dụ : P:
AA (trội)
x
AA (trội)
Gp:
A
A
F1:
AA
Kiểu hình đồng tính trội
Hoặc: P:
AA (trội)
x
aa (lặn)
Gp:
A
a
F1:
Aa
Kiểu hình đồng tính trội
-Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cở thể dị

hợp (không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu
hình lặn (xấu)
Ví dụ : P
Aa (không thuần chủng ) x
Aa (không thuần
chủng)
13


CHUYấN 2. DI TRUYN MENEN

Gp: A ,a
A, a
F1
1AA ,2Aa,1aa
Kiu hỡnh cú ẳ mang tớnh trng ln (xu)
Câu 24: Nêu ý nghĩa của sự phân li ĐL của các cặp tính
trạng? vì sao nói rằng BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với
chọn giống?
Trả lời
a. ý nghĩa của sự phân li độc lập các cặp tính trạng:
Hiện tợng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra
nhiều biến dị tổ hợp, làm phong phú và đa dạng về KG và KH của
sinh vật, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống.
b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối chọn giống thể hiện:
Trong chọn giống: nhờ có BDTH, trong các quần thể vật nuôi
hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con
ngời dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể ( những biến
dị ) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con ngời để làm
giống hoặc đa vào sản xuất để tạo ra những giống cho năng suất

và hiệu quả kinh tế cao.
Câu 25: Sự phân li ĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong
kì nào của GP và có ý nghĩa nh thế nào?
Trả lời:
- Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì giữa( tổ
hợp tự do ) và kì sau( phân li độc lập ) của quá trình giảm phân
- ý nghĩa: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST góp phần tạo ra
nhiều loại giao tử, do đó trong quá trình thụ tinh các giao tử đó tổ
hợp với nhau để tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan
trọng trong tiến hoá và trong chọn giống, và tạo nên sự đa dạng trong
sinh vật.
Câu 26: : Sự DTĐL của các cặp tính trạng là gì ? Nguyên nhân
của hiện tợng nói trên và cho vd để chứng minh?
Trả lời:
a: Sự DTĐL của các cặp tính trạng
-Là hiện tợng các cặp tính trạng di truyền không thuộc vào nhau.Sự
di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của các
cặp tính trạng khác
b.Nguyên nhân:
-Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST
khác nhau.Vì vậy trong giảm phân, các cặp gen này PLĐL cùng với
các cặp NST mang chúng, trong thụ tinh các cặp gen lại có khả năng
tổ hợp tự do với nhau
c.VD:Pt/c vàng trơnì xanh nhăn (giao phấn)
F1:100% Vàng ,trơn
F1 x F1 :vàng trơn x vàng ,trơn
14


CHUYấN 2. DI TRUYN MENEN


F2:9 V-T: 3V-N: 3X-T :1X-N
-Qua kết quả trên thấy ở P, F1 gen qui định hạt vàng tổ hợp với gen
qui định hạt trơn,xanh với nhăn .Tuy nhiên do các gen PLĐL và tổ hợp
tự do nên xuất
hiện 2 kiểu hình mới :xanh-trơn và xanh- nhăn
-Có thể khái quát sự xuất hiện kiểu hình do sự PLĐL và tổ hợp tự do
của các gen qui định các tính trạng
(V-X) (T-N)= 2ì2 =4 KH.
Câu 27:Nêu khái niệm và lấy VD về BDTH?Vì sao BDTH là
nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá?
Trả lời:
*Khái niệm:các kiểu hìn khác của P do sự PLĐL của các cặp tính
trạng đã đa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P BDTH
*VD:đậu hà lan thuần chủng:V-T x X-N
F1.F2
Có BDTH:V-N ,X-T
*BDTH là nguồn nguyên liệu..vì:
-Vì BDTH tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen ,kiểu hình tăng tính đa
dạng ở sinh vật
+Trong tiến hoá:tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho
quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sinh sống và
phân bố rộng rãi
+Trong chọn giống:tính đa dạng ở sinh vật giúp con ngời dễ dàng
chọn ,giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất muốn.
Cõu 28: Phỏt biu ni dung quy lut phõn li, phõn li c lp. Gii thớch c s
khoa hc ca cỏc quy lut theo quan im hin i? í ngha mi quy lut ?
Tr li:
1. 1.Ni dung qui lut phõn li: Trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao t mi nhõn t di
truyn trong cp nhõn t di truyn phõn li v mt giao t v gi nguyờn bn cht nh

c th thun chng ca P.
1.2. C s t bo hc: (gii thớch qui lut phõn li theo quan im hin i)
Ngy nay di truyn hc hin i ch ra rng: tớnh trng c qui nh bi gen (alen),
nm trờn NST.
Trong t bo sinh dng NST tn ti thnh tng cp tng ng gen cng tn ti
thnh tng cp.
Trong quỏ trỡnh gim phõn to giao t, mi NST trong cp NST tng ng phõn li
ng u v cỏc giao t. S phõn li ca cỏc cp gen.
Trong th tinh cú s t hp ngu nhiờn ca cỏc giao t S t hp ngu nhiờn ca
cỏc cp gen.
1.3 í ngha ca qui lut phõn li.
Da vo qui lut phõn li xỏc nh c tớnh trng tri, tớnh trng ln, thụng thng
cỏc tớnh trng tri l tớnh trng cú li. Trong chn ging ngi ta thng tp trung cỏc
tớnh trng tri cú li vo mt kiu gen to ra ging cú giỏ tr kinh t cao.

15


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

2.1 Nội dung qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá
trình phát sinh giao tử.
2.2. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li đôc lập:
Ngày nay chúng ta biết trong giảm phân tạo giao tử xảy ra sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do
của các cặp NST tương đồng đã dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp
gen trên các cặp NST đó.
Như vậy, nếu các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương
đồng khác nhau thì chúng phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao
tử. Đây cũng là điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen: các

cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
2.3. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập
Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và
sự tổ hợp tự do giữa chúng trong thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có
ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
Nếu biết được các gen qui định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự
đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.

16


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Buổi thứ 13,14
Ngày dạy: 7,9/8/2019
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUI LUẬT DI TRUYỀN MENĐEN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUI LUẬT PHÂN LI
Dạng 1. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
Phương pháp chung:
- Xác định tính trội lặn:
Trường hợp một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì:
+ Nếu P thuần chủng tương phản (có kiểu hình khác nhau), F 1 đồng tính tính trạng
một bên bố hoặc mẹ thì tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
+ Nếu kết quả phân li kiểu hình ở F 2 là 3:1 thì F1 dị hợp (Aa x Aa) và kiểu hình ứng
với tỉ lệ 3 là kiểu hình trội.
- Qui ước gen.
- Viết kiểu gen của bố mẹ.
- Lập sơ đồ lai  kiểu gen và kiểu hình.
Ví dụ mẫu: Ở một loài thực vật khi giao phần giữa cây thân cao với cây thân thấp thu
được F1 100% cây thân cao. Tiếp tục cho F1 giao phấn thu được F2.

1) Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F2.
2) Đem F1 giao phấn với một cây thân cao đời F2 sẽ thu được kết quả ở F3 như thế
nào?
Hướng dẫn
1) Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F2
- Biện luận tính trội lặn: Giao phân giữa cây thân cao với cây thân thấp thu được F 1
đồng tính thân cao. Chứng tỏ
+ Tính trạng thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp.
+ P thuần chủng và F1 dị hợp.
- Qui ươc gen: Gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp.
Cây thuần chủng thân cao có kiểu gen AA, cây thuần chủng thân thấp có kiểu gen aa.
Sơ đồ lai từ P đến F2:
P(tc): AA (thân cao)
x
aa (thân thấp)
GP: A
a
F1 :
Aa (100% thân cao)
F1xF1: Aa x
Aa
GF1:
(A,a)
(A,a)
F2 :
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa:1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao: 1 thân thấp
2) Kết quả ở F3 khi cho F1 giao phấn với cây thâ cao ở F2.
Kiểu gen của cây thân cao F1 Aa, cây thân cao F2 có hai kiểu gen AA và Aa; Khi giao
phấn giữa cây F1 với cây thân cao ở F2 có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Aa x AA →F3: 1AA: 1Aa. Tỉ lệ kiểu hình 100% thân cao.
Trường hợp 2: Aa x Aa →F3: 1AA: 2Aa: 1aa. Tỉ lệ kiểu hình 3 thân cao: 1 thân thấp.
1. Trường hợp trội lặn hoàn toàn
P: AA x AA  F1 100% AA (KH đồng tính)
P: AA x Aa  F1 1 AA: 1 Aa (KH đồng tính trội)
17


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

P: AA x aa  F1 100% Aa: (KH đồng tính trội)
P: Aa x Aa  F1: 1 AA: 2 Aa: 1aa (KH 3 trội : 1 lặn)
P: Aa x aa  F1: 1 AA: 1aa (KH 1 trội : 1 lặn)
P: aa x aa  F1: 100% aa ( KH đồng tính lặn)
Ví dụ 1: Cho giao phân giữa hai cây đạu hà lan thuần chủng thuần chủng hạt vàng
với hạt xanh, được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 91 cây hạt vàng, 30 cây
hạt xanh.
1) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
2) Làm thế nào để biết được những cây hạt vàng ở F2 là đồng hợp hay dị hợp?
3) Cho những cây F2 tạp giao với nhau, hãy chỉ ra những phép lai nào cho F 3 đồng
tính?
4) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F3 trong trường hợp
- Cho những cây hạt vàng ở F2 tự thụ phấn.
- Cho những cây hạt vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên.
2. Trội không hoàn toàn (KG AA cho kiểu hình trội; aa cho kiểu hình lặn; Aa cho kiểu
hình trung gian)
P: AA x aa  F1 100% Aa: (KH đồng tính trội) F1: 1 AA: 2 Aa: 1aa (1 trội: 2
trung gian: 1 lặn).
Ví dụ 2: Tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật do một gen trội, lặn không
hoàn toàn qui định. A qui định quả tròn trội không hoàn toàn so với a qui định quả dài.

Kiểu gen Aa biểu hiện quả bầu dục. Xác định kết quả các phép lai giữa các cặp bố mẹ
sau đây?
P1: ♀ cây quả dài x ♂ cây quả dài.
P2: ♀ cây quả bầu dục x ♂ cây quả dài.
P3: ♀ cây quả bầu dục x ♂ cây quả bầu dục.
3. Trường hợp gen gây chết
- Gen gây chết có thể ở trạng thái trội hoặc lặn.
- Nếu ở tổ hợp đồng hợp trội sẽ làm biến đổi kiểu hình của qui luật phân tính từ tỉ lệ
3 trội : 1 lặn thành tỉ lệ 2 trội : 1 lặn. P: Aa x Aa  F1: 2 Aa: 1aa (KG AA gây chết).
Lưu ý: nếu gen nằm trên NST thường và kiểu gen đồng hợp trội gây chết thì tỉ lệ
♂:♀ở F là 1: 1. Nếu gen gây chết nằm trên NST giới tính X và kiểu gen đồng hợp trội
gây chết thì tỉ lệ ♂:♀ở F là 2: 1
Ví dụ 3: Ở gà, alen A qui định mỏ ngắn; a qui định mỏ dài nằm trên NST thường. Ở
trạng thái đồng hợp AA gà có mỏ quá ngắn nên bị chết trong phôi. Hãy cho biết kết quả
của các phép lai sau:
1) P1: ♀ gà mỏ dài x ♂ gà mở dài.
2) P2: ♀ gà mỏ ngắn x ♂ gà mỏ dài.
3) P3: ♀ gà mỏ ngắn x ♂ gà mỏ ngắn.
4. Trường hợp đa alen (1 gen có từ 3 a len trở lên, gen kém bền dễ bị đột biến sẽ có
nhiều alen)
- Số kiểu gen sẽ là n(n+1)/2 ( với n là số alen)
- Số kiểu giao phối k(k+1)/2 ( k là số kiểu gen ở mỗi giới).
Ví dụ 4: gen có 2 alen A và a sẽ tạo ra 2(2+1)/2 = 3 loại kiểu gen là AA, Aa và aa;
gen có 3 alen sẽ tạo ra 3(3+1)/2 = 6 loại kiểu gen là A 1A1; A2A2; A3A3; A1A2;
A1A3;A2A3;
18


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN


5. Di truyền nhóm máu
Nhóm máu người do 3 alen (IA, IB và IO) qui định, trong đó IA trội hơn so với IO qui
định nhóm máu A, IB trội hơn so với IO qui định nhóm máu O. IA và IB đồng trội qui
định nhóm máu AB.
Có 3(3+1)/2 = 6 kiểu gen trong quần thể người.
- Nhóm máu A kiểu gen có thể là IAIA hoặc IAIO.
- Nhóm máu B kiểu gen có thể là IBIB hoặc IBIO.
- Nhóm máu O kiểu gen là IOIO
- Nhóm máu AB kiểu gen là IAIB.
Ví dụ 5: Cho biết nhóm máu có thể có của con trong các trường hợp sau
1) Bố và mẹ đều có nhóm máu O.
2) Bố máu O mẹ máu AB; bố có máu B, mẹ máu A.
3) Bố có máu A, mẹ máu B; bố có máu B, mẹ máu A.
Ví dụ tổng quát:
Dạng 2. Xác định kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ.
Phương pháp chung: Từ tỉ lệ kiểu hình ở F da suy ra kiểu gen của P
Tỉ lệ kiểu hình ở F Kiểu gen P
a) Đồng tính (1:0)
1) AA x AA
2) AA x Aa
3) AA x aa
4) aa x aa
b) Tỉ lệ 3: 1
Aa x Aa
c) Tỉ lệ 1: 1
Aa x aa
AAx Aa (Trội không hoàn toàn)
Aax aa (Trội không hoàn toàn)
d) Tỉ lệ 1: 2: 1
Aa x Aa (Trội không hoàn toàn)

IAIB x IAIB
e) Tỉ lệ 2: 1
Aa x Aa (AA gây chết)
f) 1: 1: 1: 1
IAIO x IBIO
Phương pháp xác định kiểu gen của bố mẹ trong trường hợp cơ thể lai sinh sản ít
(Người, bò, cừu.)
- Không thể áp dụng qui luật số lớn nên không áp dụng qui luật phân li.
- Cách xác định kiểu gen như thế nào?
+ Nếu bố mẹ có kiểu hình giống nhau sinh ra con có kiểu hình khác với bố mẹ. Thì
kiểu hình ở con là kiể hình lặn; Kiểu hình ở bố mẹ là kiểu hình trội.
+ Kiểu hình ở lặn ở đời con có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) sẽ nhận giao tử a từ bố và
giao tử a từ mẹ  Kiểu gen của bố mẹ.
Ví dụ 1: Tính trạng hình dạng lông ở chuột do một gen qui định (D trội; d lặn). Cho
chuột F1 dị hợp về kiểu gen giao phối với 3 cá thể I, II, III thu được kết quả lần lượt là:
- Phép lai 1: F1 x I  F2- 1 : 100% lông xoăn.
- Phép lai 2: F1 x II  F2- 2 : 50% lông xoăn : 50% lông thẳng.
- Phép lai 3: F1 x III  F2- 3 : 75% lông xoăn : 25% lông thẳng.
Xác định kiể gen của cá thể I, II, III
A. dd, DD, Dd.
B. DD, dd, Dd.
C. DD, Dd, Dd. D. dd, Dd, DD.
19


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Ví dụ 2: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao thấp do một gen nằm trên NST
thường qui định. Người ta thấy rằng trong một gia đình ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ
đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh của người bố đề có tầm vóc cao.

Hai đứa con của cặp bố mẹ trên một con trai có tầm vóc cao, một con gái có tầm vóc
thấp.
1. Lập sơ đồ phả hệ sự di truyền tình trạng tầm vóc trong gia đình trên.
2. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này.
Dạng 3. Tính xác suất xuất hiện một kiểu hình nào đó ở đời con theo qui luật phân
li.
Phương pháp
1) Phân tích xác suất của sự kiện cần tìm thành các sự kiện độc lập riêng lẻ.
2) Tìm xác suất cho mỗi sự kiện riêng.
3) Xác suất cuối cùng:
+ Nhân xác suất để tìm xác suất các sự kiện xảy ra đồng thời.
+ Cộng xác suất để tìm xác suất các sự kiện xảy ra không đồng thời.
+ Trừ xác suất để tìm xác suất các sự kiện xảy ra đối lập.
Lưu ý:
1) Xem mỗi sự kiện xẩy ra có chắc chắn không (XS 100%), nêu không ta phải đi tìm
xác suất.
2) Kiểu gen của bố mẹ có chắc chắn hay không.
3) Xác suất con trai = xác suất con gai = 1/2
4) Bố mẹ dị hợp Aa x Aa  Xác suất con mang tính trạng lặn = 1/4;
Xác suất
con trội Aa = 2/3; Xác suất con trội AA = 1/3.
Ví dụ: Ở người, gen B qui định da bình thường, gen b qui định bệnh bạch tạng. Các
gen nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều có kiểu hình bình thường, sinh được
người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. Hãy tính:
a) Xác suất xuất hiện đứa con thứ hai bình thường. (3/4)
b) Xác suất xuất hiện đứa con thứ hai bị bệnh bạch tạng. (1/4)
c) Xác suất xuất hiện đứa con thứ hai là con trai bình thường. (3/8)
d) Xác suất xuất hiện 2 đứa con trong đó một đứa con trai bình thường và một đứa
con gái bị bệnh. (3/4x1/2x1/4x1/2x2 )
Bài tập về nhà:

Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết giữa các alen thuộc cùng một locus gen
trên NST thường có những mối quan hệ nào?
BÀI TẬP TỪ CÁC ĐỀ THI
Bài 1: HSG 9 Quảng Bình 2007-2008
Ở người, gen T quy định tóc quăn là trội hoàn toàn so với gen t quy định tóc thẳng.
Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a. Trong một gia đình, bố có tóc thẳng, mẹ có tóc quăn. Sinh được 1 con trai có tóc
thẳng và 1 con gái có tóc quăn. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và các con.
b. Người con trai có tóc thẳng nói trên lớn lên muốn chắc chắn sinh ra tất cả những
đứa con đều có tóc quăn thì phải chọn người vợ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Lập sơ đồ lai minh hoạ.
Bài 2. (Đề Chuyên Hà Tĩnh, 2010-2011)
a. Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li và qui luật phân li
độc lập của Men Đen.
20


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Ở một loài thực vật giao phấn, kiểu gen AA qui định hoa đỏ; Aa qui định hoa
màu hồng; aa qui định hoa màu trắng. Cho phép lai P. cây hoa màu hồng (Aa) x cây
hoa màu trắng (aa) → F1, cho các cây F1 tạp giao với nhau, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ
kiểu gen và kiểu hình F2 sẽ như thế nào?
Bài 3: (HSG tỉnh Thanh Hóa 2008) Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng
hạt vàng là trội so với alen a: hạt xanh. Chọn cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu
được 241 hạt lai F1.
a/ Xác định số lượng và tỷ lệ các loại kiểu hình ở F 1. Tính trạng màu sắc của hạt lai
F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào?
b/ Trung bình mỗi quả đậu có 5 hạt, tỷ lệ các quả đậu có tất cả các hạt đều vàng hoặc
đều xanh là bao nhiêu? Tỷ lệ các quả có cả hạt vàng và hạt xanh là bao nhiêu?

Câu 4: (HSG tỉnh Thanh Hóa 2008)
Ở đậy Hà Lan, cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được
F1 đều có hạt vàng, sau đó tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
Xác định tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F2. Biết rằng màu sắc hạt do 1 gen quy
định và tính trạng trội là trội hoàn toàn.
b.

21


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Buổi 15,16
Ngày dạy: 12,14/8/2019
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MENDEN
(Dạng 1, dạng 2)
Dạng 1. Cách viết các loại giao tử
Cần nhớ:
Cơ thể đồng hợp tạo được 1 loại giao tử.
Cơ thể dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
Cơ thể dị hợp n cặp gen tạo ra 2n loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
Để xác định các loại giao tử đối với trườn hợp nhiều cặp gen dị hợp ta dùng sơ đồ
nhánh.
Ví dụ: Xác định thành phần các loại giao tử tạo ra tư cơ thể sau: AaBbDd;
AabbDdEe;
Sơ đồ nhánh còn được sử dụng để xác định thành phần các loại kiểu gen và kiểu hình
tạo ra từ đời con.
Dạng 2 : Phương pháp xác định qui luật phân li độc lập.
Trong điều kiện mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, khi
xét sự di truyền của các cặp tính trạng nếu xảy ra một trong các điều kiện sau thi ta kết

luận sự di truyền của các cặp tính trạng đó tuân theo phân li độc lập :
1) Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa hai cá thể dị hợp giống nhau nếu kết quả
phân li kiểu hình theo tỉ lệ : (3 :1)n (n là số cặp gen dị hợp)
Ví dụ :
P : (Aa,Bb)
x
(Aa,Bb)
F : 9 :3 :3 :1 = (3 :1)x(3 :1)
→ hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng phân li độc lập
2) Khi lai phân tích cá thể dị hợp các cặp gen nếu Fb xuất hiện kiểu hình theo tỉ lệ
(1 :1)n (n là số cặp gen dị hợp)
Ví dụ
P : (Aa, Bb)
x
(aa,bb)
Fb : 1 :1 :1 :1 = (1 :1)x(1 :1)
3) Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của các cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ kiểu hình của
mỗi cặp tính trạng :
Ví dụ
P : (Aa,Bb) x (Aa,bb) hoặc (aaBb)
F : (3 :3 :1 :1) = (3 :1)x(1 :1)
Ví dụ : Đem lai giữa đậu hoa tím quả dài với đậu hoa trắng quả ngắn thu được F1
đồng loạt hoa tím, quả dài. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo số
liệu sau : 3597 cây hoa tím quả dài : 1204 cây hoa tím quả ngắn : 1196 cây hoa trắng
quả dài : 398 cây hoa trắng quả ngắn. Biết mỗi gen qui định một tính trạng.
1) Biện luận qui luật di truyền chi phối phép lai trên.
2) Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Dạng 3. Xác định số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
Trường hợp 1: Bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau
Công thức

Điều kiện áp dụng:
n
Số loại kiểu gen: 3
- Các gen phân li độc lập
n
Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1:2:1) .
- Mỗi gen qui định một tính trạng (tác
n
Số loại kiểu hình: 2
động riêng rẽ)
n
Tỉ lệ phân li kiểu hình (3:1)
- Bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau.
22


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Số tổ hợp giao tử (Số lượng kiểu gen,
- Tính trạng trội là trội hoàn toàn.
n
kiểu hình): 4
Ví dụ 1: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội
hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?
Đáp án: 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.
Trường hợp 2: Bố mẹ có kiểu gen dị hợp khác nhau
B1: Tách từng cặp tính trạng lai với nhau. Xét số loại kiểu gen, kiểu hình; tỉ lệ phân
li kiểu gen, kiểu hình ở từng cặp tính trạng.
B2: Xét số loại kiểu gen, kiểu hình; tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình chung của các

cặp tính trạng.
*Tính số loại kiểu gen và kiểu hình chung = tích số loại kiểu gen và kiểu hình ở mỗi
cặp tính trạng.
Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình chung = tích tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình riêng của từng
cặp tính trạng.
Lưu ý: cũng có thể áp dụng phương pháp sơ đồ phân nhánh để xác định tỉ lệ kiểu gen
và kiểu hình ở đời con.
Điều kiện áp dụng: - Các gen phân li độc lập
Ví dụ 2: Cho phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x AaBbdd. Biết mỗi gen
qui định một tính trạng, tính trạng trộ là trội hoàn toàn. Xác định số loại kiểu gen và
kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
HƯỚNG DẪN
- Số loại kiểu gen và số loại kiểu hình (HS tự giải);
- Tỉ lệ phân li kiểu hình:
+ Cách 1:
P. Aa x Aa  F1: KG: 1AA: 2Aa: 1aa; KH: 3A-: 1aa
P. Bb x Bb  F1: KG: 1BB: 2Bb: 1bb; KH 3B-: 1bb
P. Dd x dd  F1: KG: 1Dd: 1dd; KH 1DD: 1dd
Tỉ lệ kiểu gen chung = (1AA: 2Aa: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb)(1Dd: 1dd)
Tỉ lệ kiểu hình chung = (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(1DD: 1dd)
+ Cách 2: Dùng sơ đồ nhánh để xác định tỉ lệ phân li KG và kiểu hình
(Xem sơ đồ ở bảng)
Ví dụ 3: Ở một loài thực vật có hoa, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với
gen a qui định thân thấp; gen B qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen b qui
định hoa trắng cây dị hợp Bb hoa có màu hồng. Các gen phân li độc lập. Xác định kết
quả của các phép lai sau:1) P: AaBb x aabb
2) P: AaBb x aaBb

23



CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

Buổi thứ 17.
Ngày dạy: 16/8/2019
Dang 4. Xác định kiểu gen của bố mẹ (P) khi biết kết quả ở đời con (F)
Trường hợp 1: Biết số lượng hoặc tỉ lệ các loại kiểu hình cụ thể
Ví dụ 1: Cho giao phấn cây cà chua thân cao quả đỏ với cây cà chua thân cao quả
vàng, F1 thu được:
3/8 thân cao, quả đỏ: 3/8 thân cao, quả vàng: 1/8 thân thấp, quả vàng: 1/8 thân thấp,
quả đỏ.
Hãy xác định kiểu gen của những cây đem lai. Cho biết mỗi tính trạng do một gen
qui định, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp; quả đỏ trội hoàn toàn so với quả
vàng.
HƯỚNG DẪN
Bước 1: tách từng cặp tính trạng để tìm kiểu gen của từng cặp tính trạng
F: Cao/thấp = 3+3/1+1 = 6/2 = 3/1  P (Aa x Aa)
Đỏ/vàng = 3+1/3+1 = 4/4 = 1/1  P (Bb x bb)
Bước 2. Biện luận phân li độc lập
F 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)  các cặp gen phân li độc lập.
Bước 3: Tổ hợp tự do các cặp gen với nhau (tổ hợp dọc hoặc tổ hợp chéo)
P : AaBb x Aabb
Ví dụ 2 : (Đề HSG huyện Quảng Ninh 2017)
Ỏ một loài động vật, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai gen
nằm trên hai cặp NST thường khác nhau qui định.
1) Cho giao phối giữa con đực thuần chủng thân xám, lông xù với con cái thuần
chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả
và lập sơ đồ lai.
2) Trong một phép lai khác người ta cho giao phối giữa hai cá thể (P) và thống kê
qua nhiều lứa đẻ thu được con lai F1 có 25% thân xám lông xù, 25% cá thể thân xám

lông thẳng, 25% cá thể thân đen lông xù, 25% cá thể thân đen lông thẳng.
Biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.
Ví dụ 3 : Đem lai giữa đậu hoa tím quả dài với đậu hoa trắng quả ngắn thu được F1
đồng loạt hoa tím quả dài.
1) Cho F1 lai với cây khác thu được F2: 75% cây hoa tím, quả dài : 25% cây hoa tím
quả ngắn. Biện luận viết sơ đồ lai.
2) Nếu muốn F1 phân li theo tỉ lệ 3 :1 về tính trạng màu sắc hoa, đồng tính về tính
trạng kích thước quả thì P phải có kiểu gen như thế nào?
3) Nếu muốn F1 phân li theo tỉ lệ 1 :1 về tính trạng kích thước quả, đồng tính về tính
trạng màu sắc hoa thì P phải có kiểu gen như thế nào?
Lưu ý : Ngoài việc bài toán cho biết tỉ lệ của tất cả các loại kiểu hình, một số bài
toán chỉ cho biết tỉ lệ của một loại kiểu hình cụ thể nào đó. Lúc này chúng ta sẽ xác định
tỉ lệ kiểu hình đó thường là (9/16, 3/16 hoặc 1/16) như vậy đời con có 16 kiểu tổ hợp →
P cho 4 loại giao tử x 4 loại giao tử. → P dị hợp hai cặp gen, phân li độc lập.
HS xem thêm bài tập 16, 19,20 trang 26 sách bồi dưỡng HSG Phan Khắc Nghệ.
Trường hợp 2: Biết tỉ lệ phân li chung của các cặp tính trạng
Ví dụ 2: Ở cà chua alen A qui định thân cao, trội hoàn toàn so với a len a qui định
thân thấp, alen B qui định lá xoăn, trội hoàn toàn so với alen b qui định lá thẳng. Các
24


CHUYÊN ĐỀ 2. DI TRUYỀN MENĐEN

gen phân li độc lập với nhau. Cho giao phấn giữa cây cao lá xoăn với cây thân thấp lá
thẳng thu được F1 100% thân cao lá xoăn. Cho F1 lai với cây khác thu được F2 phân li
theo tỉ lệ 3:1. Xác định kiểu gen của cho mỗi trường hợp.
HƯỚNG DẪN
- Vì F1 đồng tính thân cao, lá xoăn nên bố mẹ phải thuần chủng . Do đó P phải là
AABB x aabb  F1 có kiểu gen la AaBb
-F2: (3:1) = (3:1)(1:0)

Trường hợp 1: Tỉ lệ 3: 1 là của tính trạng chiều cao cây; tỉ lệ 1: 0 là của tính trạng
hình dạng lá
F2: 3: 1  F1 Aa x Aa;
F2: 1: 0 (đồng tính) mà F1 có kiểu gen là Bb vậy cá thể còn lại phải có kiểu gen là
BB
-Tổ hợp các cặp gen ta được :
F1 có thể là: AaBbxAaBB;
Trường hợp 2: Tỉ lệ 3: 1 là của tính trạng hình dạng lá; tỉ lệ 1: 0 là của tính trạng
chiều cao cây
HS làm tương tự:
Ví dụ 3: Ở cà chua alen A qui định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a qui định
thân thấp, alen B qui định lá xoăn, trội hoàn toàn so với alen b qui định lá thẳng. Các
gen phân li độc lập với nhau. Xác định kiểu gen của P để F1 phân li theo tỉ lệ 3:1.
HƯỚNG DẪN
F: (3:1) = (3:1)(1:0)
Trường hợp 1: Tỉ lệ 3: 1 là của tính trạng chiều cao cây; tỉ lệ 1: 0 là của tính trạng
hình dạng lá
F2: 3: 1  F1 Aa x Aa;
F2: 1: 0 (đồng tính)  F1 BBxBB; BBxBb; BBxbb; bbxbb
Tổ hợp các cặp gen ta được :
F1 có thể là: AaBB x AaBB; AaBBxAaBb; AaBBxAabb; AabbxAabb.
Trường hợp 2: Tỉ lệ 3: 1 là của tính trạng hình dạng lá; tỉ lệ 1: 0 là của tính trạng
chiều cao cây
HS làm tương tự:
Dạng 5. Tính xác suất một loại kiểu hình nào đó ở đời con
B1: Tách riêng từng cặp tính trạng. Tính xác suất từng kiểu hình riêng ở F1
B2: Tính xác suất kiểu hình chung
Áp dụng qui tắc nhân xác suất nếu các kiểu hình xuất hiện đồng thời, hoặc cộng xác
suất nếu các kiểu hình xuất hiện không đồng thời (ví dụ kiểu hình hai tính trạng trội, 1
tính trạng lặn)

Lưu ý: Nếu bài toán hỏi kiểu hình chung chung mà không hỏi một kiểu hình cụ thể
nào đó (ví dụ kiểu hình có hai tính trạng trội và 1 tính trạng lặn) thì cách làm như sau:
- Liệt kê các kiểu hình có thể có.
- Tính xác suất xuất hiện của những kiểu hình cụ thể đó.
- Cộng các xác suất tìm được.
* Hoặc cũng có thể áp dụng công thức tổ hợp (Áp dụng khi bố mẹ có kiểu gen dị hợp
giống nhau)
25


×