Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KIẾN THỨC THỜI TRANG CƠ BẢN PHẦN 4 (Basic fashion knowledge Part 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 17 trang )

1

KIẾNTHỨC

THỜI TRANG
CƠ BẢN





Thời trang là gì? Haute Couture hay Ready-to-wear?
Bohemian hay Hippie?
Kết hợp trang phục như thế nào để cải thiện vóc dáng?
Những thông tin cơ bản để tư vấn và truyền cảm hứng
thời trang đến khách hàng?

Biên soạn và trình bày: Hiếu Nguyễn (Ree)


2

1

2
3
4
K I Ế N

T H Ứ C


T H Ờ I

T R A N G

C Ơ

B Ả N

NỘI DUNG

Thời trang là gì?
Các thuật ngữ cơ bản
Màu sắc, họa tiết và
các chất liệu cơ bản?

Mặc sao cho đẹp và
cải thiện vóc dáng?
Các phong cách thời
trang thông dụng


3

2.
Màu sắc, họa tiết và các
chất liệu cơ bản


4


Chất liệu luôn là một trong những yếu tố được quan
tâm hàng đầu trong lĩnh vực thời trang, là nền tảng
cơ bản nhất để các nhà thiết kế thỏa sức thi triển
những ý tưởng sáng tạo của mình. Thậm chí ngày
nay, khi xu hướng thời trang đang xoay vòng như
một chu kỳ tuần hoàn, hoạ tiết và màu sắc không
còn là yếu tố cạnh tranh tuyệt đối, thì chất liệu đột
phá chính là yếu tố giúp các thương hiệu tạo nên
điểm nhấn khác biệt so với những tên tuổi khác.

Cùng điểm qua một số chất liệu cơ bản thường
được ứng dụng trong thời trang nhé!


5

Trong thế giới thời trang, quần áo và phụ kiện thường
được cấu tạo từ những chất liệu sau:

Da tự nhiên
• Da tự nhiên
• Da Genuine
• Ứng dụng

Vải

Da tổng hợp
• Dập vân
• Lớp phủ
• In hình/họa tiết









Cotton
Polyeste
Nylon
Spandex
Linen
Canvas








Tweed
Denim
Satin
Velvet
Sequin
Glitter



6

Những điều cần biết về da thật

Cấu tạo da bò
(Da hạt)
(Da hạt và liên
kết hạ bì)

(Hạ bì)

(Thịt)

Chất liệu da tự nhiên từ xưa đến nay vẫn luôn được ứng dụng rộng rãi bởi đặc
tính sang trọng và bền chắc. Trong thế giới thời trang, chất liệu da thường xuất
hiện ở những thiết kế mang tính thanh lịch, cổ điển. Chất liệu da rất đa dạng,
khác nhau tùy loại động vật (bò, bê, cừu, dê, nai, heo,…) cho đến kết cấu
của da. Da bò được xem là chất liệu da phổ biến nhất được sử dụng và
thường được chia thành các loại da dưới dây sau quá trình xử lý:

• Da nguyên hạt (full grain leather): Là loại da giữ nguyên được mặt da tự
nhiên, chỉ loại bỏ lông, không trải qua quá trình chà nhám hoặc lạng bề
mặt. Đây là loại da có giá thành cao nhất và vô cùng bền bỉ
• Da top grain: Lớp trên cùng sau khi xử lý lạng bề mặt để được phần da
mỏng hơn, linh hoạt hơn khi ứng dụng trên các mẫu thiết kế
• Da Genuine: Được cấu tạo từ phần da hạ bì và trải qua quá trình xử lý hóa
chất để kết cấu chắc chắn và màu trông đẹp hơn. Da Genuine tuy không
bền như da nguyên hạt hay top grain nhưng giá cả phải chẳng hơn và
thường được ứng dụng nhiều ở những sản phẩm thời trang ăn liền (cập
nhật nhanh theo mùa)

• Da lộn (Suede): Được tạo thành từ phần da hạ bì sau quá trình lạng da
hoặc mặt da thô của top grain được lộn ra ngoài. Da lộn mang đến một
nét sang trọng rất riêng và sự mềm mại.
Lưu ý: Chỉ có da nguyên hạt và top grain mới có hiện tượng
đổi màu sau một thời gian sử dụng. Genuine leather đã trải
qua quá trình xử lý nên sẽ không thay đổi màu cũng như
không có mùi da đặc trưng.


7

Da tự nhiên
(Nguyên hạt/
Top grain)
Do đặc tính chắc chắn và khá dày, da tự
nhiên thường được ứng dụng trong
những thiết kế cổ điển và đơn giản
mang đến sự thanh lịch
• Ưu điểm: Sang trọng, bền, chắc
chắn, lên màu sau một thời gian sử
dụng
• Nhược điểm: Khó tạo kiểu dáng
phức tạp, ít đa dạng màu sắc và khó
bảo quản (dễ nấm mốc, rạng nức
hoặc mùi khó chịu)

Da Genuine

Da Genuine đã trải qua quá trình xử lý
nên mang tính chất linh hoạt hơn và dễ

ứng dụng trong những thiết kế đòi hỏi sự
đa dạng trong thời trang
• Ưu điểm: Linh hoạt, dễ tạo kiểu, màu
sắc đa dạng, giá cả phải chăng
• Nhược điểm: Không chắc chắn và
bền như da tự nhiên

Đó là lý do vì sao, da Genuine
được sử dụng phổ biến hơn
trong giới thời trang kể cả
những thương hiệu cao cấp.
Và thực tế, độ bền của sản
phẩm còn phụ thuộc rất nhiều
cách chúng ta bảo quản sản
phẩm nữa nhé.
“Của bền tại người” mà!


Những điều cần biết về da nhân tạo

8

Da nhân tạo (Artificial leather) được biết đến với nhiều
tên gọi khác nhau như Faux leather, Simili, Vegan
leather, Pleather, PU leather… được tạo ra để đến mang
đến cảm giác và hình thức như da thật.







Ưu điểm
Nhẹ và linh hoạt khi thiết
kế, tạo kiểu
Màu sắc đa dạng và tươi
sáng hơn
Dễ bảo quản, chống mốc
Có giá trị kinh tế

Nhược điểm
• Bong tróc sau một thời
gian sử dụng
• Độ bền kém hơn
• Cảm giác khi sờ không
mềm mại như da thật

Chất kết dính

Da nhân tạo được làm từ lớp phủ nhựa, thường là
PU (Polyurethane) hoặc PVC (Polyvinyl chloride) trên
một lớp nền vải (thường là polyester)
Chất liệu lớp phủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng của da
nhân tạo. Da phủ PVC ra đời trước và có chất lượng cũng
như giá thành thấp hơn so với da phủ PU.
Ngày nay, người ta thường sử dụng lớp phủ PU nhiều hơn
vì cảm giác da “thật” hơn và thân thiện với môi trường
hơn so với lớp phủ PVC.



Các loại da phổ biến

9

Dựa trên phương pháp xử lý

DẬP VÂN

EMBOSSED / DẬP VÂN

SNAKE SKIN/DA RẮN

CROCODILE/CÁ SẤU

LIZARD/ KỲ ĐÀ

Đặc điểm:

Đặc điểm:

Đặc điểm:

Đặc điểm:

Được tạo ra bằng cách sử
dụng nhiệt độ và áp suất để
dập những họa tiết hoặc
thiết kế mong muốn. Có thể
áp dụng cho cả da tự nhiên
và da nhân tạo


Hoa văn được in hoặc dập
nổi. Là loại da hoang dã
được sử dụng phổ biến nhất.
Tỉ lệ họa tiết trung bình khi
so sánh với da cá sấu hoặc
kỳ đà.

Họa tiết không đồng đều và
cảm giác thô cứng. Tỉ lệ họa
tiết lớn nhất khi so sánh với
da rắn hoặc da kỳ đà

Tương tự như da rắn nhưng
tỉ lệ họa tiết nhỏ và tập trung
hơn

Lợi ích:
Chống trầy
Cho cái nhìn tổng thể thú vị

Lợi ích:
Họa tiết được nhiều người
yêu thích, tăng sức hấp dẫn
sang trọng cho một cái nhìn
tổng thể

Lợi ích:
Đắt và hiếm, đem đến cái
nhìn góc cạnh, cứng cáp


Lợi ích:
Loại da hoang dã cho cái
nhìn tinh tế nhất


Các loại da phổ biến

10

PHỦ BỀ MẶT

Dựa trên phương pháp xử lý

PATENT LEATHER / DA
BÓNG

RUBBERIZED

METALLIC / ÁNH KIM

PEARLIZED / ÁNH NGỌC
TRAI

Đặc điểm:
Da được tráng bằng dầu hạt
lanh hoặc sơn mài hiện đại
để có được một lớp tráng
sáng bóng. Có thể thực hiện
cho da nhân tạo


Đặc điểm:
Da được tráng để đạt được
bề mặt mờ, mịn màng giống
cao su.

Đặc điểm:
Da nhân tạo được tráng một
lớp màu ánh kim. Có thể
được xử ký để có bề mặt rạn
nứt

Đặc điểm:
Giống với ngọc trai có màu
xà cừ lóng lánh. Có thể áp
dụng cho cả da thật và da
nhân tạo.

Lợi ích:
- Nhẹ
- Cảm giác mềm mại
- Cho cái nhìn hiện đại, nam
tính, thể thao

Lợi ích:
-Cho cái nhìn thành thị hiện
đại
-Nổi bật trong những buổi
tiệc


Lợi ích:
Đem đến cho da cái nhìn
tinh tế và nữ tính

Lợi ích:
-Chống nước
-Linh hoạt
-Cho cái nhìn bóng bẩy
-Sang trọng


Các loại da phổ biến

11

Dựa trên phương pháp xử lý

XỬ LÝ BỀ MẶT

IN HÌNH/HỌA TIẾT

NUBUCK / DA SÁP

BOX LEATHER

PRINTED

Đặc điểm:

Đặc điểm:


Đặc điểm:

Da đã được chà nhám bề
mặt, mịn như nhung, cảm
giác như da lộn nhưng được
gia công từ mặt ngoài. Cho
độ bền tốt hơn.

Da trải qua quá trình xử lý
để tạo ra một bề mặt mịn
màng, gần như không nếp
gấp, có độ bóng mờ, cứng
và dày. Độ bóng có thể khác
nhau tùy cách xử lý

Một trong những phương
pháp được sử dụng phổ biến
nhất cho cả da tự nhiên và
da nhân tạo để có thể tạo ra
các họa tiết như vân gỗ, da
động vật, cấu trúc, hình
khối…

Lợi ích:
- Bền hơn
- Thay thế cho da top grain

Lợi ích:
- Kết cấu chắc chắn

- Giữ dáng tốt hơn

Lợi ích:
Cho cái nhìn thú vị
Họa tiết đa dạng


12

Bạn có biết: Chúng ta đều
biết vải được tạo thành
bằng cách dệt những sợi
vải. Tuy nhiên cách dệt khác
nhau có thể mang lại những
tính chất vải khác nhau

Những điều cần biết về chất liệu VẢI
Vải dệt
thoi

Là loại vải do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với nhau tạo nên. Hệ thống sợi
nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc. Hệ thống sợi nằm theo chiều
ngang tấm vải gọi là sợi ngang. Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo
một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.
Tính chất của vải dệt thoi:
• Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.
• Bề mặt vải khít.
• Độ dãn dọc và dãn ngang ít.
• Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như
cotton, lanh…

• Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.
• Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.

Vải dệt
kim

Linen

Denim

Khi dệt, sợi được uốn cong thành những vòng sợi. Các vòng sợi này liên kết với
nhau theo hướng dọc và hướng ngang. Liên kết theo một quy luật nhất định tạo
thành vải dệt kim.
Tính chất của vải dệt kim:
• Tính co dãn, đàn hồi lớn
• Giữ nhiệt tốt mà vẫn thông thoáng
• Tính thẩm thấu tốt
• Ít nhầu, dễ bảo quản và giặt sạch.
• Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
• Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.

Pique
(Thun cá sấu)

Ứng dụng vải dệt
kim trên giày


Các loại vải phổ biến


13

ĐẶC TÍNH THÔ RÁP

LINEN / VẢI LANH

TWEED

CANVAS / VẢI BỐ

DENIM

Đặc điểm:
Vải Linen được dệt từ sợi của
cây lanh (sợi lanh), thường
được dệt thoi, các sợi vải rõ
rệt dễ dàng nhìn thấy hoặc
cảm nhận khi chạm tay vào.

Đặc điểm:
Là một dạng vải thô với kết
cấu linh hoạt giống như len
nhưng được dệt chặt chẽ hơn
với kỹ thuật dệt trơn hoặc
vân chéo. Bằng cách xoắn
các sợi len khác màu nhau
thành sợi hai hoặc ba lớp.

Đặc điểm:
Canvas là loại vải dệt thô

cực kỳ bền được sử dụng để
làm ba lô, giày dép, và các
mặt hàng khác đòi hỏi sự
chắc chắn. Có thể được
nhuộm thành nhiều màu sắc
khác nhau.

Đặc điểm:

Lợi ích:
Thông thoáng
Nhẹ
Thấm hút tốt
Thích hợp cho mùa hè,
phong cách mộc mạc

Lợi ích:
Chống ẩm
Bền chắc
Cho cảm giác sang trọng
Giữ ấm tốt

Lợi ích:
Cực kỳ bền
Thông thoáng
Nhẹ

Denim là loại chất liệu tạo
thành từ vải cotton cứng với
các sợi đan chéo. Denim

được biết đến như là loại vải
để may quần jeans
Lợi ích:
Chắc chắn
Dày
Cổ điển
Phong cách thường ngày


Các loại vải phổ biến

14

ĐẶC TÍNH MỀM MẠI

VELVET / NHUNG

SATIN / PHI BÓNG

SILK / LỤA

CORDUROY / NHUNG KẺ

Đặc điểm:

Đặc điểm:
Là loại vải đặc trưng bởi bề
mặt ngoài bóng còn bề mặt
trong khá nhám. Vật liệu dệt
satanh là lụa, nylon hoặc

polyester, mặc dù một số
người quan niệm satanh chỉ
làm từ lụa.

Đặc điểm:
Là một loại vải mịn, mỏng
được dệt từ các sợi tơ tự
nhiên. Các sợi tơ đó được
lấy từ quá trình tạo kén của
loài côn trùng như bướm,
tằm, hoặc loài nhện... Vải
lụa tốt nhất được dệt từ tơ
tằm

Đặc điểm:
Có tên gọi bắt nguồn từ
tiếng Pháp “corde du roi” có
nghĩa là “vua của các loại
vải”, Corduroy có vân vải
như những sợi chạy song
song với nhau còn được gọi
là nhung kẻ.

Là một loại vải nặng, trong
đó các sợi vải được phân bố
đều và dày đặc. Có cảm
giác mướt tay khi chải
Lợi ích:
Giữ ấm
Phong cách sang trọng

Thích hợp cho những dịp đặc
biệt

Lợi ích:
Cực kỳ sang trọng
Nhẹ
Nữ tính
Sử dụng những dịp đặc biệt

Lợi ích:
Nhẹ, bền và cách nhiệt
Sáng bóng tự nhiên, sang
trọng

Lợi ích:
Độ bền, dễ giặt, có thể ủi ở
nhiệt độ cao và khả năng
thấm hút mồ hôi cực tốt


Các loại vải phổ biến

15

4 SỢI VẢI/VẢI CƠ BẢN

Sự pha trộn của những sợi vải này sẽ tạo nên những loại vải đặc trưng với tính chất mong
muốn. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này ở các nhãn vật liệu trên sản phẩm.

COTTON


POLYESTE

NYLON

SPANDEX

Đặc điểm:
Cotton luôn được biết đến là
chất liệu vải thoải mái nhất
để mặc trong hầu như tất cả
mọi loại thời tiết. Vì cotton là
sợi có nguồn gốc tự nhiên
nên có khả năng thấm mồ
hôi rất tốt, hạ nhiệt nhanh
chóng

Đặc điểm:
Polyester là một loại sợi tổng
hợp với thành phần cấu tạo
đặc trưng là ethylene (nguồn
gốc từ dầu mỏ). Đây là chất
liệu cơ bản thường thấy trên
các nhãn vật liệu và là lựa
chọn tối ưu cho dòng sản
phẩm thể thao.

Đặc điểm:
Nylon là một loại vải tổng
hợp, được điều chế từ hóa

chất dầu mỏ, than đá với
những đặc tính thay thế cho
lụa tơ tằm.

Đặc điểm:
Còn có tên gọi là Elastane
hoặc Lycra. Là loại vải có
khả năng kéo giãn tốt và độ
đàn hồi vượt trội tốt hơn cao
su tự nhiên và nhanh khô hơn
các loại vải thông thường.
Độ co giãn tối đa gấp 500%
so với kích thước ban đầu.

Lợi ích:
Tự nhiên và an toàn
Thấm hút tốt
Cảm giác thoải mái

Lợi ích:
Bền, ít bị nhàu, nhẹ, thoáng
Không thấm hút (mồ hôi sẽ
bay đi chứ không đọng lại)

Lợi ích:
Độ bền và chắc chắn
Chống trầy xước, mài mòn
Nhẹ và kín gió (áo khoác)
Màu sắc đa dạng, bền màu
Khó phân hủy, dễ bảo quản


Lợi ích:
Ứng dụng trong sản phẩm
thể thao cần độ co dãn
Bền và thoải mái khi mặc


Các loại vải phổ biến

16

LẤP LÁNH, SANG TRỌNG

SEQUIN / KIM SA

GLITTER / KIM TUYẾN

Đặc điểm:
Là những vật liệu trang trí
bằng kim loại sáng lấp lánh.
Thông thường có một lỗ trung
tâm để xâu thành hàng lên
vải
Lợi ích:
- Cho vẻ ngoài quyết rũ thu
hút
- Thích hợp cho những buổi
tiệc
- Tạo điểm nhấn rực rỡ cho
quần áo tối màu


Đặc điểm:
Các hạt tròn rất nhỏ, thường
được phủ trên một bề mặt
phẳng trên vải Được tráng
bằng sơn mài, thường rất
nhẹ, nhẹ hơn so với chất liệu
kim sa được khâu
Lợi ích:
- Cho vẻ ngoài quyết rũ thu
hút
- Thích hợp cho những buổi
tiệc
- Phiên bản trẻ trung hơn của
kim sa

EMBELLISHMENT / ĐÍNH
TRANG TRÍ
Đặc điểm:
Thường xuất hiện ở thời trang
Haute Couture, đính trang trí
sử dụng những chất liệu như
kim sa, cườm, đá,… với đa
dạng màu sắc và hình dáng
để kết trên vải, tạo nên
những hoa văn, họa tiết rực
rỡ, ấn tượng
Lợi ích:
Sang trọng và cao cấp
Nổi bật, ấn tượng

Thích hợp cho những sự kiện

EMBROIDERY / THÊU
Đặc điểm:
Vải thêu cho cái nhìn thủ
công và tinh tế. Tùy chất liệu
sử dụng khi thêu sẽ tạo nên
những hiệu ứng khác nhau, từ
hiệu ứng mờ (không bóng)
cho đến lấp lánh sang trọng.
Hình thêu thường tập trung
vào độ chi tiết hơn so với
đính trang trí (ít lấp lánh hơn)
Lợi ích:
Sang trọng và tinh tế
Ứng dụng nhiều dịp, thể hiện
sự công phu của trang phục


17

Chất liệu là nền tảng cơ bản để các
nhà thiết kế lựa chọn và thi triển
những ý tưởng của mình.
Hiểu về chất liệu và các đặc tính của
nó sẽ giúp ta lựa chọn được trang
phục mang đến sự thoải mái, phù
hợp với những yêu cầu hoàn cảnh
(thường ngày hay sự kiện đặc biệt,…)
và mong muốn của bản thân (thoải

mái, giữ ấm hay thoáng mát hơn,…)
Cùng ôn tập những gì đã học về
CHẤT LIỆU bạn nhé!



×