Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cau hi trc nghim (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.14 KB, 2 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Đối tượng điều chỉnh của LHS là:
a. QHXH phát sinh khi tội phạm xảy ra b. QHXH được LHS bảo vệ *
c. Lợi ích của Nhà nước d. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại
2. Sự khác nhau căn bản giữa ngành LHS và ngành LHC là ở:
a. Đối tượng điều chỉnh b. Phương pháp điều chỉnh
c. Thủ tục xử lý. d. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh*
3. Nguồn luật hình sự là khái niệm dùng để chỉ:
a. Bộ luật hình sự hoàn chỉnh* b. Ngành luật hình sự
c. Khoa học luật hình sự d. Môn học “Luật hình sự Việt Nam”
4. Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, Bộ luật hình sự Việt Nam có cấu tạo về mặt hình thức như thế nào?
a. Điểm - Điều - Khoản - Chương - (Mục). b. Điểm - Khoản - Điều - (Mục) – Chương*
c. Khoản - Điểm - Điều - (Mục) – Chương. d. Chương - (Mục) - Điều - Khoản - Điểm
5. Tội phạm được coi là xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nếu tội phạm ấy:
a. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở ngoài Việt Nam. b.Bắt đầu ở ngoài Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam
c. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam. d. Tất cả các phương án nêu trên*
6. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
a. Người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam*
b. Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
c. Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
d. Người Việt Nam chỉ phải chịu TNHS khi tội mà họ đã phạm khi tội đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
7. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:
a. Không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam*
b. Trong mọi trường hợp đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
c. Có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
d. Phải chịu TNHS theo LHS Hoa Kỳ
8. Theo thời gian, đạo luật hình sự có hiệu lực:
a. Ngay từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
b. Ngay từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố, nếu không có quy định khác*
c. Mười lăm ngày kể từ sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
d. Một tháng kể từ sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố


9. Trường hợp nào sau đây được coi là “có lợi cho người phạm tội” ?
a. BLHS quy định một tội phạm mới
b. Điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn hình phạt
c. Điều luật quy định một tình tiết tăng nặng mới
d. Điều luật quy định một hình phạt nhẹ hơn*
10. Giá trị của giải thích chính thức là:
a. Chỉ để tham khảo
b. Không mang tính bắt buộc
c. Chỉ mang tính bắt buộc đối với hoạt động của cơ quan Tư pháp
d. Mang tính bắt buộc đối với tất cả các cơ quan Nhà nước và mọi công dân*
11. Theo định nghĩa thì tội phạm trước hết phải là:
a. Sự suy nghĩ nguy hiểm của con người. b. Hành vi nguy hiểm của con người.*
c. Hoạt động nguy hiểm của súc vật. d. Các tác động nguy hiểm của tự nhiên.
12. Khẳng định nào đúng?
a. Vì hành vi nguy hiểm cho xã hội nên nó được luật hình sự quy định là một tội phạm.
b. Vì hành vi được luật hình sự quy định là một tội phạm nên nó nguy hiểm cho xã hội.*
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.


13. Hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội vì:
a. Các nhà làm luật cho rằng nó nguy hiểm.
b. Hành vi đó gây thiệt hại lớn hơn những thiệt hại do hành vi vi phạm PL khác gây ra.
c. Hành vi đó gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ*
d. Hành vi đó gây thiệt hại cho người khác.
14. Đặc điểm nào sau đây thuộc về tính nguy hiểm của hành vi phạm tội?
a. Tính khách quan b. Tính gia cấp
c. Tính gây thiệt hại d. Cả a, b và c*
15. Quy tội khách quan được hiểu là:
a. Quy tội một cách vô tư.

b. Quy tội không theo quy định của BLHS
c. Quy tội đối với người có ý định phạm tội
d. Quy tội đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại mà không cần có lỗi.*
16. Quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa:
a. Hiện tượng và khái niệm. b. Hình thức và nội dung
c. Khái niệm và hiện tượng. d. Nội dung và hình thức*
17. Khẳng định nào đúng?
a. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị áp dụng hình phạt
b. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị đe dọa áp dụng hình phạt*
c. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
d. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều được miễn hình phạt
18. Tội phạm quy định ở khoản 2 Điều 138 BLHS 1999 thuộc loại tội:
a. Ít nghiêm trọng b. Đặc biệt nghiêm trọng
c. Rất nghiêm trọng. d. Nghiêm trọng*
19. Vũ A phạm tội trộm cắp tài sản và bị tòa án Quận H phạt 3 năm tù. Tội mà A đã phạm thuộc loại nào sau đây?
a. Là tội ít nghiêm trọng. b. Là tội nghiêm trọng.
c. Là tội rất nghiêm trọng. d. Có thể là a hay b hay c.*
20. Tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở:
a. Nội dung chính trị - xã hội. b. Hình thức pháp lý
c. Hậu quả pháp lý d. Cả a, b và c*



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×