Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.72 KB, 24 trang )

1.

Hai loại hàng hóa A và B được gọi là hàng hóa thay thế
a. Nếu giá A tăng lên sẽ làm tăng cầu B
b. Không có câu nào đúng
c. Nếu giá A tăng lên sẽ làm giảm cầu B ( bổ xung)
d. Nếu giá A tăng lên sẽ không làm thay đổi cầu B

Note:
Hàng hóa thay thế: là những hàng hóa có thể sử dụng để thay thế cho các hàng hóa khác. Khi giá của một
hàng hóa tăng lên thì cầu về hàng hóa thay thế tăng lên và ngược lại
Hàng hóa bổ xung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với các hàng hóa khác. Khi giá của một hàng hóa tăng
lên thì cầu về hàng hóa bổ xung sẽ giảm xuống và ngược lại
2.

Giao dịch bao gồm những điều kiện sau đây, ngoại trừ:
a. Địa điểm thực hiện giao dịch đã được thỏa thuận
b. Những điều kiện giao dịch đã được thỏa thuận
c. Thời gian giao dịch được ấn định
d. Ít nhất phải có 1 vật có giá trị

Note:
Trao đổi chỉ xảy ra khi thỏa thuân đủ 5 điều kiện:
1.Ít nhất phải có 2 bên
2.Mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia
3.Mỗi bên có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hóa của mình
4.Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia
5.Mỗi bên đều tin chắc rằng mình nên hay muốn giao dich với bên kia
Giao dịch đòi hỏi phải có một yếu tố:
Ít nhất có hai giá trị
những điều kiện thực hiện đã được thoả thuận,


thời gian thực hiện đã thoả thuận,
địa điểm thực hiện đã được thoả thuận.
3.

Nếu giá của sản phẩm cao hơn giá cân bằng, sẽ có hiện tượng
a. Di chuyển điểm cân bằng
b. Hàng hóa thiếu hụt
c. Di chuyển đường cung và cẩu
d. Hàng hóa dư thừa

Note:
Nếu giá của sản phẩm cao hơn giá cân bằng of thị trường:
→ Người sx sẽ mong muốn cung ứng nhiều ↑ hơn ( theo qui luật cung)
Tuy nhiên người tiêu dùng ↓ bớt cầu of mình ( theo qui luật cầu)
→ xuất hiện sự dư thừa trên thị trường
1


Cung > cầu → ( thặng dư of cung)
Nếu giá của sản phẩm thấp hơn giá cân bằng of thị trường:
→ Lợi nhuận nhà sx ↓ → người sx sẽ sx ít đi
Đồng thời giá hàng hóa thấp → tạo ĐK cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng hóa
→ Khoảng cách giữa cầu & cung gây sự thiếu hụt trên thị trường xuất hiện sự dư thừa trên thị trường
Cầu > cung ( thặng dư of cầu)

1.

Hệ số co giãn của cầu theo giá nhận giá trị bằng 1 nghĩa là:
a. Cầu co giãn ít ( nhỏ hơn 1)
b. Cầu co giãn đơn vị

c. Cầu co giãn nhiều ( lớn hơn 1)
d. Cầu hoàn toàn co giãn ( )

Note:
Hệ số co giãn của cầu theo giá :
- |EDP| > 1 : Cầu co giãn nhiều:
Cầu co giãn tương đối theo giá. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi lớn hơn 1%. VD: Thịt lợn và
thịt bò, bún và phở, các mạng điện thoại di động… - Người tiêu dùng rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cả;
- Đường cầu thoải;
- Là những hàng hoá có nhiều khả năng thay thế.

(H1): Doanh thu và giá nghịch biến. Nghĩa là giá cả hàng hóa tăng (P↑) nhưng doanh thu của người bán sẻ giảm
xuống. Và ngược lại, giá hàng hóa giảm thì doanh thu bán hàng tăng lên.
- |EDP| < 1 Cầu co giãn ít:
Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. VD: Xăng, điện, nước…
- Người tiêu dùng ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá; - Đường cầu dốc; - Đây là những hàng hoá ít có khả năng
thay thế, hàng thiết yếu.

2


- |EDP| = 1 Cầu co giãn 1 đơn vị:
Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi 1%. Đây là trường hợp chỉ có trong lý thuyết.
- |EDP| = 0 Cầu hoàn toàn không co giãn. Tức là khi giá thay đổi, lượng cầu vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: Các loại thuốc chữa bệnh đặc trị, các loại dịch vụ làm hộ chiếu…
- Người tiêu dùng luôn mua tại một lượng Q1 cố định ở mọi mức giá;
- Đường cầu là đường thẳng song song với trục tung;
- Là những hàng hoá không có khả năng thay thế.
- |EDP| = ∞ : Cầu co giãn hoàn toàn.
Đường cầu là đường thẳng song song với trục hoành


Những đối tượng nào sau đây thuộc phạm trù của kinh tế vi mô, ngoại trừ:
e.
f.
g.
h.

Cầu
Cung
Thị trường
Lạm phát

Note: Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:
* Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế
tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần…
* Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của Cung và Cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết
định đến giá cả thị trường và sự thay đổi của giá cả trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
* Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng, nguyên tắc
tối đa hoá lợi ích, lợi ích cận biên và sự co dãn của Cầu…
* Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất,
chi phí cận biên, chi phí bình quân, quy luật lợi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định đầu tư, sản xuất,
đóng cửa doanh nghiệp…
* Các cấu trúc thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền, Quan hệ giữa cạnh
tranh và độc quyền, quan hệ sản lượng, giá cả, lợi nhuận…
* Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu các quan hệ cung cầu về lao động, vốn, đất đai.

3


* Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế vi mô, vai trò và sự can thiệp của chính phủ đối với

hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước

2.

Để trao đổi tự nguyện, phải có 5 đk sau đây, ngoại trừ:
a. Ít nhất phải có 1 bên
b. Mỗi bên phải hoàn toàn được tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của
bên kia
c. Mỗi bên phải có 1 cái gì đó có thể có giá trị với bên kí
d. Mỗi bên phải có khả năng thực hiên việc giao dịch và cung cấp hàng hóa
của mình

3.

Nguồn lực không bao gồm:
a. Nhân lực
b. Không gian
c. Vật lực
d. Thời gian

Note: nguồn lực bao gồm tiền bạc: vật chất, thiết bị và con người cần thiết để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà
doanh nghiệp đưa ra thị trường.
4.

Chọn câu sai:
a. Tại điểm cân bằng lượng cung và lượng cầu bằng nhau
b. Khi giá của sản phẩm thay đổi, điểm cân bằng thay đổi
c. Trên hệ trục tọa độ, điểm cân bằng là điểm cắt giữa đường cung & đường
cầu
d. Người tiêu dùng và nhà sản xuất tối đa hóa nhu cầu tại điểm cân bằng


Note:
Điểm cân bằng: trong quan hệ cung cầu là điểm trên biểu đồ mà tại đó hai đường cung, cầu cắt nhau.
Cân bằng thị trường được xác định tại một giai đoạn mà:
• Lượng cung và lượng cầu bằng nhau.
• Giá cả hàng hóa không thay đổi.
• Mối quan hệ cơ bản nhất giữa cung cầu và giá cả đó là: Khi cung tăng dẫn đến giá cả tăng thì cầu giảm, khi
cung giảm dẫn đến giá cả giảm thì cầu tăng.

4









5.

Khi giá cả trên thị trường mà thấp hơn giá trị cân bằng, điều này dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng vượt quá
lượt cung của nhà sản xuất. Khi đó, chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung lúc này gọi là sự thiếu hụt. Sự
thiếu hụt này dẫn đến một số người tiêu dùng chấp nhận trả mức giá cao hơn để có được sản phẩm hàng hóa đó.
Nhà sản xuất sẽ làm gì trong trường hợp này? Tất nhiên là sẽ tăng lượng cung và giá cả lên, bạn có chấp nhận
mua một món đồ gì đó khi nó quá mắc không? Đa số là không, do đó lượng cầu của người tiêu dùng
sẽ giảm xuống. Một thứ tăng, một thứ giảm chắc chắn sẽ gặp nhau tại một điểm mà tại đó lượng cung và lượng
cầu bằng nhau, lúc này cân bằng thị trường được thiết lập.
Ngược lại, khi nhu cầu của người tiêu dùng thấp hơn lượng cung của nhà sản xuất, lúc này gọi là sự dư thừa.
Sự dư thừa khiến nhà sản xuất phải giảm lượng cung và hạ giá để bán được sản phẩm của mình. Người dùng

thấy giá rẻ nên mua, cầu tăng. Cung giảm cầu tăng, tại một thời điểm cung cầu sẽ bằng nhau, thị trường tiếp tục
cân bằng.
Lưu ý: Điều này chỉ đúng khi các đại lượng khác không đổi (ví dụ như thu nhập trung bình của một người, giá
cả của các loại hàng hóa khác, ... ). Bởi ví dụ nếu giá cả của hàng hóa khác trong cùng thời điểm mà thay đổi,
người tiêu dùng thay vì chờ đợi sản phẩm này hạ giá, họ có thể mua sản phẩm khác, sản phẩm khác được mua
lúc này gọi là sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm bổ sung.

Hai loại hàng hóa là thay thế cho nhau nếu có hệ số co giãn chéo của cầu với
giá có giá trị:
a. Không có câu đúng
b. >0
c. = 0 ( không liên quan)
d. < 0 ( bổ xung cho nhau)

Note:
Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá:
Khái niệm: Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá là hệ số đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua
sự thay đổi của một mặt hàng khi giá của một mặt hàng liên quan với nó thay đổi.
Ý nghĩa: Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá thể hiện mức % thay đổi của mặt hàng X tương ứng với giá cả của
mặt hàng Y thay đổi 1%.
5


Ví dụ: Hệ số co giãn chéo của mặt hàng mở và dầu ăn là 0,5%, tức là khi giá dầu ăn tăng 1% thì lượng cầu về mặt
hàng mở sẻ tăng 0,5%.
Công thức:

Exy=ΔQxQxΔPyPy=ΔQxΔPy∗Py¯¯¯¯¯Qx¯¯¯¯¯¯
Tính chất:
- Exy > 0: X và Y là hai mặt hàng thay thế cho nhau

- Exy < 0: X và Y là hai mặt hàng bổ sung cho nhau
- Exy = 0: X và Y là hai mặt hàng không liên quan nhau
Ví dụ: Chúng ta có biểu cầu về giá thịt heo (Py) và lượng cầu về Qx như sau:
Py (đồng)
30000
35000

Qx (nghìn tấn)
20
22

Exy=22−2035000−30000∗30000+3500020+22=0,62>0
Ta thấy: Exy = 0,62>0 nên đây là 2 mặt hàng thay thế cho nhau.

6.

Khi thu nhập tăng, cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ:
a. Giảm
b. Tăng
c. Tăng giảm tùy mức độ tăng của thu nhập
d. Không đổi

Note:
Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng

Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển khiến lượng cầu thay đổi.
Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp,
thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng.
Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn
nên sở thích thay đổi.

6


Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co
dãn của nhu cầu theo thu nhập.

7.

Thị trường thể hiện chức năng gì thông qua việc chấp nhận và kích thích tái
sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng?
a. Chức năng thừa nhận
b. Chức năng thông tin
c. Chức năng thể hiện
d. Chức năng điều tiết

Note: chức năng of thị trường:
Chức năng thừa nhận: Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện
thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính mình là người mua chấp nhập, có nghĩa
là về cơ bản quá trình tái xuất xã hội của hàng hóa đã hoàn thành. Bởi bản than việc tiêu dùng sản phẩm và các chi
phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hóa được bán.

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những
hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu, không cung ứng đúng thời gian và địa điểm của khách hàng
đòi hỏi thì sẽ không bán được, nghĩa là chúng không được thị trường chấp nhận.
Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà không
qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường còn thiếu, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình
mua bán đó.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng mua sản phẩm tức là sản phẩm đó đã được thị trường thừa nhận, hay
thị trường đã “bỏ phiếu bằng tiền ” cho sự tồn tại của sản phẩm . Ngược lại, nếu không được thị trường thưa nhận
thì doanh nghiệp sẽ bị phá sản, không thể duy trì được hoạt động của mình được. Muốn được thị trường thừa nhận

thì doanh ghiệp phải “cung cái thị trường cần chứ không phải cung cái mình có hay có khả năng cung ứng”.
Chức năng thực hiện: Sau khi được thị trường thừa nhận thị trường sẽ tiến hành chức năng thực hiện. Thị trường
là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa thông qua các hoạt động mua bán giữa người mua và người bán.
Giá trị hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua giá cả thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng được
thị trường thùa nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, người bán thu được tiền về từ người mua thì quyền sở
hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, hàng hóa đi sang lĩnh vực tiêu dùng cá nhân ở đó giá trị
sử dụng nó sẽ được thực hiện, đó là mục đích cuối cùng của sản xuất.
Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hìng thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị
trường.
Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường .thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có
tính chất quyết định đối với thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
7


Chức năng điều tiết , kích thích: Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung
cầu và tín hiệu giá cả của thi trường sẽ phát hiện chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu
dùng của xã hội.
Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất. Thị trường vừa là mục tiêu vừa tạo động lực để thể hiện các
mục tiêu đó. Đây là cơ sở để chức năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình.
Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ: Thông qua nhu cầu thị trường người sản xuất chủ động chuyển tư
liệu sản xuất, vốn lao động từ ngành này qua ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để có lợi nhuận cao.
Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường, người sản xuất có lợi thế cạnh tranh sẽ tận dụng
khả năng của mình để phát triến sản xuất ngược lại những người sản xuất chưa tạo ra được lợi thế trên thị trường
cũng phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ pha sản. Và người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu
dùng của mình. Đó là những động lực mà thị trường tạo ra đối với sản xuất cũng như vai trò to lớn của nó đối với
việc hướng dẫn tiêu dùng.
Trong quá trình sản xuất, không phải người sản xuất lưu thông …chỉ ra cách chi phí như thế nào cũng được xã hội
thùa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết ( trung bình ). Do đó thị
trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.
Chức năng thông tin: Trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất hàng hóa, chỉ có thị trường mới có chức

năng thông tin.
Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa,
giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào,
cho ai, ở đâu.
Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp
với khả năng của mình.
Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều chỉnh kinh tế.
Thông tin thị trường có vai trò đối với quản lý kinh tế. Trong quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng
nhât là ra quyết định. Ra quyết định cần có thông tin.
Bốn chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường
đều thể hiện bốn chức năng này. Không nên đặt vấn đề chức năng nào quan trong nhất hoặc chức năng nào quan
trọng hơn chức năng nào. Song cũng cần thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng
khác mới phát huy tác dụng .
Một trong những bí quyết quan trong nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ tính chất của thị
trường. Nhận biết được đặc điểm và sự hoạt động của từng loại thị trường, các yếu tố tham gia vào hoạt động của
thị trường, từ đó thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả thị trườn

8.

Các yếu tố sau đây làm đường cầu sản phẩm A dịch chuyển, ngoại trừ:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
8


b.
c.
d.

Giá của sản phẩm thay thế A

Số lượng người tiêu dùng
Giá của sản phẩm A

Note: các yếu tố làm đường cầu sp dịch chuyển:
Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
Đường cầu về một loại hàng hoá dịch chuyển khi ở từng mức giá, lượng cầu tương ứng về hàng hoá thay đổi.
Trong trường hợp này, người ta nói cầu về hàng hoá thay đổi. Cầu về hàng hoá tăng lên phản ánh lượng hàng hoá
mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở mỗi mức giá tăng lên. Ngược lại, cầu về hàng hoá được coi là giảm
xuống khi lượng cầu ở từng mức giá giảm.

Gắn với mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác đều giữ nguyên. Khi thể hiện
đường cầu, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự thay đổi của mức giá hàng hoá hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến
lượng cầu. Thật ra, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố
khác. Khi những yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thay đổi. Đây là nguyên nhân
làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những yếu tố chính đó là: thu nhập, sở thích, dự kiến về mức giá tương lai
của người tiêu dùng, giá cả của các hàng hoá khác có liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.

* Thu nhập
Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của những người tiêu dùng. Sự thay đổi về thu nhập
thường dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về các hàng hoá có
thể là khác nhau, tuỳ theo tính chất của chính hàng hoá mà ta xem xét.

Đối với những hàng hoá thông thường (thịt bò ngon, ô tô, xe máy, giáo dục...), cầu về một loại hàng hoá sẽ tăng khi
thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Đường cầu tương ứng sẽ dịch sang bên phải. Trong trường hợp ngược lại,
khi thu nhập giảm, cầu của người tiêu dùng về hàng hoá sẽ giảm. Đường cầu tương ứng sẽ dịch chuyển sang trái.

9


Đối với một số loại hàng hoá khác mà người ta gọi là hàng hoá thứ cấp, tình hình lại diễn ra theo chiều hướng

ngược lại. Chẳng hạn, khi còn nghèo, thu nhập thấp, các hàng hoá như sắn, khoai được xem như những loại lương
thực chính của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, với mức sống và thu nhập cao hơn, cầu về các hàng hoá
này của họ giảm hẳn. Người ta không còn sử dụng sắn, khoai như một loại lương thực. Thỉnh thoảng, người ta vẫn
mua đôi củ sắn, dăm cân khoai song đó không còn là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của đại đa số dân chúng. Những
hàng hoá như khoai, sắn được coi là những hàng hoá thứ cấp. Khi thu nhập thấp, cầu của người tiêu dùng về những
hàng hoá hoá này tương đối cao. Khi thu nhập tăng lên, cầu của người tiêu dùng về chúng sẽ giảm xuống, và trên
đồ thị ta biểu thị bằng cách dịch chuyển đường cầu sang trái (hình 2 )

10


Không dễ dàng phân biệt hàng hoá thông thường và hàng hoá thứ cấp theo những tính chất tự nhiên hay vật lý của
chúng. Vấn đề là có hai loại hàng hoá: một loại thì khi thu nhập tăng, cầu của người tiêu dùng về nó cũng tăng theo
(và ngược lại, khi thu nhập giảm, cầu về nó cũng giảm), còn một loại thì ngược lại: cầu của những người tiêu dùng
về nó tăng khi thu nhập của họ giảm, và cầu của họ giảm khi thu nhập tăng lên. Loại hàng hoá thứ nhất được gọi là
hàng hoá thông thường, loại hàng hoá còn lại được gọi là hàng hoá thứ cấp.

* Sở thích
Sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta (hay chị ta) đối với hàng hoá, với tư cách là đối tượng của
sự tiêu dùng. Mức độ yêu, thích của người ta về một loại hàng hoá là rất khác nhau. Đứng trước cùng một loại
hàng hoá, người này có thể thích, người kia có thể không thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi xem xét
một đường cầu về một loại hàng hoá chúng ta giả định sở thích của người tiêu dùng (dù xét cá nhân một người tiêu
dùng hay tổng thể khối người tiêu dùng) là đã xác định. Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu của
người tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay đổi. Đường cầu trong trường hợp này sẽ dịch chuyển. Khi một hàng hoá
được người tiêu dùng ưa chuộng hơn trước, cầu về nó trên thị trường sẽ tăng lên và đường cầu lúc này sẽ dịch
chuyển sang phải. Ngược lại, vì một lý do nào đó mà sự ưa thích của người tiêu dùng về một loại hàng hoá giảm
xuống, cầu về hàng hoá này sẽ giảm. Tương ứng, đường cầu về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái (hình 3)

Kinh tế học chỉ tập trung quan tâm giải thích hậu quả của sự thay đổi sở thích ở những người tiêu dùng chứ nó
không đi sâu giải thích sở thích của người tiêu dùng hình thành như thế nào, hay tại sao nó lại thay đổi. Những khía

cạnh đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác. Tuy thế, trên thực tế, việc tác động đến sở thích của người
tiêu dùng lại là một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luôn muốn nắm bắt. Việc dùng hình ảnh của những người
nổi tiếng như các ca sỹ, các cầu thủ bóng đá tài năng, được công chúng hâm mộ để quảng cáo cho các sản phẩm
chính là cách mà các nhà kinh doanh tác động vào sở thích theo hướng có lợi cho mình.

* Giá cả của các hàng hoá khác có liên quan
11


Đường cầu mô tả quan hệ giữa lượng cầu về một loại hàng hoá và mức giá của chính nó. Giá cả của các loại hàng
hoá khác được coi là một yếu tố nằm trong cụm từ "các yếu tố khác không đổi". Khi loại giá cả này thay đổi,
đường cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ thay đổi và dịch chuyển. Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ
thuộc vào quan hệ của những hàng hoá trên với hàng hoá đang được thể hiện trên đường cầu. Để tiện cho việc xem
xét, ta gọi A là hàng hoá mà cầu về nó đang được khảo cứu, B là hàng hoá khác có liên quan đến A về phương diện
tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, B là hàng hoá thay thế của A, thứ hai, B là hàng hoá bổ sung cho A.

- Hàng thay thế: B được coi là hàng hoá thay thế của A, và ngược lại nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá này
thay cho hàng hoá kia trong việc thoả mãn nhu cầu của mình. Công dụng của B càng gần với công dụng của A,
việc thay thế B cho A, hoặc ngược lại, trong tiêu dùng càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng
hoá thay thế tốt cho nhau. Ví dụ, thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối
với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế của
thịt bò.

Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng
hoá A?

Khi giá của hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm cho người tiêu dùng nhận thấy rằng, B đang trở nên đắt đỏ lên
một cách tương đối so với A. Ở một mức giá nhất định của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang
việc sử dụng A nhiều hơn để thay thế cho B. Lượng cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của A. Nói cách
khác, khi giá của hàng hoá thay thế tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũng tăng lên (đường cầu dịch

chuyển sang phải). Cũng theo cách lập luận tương tự thì trái lại, khi giá của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về
hàng hoá ta đang phân tích sẽ giảm và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang trái. (hình 4 )

12


- Hàng bổ sung: B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B.
Những cặp hàng hoá như: chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô...

Khi giá của hàng hoá bổ sung B tăng lên (hay giảm xuống) thì cầu về hàng hoá A sẽ thay đổi như thế nào? Giá của
xăng tăng lên khiến cho lượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác được giữ nguyên. Điều này cũng
có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiết cho việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước. Lượng xăng
người ta dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng xe máy hay số người sử dụng xe
máy...) giảm đi so với trước. Rốt cục, lượng cầu về xe máy sẽ giảm ở từng mức giá. Nói cách khác, cầu về xe máy
sẽ giảm. Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường
cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên trái. Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ sung giảm xuống,
cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải.

* Giá kỳ vọng
Khi nói đến đường cầu về một loại hàng hoá, người ta muốn nói đến mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hoá này
với mức giá hiện hành của chính nó. Ở đây, ta giả định người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳ vọng nhất định về
giá cả hàng hoá trong tương lai. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu
dùng ở mỗi mức giá hiện hành sẽ thay đổi. Chẳng hạn, trong những "cơn sốt' vàng hay "cơn sốt" đất, như đã từng
xảy ra ở Việt Nam trong hơn chục năm qua, người ta quan sát thấy một hiện tượng tồn tại như là nghịch lý: khi giá
vàng hay giá đất đang tăng nhanh, người ta lại đổ xô đi mua vàng hay mua đất. Phải chăng trong trường hợp này,
quy luật cầu không còn phát huy tác dụng? Sự thật thì không phải giá các hàng hoá này tăng lên là nguyên nhân
làm cho mức cầu về chúng gia tăng. Khi các cơn sốt giá bùng phát, cái kích thích người tiêu dùng đổ xô đi mua
hàng chính là giá cả kỳ vọng. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ còn gia tăng mạnh trong
tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay từ hôm nay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của
nó còn thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cầu vì ở đây, người tiêu dùng vẫn cố gắng mua khối lượng

hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó thấp và ngược lại. Ở đây, không phải xảy ra một sự trượt dọc theo đường cầu
mà là một sự dịch chuyển của cả đường cầu. Khi giá kỳ vọng tăng, cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch
chuyển về bên phải. Trái lại, khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái.

* Số lượng người mua
Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hoá nói trên có thể sử dụng phân tích đường cầu của một cá
nhân cũng như của cả thị trường. Tuy nhiên, đường cầu thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp các đường
cầu cá nhân, nên càng có nhiều người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường, khi các yếu tố khác là không thay
đổi thì cầu thị trường về một loại hàng hoá càng cao. Nói cách khác, khi số lượng người mua hay người tiêu dùng
trên một thị trường hàng hoá tăng lên thì cầu thị trường về hàng hoá này cũng tăng lên và ngược lại.

Trong dài hạn, số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác động chủ yếu bởi những biến động về dân số. Về
ngắn hạn, những di chuyển của những dòng dân cư gắn với nhu cầu tham quan, du lịch v.v... cũng có thể tạo ra
những sự thay đổi về số lượng người tiêu dùng trên các thị trường. Chẳng hạn, vào những dịp lễ, tết, số người đến
các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường tăng lên. Lúc này, cầu về nhiều loại hàng hoá
(hàng ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ v.v...) ở các địa phương này thường tăng lên.
13


9.

Note:

Chọn câu sai:
a. Áp giá sàn làm thay đổi điểm cân bằng
b. Giá sàn ràng buột là mức giá cao hơn giá cân bằng ( thấp hơn)
c. Áp giá sàn dẫn đến hiện tượng thừa hàng
d. Chính phủ đặt mức giá sàn để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất ( Đ)
GIÁ SÀN (Floor Price)_


Giá sàn và các vấn đề cơ bản
Giá sàn là mức giá tối thiểu mà Chính phủ áp đặt lên một sản phẩm.
Nó khác giá trần ở chỗ, nó được tạo ra để ngăn không cho giá xuống quá thấp.
Hình A cho thấy giá cân bằng là 5 của một hàng hóa và dịch vụ được xác định bởi sự cắt nhau của đường cung và đường cầu
Giá cân bằng của hàng hóa là mức giá mà tại đó lượng cầu của hàng hóa và dịch vụ bằng với lượng cung của hàng hóa và dịch vụ. Đặc trưng là, các lực
lượng của thị trường không dịch chuyển cung hoặc cầu tại điểm cân bằng

Tác động của Chính phủ áp đặt Giá sàn ở dưới mức giá cân bằng
Giá sàn có thể ở trên hoặc ở dưới giá cân bằng như được trình bày bởi đường liền nét và đứt nét ở hình B
Khi giá sàn được áp đặt bởi chính phủ thấp hơn mức giá cân bằng thị trường, giá sàn không có tác động đến nền kinh tế. Nó không có ảnh hưởng lên
giá cả của sản phẩm. Trong trường hợp này, thị trường thường đang sản xuất ở mức giá cao hơn mức giá tối thiểu bắt buộc
Đường đứt nét ở hình B thể hiện mức giá tối thiểu không bắt buộc của Chính phủ (giá sàn), ở bên dưới mức giá cân bằng thị trường
Tác động của Chính phủ áp đặt Giá sàn trên mức giá cân bằng
Một trường hợp khác xảy ra khi mức giá tối thiểu bắt buộc của Chính phủ ở trên mức giá cân bằng của thị trường, mà nó được thể hiện bởi đường liền nét
trong hình B. Những nhà cung cấp không chỉ được tăng giá mà còn được hỗ trợ mức giá phải cao hơn gía tối thiểu được quy định bởi giá sàn của
Chính phủ.

14


Một mức giá cao yêu cầu những người tiêu dùng phải trả nhiều tiển hơn, làm cho cầu giảm và thậm chí làm cho một số người tiêu dùng bị loại khỏi thị
trường. Những người cung cấp kiếm nhiều hơn từ sản phẩm của họ vì thế họ tăng cung. Việc giảm cầu và tăng cung tạo ra một mức giá mới bắt buộc cao
hơn đã tạo ra sự dư thừa sản phẩm.

Giá trần là mức giá hợp pháp tối đa áp đặt cho một loại hàng hoá nào đó.
Chính phủ áp đặt giá trần khi cho rằng mức giá thị trường gây bất lợi cho người mua.
- Mức giá trần mà chính phủ áp đặt có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau đây.
Giá trần ràng buộc và giá trần không ràng buộc
Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng
hoá sẽ xảy ra và người bán sẽ phải phân phối số hàng khan hiếm này cho một lượng lớn những người mua.

Giá trần được coi là không ràng buộc nếu nó được xác lập lớn hơn giá cân bằng.
Giá trần được coi là ràng buộc nếu nó được xác lập nhỏ hơn giá cân bằng, dẫn đến thiếu hụt.

*Giá sàn là mức giá hợp pháp tối thiểu áp đặt cho một loại hàng hoá nào đó.
Chính phủ áp đặt giá sàn khi cho rằng mức giá thị trường gây bất lợi cho người bán.
- Mức giá sàn mà chính phủ áp đặt có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau đây.
Giá sàn ràng buộc và giá sàn không ràng buộc
- Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá sàn ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng dư thừa hàng
hoá sẽ xảy ra.
Giá sàn được coi là không ràng buộc nếu nó được xác lập nhỏ hơn giá cân bằng
Giá sàn được coi là ràng buộc nếu nó được xác lập lớn hơn giá cân bằng, dẫn đến dư thừa

10.

Đường cầu thay đổi như thế nào nếu thu nhập tăng
a.
b.
c.
d.

Dịch chuyển sang trái
Dịch chuyển sang phải
Di chuyển sang phải dọc theo đường cầu
Di chuyển sang trái dọc theo đường cầu
15


11.

Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhận giá trị từ 0 →1 nghĩa là:

a. Hàng hóa cao cấp ( >1 )
b. Hàng hóa thông thường
c. Hàng hóa thiết yếu
d. Hàng hóa thứ cấp ( <0 )

Note:
1. Hàng hóa cấp thấp: khi thu nhập tăng lên thì người ta chuyển sang dùng loại hàng chất lượng cao, xịn hơn nên
lượng cầu của hàng hóa này sẽ giảm ( <0 )
2. Hàng thông dụng: khi thu nhập tăng thì lượng cầu tăng:
+ Hàng hóa thiết yếu: ( 0 < Ed ≤1 )
+ Hàng hóa cấp cao ( xa xỉ ): (

>1 )

12.

Theo nội dung nghiên cứu, kinh tế học phân loại thành:
a. Dược và y tế
b. Lý luận và Ứng dụng
c. Thực chứng và chuẩn tắc
d. Vi mô và vĩ mô

13.

Hệ số co giãn của cầu theo giá nhận giá trị bằng 0 có nghĩa là:
a. Cầu co giãn ít
b. Cầu co giãn nhiều
c. Cầu hoàn toàn co giãn
d. Cầu hoàn toàn không co giãn


14.

Điều kiện cần và đủ để kinh tế học ra đời:
a. Nguồn lực dồi dào
b. Nguồn lực khan hiếm
16


c.
d.

Nguồn lực vô hạn
Nguồn lực từ nhiều nơi

Note:
Định nghĩa được xem là bao quát nhất cho kinh tế học hiện đại do Lionel Robbins đưa ra là: “Khoa học nghiên cứu
hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm, trong đó có giải pháp chọn lựa
cách sử dụng” . Theo ông, sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước
muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách sử dụng nguồn lực thay thế nhau thì sẽ không
có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó, kinh tế học, giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn bị ảnh hưởng như thế nào
bởi các động lực khuyến khích và các nguồn lực.
15.

Hệ số co giãn của cầu theo giá nhận giá trị bằng 1 nghĩa là:
a. Cầu co giãn nhiều
b. Cầu co giãn đơn vị
c. Cầu co giãn ít
d. Cầu hoàn toàn không co giãn

16.


Kinh tế học thực chứng đề cập đến:
a. Điều gì là?
b. Điều gì phải là? ( chuẩn tắc)
c. Điều gì mới là?
d. Điều gì nên là?

Note:
Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là gì? Sự khác biệt giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học
chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là phương pháp nghiên cứu kinh tế đòi hỏi mọi thứ đều được phải
chứng minh, kiểm nghiệm chứ không tìm cách nhận định là sự vật phải hay nên như thế nào.
Kinh tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?". Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng là "thất nghiệp là 7% trong
lực lượng lao động". Dĩ nhiên, con số 7% này dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng. Vì vậy, không
có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng.
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này, hay chính sách
kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều
gì phải là?". Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống".

17.

Kinh tế học chuẩn tắt đề cập đến:
a. Điều gì là? ( thực chứng)
b. Điều gì phải là?
c. Điều gì mới là?
d. Điều gì nên là?

18.

Cầu sẽ co giãn thế nào nếu sản phẩm là hàng hóa cao cấp?

17


a.
b.
c.
d.

Nhiều
Ít
Đơn vị
Hầu như không đổi

Note:
Tính thay thế của hàng hóa: Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi (những) hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn
càng cao. Khi một hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế cho nó, giá của nó tăng sẽ khiến cho người tiêu dùng sẵn
sàng thay thế hàng hóa này bằng các hàng hóa khác, làm cho lượng cầu của hàng hóa có giá tăng sẽ giảm đáng kể.
Vì vậy, hệ số co giãn của hàng hóa dễ thay thế sẽ cao và ngược lại.
Nếu chúng ta xem xét quần áo nói chung, khi giá của quần áo tăng lên 1%, người tiêu dùng khó lòng thay thế quần
áo bằng một mặt hàng khác. Do vậy, cầu của quần áo nói chung rất kém co giãn. Nhưng nếu chúng ta xem xét sự
tăng giá của một nhãn hiệu quần áo cụ thể (chẳng hạn quần áo Việt Tiến), người tiêu dùng dễ dàng chuyển sang sử
dụng những nhãn hiệu quần áo khác. Thí dụ này cho thấy chúng ta càng định nghĩa cụ thể hàng hóa chừng nào, thì
độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa đó sẽ cao chừng nấy.
Mức độ thiết yếu của hàng hóa: Tùy theo tính thiết yếu, các hàng hóa, dịch vụ được phân thành hai loại:
Hàng hóa thiết yếu: Hàng hóa thiết yếu là các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết cho đời sống. Đối với các loại
hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay đổi khi giá tăng hay giảm. Vì vậy, cầu đối với chúng rất
kém co giãn. Thí dụ, gạo, xăng dầu, hàng lương thực thực phẩm, v.v. là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy, cầu đối
với những mặt hàng này thường kém co giãn.
Hàng hóa xa xỉ: Hàng hóa xa xỉ là những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối với đời sống, có nghĩa là người
tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng hay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm. Lượng cầu của

những mặt hàng này rất nhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn. Thí dụ, mỹ phẩm, nữ trang, nước hoa, du lịch
nước ngoài, v.v. thường được xem là những hàng hóa hay dịch vụ xa xỉ; những hàng hóa, dịch vụ này thường có độ
co giãn cao.
19.

Hàng hóa là thứ cấp nếu, hệ số co giãn cầu bởi thu nhập có giá trị
a. 0< <1
b. < 0
c. > 1
d. = 0

< 0: hàng hóa thứ cấp. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mua ít những hàng hóa này hơn vì chúng là
những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém và ngược lại.
> 0: hàng hóa thông thường. Khi thu nhập càng cao thì cầu về hàng hóa càng cao. Vì lượng cầu và thu
nhập thay đổi cùng chiều nên hàng hoá thông thường có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập dương. Trong đó:
+0<
< 1: hàng hoá thiết yếu. Những hàng hoá thiết yếu, như quần áo và lương thực, thường có hệ số
co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ vì người tiêu dùng thường xuyên mua chúng, cho dù thu nhập của họ có thấp
đến mức nào.

18


+
> 1: hàng hóa cao cấp (hàng hoá xa xỉ). Người tiêu dùng có xu hướng tăng tiêu dùng những hàng hóa
có chất lượng và giá trị cao lên rất nhiều khi thu nhập tăng. Và họ cảm thấy hoàn toàn không cần đến chúng khi thu
nhập của họ quá thấp.
20.

Sự thay đổi đối tượng cầu do thay đổi giá cả gọi là:

a. Sự di chuyển
b. Sự chuyển động
c. Không có câu nào đúng
d. Sự dịch chuyển

21.

Cho đồ thị biểu diễn trạng thái cân bằng của sản phẩm A trước và sau khi có
sự tác động của yếu tố bên ngoài. Hãy cho biết hiện tượng này xảy ra khi
nào?
a. Tăng thuế lên nhà sản xuất
b. Giảm thuế lên nhà sản xuất
c. Giảm giá sản phẩm A
d. Tăng giá sản phẩm A

22.

Cho đồ thị biểu diễn trạng thái cân bằng của sản phẩm A trước và sau khi có
sự tác động của yếu tố bên ngoài. Hãy cho biết hiện tượng này xảy ra khi
nào?

a.
b.
c.
d.
23.

Giảm gía sản phẩm A
Tăng thuế người tiêu dùng
Giảm thuế lên người tiêu dùng

Tăng giá sản phẩm A

Yêu cầu là:
a. Mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán
b. Sự lựa chọn của con người đối với những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình
19


c.
d.

Cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó
Tất cả

24.

Đối với sản phẩm có hệ số co giãn của cầu theo giá nhận giá trị nhỏ hơn một,
để tăng doanh thu cần phải:
a. Xét hệ số co giãn theo thu nhập
b. Giữ nguyên giá
c. Tăng giá
d. Giảm giá

25.

Những yếu tố nào sau đây tác động tới cầu, ngoại trừ:
a. Thu nhập
b. Chính sách nhà nước
c. Thị hiếu

d. Giá của sản phẩm không thay thế

26.

Đường cầu thay đổi thế nào nếu giá sản phẩm giảm
a. Dịch chuyển sang trái
b. Di chuyển sang trái dọc theo đường cầu
c. Dịch chuyển sang phải
d. Di chuyển sang phải dọc theo đường cầu

27.

Hai loại hàng hóa A và B được gọi là hàng hóa bổ sung:
a. Nếu giá A giảm sẽ làm giảm cầu B
b. Nếu giá A giảm sẽ làm tăng cầu B
c. Không câu nào đúng
d. Nếu giá A giảm sẽ không làm thay đổi cầu B

28.

Các yếu tồ sau đây không ảnh hưởng tới cung, ngoại trừ:
a. Giá nguyên liệu đầu vào
b. Số lượng người lao động
c. Kỳ vọng của thị trường
d. Giá của sản phẩm thay thế A

29.

Hàng hóa là cao cấp nếu, hệ số co giãn cầu bởi thu nhập có giá trị
a. 0 < <1

b. = 1
20


c.
d.
30.

1
=0

Cho đồ thị biểu diễn trạng thái cân bằng của sản phẩm A trước và sau khi có
sự tác động của yếu tố bên ngoài. Hãy cho biết hiện tượng này xảy ra khi
nào?
a.
b.
c.
d.

Tăng giá nguyên liệu đầu vào
Tăng giá sản phẩm A
Giảm giá nguyên liệu đầu vào
Giảm giá sản phẩm A

31.

Hàng hóa là thông thường nếu, hệ số co giãn cầu bởi thu nhập có giá trị (39)
a. 0 < < 1
b.
c. <1

d.
=0

32.

Các yếu tồ sau đây trực tiếp ảnh hưởng tới cung, ngoại trừ:
a. Giá nguyên liệu đầu vào
b. Số lượng người lao động
c. Kỳ vọng của thị trường
d. Giá của sản phẩm thay thế A

33.

Theo qui luật cung cầu, khi giá tăng, lượng cầu sẽ
a. Tăng giảm tùy điều kiện
b. Không đồi
c. Tăng
d. Giả

34.

Mong muốn là:
a. Cảm giác thiếu hụt mộ sự thỏa mãn cơ bản nào đó
b. Sự lựa chọn của con người đối với những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình
c. Mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán
d. Tất cả
21



35.

Thị trường thể hiện chức năng gì thông qua việc chỉ cho người tiêu dùng biết
nên mua sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của họ & chỉ cho nhà sx biết
nên sx mặt hàng nào, với số lượng bao nhiêu, cung ứng ở đâu và khi nào?
a. Chức năng thừa nhận
b. Chức năng thông tin
c. Chức năng thực hiện
d. Chức năng điều tiết

36.

Giả thiết CP là giả thiết cho rằng
a. Các yếu tố khác của thị trường không đổi
b. Các yếu tố khác của thị trường trừ yếu tố vĩ mô không đổi
c. Các yếu tố khác của thị trường thay đổi
d. Các yếu tố khác của thị trường trừ yếu tố vi mô không đổi

37.

Đường cầu thay đổi như thế nào nếu giá hàng hóa bổ xung giảm
a. Dịch chuyển sang trái
b. Di chuyển sang trái dọc theo đường cầu
c. Dịch chuyển sang phải
d. Di chuyển sang phải dọc theo đường cầu

38.

Điền vào chỗ trống “ cầu đối với 1 loại hàng hóa là số lượng của hàng hóa
mà người mua…………… và ……………… ở các mức giá khác nhau trong

một thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định”
a. Có nhu cầu……………… có nguồn lực mua
b. Có khả năng…………… sẵn sàng mua
c. Có nhu cầu…………….. sẵn sàng mua
d. Có khả năng…………… có nguồn lực mua

39.

Điểm cân bằng cung cầu của sản phẩm thay đổi dưới tác động của các yếu tố
sau, ngoại trừ:
a. Thuế lên người tiêu dùng
b. Giá của sản phẩm
c. Giá của sản phẩm thay thế
d. Giá của nguyên liệu đầu vào

40.

Theo quan điểm nghiên cứu, kin tế học được phân loại thành
a. Lý luận & ứng dụng
22


b.
c.
d.

Dược & y tế
Thực chứng & chuẩn tắc
Vi mô & vĩ mô


41.

Qui luật thị trường nào qui định hàng hóa sx ra phải ngày càng có chi phí
thấp hơn, chất lượng tốt hơn để thu được lợi nhuận cao & có khả năng cạnh
tranh với các hàng hóa cùng loại
a. Qui luật giá trị thặng dư
b. Qui luật cung cầu
c. Qui luật cạn tranh
d. Qui luật giá trị

42.

Đa số sp dược phẩm có hệ số co giãn cầu bỡi giá nhận giá trị
a. Tùy loại dược phẩm
b. Bằng 1
c. Lớn hơn 1
d. Nhỏ hơn 1

43.

Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhận giá trị nhỏ hơn 0 nghĩa là
a. Hàng hóa thông thường
b. Hàng hóa cao cấp
c. Hàng hóa thứ cấp
d. Hàng hóa thiết yếu

44.

Định nghĩa nào sau đây không đúng về kinh tế học
a. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hành vi của con người trong mối

liên hệ giữa… cầu vô tận & nguồn lực có giới hạn
b. Kinh tế học là môn khoa học & nghệ thuật của sự lựa chọn dựa trên nguồn
lực khan hiếm
c. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự lựa chọn của con người
trong việc sử dụng những nguồn lực có giới hạn
d. Kinh tế học là ngành khoa học lựa chọn trên cơ sở chi phí tối đa

45.

TỰ LUẬN: Cho dữ liệu kinh doanh năm 2016 của 5 mặt hàng chủ đạo tại
nhà thuốc A được cho trong bảng sau:
23


Thuốc
A
B
C
D
E

Số lượng tiêu thụ ( hộp)
1000
2000
500
3000
4000

Giá mua (x 1000VNĐ/hộp)
500

200
400
300
250

Biết rằng:
-

Nhà thuốc phải đặt giá bán tăng 20% so với giá mua
Tổng đầu tư nhà thuốc là 600 triệu với thời hạn sử dụng 20 năm ( tính khấu hao
tài sản cố định cách tính đơn giản)
Khách hàng trả lại 50 hộp thuốc A & 100 hộp thuốc E
Công ty có chương trình chiết khấu 10% cho hộp thuốc C
Mỗi tháng nhà thuốc phải trả các khoản chi phí bao gồm: lương nhân viên ( 3
nhân viên x 3triệu / tháng ), mặt bằng ( 10 triệu), tiền sinh hoạt ( 1 triệu)
Mỗi năm nhà thuốc trả thuế môn bài 3 triệu & mỗi tháng trả thuế khoảng 1 triệu

Hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.
2.
3.
4.

Tổng doanh thu năm 2016 của nhà thuốc
Tổng chi phí năm 2016 của nhà thuốc
Lợi nhuận ròng năm 2016 của nhà thuốc
Hãy sự báo doanh thu năm 2020 của nhà thuốc biết rằng dự báo thừ năm 2016
đến năm 2019mỗi năm doanh thu tăng them 100 triệu so với năm trước đó. Cho
rằng giá trị tiền tệ mỗi năm là như nhau


5.
6.
-

24



×