Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

GIAO AN PHAN TICH HOT DNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.22 KB, 11 trang )

Phân tích hoạt động kinh doanh

GIÁO ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

11/11/2010

1


Phân tích hoạt động kinh doanh

CÁC TỪ VIẾT TẮT.
-

SXKD: Sản xuất kinh doanh

-

GTSX: Giá trị sản xuất

-

CP: Chi phí

-

CPNVL: Chi phí nguyên vật liệu

-

CPNC: Chi phí nhân công



-

Kỳ KH: Kỳ kế hoạch

-

Kỳ TT: Kỳ thực tế

-

NGTSCĐ: Nguyên giá tài sản cố định

-

KCMH: Kết cấu mặt hàng

-

CPTG: Chi phí trung gian

-

SP: Sản phẩm

-

SLTT: Sản lượng thực tế

-


SLKH: Sản lượng kế hoạch

-

KLSP: Khối lượng sản phẩm

-

GT: Giá thành

-

LN: Lợi nhuận

11/11/2010

2


Phân tích hoạt động kinh doanh

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG - NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH
1.1 KHÁI NIỆM:
Tác động quy
luật kinh tế
(cạnh tranh,
Bên
trong


a/h bởi các



Hoạt động
kinh
doanh

Bên
ngoài

- Bên ngoài:

Ghi chép,
đánh
dấu…

+ Các cơ chế, chính sách và luật pháp:
Ví Dụ: khủng hoảng kinh tế năm 2008…
- Bên trong:
+ Tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất: vật tư, lao động, tài
sản cố định…
Nói tóm lại, cùng phương tiện nhưng mỗi người có một cách thức tác động
khác nhau thì sẽ có kết quả khác nhau.
+ Xác định chiến lược mặt hàng: Trong phần này muốn nói đến sự thay đổi
những lúc cần thiết.
+ Chính sách tiếp thị: Các công ty có những cách tiếp thị khác nhau
+ Chiến lược giá:
Nói chung, thì những nguyên nhân đó sẽ được ghi chép, đánh dấu qua các

số liệu, nhưng không dừng ở đó mà phải mổ xẻ, phân tích các số liệu đó
một cách cụ thể và chi tiết.
 Định nghĩa:
Phân tích hoạt động kinh tế là đi sâu nghiên cứu những nội dung kết cấu và
mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện các hdsxkd từ đó thấy được hoạt
động bên trong của doanh nghiệp, thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động SXKD, thấy được những ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt

11/11/2010

3


Phân tích hoạt động kinh doanh

động từ đó đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng nâng cao hiệu
quả sản xuất.
1.2 ĐỐI TƯỢNG:
- Do chế đô hạch toán kinh doanh quy định, mà yêu cầu của chế độ hạch
toán kinh doanh là trong quá trinh hdsxkd phải bỏ ra một chi phí thấp nhất
nhưng mang lại kết quả cao nhất; để thực hiện được điều này với bản chất
của mình phân tích phải thường xuyên kiểm tra – đánh giá mọi diễn biến và kết
quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì vậy đối tượng của phân tích là diễn
biến và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp.
-

Tuy nhiên phân tích không chỉ dừng lại ở diễn biến và kết quả mà phân tích

còn phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những diễn biến và kết quả đó.

Có như vậy những vấn đề rút ra kết luận ở phân tích mới mang tính thuyết
phục và mới đề ra những quy định quản lý đúng đắn.
Tóm lại: Đối tượng của phân tích là diễn biến và kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh đồng thời đi tìm những nguyên nhân dẫn đến những diễn biến
và kết quả đó.
1.3 Phương pháp phân tích
1.3.1, Phương pháp so sánh:
1.3.1.1, So sánh tuyệt đối:
- Số tuyệt đối là số biểu hiện quy mô, khối lượng của 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó,
nó là cơ sở để tính toán các loại số khác.Nếu không có số tuyệt đối thì sẽ
không có các số khác, chỉ khi nào có số tuyệt đối mới tính được các số khác.
- So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những
khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau… nhằm đánh giá sự biến
động về quy mô khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
1.3.1.2, So sánh tương đối:
1.3.1.2.1, Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:

11/11/2010

4


Phân tích hoạt động kinh doanh

- Là số biểu hiện của quan hệ tỉ lệ giữa mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra ở
kỳ nghiên cứu so với mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ trước về 1 chỉ tiêu kinh
tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp phải phấn
đấu.
Mức độ cần đạt theo kế hoạch
Số tương đối

nhiệm vụ kế
hoạch(%)

100%

=
Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước

Ví Dụ: Lợi nhuận kế hoạch 2010 là 120 triệu, lợi nhuận thực tế 2009 là 100
triệu. Vậy doanh nghiệp cần phấn đấu năm 2010 là:(120/100) % = 120%. tức
phải tăng lợi nhuận 20% trong 2010 so với 2009.
1.3.1.2.2, Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch.
1.3.1.2.2.1, Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch tính theo
tỷ lệ phần trăm.
Là số biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức đô thực tế đạt được so với mức độ
cần đạt theo kế hoạch đề ra trong cùng kỳ nghiên cứu. Số này phản ánh tình
hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Mức độ thực tế đạt được trong kỳ
Số tương đối
nhiệm vụ kế
hoạch(%)

100%

=
Mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra

Ví dụ: Lợi nhuận thực tế 2009 của Công ty A là 120 triệu, lợi nhuận theo kế
hoạch đề ra là 100 triệu vậy số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:

(120/100) 100% = 120%
Như vậy công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể đạt
120% so với kế hoạch đề ra.
1.3.1.2.2.2, Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch tính theo
hệ số chuyển đổi.
11/11/2010

5


Phân tích hoạt động kinh doanh

+ Chi phí nguyên liệu kế hoạch 100 triệu
+ Chi phí nguyên liệu thực tế: 110 triệu
So sánh số tuyệt đối: 110 – 100 = 10 triệu
So sánh số tương đối: (110/100)100% = 110%
Lãng phí hay không lãng phí?
Định nghĩa: Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch tính theo hệ
số chuyển đổi là số biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức độ TT đã đạt được
với mức đô cần đạt theo KH đề ra đã tính theo hệ số chuyển đổi.
Chú ý: Mỗi một chỉ tiêu phân tích có 1 hệ số chuyển đổi khác nhau và phải
sử dụng hệ số chuyển đổi phù hợp với từng chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ:
-

Nếu phân tích CPNVL thì hệ số chuyển đổi là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản
lượng.

-


Nếu phân tích tình hình tiêu thụ thì tỉ lệ hoàn thành kế hoạch về doanh thu
hoặc khối lượng

-

Nếu phân tích về dầu máy thì hệ số chuyển đổi chính là hoàn thành về số
giờ máy.

1.3.2, Số tương đối kết cấu:
Là số biểu hiện mối quan hệ giữa mức độ đạt được của từng bộ phận chiếm
trong mức độ đạt được của tổng thể về 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản
ánh vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Số tương đối kết cấu = (mức độ đạt được của bộ phận/ mức độ đạt được
của tổng thể) x 100%
Ví dụ: Doanh thu của công ty X sản xuất 3 mặt hàng A,B,C với doanh thu đạt
được là 100 triệu, trong đó mặt hàng A đạt 60 triệu, B là 30 triệu, C là 10 triệu.
30 triệu

60 triệu
10
triệu

11/11/2010

6


Phân tích hoạt động kinh doanh

Ta có tỉ trọng doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu như

sau:
-

Mặt hàng A: (60/100) x 100% = 60%

-

Mặt hàng B: (30/100) x 100% = 30%

-

Mặt hàng C: (10/100) x 100% = 10%

 Kết cấu mặt hàng:
Z = ( A: 60%; B: 30%; C: 10%)
Tuỳ theo mỗi loại mà có kết cấu khác nhau.
1.3.3, Số tương đối động thái:
Là số biểu hiện tốc độ phát triển của 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó, nó được tính
bằng cách so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở 2 khoảng thời gian
khác nhau, mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở khoảng thời gian đem ra
nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế
ở khoảng thời gian dùng làm cơ sở để so sánh gọi là mức độ kỳ gốc.
Số tương đối động thái = (Mức độ kỳ nghiên cứu/ mức độ kỳ gốc)
-

Kỳ gốc

+ Kỳ gốc cố định: Phản ánh tốc phát triển của 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó trong cả
một khoảng thời gian dài.
+ Kỳ gốc liên hoàn: Phản ánh tốc độ phát triển của một chỉ tiêu kinh tế trong

những khoảng thời gian kế tiếp nhau.
Ví dụ:
Năm
Giá trị SX
STĐĐT kỳ
gốc cố định
STĐĐT kỳ
gốc liên hoàn

2000
1000

2001
1100

2002
1540

2003
1694

1

1,1

1,54

1,694

1,1


1,4

1,1

Nhận xét:
Như vậy GTSX của doanh nghiệp từ 2000 – 2003 so với 2000 thì tốc độ phát
triển ngày càng tăng cụ thể: (1, 1.1, 1.54, 1.694); tuy nhiên tốc độ phát triển ở

11/11/2010

7


Phân tích hoạt động kinh doanh

giữa các năm trong khoảng thời gian này không đồng đều nhau, cụ thể là tốc
độ phát triển giữa năm 2003 và 2002 (1,1) đã chậm lại so với 2002 và 2001
(1,4).
1.3.4, Số tương đối hiệu suất:
Là số biểu hiện mqh so sánh giữa mức độ đạt được của 2 tổng thể khác nhau từ
đó đánh giá chất lượng 1 mặt hoạt động nào đó của quá trình SXKD.
Ví dụ: Giá trị sản xuất của xí nghiệp A là 3 triệu, nguyên giá tài sản cố định là
1 triệu, vậy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định là:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = GTSX/ NGTSCĐ = 3/1 = 3
Như vậy: chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh hiệu quả việc sử
dụng tài sản cố định, cụ thể cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ góp phần tạo ra 3
đồng GTSX.
1.3.5, Phương pháp thay thế liên hoàn:
- Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

một hiện tượng hoặc một quá trình kinh tế nào đó.
Đặc điểm:
ĐĐ 1: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó thì giả định các nhân
tố khác không đổi.
ĐĐ 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối liên hệ với nhau và
liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức mà trong đó các nhân tố được
sắp xếp theo một trình tự từ nhân tố số lượng nhất đến nhân tố chất lượng nhất.
Nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng chỉ mang tính tương đối.
Nhân tố quy định nhất là nhân tố quy định nội dung, bản chất của chỉ tiêu phân
tích và nó có đơn vị mang cùng đơn vị của chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ:
Chi phí NL(đ) = Khối lượng sản phẩm(SP) x mức tiêu hao nguyên liệu
SP(Kg/SP) x đơn giá nguyên liệu(đ)
Chi phí NC(đ) = mức giờ công 1 SP(h) x đơn giá giờ công(đ/h) x khối lượng
SP(SP) = khối lượng SP(SP) x mức giờ công 1 SP(h) x đơn giá giờ công(đ/h)
11/11/2010

8


Phân tích hoạt động kinh doanh

Giá trị sản xuất(đ/h) = số giờ làm việc bình quân 1 ngày/1 CN(h) x Số lượng
công nhân(người) x năng suất lao động/h (đ/h) x số ngày làm việc bình quân/ 1
công nhân(ngày)
+ trong đó năng suất lao động/h là giá trị sản xuất bình quân của 1 giờ công.
Vậy Giá trị sản xuất(đ/h) = Số lượng công nhân(người) x số ngày làm việc
bình quân/ 1 công nhân(ngày) x số giờ làm việc bình quân 1 ngày/1 CN(h) x
năng suất lao động/h (đ/h).
- Phương pháp thay thế:

Lần lượt thay thế số kế hoạch bằng số thực tế từ nhân tố số lượng nhất đến
nhân tố chất lượng nhất, mỗi lần thay thế tính ra chỉ tiêu phân tích mới rồi so
sánh với chỉ tiêu tính ra ở bước trước, qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của
nhân tố vừa thay thế.
Tổng quát phương pháp:
Giả định có chỉ tiêu Z chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố A,B,C và được sắp xếp
trong 1 công thức theo trình tự từ số lượng nhất đến chất lượng nhất: Z = A x B
xC
Kỳ kế hoạch: Zk = Ak x Bk x Ck
Kỳ thực tế: Zt = At x Bt x Ct
Xác định đối tượng phân tích:
U Z = Zt - Zk
Nghĩa là chúng ta phải đi tìm những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa kế
hoạch và thực tế.
Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố.
Zk = Ak x Bk x Ck (điểm xuất phát)
Thay thế lần 1:Thay Ak = At mỗi lần thay thế tính ra chỉ tiêu phân tích mới t
chỉ tiêu phân tích trong TH này là:
 Zk1 = At x Bk x Ck
t Mức đô ảnh hưởng của nhân tố A t Z.
ZA = Zk1 – Zk
11/11/2010

9


Phân tích hoạt động kinh doanh

Thay thế lần 2:Thay Bk = Bt t chỉ tiêu phân tích trong TH này là:
 Zk2 = At x Bt x Ck

t Mức đô ảnh hưởng của nhân tố B t Z.
ZB = Zk2 – Zk1
Thay thế lần 3:Thay Ck = Ct t chỉ tiêu phân tích trong TH này là:
 Zk3 = At x Bt x Ct = Zt
t Mức đô ảnh hưởng của nhân tố C t Z.
ZC = Zt – Zk2
Q Kiểm tra qua công thức: ZA + ZB + ZC = U Z
1.3.6, Phương pháp số chênh lệch.
Là phương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó sử dụng chênh
lệch của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ
tiêu phân tích.
Đặc điểm giống đặc điểm của phương pháp thay thế liên hoàn.
- Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố.
Zk = Ak x Bk x Ck (điểm xuất phát)
Thay thế lần 1: Mức đô ảnh hưởng của nhân tố A t Z.
ZA = (At – Ak) x Bk x Ck
Thay thế lần 2: Mức đô ảnh hưởng của nhân tố B t Z.
 ZB = At x (Bt – Bk) x Ck
Thay thế lần 3: Mức đô ảnh hưởng của nhân tố C t Z.
 ZC = At x Bt x (Ct – Ck)
Q Kiểm tra qua công thức: ZA + ZB + ZC = U Z
Một số ví dụ cơ bản:

11/11/2010

10


Phân tích hoạt động kinh doanh


Ví dụ 1: Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố
đến chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu
Quý 1
1. Khối lượng sản phẩm 1000 sản phẩm
sản xuất
2. Mức giờ công cho 1 8 giờ/1 sản phẩm
sản phẩm
3. Đơn giá giờ công
3000 đ/giờ

Quý 2
1100 sản phẩm
7.5 giờ/1 sản phẩm
3200 đ/giờ

Ví dụ 2:
Vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận, dựa vào công thức sau đây.
Lợi nhuận = (KLSP x Giá bán) – (KLSP x CPKB) – CPBB

11/11/2010

11



×