Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Stable coin la gi va nhng stable coin a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.82 KB, 8 trang )

Stable Coin là gì và những Stable Coin an toàn có
thể dùng để giao dịch?
Xem thêm bài viết tại đây. 

Stablecoin, stable coin hay còn gọi là đồng coin ổn định là một trong những loại
coin rất đặc trưng trong thị trường cryptocurrency. Có lẽ đồng stablecoin nổi
tiếng nhất, được biết đến rộng rãi nhất chính là Tether (USDT). Tuy nhiên, danh
sách stable coin hiện nay còn rất nhiều cái tên khác, mang những màu sắc riêng
biệt với mục tiêu cạnh tranh “ngôi vương stablecoin” với USDT. Đặc biệt, trong
quãng thời gian Tether bị chỉ trích và dính “phốt” liên tục thì đó cũng là lúc hàng
loạt các đồng stable coin khác vươn lên. Vậy stablecoin là gì? Ưu điểm và nhược
điểm của stable coin? Cuối cùng, stablecoin thực sự dùng để làm gì?

1. Stable coin là gì?
1.1. Stablecoin là gì?
Stablecoin là một loại cryptocurrency đặc biệt. Như tên gọi “ổn định” của mình, ​giá
stable coin được gắn vào giá của một loại ​tiền pháp định (​fiat)​ cụ thể, chẳng hạn như
USD hay EUR hoặc một số tiền tệ khác. Đồng tiền này phải có tính toàn cầu, ít biến
động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.

Stablecoin là gì?
Các đặc tính cần thiết của một stablecoin​ như sau:
● Giá ổn định
● Có khả năng mở rộng


● Tính bảo mật cao
● Phi tập trung
1.2. Phân loại stablecoin
Có 3 loại stablecoin đang xuất hiện trên thị trường:
● Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (fiat -collateralized)


● Stablecoin thế chấp bởi crypto (crypto-collateralized)
● Stablecoin không thế chấp (non-collateralized)

Phân loại stable coin.
Các ​đồng tiền ổn định trong ​danh sách stable coin hiện nay đều được phân chia vào
3 loại stable coin này. Và từng loại sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Sau đây, chúng ta cùng
tìm hiểu 3 loại trên cũng như những l​ ợi ích của stable coinm
​ ang đến cho thị trường
cryptocurrency.

2. Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (fiat -collateralized)


Đây là loại ​stablecoin đơn giản và truyền thống, chỉ đơn thuần tạo ra một đồng tiền mã
hóa theo kiểu ​“Tôi đưa cho bạn 1 đồng crypto, bạn đưa tôi lại 1 USD và bạn có thể
chuyển đổi crypto này thành USD bất cứ khi nào bạn muốn.”
Bạn sẽ gửi số USD này vào một tài khoản ngân hàng và phát hành stablecoin theo t​ ỉ lệ
1:1 tương ứng với số Đô la. Khi người dùng muốn chuyển đổi stablecoin của họ thành
USD, bạn tiêu hủy stablecoin đó và chuyển trả lại USD.
Tuy nhiên, đã là cryptocurrency thì ​giá stable coin vẫn phải tăng giảm. Nên đôi khi
chúng ta thấy USDT sẽ dao động quanh $0,98 – $1,02.
Ưu điểm của stable coin
● 100% cố định giá
● Đơn giản
● Tránh được các rủi ro về hack, bởi vì các tài sản đảm bảo không tồn tại trên
blockchain
● Miễn nhiễm với các biến động trên thị trường vì được đảm bảo bằng một
lượng tiền pháp định đang lưu trữ trong ngân hàng
Nhược điểm của stable coin
● Tập trung — cần sự tin tưởng vào một trung tâm lưu trữ ( sẽ có các rủi ro về

trộm cắp, rủi ro đạo đức )
● Quá trình chuyển đổi chậm và tốn nhiều chi phí
● Cần một kiểm toán để đảm bảo sự minh bạch

TrueUSD (TUSD) là một loại stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (fiat -collateralized).


Danh sách stable coin hiện nay
● Tether (USDT):​ đây là đồng tiền ổn định nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị
trường. Nhưng kể từ khi xuất hiện đến nay, USDT liên tục bị cáo buộc thiếu
minh bạch, thao túng làm giá,… Dù đã có một số kiểm toán chứng minh lượng
USD đang dự trữ đủ để đảm bảo cho số USDT lưu thông, nhưng cộng đồng
như cũ vẫn chỉ trích Tether khá nhiều.
● TrueUSD (TUSD)​: đang nỗ lực làm những điều tương tự như USDT nhưng
với cách thức minh bạch hơn. Hiện nay, đã có nhiều sàn giao dịch niêm yết
TUSD song song với USDT.
● Digix Gold (DGX):​ có mô hình tương tự, nhưng khác biệt là tài sản thế chấp là
Vàng thay vì USD.
● …

3. Stablecoin thế chấp bởi crypto (crypto-collateralized)
Stablecoin thế chấp bởi crypto chỉ khác loại stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định ở
chỗ, chúng ta sử dụng một đồng cryptocurrency làm tài sản đảm bảo, thay vì dùng USD,
EUR,… hay Vàng. Khi làm theo kiểu này thì mọi thứ đều diễn ra trên blockchain, không
cần tới sự xuất hiện của tiền pháp định, ngân hàng hay một trung tâm lưu trữ tập trung.
Dễ thấy vấn đề là giá cryptocurrency làm tài sản thế chấp lại biến động liên tục. Và giải
pháp là thế chấp nhiều hơn.
Quá trình thế chấp sẽ diễn ra như thế này:
Gửi vào số ETH trị giá 200 USD và nhận lại được 100 token stablecoin có giá 1 USD,
như vậy số stablecoin bạn nhận đã được thế chấp 200%.

Cho dù giá Ether có giảm 25% thì stablecoin vẫn đang được thế chấp bằng lượng Ether
có giá trị 150 USD, vậy nên mỗi token vẫn giữ nguyên mức giá 1 USD.
Nếu muốn thanh lý, hệ thống sẽ trả lại 100 USD bằng Ether cho người sở hữu số
stablecoin và 50 USD còn lại được hoàn trả cho người gửi ban đầu.


Stablecoin thế chấp bởi crypto (crypto-collateralized) được biết đến là BitUSD và DAI.
Stablecoin thế chấp bởi crypto nghe có vẻ không có lợi, khi bạn gửi 200 Đô lại chỉ
nhận được 100 USD. Tuy nhiên, ​lợi ích của stable coin này lại khá lớn và có những
đặc điểm đặc biệt khác với 2 loại stable coin còn lại.
Thứ nhất, bạn có thể trả lãi cho người phát hành (là các thợ đào – ​miner​).
Thứ hai, có thể sử dụng stablecoin thế chấp bởi crypto để làm đòn bẩy. Người gửi khi
khóa $200 Ether sẽ nhận lại được $100 token stablecoin, lại dùng $100 đó để tiếp tục
mua Ether họ sẽ sở hữu tổng tài sản là $300.
Cần lưu ý, khi giá của tài sản thế chấp giảm quá thấp thì ​stalecoin bị thanh lý​. Tất cả
quá trình sẽ được thực hiện bằng blockchain,​ hoàn toàn tự động và phi tập trung.
Ưu điểm của stable coin
● Phi tập trung
● Có thể chuyển đổi từ stable coin sang tài sản crypto thế chấp một cách nhanh
chóng và tiết kiệm chi phí
● Rất minh bạch
● Có thể sử dụng làm đòn bẩy tài chính
Nhược điểm của stable coin
● Sẽ tự động thanh lý stablecoin khi giá tài sản thế chấp giảm vượt ngưỡng cho
phép
● Biến động giá cao hơn loại stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định
● Bị ràng buộc vào sức mạnh của đồng crypto làm tài sản thế chấp
● Không đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn



● Phức tạp với nhiều người
Danh sách stable coin hiện nay
● BitUSD (BITUSD)​: thế chấp bởi đồng cryptocurrency ​BitShare (BTS) là
stablecoin đầu tiên theo thể loại này, được xây dựng bởi Dan Larimer vào năm
2013.
● DAI (DAI)​: thế chấp bởi ​Ether (ETH)​, được xây dựng và “chống lưng” trên nền
tảng ​MakerDAO.​ DAI được xem là ​stablecoin crypto-collateralized hứa hẹn
nhất trên thị trường hiện nay.

4. Stablecoin không thế chấp (non-collateralized)
Một đồng tiền hoạt động ổn định như đồng Đô la Mỹ lại không cần tới tài sản đảm bảo,
vậy stable coin có thể làm được mô hình tương tự hay không? Hình thức này có vẻ hay
nhưng làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng sẽ duy trì được sự cố định trong một
thị trường đầy rẫy sự biến động như cryptocurrency?

Stablecoin không thế chấp (non-collateralized).


Seigniorage Shares là ví dụ điển hình của đồng ​stablecoin không thế chấp. Tuy nhiên,
nhiều người chỉ trích đây chỉ là mô hình kim tự tháp (​Ponzi scheme)​ . Stable coin loại
này được chống đỡ bởi lời hứa hẹn tăng trưởng trong tương lai.
Sự tăng trưởng này chỉ được đảm bảo nếu trong tương lai có nhiều người tham gia vào
mô hình.
Nếu mô hình không tăng trưởng, thì đồng stablecoin cũng không thể duy trì được giá.
Ưu điểm của stable coin
● Không cần tài sản đảm bảo
● Phi tập trung và độc lập
Nhược điểm của stable coin






Yêu cầu sự tăng trưởng đều đặn
Dễ bị tổn thương nhất khi thị trường suy giảm
Khó để phân tích sự an toàn của hệ thống
Quá phức tạp

5. Mua bán stable coin
Vậy chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi ​mua stable coin như thế nào?
​ ​Sàn giao dịch
stable coin​ là những sàn nào?

Mua bán stable coin.


Tuy đặc biệt là vậy, nhưng stablecoin vẫn được giao dịch trên các ​sàn cryptocurrency
tương tự như những đồng tiền mã hóa khác. ​Mua bán stable coin trên sàn giao dịch
không khác quá trình mua bán coin khác.
Chẳng hạn, nếu muốn mua TUSD, bạn tìm đến sàn giao dịch có niêm yết TrueUSD như
Binance​, ​OKEx,​ ​Bittrex​, ​Bitfinex​,… và mua theo các cặp tỷ giá như ​TUSD/BNB,​
TUSD/BTC​, ​TUSD/ETH​,…

6. Tóm tắt
Stablecoin là một loại cryptocurrency đặc biệt. Như tên gọi “ổn định” của mình, ​giá
stable coin được gắn vào giá của một loại ​tiền pháp định (​fiat​) cụ thể, chẳng hạn như
USD hay EUR hoặc một số tiền tệ khác.

Stable Coin là gì và những Stable Coin an toàn có thể dùng để giao dịch?
Có 3 loại stablecoin đang xuất hiện trên thị trường:

● Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (fiat -collateralized)
● Stablecoin thế chấp bởi crypto (crypto-collateralized)
● Stablecoin không thế chấp (non-collateralized)
Mỗi loại có ​ưu điểm của stable coin và ​nhược điểm của stable coin riêng, đang đi
theo con đường phát triển khác nhau.
Trong ​danh sách stable coin hiện nay,​ có một số những cái tên phổ biến như ​Tether
(USDT),​ ​TrueUSD (TUSD)​, G
​ emini Dollar (GUSD),​ ​DAI (DAI)​,…
Cập nhật tin tức mới nhất về blockchain và cryptocurrency tại Tiendientu.org



×