Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BAO CAO TOM TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.05 KB, 9 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
Mục đích chính của nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, trình độ khoa học là yếu tố then chốt để phát triển
kinh tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ
(KH&CN), các nước trên thế giới đều tìm cách tăng cường năng lực quốc gia
trong lĩnh vực này thông qua các chính sách hỗ trợ đầu tư dành cho các cá
nhân và tổ chức KH&CN. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
tiến bộ đáng kể về hoạch định các chính sách nhằm phát triển hoạt động khoa
học và công nghệ, để thông qua đó, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, có một
khoảng cách không nhỏ giữa hoạt động R&D và sản xuất khiến hiệu quả hoạt
động KH&CN của Việt Nam không cao. Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ tiên
tiến chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khối doanh
nghiệp trong nước có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao. Thống kê của Bộ
Khoa học và Công nghệ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ
dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác đổi mới công nghệ trong
khi tại Hàn Quốc là 10%. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, có đến hơn 80% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) được sản xuất cách đây 30 năm. Việc sử dụng máy
móc, công nghệ lạc hậu như hiện nay của các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh
hội nhập như hiện nay1. Điều này đòi hỏi phải tiến hành một bước tiếp theo là
khâu “ươm tạo”, để giúp các doanh nghiệp công nghệ mới lớn mạnh, đạt tới
quy mô thương mại. Và vai trò của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ, hay còn gọi là “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ” (Techonology
Business Incubator - TBI) sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Mục đích chính của báo cáo là nhằm nghiên cứu hiện trạng hoạt động
ươm tạo của Việt Nam hiện nay và đề xuất lộ trình cho hoạt động ươm tạo giai
đoạn 2016-2025. Để đánh giá được một “bức tranh toàn cảnh” về khung pháp
lý cũng như hoạt động ươm tạo tại Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu đã
thực hiện khảo sát tại 43 tổ chức ươm tạo và hỗ trợ ươm tạo, tuy nhiên, có 13
tổ chức đã dừng hoạt động hoặc chuyển địa điểm nên dự án chỉ nhận được


phản hồi của 30 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ươm tạo đang hoạt động
(trong đó có 09 Co – working spaces (không gian làm việc chung); 18
Incubator (vườn ươm); 03 Acclerators (Tổ chức thúc đẩy kinh doanh)). Các
phương pháp điều tra định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tọa đàm,
nghiên cứu tài liệu, quan sát) và phương pháp điều tra định lượng (30 phiếu
hỏi cho cơ sở ươm tạo và 428 phiếu hỏi đối với các khách hàng, đối tượng
tiềm năng của hoạt động ươm tạo) được sử dụng linh hoạt trong hoạt động
nghiên cứu nhằm đưa ra được những phát hiện quan trọng trong hoạt động
ươm tạo ở Việt Nam hiện nay.

1

Tạp chí Tài chính, Đổi mới công nghệ doanh nghiệp: Song hành lợi ích và rào cản,
truy cập ngày 05/08/2016


Xu hướng phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
Ở các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển, cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ là một công cụ để hỗ trợ, nuôi dưỡng các doanh
nghiệp công nghệ mới. Mục đích hỗ trợ chính đối với các doanh nghiệp công
nghệ mới là tạo việc làm. Ví dụ, Trung tâm sáng kiến địa phương (CIL) ở
Saunt Nazaire - Pháp, với mục đích nhằm đa dạng hoá một nền kinh tế địa
phương vốn có truyền thống dựa vào công nghiệp luyện kim. Trung tâm phát
triển công nghệ tiên tiến ở bang Georgia (Mỹ) thành lập năm 1980 là một phần
trong chính sách phát triển của bang nhằm biến các cơ sở công nghiệp thành
những khu công nghệ mới trong điều kiện có sự cạnh tranh của nước ngoài.
Tại Ý, các Trung tâm đổi mới doanh nghiệp (BIC) là kết quả của chính sách
phát triển vùng trong các trung tâm công nghiệp miền Bắc và Mezzogion – nơi
mà các doanh nghiệp đã bị suy thoái và hoạt động đình trệ. Với các BIC, chính
phủ trung ương cũng như chính quyền địa phương và vùng đã hỗ trợ trực tiếp

hoặc gián tiếp cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Ở Đức, các
cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tư nhân và nhà nước ở địa phương
nhằm phát triển kinh tếcủa vùng. Bên cạnh đó, các vườn ươm là công cụ của
chính sách để đối phó lại những thách thức kinh tế đặc thù và đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cả trên khía cạnh vật chất lẫn
phi vật chất. Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩ thương mại hóa công nghệ và đẩy mạnh tinh
thần kinh thương – hai yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới và để tạo ra
các doanh nghiệp công nghệ.Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ,
đặc biệt các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đặt tại các trường đại
học có thể hoạt động như là một phòng thí nghiệm để thương mại hoá các ý
tưởng xuất phát từ nghiên cứu và cung cấp dịch vụ đào tạo cho các doanh
nhân. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập mạng lưới tài trợ cho doanh nghiệp
ươm tạo, bao gồm các tổ chức đầu tư và các nhà đầu tư, các vườn ươm có
thể củng cố mối liên kết giữa khu vực tài chính và các chủ doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, theo đánh giá chung, hoạt động ươm tạo mới được quan
tâm và đẩy mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hầu hết các vườn ươm
hiện nay đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo, do đó còn đối
mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về mô hình hình thành, lộ trình phát triển,
cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, nguồn nhân lực, vốn... Việt Nam đã
hình thành một số mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, đó là: mô
hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường đại học; mô hình vườn
ươm doanh nghiệp tư nhân; mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao
do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình xây dựng vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ chưa có một lộ trình cụ thể với các bước chuẩn bị,
các điều kiện hỗ trợ để phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp công nghệ cũng như các nhà quản lý tham gia.
Các khía cạnh của tiền ươm tạo và ươm tạo
Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới và của Việt Nam về hoạt động

ươm tạo và tiền ươm tạo vẫn còn gặp một số khó khăn do sự khác biệt về


định nghĩa cũng như tiêu chí đánh giá tùy thuộc vào điều kiện phát triển khoa
học và công nghệ của từng quốc gia. Để hiểu rõ hơn về các định nghĩa này
cũng như làm rõ các tiêu chí đánh giá hoạt động, báo cáo đã đưa ra khái quát
nhất về định nghĩa các khái niệm liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ. Rõ ràng, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ có
thể được xem như một môi trường chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực
nghiên cứu hàn lâm đến thị trường, khuyến khích hoạt động đổi mới, là nơi
nuôi dưỡng và hình thành doanh nghiệp KH&CN, là công cụ chính sách để hỗ
trợ phát triển và khởi tạo DNNVV.
Trong báo cáo này, nghiên cứu nhấn mạnh phân tích về hoạt động tiền
ươm tạo và ươm tạo đều dựa trên việc nghiên cứu các dịch vụ mà cơ sở ươm
tạo cung cấp: dịch vụ hành chính/văn phòng; dịch vụ cơ sở hạ tầng; Dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh; Dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính; Dịch
vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới; Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp
cận tri thức và Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Mỗi nhóm dịch vụ này
đều được chia nhỏ thành các dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt
động ươm tạo và nhu cầu của doanh nghiệp công nghệ.
Thực trạng hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và khung
khổ pháp lý cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại Việt
Nam
Trong thời gian vừa qua, thông qua các 3 làn sóng về hoạt động ươm tạo
(giai đoạn trước 2003; giai đoạn 2007 – 2010 và giai đoạn 2012 đến nay) đã
chứng kiến sự ra đời của một loạt các cơ sở ươm tạo. Trong đó, các cơ sở
ươm tạo tại Việt Nam ra đời chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010, trước đó, ra đời
sớm nhất là Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hồ Chí Minh (năm
2002), tiếp đến là các Topica Founder Institute (2004); Vườn ươm doanh
nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội (năm 2006), Trung tâm ươm

tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc (2006),... Các cơ sở ươm tạo còn lại
mới chỉ ra đời từ năm trong khoảng 1 – 3 năm như Khu công nghệ phần mềm
(ITP) - ĐHQG TP HCM (2015); Trung tâm ươm tạo công nghệ Nông nghiệp –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2015); Trung tâm Ươm tạo công nghệ và
doanh nghiệp KH&CN – NACENTECH-TBI (2015); Rehoboth – Innovation Hub
(2016),
Về lĩnh vực ươm tạo, phần lớn các cơ sở ươm tạo đều lựa chọn nhiều
lĩnh vực để ươm tạo với mục đích có thể thu hút được nhiều doanh nghiệp/cá
nhân tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp/cá nhân tiềm năng lại có xu
hướng lựa chọn lĩnh vực được ươm tạo là công nghệ thông tin – truyền thông.
Bởi đây là lĩnh vực có thời gian ươm tạo ngắn, rủi ro thấp hơn so với các lĩnh
vực khác và dễ dàng đánh giá hiệu quả khi đưa ra thương mại hóa trên thị
trường.
Về tài chính, các cơ sở ươm tạo và khách hàng đều thiếu vốn để duy trì
và phát triển các hoạt động. Các cơ sở ươm tạo chưa kết nối được nhiều với
các quỹ đầu tư mạo hiểm do các trở ngại về chính sách đầu tư và chính sách
tài chính.


Về quyền sở hữu, hầu hết các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp được thành
lập và vận hành với sự tham gia của Nhà nước ở các cấp độ khác nhau như
theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc một cơ quan quản lý Nhà
nước hoặc trường đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp tư nhân, hoạt động độc lập về tài chính, đầu tư, kinh doanh cũng
đang dần phát triển. Theo xu hướng hiện nay mà các cơ sở ươm tạo sẽ
hướng tới hoạt động theo mô hình công tư kết hợp.
Về đối tượng ươm tạo của các cơ sở ươm tạo, đối tượng ươm tạo của
các cơ sở ươm tạo là các nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh/dự án kinh
doanh khả thi trong lĩnh vực công nghệ liên quan muốn thành lập doanh
nghiệp, phát triển và thương mại hóa ý tưởng và sản phẩm thuộc các lĩnh vực

ưu tiên; các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, đối
tác chiến lược....có kế hoạch kinh doanh khả thi và có khả năng kinh doanh.
Về lý thuyết, khi thành lập trong trường đại học, các cơ sở ươm tạo có mục
tiêu thu hút, tận dụng được nguồn đối tượng khởi nghiệp tiềm năng là các sinh
viên, giảng viên và các trang thiết bị sẵn có của trường. Tuy nhiên, trên thực tế
ở Việt Nam, các cơ sở ươm tạo trong trường đại học phải đối mặt với bài toán
nan giải là không thể thu hút được sinh viên, giảng viên tham gia, gặp các khó
khăn khi sử dụng/liên kết sử dụng các trang thiết bị của trường khiến các cơ
sở ươm tạo phải mở rộng đối tượng ươm tạo, hoạt động cầm chừng bằng việc
cố gắng đưa ra các giải pháp truyền thông nhằm thu hút khách hàng.
Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ: Tuy khá phong phú về lĩnh vực và mô hình ươm tạo nhưng các cơ sở
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi
nhiều nguyên nhân, như thiếu kinh phí hoạt động, chưa có đủ mạng lưới
chuyên gia để hỗ trợ tư vấn, các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp còn ở
mức cơ bản, thiếu kỹ năng quản lý các cơ sở ươm tạo theo mô hình doanh
nghiệp, chính sách hỗ trợ chồng chéo ... Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của
các cơ sở ươm tạo chưa thực sự đạt được như mong muốn. Trong giai đoạn
2011 – 2016, về số lượng việc làm được tạo ra chủ yếu ở mức từ 300 – 500
việc làm. Về sản phẩm công nghệ được ươm tạo, tùy theo thời gian và lĩnh
vực ươm tạo, 46.7% các cơ sở ươm tạo thành công từ 5 – 15 sản phẩm.
Khoảng 53.3% cơ sở ươm tạo trung bình được từ 10 - 50 doanh nghiệp công
nghệ trong giai đoạn 2011 – 2016, tuy nhiên chỉ có 1 số lượng rất nhỏ trong số
đó được công nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Về số tiền gọi vốn,
chỉ có 9/30 cơ sở ươm tạo thành công trong việc gọi vốn. Về nâng cao nhận
thức của xã hội về ươm tạo, các cơ sở ươm tạo đã nhận thức được tầm quan
trọng của truyền thông và có các chiến dịch truyền thông đến cộng đồng thông
qua các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Đối với cách doanh nghiệp/cá nhân tiềm năng – nhóm khách hàng,
các cơ sở ươm tạo chưa mặn mà với việc sẽ thu phí hoặc cổ phần các doanh

nghiệp sau ươm tạo. Bởi thực chất, các khách hàng – doanh nghiệp khởi
nghiệp đều hạn chế về nguồn lực kinh tế. Họ chỉ có thể chi trả phần nào cho
các dịch vụ. Chưa kể đến, hiện nay, hầu hết các cơ sở ươm tạo đều hoạt động
dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận, thay vì lựa chọn các doannh nghiệp/cá


nhân tiềm năng thì các cơ sở ươm tạo phải tìm mọi cách để khuyến khích các
khách hàng tiềm năng này tham gia ươm tạo.
Với việc thừa nhận vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, các chính
sách hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ của Nhà nước đã
khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Theo đó, các cơ sở ươm tạo nhận rõ được
trách nhiệm và mục tiêu của mình trong tương lai trong việc hỗ trợ để thúc đẩy
hoạt động khởi nghiệp.
Nhà nước đã có các chính sách về việc hình thành, thành lập các tổ chức
trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (trong đó có vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ). Tiếp đó, Nhà nước cũng đã ban hành những chính
sách hỗ trợ cho các hoạt động của cơ sở ươm tạo thông qua các chương
trình, đề án. Các điều kiện về xây dựng, hình thành và hỗ trợ vườn ươm cũng
như các giải pháp thực hiện được thể hiện rõ ràng trong các văn bản ban
hành. Cùng với đó là sự ra đời của các quỹ tư nhân và nhà nước nhằm đầu
tư, hỗ trợ cho các vườn ươm doanh nghiệp cả về nguồn lực hoạt động và định
hướng phát triển..
Tuy nhiên, khung khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ đã được ban hành có thể nhận thấy một số điểm khó khăn
và bất cập như sau:
Trong vòng 2 năm trở lại đây mới có nhiều văn bản chính sách, thể
chế hỗ trợ liên quan đến đến các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ. Chính điều này khiến các cơ sở ươm tạo gặp khó khăn khi thực thi các
khung khổ pháp lý đã có như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,

Luật Chứng khoán, Luật Sở hữu trí tuệ,…Ví dụ khi có trường hợp khi các
vườn ươm ra đời dưới hình thức công ty nhưng hoạt động hoàn toàn phi lợi
nhuận thì không biết tính thuế như thế nào.
Trùng lặp, chồng chéo trong hướng dẫn và thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ: Trong các văn bản đều quy định chức năng, nhiệm vụ của từng
đơn vị nhưng vì có nhiều chương trình hỗ trợ nên nhiều khi mục tiêu bị trùng
nhau như trường hợp mục tiêu và giải pháp còn ngược nhau khi mục tiêu mục
tiêu đặt ra là 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao nhưng giải pháp lại là “xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết đối với những ngành,
lĩnh vực chủ lực mũi nhọn để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh
tạo ra sản phẩm mới có giá trị tăng cao” (Quyết định số 418/QĐ-TTg). Hoặc
như theo mục tiêu của Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011-2020 thì đến năm 2020, sẽ có 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm
tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Còn theo mục tiêu của Quyết định 1381/QĐTTg về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày
22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020, số lượng là 30 cơ sở
ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Bất hợp lý trong quy định về nguồn kinh phí thực hiện các chương
trình: Các chương trình được ban hành đều lấy nguồn vốn thực hiện từ các
nguồn chính sau: Ngân sách Nhà nước; Quỹ phát triển khoa học và công


nghệ; Huy động các nguồn tài chính, nguồn lực xã hội. Về bản chất, các nguồn
quỹ này: không có nhiều, phải chi cho rất nhiều hoạt động, chương trình khác.
Hơn nữa, đây là các hoạt động liên quan đến đầu tư mạo hiểm nên khó khăn
trong việc tiến hành các thủ tục thanh quyết toán sau khi kết thúc hoạt động
theo đúng quy định về chi tiêu cho KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước:
“Kinh phí thực hiện chương trình phải được sử dụng đúng mục đích và đảm
bảo hiệu quả theo dự toán đã được phê duyệt và theo các quy định về quản lý
tài chính hiện hành” (Thông tư 19/2013/TT-BKHCN). Hơn nữa, trong thời điểm

nền kinh tế khó khăn như hiện nay, Nhà nước đang thắt chặt chi tiêu dẫn đến
tình trạng đã phê duyệt dự án vườn ươm mà không thể thực hiện trên thực tế
(như dự án Xây dựng Vườn ươm cơ khí chế tạo của UBND thành phố Hà
Nội).
Thủ tục hành chính để thành lập doanh nghiệp KH&CN còn nhiều và
phức tạp. Ví dụ như đã có doanh nghiệp thống kê được các thủ tục mà phải
thực hiện liên quan đến Bộ Tài chính có 1.645 thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp
là 678 thủ tục, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là 569 thủ tục ...
Các hỗ trợ liên quan đến tài chính cho các vườn ươm doanh nghiệp
công nghệ chưa được nhiều: Quá trình ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh cho
doanh nghiệp khởi nghiệp là quá trình quan trọng nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro
trong việc phát triển doanh nghiệp. Chương trình 592, được coi là chương
trình gần nhất với ươm tạo doanh nghiệp KH&CN nhưng cũng chỉ hỗ trợ hoạt
động tư vấn cho cơ sở ươm tạo, dự án ươm tạo doanh nghiệp KH&CN và hỗ
trợ kinh phí thuê chuyên gia nước ngoài chứ chưa có kinh phí hỗ trợ cho các
hoạt động chủ yếu của một quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn
chỉnh.
Không có quỹ nào của Nhà nước có bản chất và cơ chế hoạt động
như một quỹ đầu tư mạo hiểm - nhân tố thiết yếu cho khởi nghiệp kinh
doanh công nghệ trong điều kiện kinh tế hiện đại ngày nay: Trong hơn 10
năm qua, Nhà nước đã có một số quỹ hỗ trợ việc đưa ra thị trường các kết
quả nghiên cứu phát triển của các tổ chức nhà nước và tư nhân, như Quỹ
Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới công
nghệ quốc gia (NATIF)... có những đóng góp ý nghĩa cho việc hình thành các
doanh nghiệp mới từ việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa
học công nghệ. Tuy nhiên, về bản chất, các quỹ này không phải là quỹ đầu tư
mạo hiểm. Cũng trong thời kỳ đó các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công tại
Việt Nam cơ bản là nhờ vào nguồn tài chính của các quỹ đầu tư mạo hiểm của
nước ngoài. Thực tế, hiện nay hoạt động “đầu tư mạo hiểm” vẫn chưa từng
được định nghĩa trên các văn bản pháp luật, cũng chưa có cơ chế quản lý,

khuyến khích phát triển các “quỹ đầu tư mạo hiểm”, “tổ chức đầu tư mạo
hiểm”, “cá nhân đầu tư mạo hiểm”. Chính vì vậy chưa hề có các quỹ đầu tư
mạo hiểm được thành lập tại Việt Nam, kể cả các quỹ đầu tư của nước ngoài
cũng chỉ thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam. Các luật về thuế của Việt
Nam cũng chưa khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm.
Rõ ràng, Khung pháp lý hiện nay của Việt Nam còn thiếu nhiều quy định,
hướng dẫn thi hành cụ thể đối với hoạt động ươm tạo công nghệ. Đối với hoạt


động ươm tạo công nghệ, cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp
với đặc thù như:
- Thứ nhất, cơ chế đặc thù về hoạt động đặt hàng, tuyển chọn, xét chọn
các nhiệm vụ xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ
- Thứ hai, cần có cơ chế đầu tư xây dựng các cơ sở ươm tạo.
- Thứ ba, có các cơ chế về các hoạt động hỗ trợ như cơ chế thuế, tín
dụng, các khoản hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại…
- Thứ tư, cần có hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tài chính khởi
nghiệp.
- Thứ năm, các quy định về hoạt động của các cơ sở ươm tạo cũng như
cơ chế quản lý nhà nước đối với các cơ sở này
Lộ trình hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ giai đoạn 2016
– 2025
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành được 60 cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp KH&CN. Các cơ sở ươm tạo mới được thành lập sẽ tập trung
trong 03 ngành, lĩnh vực chủ yếu trong giai đoạn đến 2020 bao gồm: công
nghệ thông tin – truyền thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh
học ứng dụng trong nông nghiệp với các tiêu chí kinh phí hỗ trợ vừa phải (10
000-50 000 USD), mức độ rủi ro thấp, mức độ lan tỏa cao, nhân lực trình độ
cao.

Mục tiêu phát triển các cơ sở ươm tạo giai đoạn 2016-2020
Số lượng cơ sở ươm tạo
60 cơ sở
Tạo việc làm
4000 công việc/năm, tương ứng với
số lượng doanh nghiệp KH&CN được
tạo ra khoảng 150 doanh nghiệp/năm
Sản phẩm công nghệ
400 sản phẩm công nghệ/năm
Doanh nghiệp KH&CN
150 doanh nghiệp/năm
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm
100 tỷ
Nâng cao nhận thức của xã hội về Duy trì mức độ các hoạt động nâng
ươm tạo
cao nhận thức như hiện nay, bao gồm
80 sự kiện cấp vùng/năm, 90 sự kiện
cấp quốc gia /năm, 3 sự kiện quốc
tế/năm
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ hình thành được 100 cơ sở ươm
tạo doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh 03 ngành, lĩnh vực chủ yếu trong giai
đoạn đến 2020 bao gồm: công nghệ thông tin – truyền thông, nông nghiệp
công nghệ cao, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, trong giai
đoạn 2021-2025 cần tập trung thêm các ngành, lĩnh vực có yêu cầu hàm
lượng công nghệ cao hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm lĩnh
vực an ninh lương thực, y tế, dược phẩm và công nghệ nano với định hướng
kinh phí đầu tư trung bình (100 000-500 000 USD), mức độ rủi ro vừa phải và
có mức độ lan tỏa cao phục vụ chủ yếu cho các mục tiêu an sinh xã hội.



Mục tiêu phát triển các cơ sở ươm tạo giai đoạn 2020-2025
Số lượng cơ sở ươm tạo
100 cơ sở
Tạo việc làm
8000 công việc/năm, tương ứng với
số lượng doanh nghiệp KH&CN được
tạo ra khoảng 400 doanh nghiệp/năm
Sản phẩm công nghệ
800 sản phẩm công nghệ/năm
Doanh nghiệp KH&CN
400 doanh nghiệp/năm
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm
800 tỷ
Nâng cao nhận thức của xã hội về Duy trì mức độ các hoạt động nâng
ươm tạo
cao nhận thức như hiện nay, bao gồm
80 sự kiện cấp vùng/năm, 90 sự kiện
cấp quốc gia /năm, 3 sự kiện quốc
tế/năm
Để hoàn thiện khung pháp lý trong giai đoạn 2016-2025, lộ trình phân
chia chính sách thành 2 nhóm chính bao gồm nhóm các chính sách “trọng yếu”
và nhóm chính sách điều chỉnh. Nhóm chính sách trọng yếu là ổn định trong
trung và dài hạn để đảm bảo các hướng phát triển lâu dài của đối tượng trong
lộ trình. Còn các chính sách điều chỉnh có thể được xác định và điều chỉnh
theo từng giai đoạn, phù hợp với đặc thù phát triển và hoạt động của các cơ
sở ươm tạo.
Thành phần trước tiên và cũng quan trọng nhất của một hệ sinh thái khởi
nghiệp đó là chính sách của Chính phủ. Chính phủ cần phải xác định rõ vai trò
của Nhà nước trong hợp tác công tư ở các mô hình vườn ươm, trung tâm hỗ
trợ khởi nghiệp, đồng thời, có các chính sách tập trung như:

- Hạ tầng đất đai giành cho cơ sở ươm tạo
- Các chính sách hỗ trợ thuế thu nhập, VAT, xuất nhập khẩu
- Hỗ trợ các hoạt động của cơ sở ươm tạo
- Chính sách tài chính – tín dụng cho các cơ sở ươm tạo và doanh nghiệp
được ươm tạo
- Chính sách với các cơ sở ươm tạo công
Khi Chính phủ đóng vai trò trung tâm, định hướng trong hoạt động xây
dựng khung pháp lý có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, chức năng giám sát
của Quốc hội đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các Luật, văn bản dưới luật
không chồng chéo và được triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó, bản thân các
doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn
về hoạt động tiền ươm tạo và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng như lợi
ích mà mô hình này có thể mang lại đối với các doanh nghiệp, tổ chức, đặc
biệt là ở giai đoạn khởi sự
Lộ trình sẽ được xây dựng nhằm phát triển nhanh và bền vững các cơ sở
ươm tạo công nghệ và đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 100 cơ sở ươm
tạo có đầy đủ điều kiện về nhân lực, hạ tầng để ươm tạo các doanh nghiệp
KH&CN trong các ngành, lĩnh vực.
Giai đoạn 2016 – 2020, lĩnh vực tập trung trong giai đoạn này bao gồm:
công nghệ thông tin – truyền thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ


sinh học ứng dụng trong nông nghiệp với các tiêu chí kinh phí hỗ trợ vừa phải
(10 000 - 50 000 USD), mức độ rủi ro thấp, mức độ lan tỏa cao, nhân lực trình
độ cao.
Giai đoạn 2020 – 2025, vẫn tập trung các lĩnh vực của giai đoạn 2016 –
2020 và tập trung thêm các ngành, lĩnh vực có yêu cầu hàm lượng công nghệ
cao hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm lĩnh vực an ninh lương
thực, y tế, dược phẩm và công nghệ nano với định hướng kinh phí đầu tư
trung bình (100 000 - 500 000 USD), mức độ rủi ro vừa phải và có mức độ lan

tỏa cao phục vụ chủ yếu cho các mục tiêu an sinh xã hội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×