Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

SỬ DỤNG tư LIỆU HIỆN vật tại bảo TÀNG dân tộc học VIỆT NAM TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM (từ NGUỒN gốc – GIỮA TK XIX) lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.34 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

BÀI TẬP CHUYÊN MÔN
Tên đề tài:
SỬ DỤNG TƯ LIỆU HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(TỪ NGUỒN GỐC – GIỮA TK XIX) LỚP 10 THPT

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 2

Hà Nội 2019
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

BÀI TẬP CHUYÊN MÔN
Tên đề tài:
SỬ DỤNG TƯ LIỆU HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(TỪ NGUỒN GỐC – GIỮA TK XIX) LỚP 10 THPT

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 2
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Hằng

Dân tộc: Kinh

Lớp: K66_CLC


Năm thứ: 3/4 năm đào tạo

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thế Bình

HÀ NỘI – 2019
2


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thế
Bình, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm
hiểu và thực hiện bài tập chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, cổ vũ, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể tập trung nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong bài tập chuyên môn này của em không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong cô tiếp tục đóng góp ý kiến,
giúp đỡ để bài tập chuyên môn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Trần Thị Hằng

3


MỤC LỤC

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Pestalogi_ nhà cải cách giáo dục người Thụy Sĩ đã từng nhận định rằng:
“Giáo dục là ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái
tranh của con nhà nghèo”1 hay nguyên Tổng thống Nam Phi N. Mandela đã
từng nhận định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để
thay đổi cả thế giới”2. Hiện nay, với sự thay đổi không ngừng của tình hình thế
giới do sự tác động của nhiều yếu tố đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công
nghệ 4.0 đãvà đang tác động đến đội ngũ tri thức, đặc biệt là đội ngũ thầy cô
giáo hiện nay đang đứng trên bục giảng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, giáo dục cho học sinh trở thành một nội dung quan trọng được tất
cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà
nước luôn quan tâm đến giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là chìa
khóa mở cửa tiến vào tương lai.
Theo nhịp độ đổi thay của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng được
điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp. Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục
và đào tạo được nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của
BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”3. Điều đó cho thấy hiện
1 />2 />
3 Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, tr.2.

5



nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt nhấn mạnh đến đổi mới hình thức và phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại. Trong nhà trường phổ thông, mỗi môn học
với những đặc trưng riêng nhưng đều có chung nhiệm vụ đó là góp phần đào tạo
học sinh một cách toàn diện. Trong đó, Lịch sử là một môn học có vai trò rất
quan trọng việc giáo dục con người mới. Bởi lịch sử chính là bản thân của cuộc
sống, lịch sử là cô giáo của cuộc sống.
Lịch sử là những sự việc đã xảy ra, có thật, nó tồn tại khách quan trong
quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức
lịch sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những
chứng cứ về sự tồn tại của các sự vật đã diễn ra. Trong dạy học lịch sử, lời nói
của người thầy có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm
lịch sử cho học sinh nhưng dù sao cũng không thể thay thế hoàn toàn cho việc
sử dụng đồ dùng trực quan. Trong dạy và học lịch sử, phương pháp trực quan
góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự
kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Nhà giáo dục học
K.D. Usinxki từng khẳng định: “Hình ảnh được lưu giữ đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực
quan”4. Và những đồ dùng trực quan ấy đang được lưu giữ, trưng bày trong
hàng trăm bảo tàng, di tích lịch sử tại Việt Nam. Bảo tàng là cơ quan giáo dục
cộng đồng, là nơi lưu giữ kí ức của các dân tộc. Là cơ quan văn hóa – giáo dục
thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền, bảo tàng đã đang và sẽ góp phần
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, tăng cường sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào
về truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước
ngày càng phát triển. Cùng với nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, rạp chiếu phim
và các khu vui chơi giải trí khác, bảo tàng thuộc hệ thống giáo dục ngoài nhà
trường, có chức năng giáo dục quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách
con người. Nhiệm vụ giáo dục con người là nhiệm vụ chung cho toàn xã hội. Do
4 “Lịch sử là gì” của N.A. Erophêep – NXB giáo dục Hà Nội 1991, tr.7


6


đó, tất cả các bảo tàng đều có trách nhiệm trong việc giáo dục công dân mà cụ
thể ở đây là các em học sinh.
Hà Nội – nơi tập trung những bảo tàng lớn của cả nước. Mỗi bảo tàng đều
có nội dung trưng bày khác nhau nên đều có ưu thế riêng trong công tác dạy và
học tập môn lịch sử. Trong đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia với một khối lượng đồ sộ những tư liệu
hiện vật được sưu tầm, bảo quản. Nhờ vậy, bảo tàng đã góp phần quan trọng vào
việc bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời trở thành một trung tâm thông tin, tư liệu
đặc thù, cho phép tất cả mọi người trực tiếp quan sát, nghiên cứu các dân tộc
trên mọi miền đất nước ngay tại Thủ đô Hà Nội. Các hiện vật trưng bày tại Bảo
tàng Dân tộc học trước hết giúp học sinh hiểu thêm những sự kiện về đời sống
văn hóa của các dân tộc mà các em chưa có điều kiện tiếp cận trong chương
trình, sách giáo khoa. Đồng thời, việc quan sát các tư liệu hiện vật đang được
trưng bày tại bảo tàng cũng góp phần giúp các em hiểu được toàn cảnh về đời
sống văn hóa, vật chất cũng như đời sống tinh thần của 54 dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên việc sử
dụng nguồn tư liệu hiện vật tại bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam nói riêng trong dạy học lịch sử vẫn chưa được tiến hành một cách thường
xuyên và rộng rãi. Xuất phát từ thực tiễn đó và từ việc nhận thức được chức
năng của Bảo tàng trong dạy học lịch sử cho học sinh trung học phổ thông,
chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc – giữa thế kỉ XIX)”
lớp 10 THPT làm đề tài nghiên cứu cho bài tập chuyên môn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thông qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình

nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn
đề sử dụng bảo tàng nói chung và sử dụng các nguồn tư liệu, tài liệu tại bảo tàng
nói riêng trong dạy học lịch sử. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham
7


khảo, tiếp cận một số nguồn tài liệu đề cập đến vấn đề chung của việc sử dụng
tư liệu hiện vật tại bảo tàng.
2.1. Tài liệu nước ngoài
T.A. Cudrinoi với tác phẩm: “Bảo tàng và trường phổ thông” (Matxcơ va
– NXB Giáo dục – 1985) đã nêu rõ lịch sử phát triển của các ngành bảo tàng nói
chung, chức năng của bảo tàng Xô viết nói riêng và tính giai cấp của chúng. Đặc
biệt, tác giả nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của bảo tàng đối với học sinh và nêu rõ
một số phương pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học.
A.E.Xaynhenxki, trong quyển “Bảo tàng giáo dục thế hệ trẻ” (Matxcơ va
– NXN Giáo dục – 1988) đã trình bày khái quát lịch sử phát triển của bảo tàng
chính trị - xã hội ở nhà trường Xô viết, cách xây dựng bảo tàng phổ thông và tổ
chức hoạt động của chúng. Tác giả nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng bảo
tàng trong giờ học nội khóa, ngoại khóa của giáo viên với việc sử dụng bảo tàng.
2.2. Tài liệu trong nước
Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ
biên (NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2010) đã đề cập đầy đủ vị trí, ý nghĩa của
hoạt động ngoại khóa, các hình thức tổ chức và cách tiến hành những hoạt động
ngoại khóa trong dạy học lịch sử. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đến việc tổ
chức hoạt động tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học
phổ thông” do Vũ Quang Hiền – Hoàn Thanh Tú chủ biên (NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2014) đã khái quát vị trí, ý nghĩa của hình thức dạy học tại bảo tàng
và hoạt động ngoại khóa Lịch sử. Đồng thời, tác giả đề xuất các biện pháp và
hình thức tiến hành dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp tại bảo

tàng cho học sinh ở trường THPT.
Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2006) đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức tham quan học tập ở nhà
bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống, di tích lịch sử cho học sinh ở
8


trường trung học phổ thông. Tác giả khẳng định, thông qua các hiện vật trưng
bày hoặc đồ phục chế về quá khứ giúp học sinh được trực quan sinh động những
sự kiện lịch sử, làm giàu cho các em những biểu tượng lịch sử cụ thể và là chỗ
dựa để hình thành các kết luận khoa học. Đặc biệt, học sinh được liên hệ kiến
thức lý luận và thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội.
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do
Nguyễn Thị Côi chủ biên (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011) đã đề cập đến
ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa, rèn luyện năng lực tổ chức và cách thức tiến
hành tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong đó, đặc biệt tác giả có đưa ra ví dụ
xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Cuốn sách “Bảo tàng di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học Lịch sử
cho học sinh phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành (NXB Giáo dục
Việt Nam, 2014) đã trình bày rất khái quát, dễ hiểu về mối quan hệ hỗ trợ giữa
việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp tiếp cận mới
trong việc dạy và học lịch sử từ bảo tàng và dic tích. Tác giả với những trải
nghiệm từ thực tế của mình đã đưa những tri thức lịch sử, giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc vào vị trí não học sinh ở ngoài nhà trường mà trước hết là tại
các bảo tàng, di tích. Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày rất rõ tiến trình tổ chức
ngoại khóa lịch sử tại bảo tàng thông qua hoạt động của Câu lạc bộ “Em yêu
Lịch sử”.
Trong các công trình nghiên cứu, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
của tác giả Nguyễn Thị Xuyến (2015) về “Sử dụng tư liệu gốc phần Lịch sử Thế

giới (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trình
bày được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử.
Đồng thời tác giả đã thống kế đước các loại tư liệu cần và có thể khai thác sử
dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Trong luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục của tác giả Chu Ngọc Quỳnh
về “Sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam trong dạy
học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông”, 2015 Trường Đại học Giáo dục – Đại
9


học Quốc Gia Hà Nội đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu tại
Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam trong dạy học lịch sử.
Đồng thời, tác giả đã thống kê được các loại tư liệu tại hai bảo tàng cần và có
thể khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử. Đặc biệt, trong luận án tác giả đã đề
xuất một số biện pháp sử dụng các loại tư liệu tại hai bảo tàng trong dạy học lịch
sử cho học sinh trung học phổ thông.
Trong lĩnh vực tạp chí, tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 10, năm 1997,
đồng tác giả Nguyễn Thị Côi – Nguyễn Văn Phong, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội với đề tài: “Khai thác và sử dụng tư liệu của Bảo tàng, nhà truyền thống
vào dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông” đã khái quát các hình thức,
phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu để dạy học bài lịch sử nội khóa tại bảo
tàng hoặc ở trường phổ thông; khai thác và sử dụng tư liệu để tổ chức các triển
lãm, ra báo học tập nhân các ngày lễ lớn của đất nước.
Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 29 (90) tháng 8/2013, TS. Hoàn Thanh Tú
– Chu Ngọc Quỳnh với đề tài: “Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa
Lịch sử tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” đã nhấn mạnh được vị trí và vai trò
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong việc cung cấp kiến thức, phát triển kĩ
năng và dạy học thái độ cho học sinh, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sử dụng bảo
tàng này trong dạy học lịch sử phù hợp với đối tượng học sinh lớp 10 trung học
phổ thông.

Như vậy, thông qua tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng
tôi nhận thấy rằng các tác giả đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của bảo tàng trong
dạy họclLịch sử; đánh giá được thực trạng sử dụng các bảo tàng trong dạy học
lịch sử; xác định yêu cầu cơ bản cũng như cách thức tiến hành sử dụng bảo tàng
để dạy học. Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm hay công trình nào đề cập cụ thể
đến vấn đề sử dụng nguồn tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
trong dạy học lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Đó chính là cơ

10


sở, là động lực để chúng tôi thực hiện đề tài này, với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học trong dạy học lịch sử
Việt Nam (từ nguồn gốc – giữa thế kỉ XIX) lớp 10 THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn trong việc đi sâu nghiên cứu về các
hình thức và biện pháp sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam trong dạy học lịch sử.
- Phạm vi điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát trên 4 giáo viên
và 100 học sinh trường THPT Chuyên sư phạm.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của tư liệu hiện vật tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử, đề tài xác định mục tiêu, nội dung,
nguồn tư liệu phù hợp để đề xuất các hình thức và biện pháp sử dụng tư liệu
hiện vật tại bảo tàng để tổ chức dạy học nội khóa và ngoại khóa cho phần: Lịch
sử Việt Nam (từ nguồn gốc – giữa thế kỉ XIX).

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng
trong dạy học lịch sử như: khái niệm, nội dung, yêu cầu, ưu thế của Bảo tàng
Dân tộc học trong dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung chương trình lịch sử, phần lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT, để xác định nội dung có thể sử
dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử.

11


- Đề xuất các hình thức và biện pháp sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng
Dân tộc học trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX)
cho học sinh ở trường THPT.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của
chủ nghĩa Mác Lê – nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà
nước về công tác giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử ở trường THPT nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã vận dụng:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu tâm lí học,
giáo dục học, các tài liệu giáo dục lịch sử, tài liệu lịch sử văn hóa, khảo cổ học,
các tài liệu chuyên khảo, phương pháp dạy học lịch sử, chương trình, sách giáo
khoa lịch sử phổ thông và các tài liệu có liên quan đến đề tài; dựa vào các nguồn
tài liệu từ sách báo, internet, thu thập các tư liệu có liên quan để phục vụ cho
việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra thực tiễn: điều tra, đánh giá thực trạng của việc sử
dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học và bảng biểu. Sử
dụng phần mềm Excel nhằm xử lý số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra
bằng câu hỏi khảo sát, thực nghiệm. Dựa trên kết quả từ phiếu khảo sát, tiến
hành tính phần trăm số lượng đáp án.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng đúng cách thức tổ chức cho học sinh học tập với tư liệu
hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường
THPT theo đề tài đề xuất sẽ tạo ra được sự say mê, hứng thú cho học sinh và
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
7. Đóng góp của đề tài
12


Thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, đề tài nghiên cứu góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
- Phản ánh được thực trạng của việc sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Đề xuất một số hình thức và biện pháp sử dụng tư liệu hiện vật tại
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh trong chương trình lịch sử ở
trường THPT.
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
8.1 Ý nghĩa khoa học
Làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học môn lịch sử nói chung
và phương pháp dạy học với tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử
nói riêng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết thực tế về dạy học lịch sử hiện
nay ở các trường phổ thông và sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu hiện vật tại
bảo tàng vào dạy học lịch sử của bản thân sau này.

9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 2
chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TƯ LIỆU HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
Chương 2: MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ
LIỆU HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.

13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TƯ LIỆU HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
1.1 Cơ Sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Bảo tàng
Các nhà bảo tàng ra đời từ rất lâu. Lịch sử loài người còn giữ lại nhiều vết
tích về những tổ chức của các bảo tàng sơ khai. Đó là những đền miếu, nơi chứa
những đồ cúng tế, thờ thần ở phương Đông, cũng như ở Hy Lạp. Sự hình thành
bảo tàng bắt đầu từ các hoạt động tôn giáo sau đó là các cuộc chiến tranh xâm
lược từ đó các bộ sưu tập ra đời. Về sau thuật ngữ “bảo tàng” mới bắt đầu hình
thành ở các nước như từ “Muse” còn trong tiếng Trung Quốc và Nhật Bản bảo
tàng được dùng bởi từ “Bảo vật quán”. Ngoài ra, người ta còn dùng các chữ
Pinacotheque, galare, Kunstkamen, để chỉ những bảo tàng chuyên về hội họa,
nghệ thuật và những nơi chứa đồ vật quý.
Hiện nay, xung quanh vấn đề về thuật ngữ bảo tàng có rất nhiều các cách
định nghĩa khác nhau:

Với tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) thì bảo tàng “là thiết chế
tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội,
mở cửa phục vụ công chúng và tiến hành nghiên cứu liên quan đến di sản của
con người và môi trường chung quanh”5.
Ở các nước châu Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện
vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiện và xã hội, phù hợp với nội dung và loại
hình bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ công chúng vì mục đích nghiên cứu
và sưu tầm6”.
5 />6 />
14


Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa, ban hành năm 2002, ghi rõ: “bảo
tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử, tự nhiên, xã hội nhằm
phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của
nhân dân7”
Hiện nay, bảo tàng được coi là cơ quan sưu tầm, lưu trữ, trưng bày và
hướng dẫn tham quan, nghiên cứu những hiện vật, những tư liệu phản ánh
những chặng đường, những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc của các quốc
gia trên thế giới hay truyền thống của một ngành nào đó.
Như vậy, bảo tàng là thứ học đường đặc biệt, là nơi giải trí tích cực, chơi
mà học, học mà chơi. Được học tập tại Bảo tàng, học sinh dễ dàng ghi nhớ được
nội dung kiến thức cơ bản thông qua những tài liệu, hiện vật gốc, những sa bản,
tranh ảnh minh họa, sơ đồ…được trưng bày một cách có hệ thống. Tất cả những
tài liệu, hiện vật đó được trưng bày ở bảo tàng góp phần quan trọng trong việc
hình thành, bổ sung kiến thức lịch sử cho học sinh. Bảo tàng “là một trung tâm
thông tin, có lượng thông tin nguyên gốc, chính xác, phong phú, dễ tiếp cận và
được nhận thức bằng phương tiện trực quan, sinh động8”. Sinh thời Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã rất đề cao vai trò của bảo tàng, Người đã từng nói: bảo tàng

“cũng như một cuốn sử…cho ta thấy rõ ông cha ta đã khó nhọc như thế nào mới
xây dựng nên đất nước tươi đẹp ngày nay9”.
Như vậy, từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Bảo tàng là cơ
quan sưu tầm, lưu trữ, trưng bày và hướng dẫn tham quan, nghiên cứu những
hiện vật, những tư liệu phản ánh những chặng đường, những giai đoạn phát triển
của lịch sử dân tộc của các quốc gia trên thế giới hay truyền thống của một
ngành nào đó. Mục đích của bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa
mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.
7 Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, tr.42.
8 Vũ Quang Hiền – Hoàn Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.173.
9 Trần Đức Minh, Khai thác tư liệu bảo tàng Lịch sử, cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Kỉ
yếu Hội thảo Khoa học Quốc Gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam,
Bộ giáo dục và Đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tr.1.

15


Tư liệu lịch sử
Đã có thời kì, người ta coi tư liệu lịch sử chỉ là những tài liệu chữ viết,
nhưng sau đó, một số khác lại mở rộng khái niệm, coi “tư liệu lịch sử là tất cả
những gì còn lại của cuộc sống đã qua”. Có người coi “tư liệu lịch sử” như một
phạm trù triết học, biểu hiện đặc tính phản ánh của hiện vật vì thế có thể sử dụng
để thu nhận tri thức về một hiện tượng khác...Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự
kiện tư liệu. Vì thế nó cũng mang những đặc điểm riêng biệt giống với các sự
kiện tư liệu. Hiện nay, chiếm số đông trong các nhà nghiên cứu đó là quan điểm
cho rằng: Tư liệu lịch sử là những sản phẩm hoạt động của con người; nó xuất
hiện như một hiện tượng xã hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu
nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn
cảnh lịch sử cụ thể đã qua. Từ đó, có thể hiểu rằng “tư liệu lịch sử là những di

tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang
trong nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa
một mặt hoạt động nào đó của con người 10”. Để phục vụ cho công tác nghiên
cứu của các nhà sử học tư liệu lịch sử được phân thành nhiều loại và có nhiều
cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản tùy theo nội dung và tính chất
của sử liệu, người ta thường chia tư liệu lịch sử thành 7 nhóm:
- Tư liệu thành văn.
- Tư liệu ngôn ngữ.
- Tư liệu vật chất.
- Tư liệu truyền miệng dân gian.
- Tư liệu dân tộc học.
- Tư liệu phim ảnh, băng ghi hình.
- Tư liệu băng ghi âm.
Hiện vật bảo tàng
Đến nay, khái niệm hiện vật bảo tàng được nhiều nhà Bảo tàng học trong
và ngoài nước nghiên cứu: Có ý kiến cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là nguồn
10 Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr. 272

16


nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
cùng với các hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản thân nó chứng
minh cho sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong quá trình phát triển của xã
hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm
phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục11”.
Từ nhận định trên có thể thấy: hiện vật ở bảo tàng trước hết là hiện vật
gốc (hiện vật lịch sử) của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội được sưu tầm từ môi
trường thực tiễn khách quan tồn tại của nó, nên nó có tính khách quan và chân

thực lịch sử. Không ai có thể sáng tạo ra theo ý muốn chủ quan của mình. Một
hiện vật gốc bao giờ cũng có hai mặt: một mặt được bộc lộ ra bên ngoài được
gọi là hình thức của hiện vật như hình dáng, màu sắc, kích thước, trọng lượng,
chất liệu, kỹ thuật chế tác…Còn mặt kia ẩn kín bên trong hình thức, nó bao hàm
nội dung lịch sử, thông tin khoa học của hiện vật được coi là bản chất của hiện
vật. Hình thức và nội dung của hiện vật đều có giá trị nhưng quan trọng nhất
thuộc về bản chất của hiện vật. Thứ hai, hiện vật ở bảo tàng bao giờ cũng gắn
với một khoảng thời gian, không gian nhất định, gắn với một sự kiện, hiện
tượng. Đồng thời nó phải là những hiện vật phù hợp với nội dung và loại hình
bảo tàng. Như vậy, có thể nói hiện vật ở bảo tàng là một nguồn sử liệu đặc biệt
hàm chứa các tri thức về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội.
Từ cách định nghĩa và phân tích trên, có thể rút ra một số nhận định
như sau:
- Hiện vật bảo tàng (sau khi được thẩm định tính xác thực và độ tin cậy
thông tin) là nguồn sử liệu hàm chứa những thông tin lịch sử quan trọng.
- Hiện vật bảo tàng là vật chứng trung thực phản ánh khách quan các sự
kiện lịch sử theo không gian, thời gian cụ thể. Do đó, tính xác thực và độ tin cậy
của chúng đã được sử dụng để nâng cao tính khoa học của các kết luận và sự
kiện lịch sử.
11 Nguyễn Thị Huệ, (1996) Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn.

17


Tư liệu, hiện vật bảo tàng
Tư liệu, hiện vật ở bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống địa
phương…là những dấu tích còn lại của quá khứ đã qua và là căn cứ chân thực,
đáng tin cậy minh chứng cho sự tồn tại của lịch sử dân tộc, rất thuận lợi cho việc
nhận thức lịch sử. Nó “cũng như là cuốn sử (…) cho ta thấy rõ ràng ông cha ta

đã khó nhọc như thế nào mới xây dựng nên đất nước tươi đẹp như ngày nay;
Đảng và các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh như thế nào, nay mới có tự do, có
độc lập, có công nghiệp, nông nghiệp phát triển 12”. Vì vậy, trong dạy học lịch
sử, tư liệu gốc, hiện vật ở bảo tàng là phương tiện trực quan quan trọng, là cơ sở
giúp học sinh hiểu biết sâu sắc, đúng đắn lịch sử quá khứ, củng cố niềm tin và
xây dựng tư tưởng tình cảm đúng đắn đối với những sự kiện, hiện tượng lịch sử
đã học với hiện tại và tương lai, trong đó cần đặc biệt lưu ý là những tư liệu lịch
sử ở các bảo tàng, nhà truyền thống địa phương.
Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học Lịch sử: nhằm liên
hệ kiến thức lịch sử trên sách vở với thực tế lịch sử. Trong đó, giáo viên đóng
vai trò tìm hiểu, lựa chọn các tư liệu hiện vật của bảo tàng phù hợp với mục tiêu
bài học lịch sử, phù hợp với từng trường, từng lớp, từng đối tượng. Từ đó, giáo
viên thiết kế kế hoạch bài dạy với các phương pháp, hình thức tổ chức đa dạng
và phù hợp nhằm hướng dẫn học sinh tự khám phá sự kiện, hiện tượng lịch sử
được phản ánh qua tư liệu, hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Như vậy, sử
dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử giúp cho học sinh được
trải nghiệm, cảm nhận được lịch sử không phải là những gì diễn ra trong quá
khứ, xa rời thực tại cũng không phải là những điều đã được khám phá xong mà
các em chỉ cần học thuộc. Ngược lại, lịch sử rất gần gũi và các tư liệu hiện vật
đang được trưng bày tại bảo tàng tuyệt đối không định được mức giá trị. Nó chỉ
có giá trị khi học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá và tự trải nghiệm với nó.

12 Nguyễn Thị Côi “Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường PT”, NXB GD, HN, 1998”,
tr.3.

18


1.1.2. Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học và khả năng khai thác sử
dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

a. Khái quát về Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Kể từ năm 1981 khi Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị những tiền
đề cho một bảo tàng tương lai, đến nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bắt
đầu phục vụ người xem trong nước và nước ngoài.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia được tổ khởi công xây dựng vào năm 1990, khánh thành vào
năm 1997. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu khoa học về các dân tộc, sưu tầm,
phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khái thác những
giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học
đào tạo cán bộ nghiệp vụ quản lý cho loại hình bảo tàng dân tộc học. Đây vừa là
một cơ sở nghiên cứu khoa học, vừa là một công trình văn hóa có tính khóa học
cao và tính xã hội rộng lớn.
Bảo tàng đã sưu tầm và đang bảo quản 25.000 hiện vật văn hóa của tất cả
54 dân tộc ở Việt Nam, trong đó bao gồm các hiện vật và tư liệu nghe nhìn. Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam có hai khu trưng bày: khu trưng bày trong nhà và
khu trưng bày ngoài trời.
Hiện tại, khu trưng bày trong nhà được chia làm 9 chủ đề chính:
Thứ nhất, giới thiệu chung: Bước vào gian phòng này, người xem được
tiếp cận ngay với một tấm pano lớn, trên đó là hình ảnh chân dung của 54 dân
tộc Việt Nam và 5 bảng ngữ hệ (ngữ hệ Hán – Tạng, ngữ hệ Hmông – Dao, ngữ
hệ Nám Á, ngữ hệ Thái – Ka Đai, ngữ hệ Nam Đảo). Ngoài ra, bảo tàng còn
cung cấp cho người xem lược đồ các nhóm ngôn ngữ - tộc người ở Việt Nam.
Thứ hai, nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
Ngay bên lối vào phòng trưng bày có pano giới thiệu một số thông tin
chung nhất về các dân tộc Việt Nam với ảnh và bản đồ. Có mô hình giới thiệu về
cách làm nón, làm đó, chợ bán nón, vận chuyển đó đi bán. Một số nét văn hóa
cổ truyền của người Việt được giới thiệu trong tủ kính trưng bày với các chủ đề
19



như: múa rối nước, nhạc cụ, tín ngưỡng thờ mẫu, tục ăn chầu, trò chơi dân gian
của trẻ em…Thờ cúng tổ tiên – nét văn hóa tiêu biểu của người Việt, được thể
hiện thông qua việc trưng bày một bàn thờ tổ tiên của một gia đình nông dân ở
nông thôn.
Tiếp đến là phòng trưng bày của các dân tộc Mường, Thổ, Chứt. Bên lối
vào phòng trưng bày của ba dân tộc này có pano giới thiệu những nét chung nhất
về từng dân tộc cùng với ảnh và bản đồ. Chủ đề tập trung ở các tủ kính là các
công cụ sắn bắt, hái lượm của người Chứt; nghề đan gai của người Thổ; hoạt
động săn bắt; nghề dệt vải, các nhạc cụ của người Mường. Về không gian tái
tạo, có cảnh tang lễ của người Mường kết hợp với băng video minh họa; mô
hình bếp của người Mường.
Tiếp đến, bước lên tầng 2 là gian trưng bày mang tên “Một thoáng Đông
Nam Á”.
Thứ ba, ngữ hệ Thái – Kai Đai
Nhóm ngữ hệ Tày – Thái: nét nổi bật trong phòng trưng bày là tái tạo một
căn nhà sàn của người Thái Đen. Những hiện vật về văn hóa của người Tày,
Thái, Nùng, Sán Chay, Bố Y…như mô hình nhà của người Tày, cửa sổ của
người Thái Đen, cây hoa nghi lễ của người Thái, lễ lẩu then của người Tày được
chọn làm chủ đề tái tạo ở đây kết hợp với băng video minh họa.
Nhóm ngữ hệ Ka – Đai bao gồm: trang phục, đồ dụng cụ của các dân tộc
Pu Péo, La Chí, Cờ Lao, La Ha.
Thứ tư, ngữ hệ Hmông – Dao
Sau những thông tin chung nhất về dân tộc này được giới thiệu ở tấm
pano là những tủ trưng bày vật dụng, trang phục của người Dao đỏ…
Không gian tái tạo dành cho nghề dệt vải sợi lanh của người Hmông và lễ
cấp sắc của người Dao đỏ kết hợp với video minh họa.
Thứ năm, ngữ hệ Hán – Tạng
Gian phòng có một tủ trưng bày cho người Sán Dìu và người Thái, các tủ
khác giới thiệu về trang phục nữ, công cụ săn bắn, nhạc cụ của 6 dân tộc: Lô Lô,
Hà Nhì, La Hủ, Si La, Phù Lá và Cống.

20


Thứ sáu, nhóm ngôn ngữ Mông – Khơ Me
Đây là phần trưng bày về văn hóa 5 dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Xinh
Mun, Máng, Ơ Đu) và 15 dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Các chủ đề
chính ở đây là: trang phục phụ nữ của người Khơ Mú, Mảng; các vật dụng hàng
ngày của các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên…Ngoài ra, còn có lễ hiến
sinh trâu của người Ba Na được thể hiện trên video được trưng bày tại bảo tàng.
Thứ bảy, nhóm ngữ hệ Nam Đảo ở miền núi
Gian phòng giới thiệu về 4 dân tộc tại cao nguyên miền Trung: Gia Rai, Ê
Đê, Ra Giai và Chu Ru. Đây là những dân tộc đang bảo lưu khá đậm nét truyền
thống văn hóa mẫu hệ và những dấu tích của nền văn hóa biển. Các hiện vật
được trưng bày tại đây bao gồm: mô hình nhà mồ, vật dụng của người Ra Giai,
tượng gỗ trong lễ bỏ mả, các sản phẩm thủ công truyền thống của người Ê Đê và
Chu Ru…phản ánh đời sống tinh thần của các dân tộc.
Thứ tám, các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ Me
Mỗi dân tộc được giới thiệu trên một pano riêng với những nét văn hóa
tiêu biểu: tín ngưỡng – tôn giáo, nghề dệt, nghề gốm của người Chăm, trang
phục đám cưới, hội múa lân của người Hoa…
Thứ chín, giao lưu văn hóa
Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc trong thời kỳ đổi mới
hiện nay biến đổi nhanh chóng. Vì vậy, gian phòng này tập trung giới thiệu về sự
biến đổi và phát triển của các dân tộc với mô hình tái tạo một phiên chợ vùng
cao biên giới phía Bắc: chợ Đồng Văn (Hà Giang)
Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng bao gồm: Nhà trệt của người
Chăm; nhà ngói của người Việt; nhà dài của người Ê Đê; nhà rông của người Ba
Na; nhà sàn của người Tày; nhà nửa sàn, nửa đất của người Gia Rai; khu “Thủy
Đình” – sân khấu của nghệ thuật múa rối nước.
b. Khả năng khai thác sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng trong dạy

học lịch sử ở trường THPT.

21


Nội dung trưng bày tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam rất phong phú và
đang dạng gồm: các hiện vật về trang phục, vũ khí, đồ dùng sản xuất…Tất cả
các tư liệu hiện vật đó được trưng bày một cách có hệ thống theo các nhóm ngữ
hệ, nội dung phù hợp với lịch sử Việt Nam (nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở
lớp 10 THPT. Mỗi phần trưng bày phù hợp với từng bài học lịch sử cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy Bài 14: Các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam, các tư
liệu hiện vật tại bảo tàng có thể khai thác sử dụng trong bài học như:
- Bàn thờ gia tiên của người Việt
- Tục phồn thực: tượng nhà mồ của người Giarai
- Trang phục của người H’Mông (váy xòe)
Ví dụ: Các tư liệu hiện vật tại bảo tàng có thể khai thác phục vụ cho Bài
24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII:
- Mô hình “lễ lên đồng” của người Việt
- Bàn thờ gia tiên của người Việt
- Nghề chạm khắc gỗ của người Việt
- Mô hình đám ma của người Mường
- Mô hình “lễ lẩu then” của người Tày
- Mô hình “lễ cấp sắc” của người Dao Đỏ
Như vậy, tư liệu hiện vật tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam rất đa dạng
và phong phú vì thế chúng ta không thể sử dụng được hết tất cả các tư liệu đó
vào giảng dạy lịch sử mà trên cơ sở khai thác nội dung trưng bày chúng ta phải
lựa chọn ra những tư liệu hiện vật phù hợp với các bài học cụ thể.
1.1.3. Ưu thế của tư liệu hiện vật tại bảo tàng Dân tộc học trong dạy
học lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc – giữa thế kỉ XIX).
Với những nội dung trưng bày ở trên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mở rộng hiểu biết của người xem về
văn hóa của 54 dân tộc với nguồn tư liệu hiện vật lên đến hành nghìn hiện vật
bao gồm: các hiện vật về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc (ảnh
màu, phim âm bản, video…). Với số lượng tư liệu hiện vật đó có thể hình thành
22


nên nhiều bộ sưu tập khác nhau như các bộ sưu tập: vũ khí, đồ dùng sản xuất, đồ
vải, các loại trang phục dân tộc, đồ dùng sinh hoạt…Nguồn tư liệu hiện vật này
phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, cả khía cạnh văn hóa vật thể và phi vật
thể. Các hiện vật đó có thể đơn lẻ hoặc thành các bộ sưu tập khác nhau do đó tạo
nên sự đa dạng, sinh động, thể hiện tốt các khía cạnh văn hóa, lôi cuốn người
xem. Với nguồn tư liệu hiện vật phong phú như vậy, nếu có các biện pháp khai
thác và sử dụng thích hợp sẽ phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập lịch sử
cho học sinh ở các trường THPT.
Những tư liệu hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
chính là minh chứng cho sự tồn tại của lịch sử quá khứ. Vì vậy, nó có ý nghĩa
trong việc giúp học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống vật chất và đời sống
tinh thần của các cộng đồng dân tộc trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt, bảo tàng
giúp cho học sinh có thêm hiểu biết về hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế, tín
ngưỡng, trang phục, các trò chơi dân gian và những đóng góp của các cộng đồng
dân tộc đối với lịch sử dân tộc.
Mặt khác, việc sử dụng tư liệu hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
trong dạy học Lịch sử còn giúp cho học sinh “trực quan sinh động”, quá khứ lịch
sử của các dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Điều này, góp phần làm cho
quá khứ xích lại gần với nhận thức của học sinh, biến những kiến thức trên sách
vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về hiện thực. Sử dụng nguồn tư liệu
hiện vật tại Bảo tàng còn giúp học sinh hiểu một cách tự nhiên, sinh động quá
khứ, khắc sâu kiến thức cơ bản, giúp các em nhớ lâu kiến thức, nâng cao hiểu
biết lịch sử.

Việc sử dụng các nguồn tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
vào trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn về cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển học sinh.
Thông qua việc quan sát các tư liệu hiện vật sẽ giúp hình thành ở học sinh
những biểu tượng lịch sử chân thực, sống động về đời sống vật chất, văn hóa
tinh thần của Việt cổ trong thời kì hình thành các quốc gia cổ trên đất nước Việt
23


Nam như: quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, quốc gia Cham - pa, quốc gia Phù
Nam cũng như truyền thống, ý thức đoàn kết, tinh thần lao động cần cù có từ
ngàn xưa của dân tộc Việt Nam. Vì thế, khi quan sát các tư liệu hiện vật ở
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), các em sẽ
có cảm tưởng như quá khứ lịch sử ấy đang diễn ra trước mắt, như đang được
tham gia vào quá trình lịch sử. Đó là cơ sở đáng tin cậy giúp học sinh hình
thành những khái niệm như “văn hóa vật chất”, “văn hóa tinh thần”, “văn
minh” một cách vững chắc. Nhờ đó, việc tiếp thu tri thức lịch sử trở nên vững
chắc và sâu sắc hơn.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát các tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam như: trang phục của váy xòe của người H’mông, trang phục của
người Kinh…không chỉ giúp học sinh ghi nhớ những đặc điểm về hình dáng,
chất liệu mà thông qua tìm hiểu các em còn thực hiện một số thao tác tư duy như
phân tích kết cấu, chất liệu, xuất xứ và so sánh các bộ trang phục để rút ra những
nét tương đồng và sự khác biệt giữa chúng…Từ đó, học sinh rút ra được kết luận
về trình độ, kĩ thuật và thẩm mĩ của các dân tộc.
Nội dung của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trưng bày về đời sống tinh
thần và vật chất của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Thông qua những
nguồn tư liệu hiện vật ấy, học sinh có thêm những hiểu biết về các giá trị truyền
thống và lịch sử quê hương ở khắp các vùng miền trong cả nước. Từ đó, sẽ hình
thành ở các em học sinh lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc trên khắp

mọi miền tổ quốc, nhận thức được sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, gắn
với nó là ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa
truyền thống của 54 dân tộc.
Bên cạnh đó, khi đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được tìm hiểu
về nguồn tư liệu hiện vật dưới hình thức tham quan, tham quan học tập, học sinh
được rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu (tập dượt nghiên cứu khoa
học), phát huy sáng kiến (tư duy độc lập tích cực). Điều đó cũng tác động lớn
trong việc tạo ra không khí học tập, sự hứng thú, say mê và yêu thích đối với
môn Lịch sử.
24


Như vậy, với những điều phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam có ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục, giáo
dưỡng và phát triển đối với các vấn đề văn hóa và truyền thống dân tộc trong
dạy học lịch sử cho học sinh. Việc khai thác và sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp
hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT. Đồng
thời, có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đang là
vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác giáo dục.
1.1.4. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Muốn sử dụng tư liệu hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong
dạy học lịch sử đạt được hiệu quả tốt nhất giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện
tốt những yêu cầu sau:
Thứ nhất, giáo viên cần xác định mục tiêu: Đây là một việc làm có vai trò
hết sức quan trọng, là yếu tố đầu tiên dẫn đến thành công khi tiến hành khai thác
và sử dụng những tư liệu hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dạy
học lịch sử. Đối với các dạng bài khác nhau, mục đích đặt ra cũng khác nhau.
Do đó, việc xác định rõ mục tiêu trước khi tiến hành công việc là hết sức quan

trọng, cần thiết và không thể thiếu được. Với cách thức tiến hành bài học nội
khóa có sử dụng những tư liệu hiện vật của bảo tàng, giáo viên phải giúp các em
phát huy được tư duy độc lập, tự nhận xét từ đó rút ra đánh giá của bản thân qua
việc tri giác các tài liệu ở bảo tàng. Song song với việc truyền thụ kiến thức mới,
giáo viên cần giúp đỡ các em sử dụng tư liệu hiện vật ở bảo tàng để củng cố kiến
thức đã học.
Thứ hai, giáo viên cần biết lựa chọn, sử dụng tư liện hiện vật đang được
trưng bày tại bảo tàng phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học và đối tượng học
sinh. Bởi tư liệu hiện vật ở bảo tàng vô cùng đa dạng và phong phú. Trong thời
gian có hạn của bài học nội khóa hay giờ học ngoại khóa thì giáo viên phải biết
cân đối lựa chọn tư liệu hiện vật điển hình sao cho phù hợp với mục tiêu, nội
25


×