Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bao cao thu mu b rau mung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.43 KB, 3 trang )

BÀI THU HOẠCH
Lớp: Khoa học môi trường K38
Họ và tên: Đinh Thị Mộng Ánh
Nhóm: 2 (Sáng chủ nhật)
I. Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu

Chai nhựa, Bọc nilon chứa mẫu

Dây thun

Ống nhỏ giọt

Formon

Vợt thu mẫu phytoplankton và zooplankton

Gàu ekman

Chài



Giấy bóng mờ
II. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: 9h ngày 09/03/2013.
2. Địa điểm: rạch Rau muống.
3. Điều kiện thực tế của thủy vực trong quá trình thu mẫu.
- Các chỉ tiêu:

pH: 7,5


Nhiệt độ: 28,7oC

Độ trong: 26,5

Độ mặn: 0
- Trời nhiều mây,nắng đang lên, có gió nhẹ.
- Hai bờ thủy vực bãi bồi, nước lưu thông thường xuyên, thông với rạch Cái
Khế và rạch Ngỗng.
- Hầu như thủy vực tiếp nhận ánh sáng mặt trời khoảng 8h một ngày, hai bờ
thủy vực có nhiều rau muống, lục bình,….
- Bắt đầu thu mẫu lúc nước đang lớn đến lúc nước lớn đầy thủy vực.
- Trong lúc thu mẫu có xuồng lưu thông trên thủy vực, có xuồng cắt rau
muống ở hai bờ thủy vực.
III. Quá trình thu mẫu
1. Thu mẫu phiêu sinh (Lankton)
+ Thực vật nổi (Phytolankton)
- Định lượng: dùng xô múc đầy 10 xô tại các vị trí khác nhau trong thủy
vực, đổ lần lượt từng xô vào vợt thu thực vật nổi (đường kính lỗ lưới <= 0.25
µm) . Sau đó cho mẫu vào chai đựng mẫu, bỏ giấy bóng mờ đã ghi đầy đủ
thông tin về vị trí và thời gian thu mẫu vào chai và cố định bằng formon.


- Định tính: Dùng lưới vớt thực vật tiến hành thu mẫu theo hình số 8 tại
nhiều vị trí trên bề mặt thủy vực. Sau đó chuyển mẫu trong vợt vào trong chai
nhựa, cho giấy bóng mờ đã ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào chai và cố định
bằng formon.

+ Động vật nổi (Zooplankton)
-Định lượng: dùng xô múc đầy 10 xô tại các vị trí khác nhau trong thủy vực
rồi lần lượt đổ vào vợt thu động vật nổi. Sau đó chuyển mẫu vào trong chai

nhựa, bỏ giấy bóng mờ đã ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào chai và cố định
bằng formon.

-Định tính: Dùng lưới thu động vật nổi tiến hành thu mẫu theo hình số 8 tại
nhiều vị trí trên bề mặt thủy vực. Sau đó chuyển mẫu trong vợt vào trong chai
nhựa, cho giấy bóng mờ đã ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào chai và cố định
bằng formon.


2. Thu mẫu động vật đáy (Nekton)
- Dùng gàu có diện tích miệng gàu 0.036m2 để thu động vật đáy. Thu tại 5
vị trí khác nhau trong thủy vực, mỗi vị trí 1 gàu. Sau khi loại bỏ bớt bùn và rác
bằng cách sàng lọc qua sàng đáy có mắt lưới 0.5mm để làm sạch bùn tại thủy vực
rồi cho vào bọc nilon, cố định bằng formon. Buộc lại và cho vào một túi nilon
khác. Vị trí và thời gian thu mẫu được ghi lại và cho vào túi nilon đựng mẫu.

3. Thu mẫu cá (Benthos).
- Sử dụng chài để thu mẫu cá của thủy vực. Thực hiện 10 chài tại các vị trí
khác nhau trong thủy vực. Kết quả thu mẫu không có cá.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×