Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 7 HỌC KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 92 trang )

BỘ ĐỀ KIỂM TRA SINH LỚP 7 HỌC KÌ 1
Đề kiểm tra 15 phút Sinh 7 Học kì 1
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 3)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 4)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 5)
Đề kiểm tra 45 phút Sinh 7 Học kì 1
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 1)
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 2)
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 3)
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 4)
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 5)
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 7 Học kì 1
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 5)
Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh 7
Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 1)
Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 2)
Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 3)
Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 4)
Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 5)


Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
A. chỉ ở số loài và kích thước cơ thể.


B. chỉ ở kích thước cơ thể và lối sống.
C. thường về lối sống và môi trường sống.
D. về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.
Câu 2: Động vật phân bố ở khắp các môi trường do:
A. chúng sinh sản rất nhanh.
B. chúng có khả năng di chuyển.
C. thích nghi cao với điều kiện sống.
D. được con người nuôi dưỡng.
Câu 3: Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm
trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự
phong phú về
A. số lượng cá thể.
B. số lượng loài.
C. môi trường sống.
D. số lượng quần thể.
Câu 4: Vùng nào sau đây có động vật đa dạng và phong phú nhất?
A. Vùng nhiệt đới.


B. Vùng ôn đới.
C. Vùng hàn đới.
D. Vùng Bắc cực.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có cả ở thực vật và động vật?
A. có khả năng tự di chuyển
B. sống tự dưỡng
C. có khả năng sinh trưởng và phát triển
D. có hệ thần kinh và giác quan.
Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Tập đoàn …(1)…. dù có nhiều …(2)… nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật …
(3)… vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập.

A. (1): trùng roi, (2): roi, (3): đa bào.
B. (1): trùng giày, (2): tế bào, (3): đa bào.
C. (1): trùng roi, (2):tế bào, (3): đơn bào
D. (1): trùng biến hình, (2): tế bào, (3):đơn bào.
Câu 7: Tập đoàn Vôn vốc hay còn gọi là:
A. tập đoàn trùng biến hình.
B. tập đoàn trùng giày.
C. tập đoàn trùng sốt rét.
D. tập đoàn trùng roi.


Câu 8: Trùng roi xanh dinh dưỡng theo hình thức nào?
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. tự dưỡng và dị dưỡng.
D. kí sinh.
Câu 9: Sứa tua dài (hình 1) được coi là động vật có chiều dài cơ thể (kể cả tua)
đứng thứ hai trong thế giới động vật (xấp xỉ 30m), vậy theo em động vật nào dưới
đây có chiều dài đứng thứ nhất trong thế giới động vật

A. cá nhà táng.
C. cá mập.

B. cá voi xanh.
D. mực ống.


Câu 10: Em hãy cho biết tên loài động vật được minh họa trong hình dưới đây:

A. Đại bàng.

C. Vịt.

B. Chim bồ câu.

D. Mực ống.
Đáp án

1. D

2. C

3. A

4. A

5. C

6. C

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 2)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hình thức sinh sản nào có ở cả trùng roi xanh, trùng giày và trùng biến
hình?
A. mọc chồi.
B. tiếp hợp.
C. sinh sản hữu tính.
D. phân phôi.


Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở trùng giày?

A. có nhân lớn, nhân nhỏ.
B. có không bào co bóp, miệng, hầu.
C. chứa hạt diệp lục.
D. sinh sản phân đôi theo chiều ngang và có hình thức sinh sản tiếp hợp.
Câu 3: Trùng biến hình dinh dưỡng theo hình thức
A. tự dưỡng và dị dưỡng.
B. kí sinh.
C. tự dưỡng.
D. dị dưỡng.
Câu 4: Trùng biến hình di chuyển bằng
A. chân giả
B. roi bơi.
C. lông bơi.
D. chân thật.
Câu 5: Khi nói về trùng giày phát biểu nào dưới đây là sai?
A. cơ thể đơn bảo.
B. có roi bơi.
C. cấu tạo phân hóa thành nhiều bộ phận.
D. nhân gồm có nhân lớn và nhân bé.


Câu 6: Nhân trùng giày khác với nhân trùng biến hình ở chỗ
A. số lượng nhiều hơn (1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).
B. số lượng nhiều hơn (2 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).
C. số lượng ít hơn (1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).
D. số lượng ít hơn (1 nhân lớn, 2 nhân nhỏ).
Câu 7: Hiện tượng bệnh nhân bị đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy
như nước mũi là triệu chứng của
A. bệnh táo bón.
B. bệnh sốt rét.

C. bệnh kiết lị.
D. bệnh dạ dày.
Câu 8: Để phòng tránh bệnh kiết lị chúng ta cần làm gì?
A. ăn uống hợp vệ sinh.
B. mắc màn khi đi ngủ.
C. diệt bọ gậy.
D. uống nhiều nước.
Câu 9: Sinh vật trong hình dưới đây có tên là gì?


A.Hải quỳ.

B. Thủy tức.

C. San hô.

D. Sứa.

Câu 10: Dưới đây là hình ảnh cá voi xanh, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất
hiện nay, bằng hiểu biết của em hiện nay hãy cho biết kích thước chiều dài của cá
voi xanh có thế đạt tới

A. 45 mét.

B. 25 mét.

C. 33 mét.

D. 100 mét.


Đáp án
1. D

2. C

3. D

4. A

5. B

6. A


Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 3)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm chung ở trùng sốt rét và trùng kiết lị?
A. thức ăn là hồng cầu.
B. kích thước lớn hơn hồng cầu.
C. kí sinh trong cơ thể người.
D. có tác hại cho con người.
Câu 2: Triệu chứng của sốt rét là
A. sốt cao, sốt liên tục, có hiện tượng co giật.
B. đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy.
C. rét run, sốt nóng, vã mồ hôi, rét từng cơn.
D. vàng da, đau họng, ho, khó thở.
Câu 3: Trùng sốt rét cách nhật có chu kì sinh sản là:
A. 12 giờ.
B. 48 giờ.
C. 24 giờ.

D. 72 giờ.
Câu 4: Tên gọi khác của bênh sốt rét là:
A. bệnh ngã nước.
B. bệnh thủy đậu.


C. bệnh sốt rubella.
D. bệnh sởi.
Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
A. cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức
năng.
B. phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu
giảm.
C. cơ thế có chất diệp lục.
D. sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 6: Bệnh ngủ có biểu hiện như thế nào?
A. suy kiệt sức lực, ngủ li bì, tỉ lệ tử vong rất cao.
B. sốt nóng, rét run, suy kiệt sức lực.
C. tiêu chảy, suy kiệt.
D. sốt theo cơn, rét run, vã mỗ hôi.
Câu 7: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng giày.
B. trùng roi xanh.
C. trùng biến hình.
D. trùng sốt rét.
Câu 8: Khi gặp điều kiện sống bất lợi động vật nguyên sinh có hiện tượng gì?
A. kết bảo xác.


B. hình thành chân giả.

C. kết bào tử.
D. chân tiêu giảm.
Câu 9: Sinh vật trong hình có tên gọi là gì?

A. sán lá gan.

B.sán lông.

C. sán lá máu.

D. sán bã trầu.

Câu 10: Dưới đây là hình ảnh chim cánh cụt, theo em chim cánh cụt cái thường
đẻ bao nhiêu trứng mỗi lứa?


A. 1 trứng.

B. 4 – 5 trứng.

C. 1 – 2 trứng.

D. 3 – 4 trứng.
Đáp án

1. B

2. C

3. B


4. A

5. B

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 4)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thành cơ thể của thủy tức có số lớp tế bào là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Các tế bào thần kinh của thủy tức có hình dạng như thế nào?
A. hình vuông.
B. hình sao.

6. A


C. hình cầu.
D. hình trứng.
Câu 3: Thủy tức sống ở môi trường
A. nước lợ.
B. nước ngọt.
C. nước biển.
D. đất ẩm.

Câu 4: Thủy tức thực hiện trao đổi khí qua:
A. thành cơ thể
B. qua da.
C. qua phổi.
D. qua lỗ miệng.
Câu 5: Sứa di chuyển bằng cách nào?
A. vận động các tua.
B. co bóp dù.
C. bơi bằng tua.
D. co bóp dù kết hợp với vận động các tua.
Câu 6: Loài nào dưới đây sống ở nước ngọt?
A. thủy tức.
B. sứa.


C. san hô.
D. hải quỳ.
Câu 7: Sứa có hình dạng ngoài như thế nào?
A. hình trụ.
B. hình dù.
C. hình thoi.
D. hình sao.
Câu 8: Miệng của sứa nằm ở đâu trên cơ thể?
A. bên trái.
B. Phía trên.
C. phía dưới.
D. bên phải.
Câu 9: Động vật đơn bào nào dưới đây là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản
nhất trong giới động vật?
A. trùng giày.


B. trùng biến hình.

C. trùng roi xanh.

D. trùng bánh xe.

Câu 10: Động vật nào trong hình dưới đây sống ở trên cạn?


A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Đáp án
1. B

2. B

3. B

4. A

5. B

6. A


Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 (Đề 5)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chố trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính vào cơ thể
mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)…thông với nhau.
A. (1): phân đôi, (2): cụm, (3): tầng keo.
B. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): khoang ruột.
C. (1): tiếp hợp, (2): cụm; (3): khoang ruột.


D. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): tầng keo
Câu 2: Hình thức sinh sản vô tính của san hô là:
A. phân mảnh.
B. tái sinh.
C. tạo thành bào tử.
D. mọc chồi.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở san hô?
A. sống kiểu cố định, tập đoàn, dị dưỡng.
B. sinh sản theo kiểu mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra, các cá thể trong tập
đoàn có khoang ruột thông với nhau.
C. đời sống cố định, đơn độc, dị dưỡng.
D. hình thành khung xương đá vôi.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?
A. cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có hai lớp tế bào.
B. ruột dạng túi.
C. có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
D. hình dạng cơ thể thích nghi với đời sống dưới đáy biển.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiênh nghĩa câu sau:
Hiện nay, trong ngành Ruột khoang, loài nào dưới đây có số loài và số lượng cá

thể lớn hơn cả.
A. san hô.


B. thủy tức.
C. sứa.
D. hải quỳ.
Câu 6: Hầu hết các loại ruột khoang sống ở đâu?
A. sông.
B. biển.
C. ao.
D. suối.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thủy tức, san hô, hải quỳ và sứa?
A. thích nghi với lối sống bơi lội.
B. sống thành tập đoàn.
C. cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
D. sống trong môi trường nước mặn.
Câu 8: Loài ruột khoang nào dưới đây cơ thể có dạng hình dù?
A. sứa.
B. hải quỳ.
C. san hô.
D. thủy tức.
Câu 9: Dựa vào đặc điểm lối sống của các loại sán, em hãy cho biết trong hình
dưới đây sán nào không cũng nhóm với những loài còn lại


A. Hình 1

B. Hình 2


C. Hình 3

D. Hình 4.

Câu 10: Nhìn vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết: Hiện nay, trong giới Động
vật, lớp động vật nào có số lượng loài lớn nhất?


A. lớp Hình nhện.
B. lớp Giáp xác.
C. lớp Sâu bọ.
D. Lớp Thủy tức.
Đáp án
1. B

2. D

3. C

4. D

5. A

6. B


Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?

A. ngỗng, vịt trời, gà, bướm.
B. mực, sứa, vịt trời, công.
C. quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én.
D. hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng.
Câu 2. Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. quang hợp.
B. bài tiết.
C. trao đổi khí.
D. nhận biết ánh sáng.
Câu 3. Động vật trong hình nào dưới đây không được xếp vào ngành Động vật
không xương sống?
A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.


Câu 4. Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là
A. cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu.
B. ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
C. biến thái không hoàn toàn.
D. hô hấp bằng ống khí,
Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận
chuyển máu nghèo ôxi?
A. động mạch chủ lưng và các mao mạch mang.
B. động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
C. các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.

D. động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Đây là hình ảnh “ Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới”


Nhìn vào bảng trên và điền vào bảng sau đây:
Môi trường
Trên cạn có

5 động vật trong hình


Dưới nước có
Trên không có

Câu 2. Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên
ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta làm
gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Câu 3. Em hãy nêu ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: C


Câu 5: D

Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Môi trường

5 động vật trong hình

Trên cạn có

Hươu, Vượn, Báo gấm, Sư tử, Thỏ.

Dưới nước có

Mực, Cá chình, Bạch tuộc, Cá nhà táng, Ốc cánh.

Trên không có

Ngỗng trời, Quạ, Kền kền, Bướm, Ong.

Câu 2.
- Để thể giới động vật mãi đa dạng phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ môi
trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao, môi trường đất,…


- Khai thác hợp lí các loài động vật đề phục vụ cho con người.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.
- Tuyên truyền cho mọi người dân cùng bảo vệ động vật.

- Trông cây xanh để tạo nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật.
- Không ăn thị và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là động vật
quý hiếm.
- Trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình Sinh học 7 để có được
kiến thức cơ bản bản về thế giới động vật.
Câu 3.
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên mà còn có ý nghĩa
rất lớn đối với con người như:
- Cung cấp nguyên liệu cho con người như: da, lông, thực phẩm,…
* Ví dụ:
+ Lợn, gà, cá, … cung cấp thực phẩm.
+ Vịt, chồn, cừu,… cung cấp lông.
+ Cá sấu, lạc đà, … cung cấp da.
- Dùng làm vật thì nghiệm trong nghiên cứu khoa học, học tập, thí nghiệm thuốc.
* Ví dụ:


+ Giun, cá, ếch, chuột, cho, … dùng cho học tập và nghiên cứu khoa học
+ Chuột bach, khỉ, … dùng để thử nghiệm thuốc.
- Chúng còn hỗ trợ cho con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an
ninh.
* Ví dụ: Khỉ, cá heo, …
Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 (Đề 2)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn?
A, hổ, sứa, mực, cáo.
B. đại bàng, muỗi, hến, ngựa.
C. linh dương, khỉ, diều hâu, cá.

D. gà, chó, nai, thỏ.
Câu 2. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây


×