Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chuyên đề hiện tượng căng bề mặt và sự chuyển thể vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.06 KB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG - SỰ CHUYỂN THỂ
CHỦ ĐỀ 1: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK (tham khảo SGK cơ bản và nâng cao).
1.1. Mật độ phân tử chất lỏng và cấu trúc chất lỏng
- Mật độ phân tử chất lỏng gấp nhiều lần mật độ phân tử chất khí và gần bằng mật độ phân tử
chất rắn.
- Cấu trúc chất lỏng: Các phân tử chất lỏng dao động quanh vị trí cân bằng ‘’động”, cấu trúc
của chất lỏng là cấu trúc trật tự gần.
1.2. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
- Là hiện tượng trên bề mặt của chất lỏng tồn tại những lực căng. Những lực này luôn có xu
hướng thu nhỏ diện tích mặt ngoài, có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng và vuông góc
với đường giới hạn bề mặt.
- Lực căng mặt ngoài tác dụng lên đường giới hạn bề mặt: f = σ.l , (l(m) là độ dài đường giới
hạn bề mặt; σ(N/m) là hệ số căng bề mặt của chất lỏng, σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ chất lỏng).
1.3. Hiện tượng dính ướt- không dính ướt
1.3.1. Hiện tượng dính ướt
- Là hiện tượng chất lỏng làm ướt chất rắn.
- Hiện tượng dính ướt xảy ra khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau nhỏ hơn lực hút
giữa các phân tử chất lỏng với các phân tử chất rắn.
1.3.2. Hiện tượng không dính ướt
- Là hiện tượng chất lỏng không làm ướt chất rắn.
- Hiện tượng không dính ướt xảy ra khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau lớn hơn
lực hút giữa các phân tử chất lỏng với các phân tử chất rắn.
1.4. Hiện tượng mao dẫn
- Là hiện tượng chất lỏng trong các ống nhỏ, các khe hẹp luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn
so với mực chất lỏng ở bên ngoài.
- Khi chất lỏng làm dính ướt ống mao dẫn thì mực chất lỏng trong ống mao dẫn dâng lên.
- Khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn thì mực chất lỏng trong ống mao dẫn hạ
xuống.
1.5. Thực hành do hệ số căng bề mặt của chất lỏng


- Mục đích: Xác định được lực làm vòng nhôm bứt khỏi mặt chất lỏng (nhờ lực kế) qua đó sẽ
tính được hệ số căng bề mặt của chất lỏng.
- Dụng cụ thực hành: Lực kế; vòng nhôm; 2 cốc nước có vòi thông nhau; thước kẹp; giá treo
lực kế.
- Cơ sở lý thuyết: Áp dụng điều kiện cân bằng ta được
Flucke = f + mg = σ.π.(d1 + d 2 ) + mg ⇒ σ
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp
- Giải thích hiện tượng cái kim nổi trên mặt nước, con Nhện nước đi lại dễ dàng trên mặt
nước...nhờ lực căng bề mặt.
- Ứng dụng của hiện tượng dính ướt vào việc tuyển quặng, giải thích các hiện tượng đổ nước
lên lá xen, lá khoai, đầu vịt...


- Giải thích các hiện tượng: Rễ cây hút nước, bấc đèn hút dầu...nhờ hiện tượng mao dẫn.
- Công thức tính độ chênh lệch của mức chất lỏng trong ống mao dẫn với mức chất lỏng bên
ngoài: h =


, trong đó σ là hệ số căng bề mặt, D (kg/m 3) là khối lượng riêng của chất lỏng; d
Dgd

(m) là đường kính trong của ống mao dẫn.
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
A. PHƯƠNG PHÁP
- Nắm chắc lý thuyết về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- Hiểu được các đặc điểm về lực căng bề mặt của chất lỏng.
- Nhớ công thức tính lực căng mặt ngoài tác dụng lên đường giới hạn và các đại lượng trong
công thức đó.
- Áp dụng điều kiện cân bằng.

- Các chú ý, lưu ý: Màng xà phòng có hai mặt ngoài nên f = σ.2.l ; Lực căng mặt ngoài tác
dụng lên vòng tròn gồm lực tác dụng lên vành trong và vành ngoài của vòng nên
f = σ.π(d1 + d 2 ) .
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với đường giới hạn và tiếp tuyến vơi bề
mặt chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều hướng về phía bề mặt để giảm diện tích bề mặt.
D. Lực căng bề mặt tác dụng lên đường giới hạn bề mặt tỷ lệ với độ dài đường giới hạn bề
mặt.
Lời giải:
Dựa vào đặc điểm của lực căng bề mặt
⇒ Chọn B.
Câu 2: Câu nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng.
Lời giải:
Dựa vào đặc điểm của hệ số căng bề mặt
⇒ Chọn C.
Câu 3: Lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng
A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Lời giải:
Dựa vào đặc điểm của lực căng bề mặt
⇒ Chọn B.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.


B. Chiếc kim khâu nỗi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
D. Giọt nước đọng trên lá sen.
Lời giải:
Nước chảy từ trong vòi ra ngoài là do áp lực và trọng lực, không liên quan đến lực căng bề
mặt
⇒ Chọn C.
Câu 5: Câu nào sau đây sai?
Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng
A. tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt chất lỏng.
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
C. tính bằng công thức f = σ.l .
D. phụ thuộc vào lượng chất lỏng nhiều hay ít.
Lời giải:
Độ lớn lực căng bề mặt tính bằng công thức f = σ.l , trong đó l là độ dài đường giới han, σ phụ
thuộc vào bản chất và nhiệt độ chất lỏng, không phụ thuộc vào lượng chất lỏng ít hay nhiều
⇒ Chọn D.
Câu 6: Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.
B. Chất lỏng có thể tích và hình dạng xác định.
C. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng.
D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng phần bình chứa là do tác dụng của trọng lực.
Lời giải:
Vì trật tự của phân tử chất lỏng là trật tự gần nên chất lỏng không có hình dạng xác định. Nó
có hình dạnh của phần bình chứa nó khi ở gần mặt đất
⇒ Chọn B.

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
B. Các phân tử chất lỏng luôn dao động quanh vị trí “cân bằng động”.
C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạo từ một loại phân tử.
D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.
Lời giải:
Các chất lỏng khác nhau thì các phân tử chất lỏng cũng khác nhau
⇒ Chọn C
* Nhận xét: Học sinh có thể khó khăn với phương án A.
Câu 8: Chọn câu đúng.
Con Nhện nước đi lại dễ dàng trên mặt nước là vì
A. khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
B. lực căng mặt ngoài của nước cân bằng với trọng lực của nó.
C. khối lượng riêng của nó lớn hơn khối lượng riêng của nước.
D. lực căng mặt ngoài của nước nhỏ hơn trọng lực của nó.
Lời giải:
Để con Nhện đi lại dễ dàng trên mặt nước thì trọng lực phải cân bằng với lực căng mặt ngoài
của nước
⇒ Chọn B
Câu 9: Câu nào sau đây sai?
Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng luôn


A. tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt chất lỏng.
B. phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. phụ thuộc vào hình dạng chất lỏng.
D. tính bằng công thức f = σ.l .
Câu 10: Khi giặt quần áo ta thường hòa xà phòng (nước giặt) vào nước nhằm mục đích
A. cho quần áo thơm hơn.
B. làm giảm lực căng mặt ngoài của nước.

C. làm tăng hệ số căng mặt ngoài của nước.
D. làm cho sợi vải không bị dính nước.
Lời giải:
Khi giặt quần áo ta thường hòa xà phòng vào nước nhằm mục đích làm giảm lực căng mặt
ngoài của nước để cho chất tẩy rửa thấm sâu vào sợi vải
⇒ Chọn B
Câu 11: Đặt một que diêm nổi trên mặt nước nguyên chất. Nếu nhỏ nhẹ vài giọt nước xà
phòng xuống mặt nước gần que diêm (giả thiết xà phòng chỉ lan về một phía của que diêm)
thì que diêm sẽ đứng yên hay chuyển động?
A. Đứng yên.
B. Chuyển động về phía nước xà phòng.
C. Chuyển động quay tròn.
D. Chuyển động về phía nước nguyên chất.
Lời giải:
Do lực căng mặt ngoài của nước lớn hơn của xà phòng nên que diêm sẽ bị kéo về phía mặt
nước nguyên chất
⇒ Chọn D.
Câu 12: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.
Lời giải:
Dựa vào ứng dụng của hiện tượng dính ướt
⇒ Chọn A.
Câu 13: Câu nào sai?
Khi tăng nhiệt cho một khối chất lỏng thì
A. thể tích của khối chất đó tăng.
B. nhiệt độ của khối chất đó tăng.
C. thời gian cư trú của phân tử chất lỏng tăng.

D. hệ số căng bề mặt giảm.
Lời giải:
Khi nhiệt độ tăng thì chuyển động nhiệt của các phân tử nước cũng nhanh hơn, tính linh động
của các phân tử sẽ tăng vì thế thời gian cư trú của các phân tử ở mỗi vị trí sẽ giảm
⇒ Chọn C.
Câu 14: Một vòng nhôm mỏng và rất nhẹ có đường kính là 50 mm được treo vào một lực kế
lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Hệ số căng mặt ngoài của nước là
72.10-3 N/m. Lực F để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước có độ lớn nhỏ nhất là
A. F = 3,6.10-3 N.
C. F = 2,26.10-3 N.

B. F = 4,52.10-2 N.
D. F = 2,26.10-2 N.
Lời giải:


Lực nhỏ nhất để bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng với lực căng bề mặt của nước tác
dụng lên vòng nhôm: f = σ.2.l = σ.2.π.d = 2,26.10-2 N
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nếu học sinh lấy r = 50 mm thì kết quả ra đáp án B; Nếu học sinh dùng công
thức f = σ.l và l = 50 mm thì sẽ tính ra A.
Câu 15: Người ta thả một cái kim dài 3,5 cm nổi trên mặt nước. Cho biết hệ số căng mặt
ngoài của nước là 0,073 N/m, lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của kim là
A. 0,26 g.
B. 2,6 g.
C. 5,2 g.
D. 0,52 g.
Lời giải:
Áp dụng điều kiện cân bằng
σ.l 0, 073.2.0, 035

P = f ⇔ mg = σ.l ⇒ m =
=
= 5, 2.10−4 kg = 0,52g
g
9,8
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nếu học sinh lấy l = 3,5 cm thì kết quả ra đáp án A.
Câu 16: Cho nước vào một ống nhỏ giọt có đường kính miệng ống 0,4 mm. Hệ số căng bề
−3
mặt của nước là σ = 73.10 N / m . Lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng giọt nước khi rơi khỏi ống

A. m = 94.10-6 kg.
C. m = 0,094 g.

B. m = 9,4.10-6 kg.
D. m = 9,4 g.

Lời giải:
- Lúc giọt nước hình thành, lực căng bề mặt F ở đầu ống giữ nó là f = σ.π.d
- Giọt nước rơi khỏi ống khi trọng lực giọt nước cân bằng với lực căng bề mặt ở miệng ống ⇒
σ.π.d
P = f ⇔ mg = σ.π.d ⇒ m =
= 9,4.10-6 kg
g
⇒ Chọn B.
Câu 17: Cho nước vào ống nhỏ giọt có đường kính miệng là 0,8 mm. Suất căng mặt ngoài
của nước là 0,078 N/m; g = 9,8 m/s 2; khối lượng riêng của nước là 1 kg/dm 3. Nếu coi giọt
nước khi rơi khỏi ống có dạng hình cầu thì thể tích của nó gần giá trị nào nhất?
A. 2.10-5 m3.


B. 2.10-5 cm3.

C. 2.10-5 dm3.

D. 2 mm3.

Lời giải:
Áp dụng điều kiện cân bằng
P = f ⇔ mg = σ.π.d ⇔ D.V.g = σ.π.d ⇒ V =

σ.π.d
= 2.10 −5 dm 3
D.g

⇒ Chọn C.
Câu 18: Nhúng một khung hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là a = 10 cm vào rượu rồi kéo
lên từ từ. Cho hệ số căng bề mặt của rượu là 24.10-3 N/m, khối lượng của khung là 5 g và lấy
g = 9,8 m/s2. Lực tối thiểu kéo khung nhôm bứt khỏi mặt nước là
A. F = 0, 96. 10-2 N.
B. F = 6,8.10-2 N.
C. F = 4,9. 10-2 N.
D. F = 1,92.10-2 N.
Lời giải:
−2
Lực kéo cần thiết để kéo khung lên: F = mg + f = mg + σ.2.4a = ... = 6,8.10 N


⇒ Chọn B.
* Nhận xét: Nếu học sinh hiểu lực f là lực căng mặt ngoài tác dụng lên đường bao phía ngoài
của khung thì chọn A; Nếu học sinh hiểu lực f là lực căng mặt ngoài tác dụng lên đường bao

phía ngoài và trong của khung thì chọn D; Nếu học sinh hiểu lực f là trọng lực chọn C.
Câu 19: Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng
đứng, đoạn dây AB bằng đồng dài 5 cm là đường giới hạn của màng xà phòng ở phía dưới và
có thể trượt dễ dàng trên khung. Hệ số căng mặt ngoài của xà phòng σ = 0, 04N / m . Để dây
AB cân bằng thì trọng lượng của dây AB là
A. P = 2.10-3 N.
C. P = 2,5.10-3 N.

B. P = 1,6.10-3 N.
D. P = 4.10-3 N.
Lời giải:
Áp dụng điều kiện cân bằng P = f = 2σ.l = ... = 4.10 −3 N
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nếu học sinh dùng công thức P = f = σ.l = ... = 2.10−3 N thì sẽ ra kết quả A.
Câu 20: Có 20 cm3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính trong là 0,8 mm. Giả sử
nước trong ống chảy ra ngoài thành từng giọt một. Biết σ = 73.10−3 N / m; D = 103 kg / m 3
;g = 10m / s 2 . Nước trong ống có thể nhỏ được số giọt là
A. 1900.

B. 1000.

C. 1090.

D. 9100.

Lời giải:
Giọt nước rơi khỏi ống khi trọng lượng giọt nước cân bằng với lực căng bề mặt ở miệng ống
V.D
V.D.g
⇒ mg = f ⇔ mg = σ.l ⇔

.g = σ.π.d ⇒ N =
= ... = 1090 giọt
N
σ.π.d
⇒ Chọn C.
Câu 21: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính trong là 40 mm.
Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực tối thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của
Glixerin ở 200C là 64,3 mN. Hệ số căng bề mặt của Glixerin ở nhiệt độ này là?
A. 0,14 N/m.

B. 0,073 N/m.

C. 0,154 N/m.

D. 0,0193 N/m.

Lời giải:
Lực nhỏ nhất để bứt vòng xuyến ra khỏi mặt Glixerin cân bằng với lực căng bề mặt của
Glixerin và trọng lực của vòng nhôm
⇒ F = mg + f1 + f 2 = mg + σ.(l 1 + l 2 ) = mg + σ.π(d1 + d 2 ) ⇒ σ = 73.10 −3 N / m.
⇒ Chọn B.
* Nhận xét: Nếu học sinh chỉ tính lực căng đối vơi vành ngoài thì chọn A, chỉ tính với vòng
trong thì chọn C.
Câu 22: Một quả cầu kín, mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Bán kính của quả
cầu là r =1 mm, suất căng bề mặt của nước là 0,073 N/m. Khi nhúng một phần quả cầu vào
nước thì lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên quả cầu là
A. Fmax = 4,6 N.
B. Fmax = 4,58.10-3 N.
C. Fmax = 4,58.10-2 N.
D. Fmax = 4,58.10-4 N.

Lời giải:
Lực căng bề mặt tác dụng lên quả cầu f = σ.l , để f đạt cực đại thì l = 2 π r (chu vi vòng tròn
lớn nhất) ⇒ f max = σ.2π.r .


Thay số ta được fmax= 4,58.10-4 N
⇒ Chọn D.
Câu 23: Một vòng kim loại rất mỏng có đường kính 8cm, khối lượng 20 g được đặt sao cho
đáy của vòng chạm vào mặt một chất lỏng (như thí nghiệm trong bài thực hành đo hệ số căng
mặt ngoài). Kéo từ từ vòng kim loại ra khỏi mặt chất lỏng, ngay trước khi vòng kim loại bứt
khỏi mặt chất lỏng thì số chỉ của lực kế tăng thêm một lượng là 9,2.10 -3 N. Hệ số căng bề mặt
của chất lỏng là
A. 36,3.10-3 N/m
C. 18,3.10-4 N/m

B. 36,3.10-4 N/m
D. 18,3.10-3 N/m
Lời giải:
Số chỉ lực kế tăng thêm một lượng bằng lực căng mặt ngoài của chất lỏng tác dụng lên vòng
kim loại f = σ.2.l = σ.2πd = 9, 2. 10−3 ⇒ σ = 18,3.10−3 N / m
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nếu học sinh dùng công thức f = σ.l thì sẽ ra kết quả A; HS có thể gặp khó khăn
với khối lượng của vòng.
Câu 24: Cho 3 cm3 nước có khối lượng riêng 1000 kg/m 3 vào trong ống nhỏ giọt có đường
kính miệng là 1 mm thì thấy có 120 giọt nước nhỏ ra từ ống. Lấy g = 9,8 m/s 2. Hệ số căng mặt
ngoài của nước là
A. 0,78 N/m.
B. 0,078 N/m.
C. 0,087 N/m.
D. 0,87 N/m.

Lời giải:
Khi giọt nước sắp rơi thì lực căng mặt ngoài tại miệng ống cân bằng với trọng lực của giọt
nước
⇒ P = f ⇔ mg = σ.l ⇔

V.D
V.D.g
.g = σ.π.d ⇒ σ =
= ... = 0, 078N / m
N
N.π.d

⇒ Chọn B.
Câu 25: Một cọng rơm dài 10 cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống
mặt nước bên phải của cọng rơm và giả sử nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên. Biết hệ số
−3
−3
căng mặt ngoài của nước và nước xà phòng lần lượt là σ1 = 73.10 N / m; σ 2 = 40.10 N / m .
Lực tác dụng vào cọng rơm là bao nhiêu và cọng rơm sẽ dịch chuyển về phía nào?
A. F = 3,3.10-4 N, cọng rơm dịch chuyền về phía bên trái.
B. F = 4.10-3 N, cọng rơm dịch chuyền về phía bên phải.
C. F = 7,3.10-3 N, cọng rơm dịch chuyền về phía bên phải.
D. F = 3,3.10-3 N, cọng rơm dịch chuyền về phía bên trái.
Lời giải:
- Bên trái là nước, bên phải là dung dịch xà phòng. Lực căng bề mặt tác dụng lên cọng rơm
gồm lực căng mặt ngoài f1 ;f 2 của nước và nước xà phòng.
- Gọi l là chiều dài cọng rơm: Ta có: f1 = σ1.l ; f 2 = σ 2 .l . Do σ1 > σ 2 ⇒ f1 > f 2 nên cọng rơm
dịch chuyển về phía bên trái.
−3
- Hợp lực tác dụng lên cọng rơm: f1 − f 2 = (σ1 − σ 2 ).l = ... = 3,3.10 N

⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Học sinh có thể chọn A vì tính lực ra 3,3; Nếu học sinh chỉ tính lực căng của xà
phòng thì chọn B; Nếu học sinh chỉ tính lực căng của nước thì chọn C.
-----------------------------------------------------------


DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT, KHÔNG DÍNH ƯỚT- HIỆN TƯỢNG
MAO DẪN.
A. PHƯƠNG PHÁP
- Nắm chắc lý thuyết về hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện tượng mao dẫn.
- Hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện tượng mao dẫn.
- Vận dụng được công thức tính độ dâng lên, hạ xuống của chất lỏng trong ống mao dẫn:
h=


.
Dgd

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Gọi lực tương tác giữa các phân tử chất rằn với chất lỏng là F R-L, lực tương tác giữa
các phân tử chất lỏng với các phân tử chất lỏng là FL-L.
Chọn câu không đúng trong các câu sau.
A. Nếu FR-L lớn hơn FL-L thì có hiện tượng dính ướt.
B. Nếu FR-L nhỏ hơn FL-L thì không có hiện tượng dính ướt.
C. Hiện tượng dính ướt là do lực căng mặt ngoài gây ra.
D. Sự dính ướt hay không dính ướt là hệ quả của tương tác rắn - lỏng.
Lời giải:
Nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng dính ướt, không dính ướt
⇒ Chọn C.
Câu2: Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn?

A. Hạ thấp nhiệt độ của nước.
B. Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn.
C. Pha thêm rượu vào nước.
D. Dùng ống mao dẫn có đường kính trong nhỏ hơn.
Lời giải:
Ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì chất nước dâng lên hay hạ xuống càng
nhiều
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nguyên nhân của hiện tượng mao dẫn là do lực căng bề mặt. Nếu hạ thấp nhiệt
độ hoặc pha thêm rượu vào nước thì lực căng sẽ giảm, điều này dẫn đến độ cao của nước
trong ống mao dẫn sẽ giảm.
Câu 3: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để
A. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
B. dẫn dầu của bấc đèn ở đèn dầu.
C. làm cho nước xà phòng thấm sâu vào các sợi vải.
D. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
Lời giải:
Dựa vào ứng dụng của hiện tượng dính ướt
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Nếu học sinh nhầm với ứng dụng của lực căng mặt ngoài thì sẽ chọn C; nhầm
với ứng dụng của hiện tượng mao dẫn thì chọn B; học sinh cũng có thể nhầm với sự hút nước
của giấy thì chọn A.
Câu 4: Để giải thích hiện tượng mao dẫn người ta
A. chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng.


B. phải dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài và hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
C. chỉ dựa vào hiện tượng dính ướt, không dính ướt.
D. dựa vào cấu trúc của chất lỏng và chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng.
Lời giải:

Do hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt đã làm cho mặt thoáng của chất lỏng trong ống
mao dẫn có dạng lõm xuống hoặc khum lồi, do lực căng bề mặt luôn muốn làm giảm diện tích
bề mặt nên đã kéo cho cột chất lỏng trong ống mao dẫn dâng lên với chất lỏng dính ướt chất
rắn hoặc hạ xuống với chất lỏng không dính ướt chất rắn.
⇒ Chọn B.
Câu 5: Câu nào sau đây là đúng?
Chất lỏng trong ống mao dẫn
A. dâng lên trong trường hợp chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn.
B. hạ xuống trong trường hợp chất lỏng làm dính ướt ống mao dẫn.
C. dâng lên trong trường hợp chất lỏng làm dính ướt ống mao dẫn.
D. dâng lên càng cao khi khối lượng riêng của chất lỏng đó càng lớn.
Lời giải:
Do hiện tượng dính ướt đã làm cho mặt thoáng của chất lỏng trong ống mao dẫn có dạng lõm
xuống, do lực căng bề mặt luôn muốn làm giảm diện tích bề mặt nên đã kéo cho cột chất lỏng
trong ống mao dẫn dâng
⇒ Chọn C.
Câu 6: Biểu thức tính độ dâng hay hạ của mực chất lỏng trong ống mao dẫn là
σ4
A. h =
.
Dgd

σ

B. h =
.
C. h =
.
4Dgd
Dgd

Lời giải:

4σ 2
D. h =
.
Dgd

⇒ Chọn C.
Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng?
A. Gia tốc trọng trường tăng.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
C. Tăng đường kính trong của ống mao dẫn.
D. Giảm đường kính trong của ống mao dẫn.
Lời giải:
- Gia tốc trọng trường tăng làm cho trọng lượng riêng tăng, trọng lượng riêng tăng thì chất
lỏng bị kéo xuống nhiều và làm cho cột chất lỏng trong ống mao dẫn hạ xuống.
- Ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì độ dâng lên hay hạ xuống càng nhiều
⇒ Chọn D.
Câu 8: Trong trường hợp nào sau đây độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn giảm?
A. Gia tốc trọng trường giảm.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Tăng đường kính trong của ống mao dẫn.
D. Giảm đường kính trong của ống mao dẫn.
Lời giải:
- Gia tốc trọng trường giảm làm cho trọng lượng riêng giảm dẫn tới trọng lượng giảm thì chất
lỏng bị kéo lên nhiều và làm cho cột chất lỏng trong ống mao dẫn dâng lên.
- Ống mao dẫn có đường kính trong càng lớn thì độ dâng lên càng ít.
⇒ Chọn C.



Câu 9: Một ống thủy tinh có đường kính trong nhỏ được cắm thẳng đứng vào một cốc nước
có nhiệt độ 200C. Nước làm dính ướt thủy tinh. Mặt thoáng của nước trong ống thủy tinh có
dạng
A. mặt khum lồi.
B. mặt phẳng ngang.
C. mặt khum lõm.
D. mặt phẳng nghiêng.
Lời giải:
Vì nước làm dính ướt thủy tinh nên các phân tử thủy tinh sẽ kéo các phân tử nước ở chỗ tiếp
xúc với thành ống dâng lên cao hơn, điều này dẫn đến mặt thoáng của nước có dạng khum
lõm
⇒ Chọn C.
Câu 10: Một ống thủy tinh có đường kính trong nhỏ được cắm thẳng đứng vào một cốc thủy
ngân có nhiệt độ 300C. Thủy ngân không làm dính ướt thủy tinh. Mặt thoáng của thủy ngân
trong ống thủy tinh có dạng
A. mặt khum lồi.
B. mặt phẳng ngang.
C. mặt khum lõm.
D. mặt phẳng nghiêng.
Lời giải:
Vì thủy ngân không làm dính ướt thủy tinh nên các phân tử thủy ngân bên trong sẽ kéo các
phân tử thủy ngân ở chỗ tiếp xúc với thành ống tụt xuống, điều này dẫn đến mặt thoáng của
thủy ngân có dạng khum lồi
⇒ Chọn A.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn?
A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành ngoài của cốc.
B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút mài.
C. Bấc đèn hút dầu.
D. Giấy thấm hút mực.
Lời giải:

Cốc nước đá có nước đọng trên thành ngoài của cốc là do hiện tượng ngưng tụ
⇒ Chọn A.
Câu 12: Hiện tượng mao dẫn
A. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng.
B. chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn.
C. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng.
D. xảy ra với các ống có đường kính trong nhỏ.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 13: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:
A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt.
B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu.
D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 14: Nước mưa không bị lọt qua các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì
A. nước mưa dính ướt vải bạt.
B. nước mưa không dính ướt vải bạt.
C. lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt.
D. hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm vải bạt.
Lời giải:


⇒ Chọn C.
Câu 15: Nước từ đất có thể lên được các bộ phận của cây là nhờ
A. quá trình quang hợp của cây.
B. sự chênh lệch áp suất của nước.
C. trong cây có những động cơ để hút nước.
D. hiện tượng mao dẫn của rễ và thân cây.

Lời giải:
Trong rễ và thân cây có các ống rất nhỏ đóng vai trò là các ống mao dẫn nên đã làm nước
dâng lên
⇒ Chọn D.
Câu 16: Một ống mao dẫn có đường kính trong là 1mm nhúng thẳng đứng trong rượu. Rượu
dâng lên trong ống một đoạn 12 mm. Khối lượng riêng của rượu là D = 800 kg/m 3,
g = 10 m/s2. Hệ số căng mặt ngoài của rượu là
A. 0,024 N/cm.
B. 24.10-3 N/m.
C. 0,042 N/m.
D. 0,24 N/m
Lời giải:

⇒ σ = 0,024 N/m
Áp dụng công thức h =
Dgd
⇒ Chọn B.
* Nhận xét: Học sinh tính ra 0,024 mà không chú ý đến đơn vị thì có thể chọn nhầm A.
Câu 17: Một ống mao dẫn có đường kính trong là d = 2,5 mm hở hai đầu được nhúng thẳng
đứng vào cốc nước. Khối lượng riêng và hệ số căng mặt ngoài của nước lần lượt là 10 3 kg/m3
và 0,075 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao của nước trong ống là
A. 0,012 cm.
Áp dụng công thức h =
⇒ Chọn C.

B. 0,012 mm.
C. 12 mm.
Lời giải:

D. 1,2 mm.



= 0,012 m = 12 mm
Dgd

* Nhận xét: Học sinh tính ra 0,012 có thể chọn A hoặc B nếu không chú ý đến đơn vị.
Câu 18: Nhúng vào cốc thủy ngân một ống thủy tinh có bán kính trong là 1 mm. Trọng lượng
riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3 và hệ số căng mặt ngoài là 0,47 N/m. Lấy g = 10 m/s2.
Độ hạ xuống của mức thủy ngân trong ống so với mức thủy ngân ở cốc là
A. 0,69 mm.
B. 6,9 mm.
C. 6,9 cm.
D. 9,6 cm.
Lời giải:

Áp dụng công thức h =
= …= 6,9 mm
Dgd
⇒ Chọn C.
* Nhận xét: Học sinh có thể nhầm D = 136.103 N/m3 thì kết quả là A.
Câu 19: Trong một ống mao dẫn có bán kính 0,5 mm mực chất lỏng dâng lên 11 mm. Biết
sức căng mặt ngoài của chất lỏng 0,022 N/m. Lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng riêng của chất
lỏng là
A. 816 g/m3.
B. 861 kg/m3.
C. 861 kg/m3.
D. 816 kg/m3.
Lời giải:



⇒D=
= …= 816 kg/m3
Áp dụng công thức h =
Dgd
gdh
⇒ Chọn C.


Câu 20: Hai ống mao dẫn nhúng trong cùng một chất lỏng có suất căng bề mặt là 22.10 -3
N/m. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là 0,8 g/cm 3, đường kính trong của hai ống mao dẫn
lần lượt là d1 = 0,04 cm và d2 = 0,1 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu mức chất lỏng trong hai ống là
A. 16,8 cm.
B. 168 mm.
C. 1,68 cm.
D. 18,6 mm.
Lời giải:
4σ 1 1
( − ) = 1,68 cm
Áp dụng công thức ∆h =
Dg d1 d1
⇒ Chọn C.
CHỦ ĐỀ 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK.
1.1. Sự chuyển thể
- Là hiện tượng vật chất chuyển từ cấu trúc này sang cấu trúc khác. Để phá vỡ cấu trúc cũ và
xác lập cấu trúc mới thì vật chất cần một lượng nhiệt, lượng nhiệt đó gọi là nhiệt chuyển thể.
- Khi có sự chuyển thể thì thể tích riêng của vật chất bị thay đổi.
1.2. Sự nóng chảy
Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

1.2.1.Nhiệt độ nóng chảy
- Mỗi chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy hoàn toàn xác định ở một áp suất cho trước (gọi
là nhiệt độ nóng chảy) và trong quá trình nóng chảy thì nhiệt độ không thay đổi, sau khi nóng
chảy hoàn toàn thì nhiệt độ sẽ tăng.
- Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định và trong quá trình nóng chảy
nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng.
1.2.2. Nhiệt nóng chảy (đối với chất rắn kết tinh)
- Là nhiệt lượng cung cấp cho một lượng chất rắn nóng chảy hoàn toàn từ nhiệt độ nóng chảy.
- Công thức tính nhiệt nóng chảy: Q = λ.m (λ (J/kg) là nhiệt nóng chảy riêng; m (kg) là khối
lượng chất rắn).
1.2.3. Ứng dụng
Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.
1.3. Sự đông đặc (là quá trình ngược lại với sự nóng chảy).
- Với chất rắn kết tinh thì sự đông đặc được bắt đầu từ nhiệt độ đông đặc (nhiệt độ đông đặc
bằng với nhiệt độ nóng chảy).
- Với chất rắn vô định hình thì khi hạ nhiệt độ xuống thì khối lỏng sẽ dần dần đông đặc, chất
rắn vô định hình không có nhiệt độ đông đặc xác định.
1.4. Sự bay hơi
- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối lỏng do
một số phân tử chất lỏng ở bề mặt có động năng lớn đã thắng được lực hút của các phân tử
của khối lỏng và bứt ra khỏi bề mặt của khối lỏng.
- Sự bay hơi phụ thuốc vào bản chất của chất lỏng, nhiệt độ của chất lỏng và áp suất trên mặt
khối lỏng.
1.5. Sự hóa hơi
- Sự hóa hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra ở mặt thoáng và ở bên trong
của khối lỏng ở một nhiệt độ xác định.


- Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng để nó chuyển từ thể lỏng thành
thể hơi ở nhiệt độ xác định. Nhiệt hóa hơi phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ

hóa hơi.
Q = L.m ; (L (J/kg) là nhiệt hóa hơi riêng; m (kg) là khối lượng chất lỏng cần hóa hơi).
- Ứng dụng:
+ Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu
điều hoà.
+ Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
+ Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh.
1.6. Sự ngưng tụ
- Là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng.
- Trong quá trình ngưng tụ thì áp suất của khí là không đổi và là giá trị cực đại (là áp suất hơi
bão hòa), giá trị này phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Sự ngưng tụ có thể là do nhiệt độ hạ thấp hoặc do nén khí đến một áp suất nào đó thì hơi sẽ
hóa lỏng.
1.7. Hơi khô và hơi bão hòa
Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín:
- Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ thì áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất
lỏng là hơi khô.
- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ thì hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hòa có
áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa.
- Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích và không tuân theo định luật
Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ.
1.8. Sự sôi
- Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra không chỉ ở mặt thoáng mà còn ở cả trong lòng khối lỏng.
- Mỗi chất lỏng có nhiệt độ sôi xác định, nhiệt độ này phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng
của chất lỏng.
- Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng sẽ không đổi.
1.9. Độ ẩm không khí
1.9.1. Độ ẩm tuyệt đối
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí (a) là đại lượng được đo bằng số gam hơi nước có trong 1 m 3
không khí.

- Ở một nhiệt độ nào đó, khi hơi nước trong không khí đạt đến trạng thái bão hòa thì độ ẩm
tuyệt đối đạt giá trị cực đại a max = A (gọi là độ ẩm cực đại). Độ ẩm cực đại tăng khi nhiệt độ
tăng.
1.9.2. Độ ẩm tỷ đối
- Độ ẩm tỉ đối (f) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối (a)
a
100% .
A
- Độ ẩm tỉ đối gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp
và độ ẩm cực đại (A) của không khí ở cùng nhiệt độ: f =

suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ: f =

p
100% .
p bh

- Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Dụng cụ đo độ ẩm của không khí: Ẩm kế tóc, ẩm kế khô - ướt, ẩm kế điểm sương…
1.9.3. Điểm sương


Là nhiệt độ nào đó của không khí mà nếu hạ nhiệt độ của không khí thấp hơn nhiệt độ đó thì
hơi nước đọng lại thành sương.
1.9.4. Vai trò của độ ẩm
- Độ ẩm trong không khí giúp các nhà khí tượng thủy văn có thể dự đoán được thời tiết để
phục vụ cho đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của con người. Không những thế, còn chủ
động trong việc phòng chống thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới,…
- Độ ẩm không khí giúp tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, tham gia vào quá trình
tuần hoàn của nước trong khí quyển.

- Khi độ ẩm cao khiến môi trường bị ẩm ướt, cơ thể con người cảm thấy khó chịu, quần áo lâu
khô, nền nhà đổ mồ hôi, vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh cho người hoặc khi độ ẩm đạt tới
ngưỡng điểm sương sẽ gây ra sương mù,…
- Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, cơ thể càng dễ bị
lạnh.
- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc,
hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …
- Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng,
thông gió, …
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp
- Giải thích
+ Sự tạo thành nước ở quanh cốc nước lạnh.
+ Sự tạo thành nước khi trời nồm.
+ Trạng thái khó chịu của cơ thể người khi độ ẩm tỷ đối trong không khí cao.
+ Trạng thái mất nước của cơ thể người khi độ ẩm tỷ đối trong không khí thấp.
- Ứng dụng thực tiễn
+ Dùng hệ thống phun sương trong phòng điều hòa, trong nông nghiệp để làm tăng độ
ẩm.
+ Trời hanh khô người ta thường bôi kem dưỡng ẩm lên da để giảm sự bay hơi của da
và làm da không nứt nẻ.
+ Khi bị sốt ta thường xoa nước ấm lên cơ thể vì khi nước bay hơi sẽ lấy đi nhiệt độ
của cơ thể.
+ Trời nồm ta thường đóng kín các cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà vì không khí
ẩm vào nhà gặp lạnh sẽ đọng lại thành nước.
+ Chế tạo hệ thống lấy nước ngọt từ không khí...
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ SỰ CHUYỂN THỂ
A. PHƯƠNG PHÁP
- Nắm chắc lý thuyết về sự chuyển thể của các chất.
- Nắm được công thức tính nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi.

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho m (kg) chất rắn ở t0 C nóng chảy hoàn toàn
Q = Q1 + Q 2 = m.c.(t nc − t 0 ) + λ.m ; (Q1 là nhiệt lượng để đưa khối chất rắn từ t 0 đến nhiệt độ
nóng chảy; Q2 là nhiệt nóng chảy).
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho m (kg) chất lỏng ở t0 hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi:
Q = Q1 + Q 2 = m.c.(t soi − t 0 ) + L.m ; (Q1 là nhiệt lượng để đưa khối chất lỏng từ t0 đến nhiệt độ
sôi; Q2 là nhiệt hóa hơi).
- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: Qthu = Qtỏa
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với chất rắn kết tinh, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Lời giải:
Khi khối chất đang ở thể lỏng, nếu hạ nhiệt độ xuống tới nhiệt độ nóng chảy thì chất lỏng bắt
đầu đông đặc (tnóng chảy = tđông đặc)
⇒ Chọn B.
Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn kết tinh phụ thuộc vào
A. nhiệt độ của vật rắn và áp suất ngoài.
B. bản chất của vật rắn.
C. bản chất của vật rắn và nhiệt độ của vật rắn.
D. bản chất của vật rắn, nhiệt độ của vật rắn và áp suất ngoài.
Lời giải:
Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc vào bản chất của vật rắn
⇒ Chọn B.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt
chất lỏng.
Lời giải:
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng
⇒ Chọn C.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng.
D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật.
Lời giải:
Nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy là điểm nóng chảy hay nhiệt độ nóng chảy
⇒ Chọn A.
Câu 5: Khi một chất lỏng “bay hơi” thì điều nào sau đây không đúng?
A. Số phân tử hơi hóa lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng hóa hơi.
B. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.
C. Sự bay hơi xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.
D. Chỉ có các phân tử chất lỏng hóa hơi.
Lời giải:
Khi chất lỏng bay hơi thì có cả quá trình hóa hơi và quá trình hóa lỏng
⇒ Chọn D.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Tốc độ bay hơi của chất lỏng
A. phụ thuộc vào áp suất của khí (hơi) trên bề mặt chất lỏng.


B. càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
C. càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
D. không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Lời giải:
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
⇒ Chọn D.
Câu 7: Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì
A. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất.
B. khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
C. áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.
D. tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
Lời giải:
Khi hơi đã bão hòa thì tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi
⇒ Chọn D.
Câu 8: Khi chất lỏng đang sôi ở áp suất xác định thì
A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong lòng chất lỏng.
B. nhiệt độ của chất lỏng không đổi trong suốt quá trình sôi.
C. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
D. nhiệt độ của chất lỏng tăng trong quá trình sôi.
Lời giải:
Khi chất lỏng đang sôi ở áp suất xác định thì nhiệt độ của chất lỏng không đổi
⇒ Chọn A.
Câu 9: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. J/kg. độ.
B. J.
C. J/ kg.
D. J/ độ.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm
nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).

C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.
D. Nhiệt nóng chảy riêng không phụ thuộc vào bản chất của chất rắn.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 11: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích của hơi.
B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi.
D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.


D. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng cao.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 13: Chọn câu đúng.
Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/kg, điều đó cho biết
A. khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi hoá lỏng hoàn toàn.
C. khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J để hoá lỏng.
D. mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng
chảy.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 14: Chọn câu đúng.

A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên
ngoài.
B. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều
kiện áp suất xác định.
C. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 15: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi?
A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi gọi là
nhiệt hoá hơi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = L.m, trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của
chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 16: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
A. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
B. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng
thì áp suất hơi bão hòa giảm.
C. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
D. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 17: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích của chất lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
C. Áp suất trên bề mặt chất lỏng.
D. Nhiệt độ của chất lỏng.

Lời giải:


⇒ Chọn A.
Câu 18: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn nóng chảy hoàn toàn ở
nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λ.m , trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng
của chất rắn, m là khối lượng của chất rắn.
Lời giải:
Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy khác nhau
⇒ Chọn C.
Câu 19: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
A. Áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
D. Áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ôt.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 20: Để hóa hơi hoàn toàn 100 g nước ở nhiệt độ sôi thì cần một lượng nhiệt là bao
nhiêu? Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 23.105 J/kg.
A. 23.104 kJ.

B. 230 kJ.

C. 230 J.

D. 23.105 J.


Lời giải:
Áp dụng công thức: Q = m.L= 0,1.23.105 = 23.104 J = 230 kJ
⇒ Chọn B.
Câu 21: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 0°C là 3,4.10 5 J/kg. Để làm nóng chảy 100 g
nước đá ở 0°C cần lượng nhiệt là
A. Q = 3,4.103 kJ.

B. Q = 3,4.107 J.

C. Q = 34.107 J.

D. Q = 34.103 J.

Lời giải:
Áp dụng công thức: Q = λ.m =….= 3,4. 103 J = 34.103 J
⇒ Chọn D.
* Nhận xét: Học sinh sau khi tính ra kết quả 3,4. 103 có thể nhầm đáp án là A nếu không chú
ý về dơn vị. Nếu học sinh thay m=100 thì ra kết quả là B
Câu 22: Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của
nước đá 3,4.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5 kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước
ở 0oC là
A. 104,5 kJ.
B. 1700 kJ.
C. 1804,5 kJ.
D. 18045 kJ.
Lời giải:
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5 kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước đá ở 0oC là:
Q1 = m.C.Δt = 104500 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 5 kg nước đá ở 0oC chuyển thành nước ở 0oC là:

Q2 = λ.m = 17.105 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5 kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC là:
Q = Q1 + Q2 = 1804500J
⇒ Chọn C.


Câu 23: Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước ở
100oC là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25 oC chuyển thành hơi ở
100oC là
A. 3135 KJ.
B. 23000 KJ.
C. 2613,5 KJ.
D. 26135 KJ.
Lời giải:
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25oC tăng lên 100oC là:
Q1 = m.c.Δt = 3135 KJ
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 10 kg nước đá ở 100oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là:
Q2 = L.m = 23000 KJ
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước đá ở 25oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là:
Q = Q1 + Q2 = 26135 KJ
⇒ Chọn D.
Câu 24: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là
2,09.103 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.10 3 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là
2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2 kg nước đá ở t 0 = -20oC tan thành
nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở t = 100 oC gần giá trị
nào sau đấy nhất?
A. 620 kJ.
B. 619 kJ.
C. 209 kJ.
D. 230 kJ.

Lời giải:
Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2 kg ở -20 oC tan
thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC.
Q = m.c nd .(0 − t 0 ) + m.λ + m .c nc (t − t 0 ) + m.L = ... ; 620kJ
⇒ Chọn A.
Câu 25: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0 oC vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg
nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20 kg. Nhiệt nóng chảy
riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là
4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế. Nhiệt
độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết là
A. 20oC.
B. 0oC.
C. 4,5oC.
D. 5,4oC.
Lời giải:
- Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.
- Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở toC là
Q1 = m nc .c nc .(t cb − 0) + λ.m nc
- Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là
Q 2 = m Al .c Al .(t − t cb ) + m nc .c nc (t − t cb )
- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Q1 = Q2 ⇒ t = 4, 5o C ⇒ Chọn C.

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
A. PHƯƠNG PHÁP
- Nắm chắc được lý thuyết về độ ẩm không khí.
p
a
100% ).
- Nắm được công thức về độ ẩm tỷ đối: f = 100% ; (gần đúng f =
p bh

A
- Biết các xác định độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
- Để tìm áp suất bão hòa pbh và độ ẩm cực đại A, ta dựa vào bảng 39.1 sgk.
- Khối lượng hơi nước có trong phòng: m = a.V, (V(m3) thể tích của phòng).
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Chọn câu đúng.
Độ ẩm tuyệt đối có độ lớn bằng khối lượng hơi nước


A. tính ra gam trong 1 m3 không khí.
B. tính ra kg trong 1 m3 không khí.
C. bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí.
D. bão hòa tính ra kg trong 1 m3 không khí.
Lời giải:
Dựa vào định nghĩa độ ẩm tuyệt đối
⇒ Chọn A.
Câu 2: Điểm sương là
A. nơi có sương.
C. lúc không khí bị hóa lỏng.

B. nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng.
D. nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa.

Lời giải:
Dựa vào khái niệm điểm sương
⇒ Chọn A.
Câu 3: Công thức nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ giữa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm
cực đại và độ ẩm tương đối?
a
a

a
A. f = 100% .
B. f = .
C. a = f.A.
D. f = 100 .
A
A
A
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 4: Không khí ẩm là không khí
A. có độ ẩm cực đại lớn.
B. có độ ẩm tuyệt đối lớn.
C. có độ ẩm tỉ đối lớn.
D. áp suất riêng của hơi nước lớn.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 5: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích của hơi.
B. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi.
D. nhiệt độ và bản chất của hơi.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
A. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
B. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
C. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.
D. Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
Lời giải:

⇒ Chọn A.
Câu 7: Nếu nung nóng không khí thì
A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỷ đối đều tăng.
B. độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tỷ đối giảm.
C. độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tỷ đối tăng.
D. độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tỷ đối không đổi.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 8: Nếu làm lạnh không khí thì
A. độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tỷ đối giảm.


B. độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tỷ đối giảm.
C. độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tỷ đối tăng.
D. độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Khi hơi nước trong không khí đạt đến trạng thái bão hòa thì áp suất vẫn có thể tăng.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 10: Khi nhiệt độ của không khí tăng thì
A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại tăng như nhau.
B. độ ẩm tuyệt đối tăng chậm còn độ ẩm cực đại tăng nhanh.
C. độ ẩm tuyệt đối tăng nhanh còn độ ẩm cực đại tăng chậm.
D. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều thay đổi.
Lời giải:

⇒ Chọn B.
Câu 11: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng?
A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão
hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm
cực đại.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí
tính theo đơn vị g/m3.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 12: Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là
24,24 g/m3 và 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí gần giá trị nào nhất?
A. 80%.

B. 95%.

C. 74%.
Lời giải:

D. 90%.

Áp dụng công thức f = a 100% =74%
A
⇒ Chọn C.
Câu 13: Không khí ở 25°C có độ ẩm tương đối là 70%. Độ ẩm cực đại ở 25°C là
A = 23 g/m3. Khối lượng hơi nước có trong 1 m3 không khí là
A. 23 g.
B. 16,1 kg.
C. 23 kg.

D. 16,1 g.
Lời giải:
Độ ẩm tuyệt đối: a = f. A = 0,7. 23 = 16,1 g/m3.
⇒ Chọn D.


Câu 14: Một căn phòng có thể tích 60 m3, ở nhiệt độ 200C, có độ ẩm tương đối là 80%, biết
độ ẩm cực đại là 17,3 g/m3. Lượng hơi nước có trong phòng là
A. 173 g.
B. 13,84 g.
C. 830,4 g.
D. 17,3 g.
Lời giải:
- Lượng hơi nước có trong 1m3 là: a = f.A = 0,8.17,3 = 13,84 g
- Lượng hơi nước có trong phòng là: m = a.V = 13,84.60 = 830,4 g.
⇒ Chọn C.
Câu 15: Không khí ở 25°C có áp suất hơi là 19 mmHg và áp suất hơi nước bão hòa là
23,76 mmHg. Độ ẩm tỷ đối của không khí gần giá trị nào nhất?
A. 19%.
B. 23,76%.
C. 68%.
D. 80%.
Lời giải:
p
100% = ... ≈ 80%
p bh
⇒ Chọn D.
Câu 16: Phòng có thể tích 50 m3 chứa không khí, trong phòng có độ ẩm tỉ đối là 60%. Cho
biết nhiệt độ trong phòng là 25 oC và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 23 g/m 3. Nếu
trong phòng có thêm 150 g nước bay hơi thì độ ẩm tỉ đối của không khí là

A. 60%.
B. 23%.
C. 73%.
D. 37%.
Lời giải:
- Độ ẩm cực đại của không khí ở 25oC là A = 23 g/m3.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí lúc đầu a1 = f1.A = 13,8 g/m3.
- Khối lượng hơi nước trong không khí tăng thêm 150 g nên độ ẩm tuyệt đối tăng thêm
∆m 150
∆a =
=
= 3g / m 3 .
V
50
a + ∆a
100% = 73%.
Vậy độ ẩm tỉ đối của không khí là: f = 1
A
⇒ Chọn C.
Câu 17: Một phòng kín có thể tích 40 cm 3. Ở nhiệt độ là 20oC độ ẩm tỉ đối của không khí là
40% và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là Dbh = 17,3 g/m3. Muốn tăng độ ẩm lên 60%
thì phải làm bay hơi thêm bao nhiêu gam nước?
A. 173 g.
B. 138,4 g.
C. 183,4 g.
D. 73 g.
Ta có f =

Lời giải:
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng lúc đầu: a1 = f1.A = f1.Dbh = 6,92 g/m3

- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng lúc sau: a2 = f2.A = f2.Dbh = 10,38 g/m3
- Lượng nước cần thiết là: m = (a2 – a1).V = ( 10,38 – 6,92).40 = 138,4 g.
⇒ Chọn B.
Câu 18: Một vùng không khí có thể tích 1,5.1010 m3 chứa hơi bão hoà ở 23°C. Nếu nhiệt độ
hạ thấp tới 10°C thì lượng nước mưa rơi xuống là bao nhiêu? Biết ở nhiệt độ 23°C và 10°C độ
ẩm cực đại lần lượt là A1 = 20,6 g/m3 và A2 = 9,4 g/m3.
A. 1,5.1010 kg.
B. 20,6.1010 kg. C. 9,4.1010 kg.
D. 16,8.107 kg.
Lời giải:
Khi nhiệt độ hạ thấp tới 10°C thì khối lượng hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống là:
m = (A1-A2).V = (20,6 - 9,4).1,5.1010 = 16,8.1010g = 16,8.107 kg
⇒ Chọn D.


Câu 19: Một căn phòng có thể tích 120 m 3. Không khí trong phòng có nhiệt độ 25°C, điểm
sương 15°C. Độ ẩm cực đại ở 25°C là A1 = 23 g/m3 và ở 15°C là A2 = 12,5 g/m3. Để làm bão
hoà hơi nước trong phòng thì lượng hơi nước cần có là
A. 1200 g.

B. 2300 g.

C. 1250 g.
D. 1224 g.
Lời giải:
Độ ẩm tuyệt đối ở 25°C bằng độ ẩm cực đại ở điểm sương 15°C ⇒ a1 = A2= 23 g/m3.
Để làm bão hoà hơi nước trong phòng cần một lượng hơi nước là:
m = (A1 - A2).V = (23 - 12,8).120 = 1224 g
⇒ Chọn D.
Câu 20: Không khí ở 30°C có điểm sương là 25°C và độ ẩm cực đại là 30,3 g/m 3. Độ ẩm

cực đại ở điểm sương là 23 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị là
A. 25%.

B. 30,3%.

C. 75,9%.
D. 23%
Lời giải:
Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 30°C bằng độ ẩm cực đại ở điểm sương 25°C
⇒ a = 23 g/m3.
Độ ẩm tương đối: f =

a
100% = 75,9%
A

⇒ Chọn C.
Câu 21: Hơi nước bão hoà ở 20°C có áp suất p1 = 17,54 mmHg. Áp suất của nó có giá trị
bao nhiêu nếu đun nóng đẳng tích lượng hơi nước đó tới nhiệt độ 27°C?
A. 17,36 mmHg.
C. 15,25 mmHg.

B. 17,96 mmHg.
D. 23,72 mmHg.
Lời giải:
Hơi bão hoà tách khỏi chất lỏng nung nóng đẳng tích biến thành hơi khô tuân theo định luật
Sác -Lơ: Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
p 2 T2
T
27 + 273

=
⇒ p 2 = p1 2 = 17,54.
= 17,96mmHg
p1 T1
T1
20 + 273
⇒ Chọn B.
Câu 22: Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20 oC và 30oC lần lượt là 17 g/m3 và 30
g/m3. Gọi a1, f1 và a2, f2 lần lượt là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỷ đối của không khí ở 20 oC và
f2
30oC. Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số

f1


A.

20
.
17

B.

30
.
17

17
.
30

Lời giải:
C.

D.

17
.
20

a2
f 2 A 2 17
=
=
Ta có
a1
f1
20
A1
⇒ Chọn D.
Câu 23: Không khí trong một căn phòng có nhiệt độ 25 oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là
75%. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 25 oC là 23 g/m3. Cho biết không khí trong
phòng có thể tích là 100 m3. Khối lượng hơi nước có trong căn phòng là
A. 23 g.
.

B. 17,25 kg.

C. 1,725 g.

D. 1,725 kg.


Lời giải:
a = f.A = 0,75.23 = 17,25 g/m3.
m = aV = 17,25.100 = 1725 g = 1,725 kg
⇒ Chọn D.
Câu 24: Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Không khí ẩm có độ ẩm tỷ đối
là 80%. Áp suất riêng phần của hơi nước có trong không khí ẩm này gần đúng là
A. 15 mmHg.

B. 14 mmHg.

C. 16 mmHg.

D. 17 mmHg.

Lời giải:

p = f .p bh = 0,8.17,5 = 14mmHg
⇒ Chọn B.

Câu 25: Ban ngày, nhiệt độ không khí là 30 oC, độ ẩm của không khí đo được là 76%. Vào
ban đêm nhiệt độ của không khí bằng bao nhiêu thì sẽ có sương mù? Cho biết khối lượng
riêng của hơi nước bão hòa theo nhiệt độ là

A. 25oC.

B. 20oC.

C. 23oC.


A x = a 30 = A 30 .f = 30,29.0,75 ≈ 23 g/m .

Lời giải:

3

Vậy nhìn vảo bảng tương ứng với t = 25℃
⇒ Chọn A.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: VẬT LÝ

D. 28oC.


1. Thời gian: 50 phút.
2. Số câu: 40 câu.
3. Cấu trúc đề:
Lớp
10
11
12
Tổng
Mức độ

Nhận biết
2
2
10

Thông hiểu

2
3
7
Nhận
biết

Vận dụng
0
1
8

Thông hiểu

Vận dụng cao
0
0
5

Vận dụng

Vận
cao

Tổng
4
6
30

dụng Số câu


Dao động cơ
2
1
2
1
6
Sóng cơ
2
1
1
1
5
Điện XC
2
1
1
2
6
Sóng điện từ
1
1
1
0
3
Sóng ánh sáng
1
1
1
1
4

Lượng tử
1
1
1
0
3
Hạt nhân
1
1
1
0
3
Điện tích-Điện trường
1
2
0
0
3
Dòng điện không đổi
0
1
1
0
2
Quang học
1
0
0
0
1

Động lực học chất điểm
1
0
0
0
1
Các định luật bảo toàn
1
1
0
0
2
Chất lỏng- chất khí- sự 0
1
0
0
1
chuyển thể
Tổng số câu
14
12
9
5
40
* Lưu ý: Các Thày (Cô) căn cứ cấu trúc trên để xây dựng ma trận chi tiết, phân bố kiến thức
cho phù hợp.
4. Cách trình bày đề: Tương tự như đề thi THPT quốc gia năm 2018.
- Thứ tự các câu theo mức độ tăng dần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Lời giải ngay dưới từng câu hỏi.
- Ví dụ:

I. Mức độ nhận biết: Từ câu 1 đến câu 14.
Câu 1: “Gia tốc mà vật thu được cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ
thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật”.
Đây là nội dung của định luật
A. I Niutơn.
B. II Niutơn.
C. III Niutơn.
D. vạn vật hấp dẫn.
Lời giải:
⇒ Chọn B.
Câu 2: Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời
gian?
A. Vận tốc.
B. Gia tốc.
C. Tần số.
D. Li độ.
Lời giải:
⇒ Chọn C.
Câu 3: Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng cơ học truyền được trong chân không.


×