Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Luận Văn Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.77 MB, 232 trang )

Tài liu lun vn khoa luan kinh te1 of 63.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH
NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUẾ - NĂM 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te2 of 63.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH
NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN
PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ - NĂM 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te3 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và
kết quả nghiên cứu trong luận án được tổng hợp, phân tích và thực hiện một cách trung
thực, phù hợp với bối cảnh thực tế.

Nghiên cứu sinh

Hoàng La Phương Hiền

Footer Page 3 of 63.

i


Tài liu lun vn khoa luan kinh te4 of 63.


LỜI CÁM ƠN
Luận án này không thể thực hiện và hoàn thành nếu thiếu đi sự đóng góp quan
trọng của các tổ chức và cá nhân. Do đó, tôi vô cùng cảm kích và trân quý sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tính của tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Tấn Quân và
PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc là những người đã tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các Thầy, Cô, Cán bộ
Phòng Đào tạo sau Đại học; các Thầy cô, Anh chị em đồng nghiệp Khoa Quản trị kinh
doanh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã đặc biệt dành cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị tại Cục thuế, các
Chi cục thuế, Hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên
Huế; và đặc biệt là các doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ những thông tin, tư liệu hữu ích
để tôi có thể hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động
viên, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực hết mình nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn đọc gần xa.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án

Hoàng La Phương Hiền

Hiền
Footer Page 4 of 63.


ii


Tài liu lun vn khoa luan kinh te5 of 63.

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cám ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng.................................................................................................... vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 5
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................. 7
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC
ĐIỂM, NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................... 9
1.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nhân ............................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm về doanh nhân .................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm doanh nhân ........................................................................................ 10
1.1.3 Năng lực kinh doanh của doanh nhân ................................................................ 16
1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ................................................ 24
1.2.1. Dịch vụ ............................................................................................................ 24
1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ............................................. 25

1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp............................................... 28
1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................ 34
1.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 34
1.3.2. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp............................................................................................. 39
1.4. Khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu ................................................................ 46
iii
Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te6 of 63.

1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp tiếp cận đặc điểm, năng
lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........................... 46
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp phân tích sự ảnh hưởng
của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp ....................................................................................................... 49
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 52
2.1 Khái quát về đặc điểm của doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ......................................................................................... 52
2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên
Huế ............................................................................................................................ 52
2.1.2 Đặc điểm của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch
vụ ở Thừa Thiên Huế ................................................................................................ 56
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 57
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và phân tích ảnh hưởng của của đặc điểm, năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế............................................................................ 57
2.2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án .................................................. 60
2.2.3. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 67
2.2.4. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ
NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ ...................................................... 80
3.1. Kết quả khảo sát về đặc điểm doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế................................................................................... 80
3.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ................................................................. 80
3.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế . 81
3.2. Kiểm định thang đo các biến nghiên cứu ............................................................. 83
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA).................... 83
3.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) ............... 83
iv
Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te7 of 63.

3.3. Phân tích thực trạng đặc điểm tâm lý và năng lực kinh doanh của doanh nhân tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế .................... 86
3.3.1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ......................................................................................... 86
3.3.2. Năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế................................................................................... 89
3.4. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ
ở Thừa Thiên Huế .................................................................................................... 103
3.4.1. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của
doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế................................................................................. 103
3.4.2. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Boostrap ................................................ 104
3.4.3. Bình luận các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh
doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế .......................................................... 104
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH
DOANH CỦA DOANH NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ ..................................... 121
4.1. Đối với năng lực định hướng chiến lược ........................................................... 122
4.2. Đối với năng lực phân tích - sáng tạo ................................................................ 123
4.3. Đối với năng lực tổ chức - lãnh đạo .................................................................. 125
4.4. Đối với năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội .................................................. 127
4.5. Đối với năng lực cam kết .................................................................................. 128
4.6. Đối với năng lực thiết lập quan hệ ..................................................................... 129
4.7. Đối với năng lực chuyên môn nghiệp vụ ........................................................... 130
4.8. Đối với năng lực cá nhân .................................................................................. 130
4.9. Đối với năng lực nắm bắt cơ hội ....................................................................... 131
4.10. Đối với năng lực học tập ................................................................................. 131
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 134
1. Kết luận ............................................................................................................... 134
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 136
2.1. Đối với Nhà nước.............................................................................................. 136
v
Footer Page 7 of 63.



Tài liu lun vn khoa luan kinh te8 of 63.

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo của tỉnh, thành phố .................................................... 137
2.3. Đối với các hiệp hội của tỉnh ............................................................................. 138
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................................ 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 141
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 151
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 152
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 170

vi
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te9 of 63.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tổng hợp các khái niệm về doanh nhân .................................................. 9

Bảng 1.2.

Tổng hợp một số nhóm đặc điểm tâm lý doanh nhân ............................ 14

Bảng 1.3.

Tổng hợp một số khái niệm về năng lực ............................................... 17

Bảng 1.4.


Tổng hợp các hành vi phản ánh trong từng nhóm năng lực kinh doanh
thành phần cấu thành năng lực kinh doanh của doanh nhân từ nhiều tác
giả ........................................................................................................ 19

Bảng 1.5.

Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.................................... 26

Bảng 1.6.

Các khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....... 28

Bảng 1.7.

Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ................................................................................................... 29

Bảng 1.8.

Tổng hợp các nội dung đo lường trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................... 31

Bảng 1.9.

Ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý của doanh nhân đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................... 37

Bảng 1.10.


Tổng hợp một số nội dung và phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ
giữa năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ................................................................................................... 46

Bảng 2.1.

Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hình dịch vụ ở
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2016 ................................................. 52

Bảng 2.2.

Đặc điểm của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế
năm 2016 .............................................................................................. 53

Bảng 2.3.

Qui mô vốn, lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV
trong lĩnh vực dịch vụ phân theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2016 ................................................................... 55

Bảng 2.4.

Đặc điểm của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch
vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 .................................... 56

Bảng 2.5.

Nhận diện phương pháp phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực
kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của DNNVV ........ 57


Bảng 2.6.

Bảng phân bố tỷ lệ cỡ mẫu cần điều tra theo ngành dịch vụ .................. 72

Bảng 3.1.

Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh
vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế theo kết quả điều tra năm 2018 ............. 80
vii

Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te10 of 63.

Bảng 3.2.

Qui mô và cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa
Thiên Huế theo loại hình, lĩnh vực hoạt động, qui mô lao động và địa bàn
hoạt động theo kết quả điều tra năm 2018 ............................................. 82

Bảng 3.3.

Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc bậc 2 của các khái
niệm nghiên cứu ................................................................................... 84

Bảng 3.4.

Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường mô hình cấu trúc bậc 2 cho các
biến nghiên cứu ................................................................................... 85


Bảng 3.5.

Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo các biến nghiên cứu ................. 86

Bảng 3.6.

Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và ma trận tương
quan giữa các khái niệm ....................................................................... 86

Bảng 3.7.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của
doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh
vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ........................................................... 103

Bảng 3.8.

Kiểm định phân phối chuẩn cho các biến nghiên cứu .......................... 107

Bảng 3.9.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm đặc điểm
nhân chủng học của doanh nhân ......................................................... 108

Bảng 3.10.

Năng lực kinh doanh của doanh nhân theo các nhóm đặc điểm nhân
chủng học ........................................................................................... 113


viii
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te11 of 63.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình Năng lực cá nhân (ASK) ......................................................... 16

Hình 2.1.

Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu ............. 67

Hình 2.2.

Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện (Importance –
Performance Analysis – IPA)................................................................ 78

Hình 3.1.

Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ
ở Thừa Thiên Huế................................................................................. 86

Hình 3.2.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực kinh doanh của
doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. 90


Hình 3.3.

Kết quả phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng của các nhóm năng
lực kinh doanh thành phần theo mô hình IPA (Importance – Performance
Analysis) .............................................................................................. 91

Hình 3.4.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực định hướng
chiến lược của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa
Thiên Huế.............................................................................................. 92

Hình 3.5.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực phân tích –
sáng tạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa
Thiên Huế.............................................................................................. 95

Hình 3.6.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực tổ chức - lãnh
đạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên ở Thừa
Thiên Huế ............................................................................................. 95

Hình 3.7.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở
Thừa Thiên Huế .................................................................................... 97


Hình 3.8.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cam kết của
doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. 98

Hình 3.9.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thiết lập quan
hệ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên
Huế ....................................................................................................... 99

Hình 3.10.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa
Thiên Huế ............................................................................................. 99
ix

Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te12 of 63.

Hình 3.11.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cá nhân của
doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế
........................................................................................................... 101

Hình 3.12.


Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực nắm bắt cơ hội
của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên
Huế ..................................................................................................... 101

Hình 3.13.

Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực học tập của
doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế
........................................................................................................... 102

x
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn khoa luan kinh te13 of 63.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASK

Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức

BSC
CNHHĐH
CS
CFA

Thẻ điểm cân bằng
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


CMNV
DN
DNNVV
DM
DTPT
EFA

Chuyên môn nghiệp vụ
Doanh nghiệp
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Xu hướng đổi mới
Đào tạo phát triển
Phân tích nhân tố khám phá

HDDN

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Định hướng chiến lược
Khách hàng
Kiểm soát nội tại
Năng lực kinh doanh của doanh nhân
Năng lực cá nhân
Năng lực học tập
Năng lực cam kết
Năng lực nắm bắt cơ hội
Nhu cầu thành đạt
Phân tích và sáng tạo
Quy trình nội bộ

Rủi ro
Mô hình cấu trúc tuyến tính
Tâm lý
Tổ chức và lãnh đạo
Tài chính
Trách nhiệm xã hội
Thiết lập quan hệ
Xã hội chủ nghĩa
Hệ số tải nhân tố
Hệ số Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy tổng hợp
Tổng phương sai rút trích

DHCL
KH
KSNT
NLDN
NLCN
NLHT
NLCK
NBCH
NCTD
PTST
QTNB
RR
SEM
TL
TCLD
TC
TNXH

TLQH
XHCN
Alfa
C.R
AVE

Cộng sự
Phân tích nhân tố khẳng định

Confirmatory Factor
Analysis

Exploratory Factor
Analysis

xi
Footer Page 13 of 63.

Attitude - Skill Knowledge
Balanced Scorecard

Structural Equation Model

Factor loading
Composite Reliability
Average Variance Extract


Tài liu lun vn khoa luan kinh te14 of 63.


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, đặc biệt là các địa phương miền Trung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực dịch vụ được xem là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế, tăng cơ
hội việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra sự bùng nổ năng
suất địa phương và quốc gia. Số liệu cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017) [1] cho
thấy trong năm 2016, toàn tỉnh có đến gần 64% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa
đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp này trên địa bàn năm 2016 đạt gần 14.059 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 21.518 tỷ
đồng. Các doanh nghiệp này đã nộp ngân sách gần 1.023 tỷ đồng, trong tổng thu ngân
sách ước đạt 5.048,9 tỷ đồng của tỉnh. Ngoài ra, đã giải quyết việc làm cho 21.250 lao
động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy
và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi đóng vai trò tích cực
nhất cho quá trình giảm bớt áp lực về tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều
vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng xa.
Với đặc thù nhỏ bé về quy mô, có đến 79,71% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ
trong tổng số các doanh nghiệp dịch vụ ở Thừa Thiên Huế nên các doanh nhân tại các
doanh nghiệp này đồng thời vừa là người chủ vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động
điều hành quản lý doanh nghiệp. Thực tế quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa này
phản ánh tính tập quyền cao, hầu như mọi quyền ra quyết định đều tập trung trong tay
người chủ doanh nghiệp. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành bại của các
doanh nghiệp này chịu sự chi phối rất lớn từ phía doanh nhân.
Các nghiên cứu trước đây về doanh nhân và doanh nghiệp cũng chỉ ra được
những kết quả tương tự khi cho rằng năng lực kinh doanh và một số đặc điểm cá nhân
khác của doanh nhân được xem như yếu tố tài sản vô hình, quý giá không chỉ với bản
thân doanh nhân mà còn của doanh nghiệp [16][96]. Vì vậy, những thành tựu đạt
được của doanh nghiệp phải kể đến vai trò và sự cống hiến của các doanh nhân - người
được xem là chủ thể của tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào xây dựng và
phát triển thang đo đa chiều với các năng lực kinh doanh thành phần phù hợp để đo

lường năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế [32]. Các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng

Footer Page 14 of 63.

1


Tài liu lun vn khoa luan kinh te15 of 63.

lực kinh doanh chung của doanh nhân trong các tài liệu nghiên cứu liên quan rất đa
dạng và chưa thống nhất [141]. Hầu hết các thang đo năng lực kinh doanh đều được
nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh xã hội phương Tây trong khi đó, Pearson và
Chatterjee (2001) [112] cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân chịu sự chi phối
bởi một số điều kiện và hoàn cảnh nghiên cứu như văn hóa quốc gia, văn hóa doanh
nghiệp, môi trường kinh doanh… Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình năng lực kinh
doanh được xây dựng và phát triển vào những năm 90 trong bối cảnh đặc thù của điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội… vào thời kỳ này. Theo Iverson (2000) [76] sẽ không
còn phù hợp nếu vẫn tiếp tục sử dụng các mô hình năng lực kinh doanh trước đó để
đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân thế kỷ 21. Tương tự, Temtime và
Pansiri (2005) [141] cho rằng trước bối cảnh các biến số môi trường kinh doanh ngày
càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên có sự phát triển và
mở rộng các nhóm năng lực kinh doanh cho phù hợp với hơi thở của thời đại. Điều
này đòi hỏi luận án cần có sự kế thừa và phát triển thang đo đa chiều với một số năng
lực kinh doanh thành phần mới cần bổ sung để đo lường năng lực kinh doanh mang
tính chất đặc thù của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Ngoài cách tiếp cận xã hội học, phương pháp tiếp cận tâm lý học cũng được sử
dụng và khai thác các yếu tố xúc cảm, nhận thức, động cơ, nhân cách như các tiền tố
của hành vi kinh doanh nên có thể giúp phản ánh trọn vẹn hơn bức chân dung của

doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ [83]. Tuy nhiên, phương
pháp tiếp cận tâm lý, đặc biệt là tâm lý kinh doanh chưa được các nghiên cứu sử dụng
phổ biến như phương pháp tiếp cận xã hội học. Trong khi đó, không dễ để xây dựng
thang đo đa chiều phù hợp để đo lường đặc điểm tâm lý doanh nhân bởi vì có quá
nhiều đặc điểm tâm lý thành phần được các tác giả phân tích trong các nghiên cứu
khác nhau [71]. Đặc biệt, khai thác những đặc điểm tâm lý này đang là xu thế nghiên
cứu phổ biến hiện nay về doanh nhân, doanh nghiệp và kinh doanh [83]. Do đó, việc
xây dựng một thang đo đa chiều với các nhóm đặc điểm tâm lý thành phần phù hợp để
đánh giá đặc điểm tâm lý doanh nhân có tính cấp thiết cao trong luận án này.
Ngoài ra, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì việc chỉ
sử dụng các chỉ tiêu tài chính không đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa các đối tác
bên trong và bên ngoài, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược lâu dài, giữa các phương
diện hoạt động của doanh nghiệp [80]. Dù rằng các chỉ tiêu phi tài chính đã bắt đầu

Footer Page 15 of 63.

2


Tài liu lun vn khoa luan kinh te16 of 63.

nhận được sự quan tâm của một số nghiên cứu gần đây nhưng vẫn còn rất hạn chế và
chỉ có một số ít nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời cả 2 nhóm chỉ tiêu trên để đo
lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [20]. Do đó, Kaplan và Norton
(1993) [80] cho rằng việc phát triển thang đo đa chiều để đo lường kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp đồng thời chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cân
bằng được các phương diện hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Man (2001) [96], Ahmad (2007)
[16], Zoysa & Herath (2007) [158] và một số tác giả khác đã kiểm chứng sự ảnh

hưởng riêng lẻ hoặc của đặc điểm doanh nhân, hoặc của năng lực kinh doanh của doanh
nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đồng thời
kiểm chứng sự tác động của đặc điểm doanh nhân (đặc điểm nhân chủng học, đặc
điểm tâm lý) và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến mặc dù hướng nghiên cứu này sẽ giúp mô
tả trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải thích tốt hơn vai trò của doanh nhân
trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [96].
Thực tiễn kinh doanh cho thấy, bên cạnh những thành công đạt được thì việc
nhận diện được những khoảng trống còn thiếu hụt về đặc điểm, năng lực kinh doanh
của đội ngũ doanh nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa
bàn Thừa Thiên Huế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này giúp họ có được góc
nhìn tổng hợp hơn về viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị tốt hơn về hành trang tri
thức, kỹ năng và thái độ khi khởi nghiệp và trong quá trình vận hành hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để đạt được thành quả cao.
Từ những phân tích trên, nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh
doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế” được lựa chọn bởi nó có tính cấp thiết cả
về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và doanh
nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là phân tích và đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm và
năng lưc kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và đề xuất một
số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trên địa
bàn nghiên cứu.
Footer Page 16 of 63.

3



Tài liu lun vn khoa luan kinh te17 of 63.

Để đạt được mục tiêu này luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ khung lý thuyết để đo lường và đánh giá
đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của những yếu tố trên đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm
năng lực kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Kiểm chứng và phân tích sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh
doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh
vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu.
- Ðề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của doanh
nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, một số câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra như sau:
- Lý thuyết/ khung nghiên cứu nào phù hợp để đo lường đặc điểm, năng lực kinh
doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ủng hộ cho
mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp?
- Đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm năng lực
kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?
- Đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân có ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên
cứu?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV
trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh
nhân và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Footer Page 17 of 63.

4


Tài liu lun vn khoa luan kinh te18 of 63.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung:
Luận án nghiên cứu đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân,
mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động
kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trong đó:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ được phân loại theo tiêu
thức về quy mô lao động theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.
- Doanh nhân trong phạm vi luận án này là chủ doanh nghiệp và tham gia trực tiếp
vào hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Perfomance) được đo lường và
phản ánh thông qua chỉ tiêu kết quả và hiệu quả nhưng trong phạm vi của luận án này
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu, giới hạn và tiếp cận ở góc độ kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Luận án chỉ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh
doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó, mối
quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của doanh nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân

sẽ không được giải quyết trong luận án.
Về mặt không gian: Luận án thu thập dữ liệu về đội ngũ doanh nhân và
DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2013 – 2016 được thu thập để
phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và phân tích trong
khoảng thời gian 2017-2018, hệ thống các hàm ý quản trị đề xuất đến năm 2025.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung những
tri thức mới vào hệ thống lý luận liên quan đến vấn đề khởi nghiệp và kinh doanh ở
Việt Nam. Cụ thể là:
Luận án đã tổng hợp, bổ sung và làm rõ các khái niệm nghiên cứu, khung lý
thuyết về doanh nhân, đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu này.
Trên cở sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng và phát triển
thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:

Footer Page 18 of 63.

5


Tài liu lun vn khoa luan kinh te19 of 63.

- Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân được bổ sung 2 nhóm năng lực
kinh doanh thành phần mới để để phù hợp với bối cảnh hoạt động của doanh nhân tại
các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân ngoài 8 nhóm năng lực kinh doanh
thành phần (Năng lực định hướng chiến lược, năng lực cam kết, năng lực phân tích sáng tạo, năng lực học tập, năng lực nhận thức cơ hội, năng lực tổ chức – lãnh đạo,
năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân) được tổng hợp từ các nghiên cứu liên

quan thì năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
được tác giả đề xuất bổ sung vào thang đo này. Do đó, thang đo năng lực kinh doanh
của doanh nhân được phát triển từ luận án vừa phản ánh tính đặc thù của các doanh
nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có
tính tổng hợp và cập nhật cao.
- Luận án cũng đã phát triển thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm tâm lý của
doanh nhân với sự cấu thành của các nhóm các đặc điểm tâm lý thành phần có tính đại
diện cho doanh nhân như: Nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi
mới, xu hướng kiểm soát nội tại.
- Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tiếp cận
đa chiều gồm 4 phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập – phát
triển. Thông qua 4 phương diện này, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
được đánh giá một cách toàn diện hơn cả về chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đảm
bảo được sự cân bằng giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt, giữa các
phương diện hoạt động của doanh nghiệp, giữa lợi ích của các đối tác hữu quan bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Luận án đã tìm ra được những bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng
đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ
việc khảo sát 418 doanh nhân. Đây là một đóng góp quan trọng của luận án giúp mô tả
trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải thích tốt hơn vai trò của doanh nhân
trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn:
Đối với doanh nhân:
Luận án đã làm rõ được nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc điểm doanh nhân,
mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng của từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần

Footer Page 19 of 63.

6



Tài liu lun vn khoa luan kinh te20 of 63.

của doanh nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế.
Từ đó các doanh nhân và những người khởi nghiệp có được góc nhìn tổng hợp hơn về
viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng và thái độ phù hợp
khi khởi nghiệp kinh doanh và chinh phục các rào cản kinh doanh trên thương trường để
đạt được thành quả cao trong kinh doanh.
Luận án cũng đã đề xuất được các hàm ý quản trị quan trọng và phù hợp giúp các
doanh nhân và những người khởi nghiệp có cơ sở đáng tin cậy để hoàn thiện hơn về
năng lực kinh doanh, phát huy tốt hơn những lợi thế từ đặc điểm cá nhân và nâng cao
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nhà nghiên cứu khoa học, các viện và trung tâm đào tạo:
Đề tài là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu khoa học, các
giảng viên và sinh viên quan tâm đến chủ đề khởi nghiệp bởi vì rất nhiều các vấn đề lý
luận và thực tiễn còn rất mới mẻ và hấp dẫn ở Việt Nam liên quan đến doanh nghiệp,
doanh nhân, vai trò của doanh nhân đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được tổng hợp trong luận án này.
Dựa vào kết quả của luận án, các viện, trung tâm đào tạo và trường đại học sẽ có
những định hướng thiết kế nội dung chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho
các học phần khởi sự doanh nghiệp phù hợp hơn với nhu cầu của nhà tuyển dụng,
người học và xã hội.
Đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách:
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở đáng tin cậy giúp các nhà quản lý và
hoạch định chính sách tại các sở ban ngành ban hành các chủ trương, chính sách phù
hợp, thiết thực giúp hoàn thiện năng lực kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân và nâng
cao kết quả hoạt động kinh doanh các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án

Nội dung chính của luận án được kết cấu như sau:
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực
kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2. Đặc điểm của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và phương pháp nghiên cứu.

Footer Page 20 of 63.

7


Tài liu lun vn khoa luan kinh te21 of 63.

Chương 3. Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh
doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.
Chương 4. Một số hàm ý quản trị nâng cao năng lực kinh doanh của doanh
nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.
Phần III. Kết luận và kiến nghị

Footer Page 21 of 63.

8


Tài liu lun vn khoa luan kinh te22 of 63.

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM,
NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nhân
1.1.1 Khái niệm về doanh nhân
Ahmad (2007) [16] cho rằng vẫn còn nhiều khác biệt trong các khái niệm về
doanh nhân và không có một khái niệm nào được xem là hoàn hảo để phản ánh đầy đủ
chân dung của một doanh nhân bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm
vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp. Một số tác giả thì
cho rằng sự đa dạng trong các định nghĩa là để mô tả một cách đầy đủ những phẩm
chất mà một doanh nhân cần có trong tiến trình kinh doanh [22]. Khái niệm doanh
nhân được phản ánh ở bảng 1.1 dựa trên các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau của
nhiều tác giả.
Bảng 1.1. Tổng hợp các khái niệm về doanh nhân
Khái niệm doanh nhân

Nguồn

Doanh nhân là người mua các yếu tố đầu vào ở một mức giá cụ thể rồi thông
qua quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường với những
mức giá khác nhau dựa trên cơ sở chi phí sản xuất

Cantillon (1755)
[42]

Doanh nhân là người đổi mới, năng động, biết tạo dựng sự nghiệp kinh
doanh và tận dụng cơ hội làm bệ đỡ cho những ý tưởng mới mẻ

Schumpeter (1934)

[126]

Doanh nhân là một cá nhân với tính cách năng động và là con người của
hành động

Hoselitz (1951) [72]

Doanh nhân là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biệt, họ thay đổi giá trị…
và nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên

Drucker (1985) [54]

Doanh nhân là người chấp nhận rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn,
người cung cấp tài chính, người cải tiến, người ra quyết định, nhà lãnh đạo,
nhà quản trị, người tổ chức và kết hợp nguồn lực kinh tế, là chủ của doanh
nghiệp, là người tập hợp các yếu tố phục vụ sản xuất, nhà thầu, nhà đầu cơ,

Hébert & Link
(1989) [66]

người điều phối nguồn lực
Doanh nhân là người sáng tạo, người đổi mới, người tạo ra sự thay đổi và
cũng là người có năng lực nhận diện các cơ hội và tổ chức nguồn lực để đạt
được mục tiêu

O' Connor & Fiol
(2002) [109]

Doanh nhân là người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó


Bolton & Thompson

trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh

Footer Page 22 of 63.

9

(2004) [34]


Tài liu lun vn khoa luan kinh te23 of 63.

Doanh nhân là người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối

Zimmerer &

cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được

Scarborough (2005)

lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan
trọng và huy động những nguồn lực cần thiết.

[157]

Doanh nhân là người chủ của doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong
doanh nghiệp. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có
kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng
trong kinh doanh.


Hoàng Văn Hoa
(2010) [4]

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)
Rõ ràng, mỗi nhóm tác giả có những cách định nghĩa khác nhau về doanh nhân
nhưng điểm chung lớn nhất giữa các khái niệm này đều cho rằng doanh nhân là người
kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị
mới cao hơn, không phân biệt hình thức sở hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Họ
cũng là những người dám chấp nhận rủi ro và là người đổi mới sáng tạo.
Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án này để phù hợp với đặc trưng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nhân được hiểu là người chủ, tham gia quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn
đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình kinh doanh để đạt được sự
tăng trưởng; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi mới
để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị.
1.1.2 Đặc điểm doanh nhân
1.1.2.1 Khái niệm đặc điểm doanh nhân
Theo từ điển Oxford cho người học nâng cao [147], đặc điểm cá nhân là những
nét đặc trưng hoặc là phẩm chất của một người nào đó.
Từ sự kết hợp của định nghĩa về đặc điểm cá nhân trong từ điển Oxford cho
người học nâng cao [147] và những quan niệm về doanh nhân thì đặc điểm doanh
nhân được xem như là những nét đặc trưng hoặc là phẩm chất thuộc về doanh nhân.
1.1.2.2 Phân loại đặc điểm doanh nhân
Phương pháp tiếp cận đặc điểm cá nhân được đánh giá là phổ biến trong các
nghiên cứu về doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh. Phương pháp này cho rằng một
số đặc điểm cá nhân sẽ giúp tạo ra sự khác biệt giữa doanh nhân và các đối tượng khác.
Trong phương pháp phân tích đặc điểm cá nhân, phương pháp tiếp cận xã hội học và
phương pháp tâm lý học được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về chủ đề này. Theo
các phương pháp này có các nhóm đặc điểm cơ bản sau:


Footer Page 23 of 63.

10


Tài liu lun vn khoa luan kinh te24 of 63.

a. Đặc điểm nhân chủng học
Nhóm đặc điểm này bao gồm: tuổi tác, nền tảng gia đình, giới tính, kinh nghiệm
công việc, trình độ học vấn. Những đặc trưng này sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi
kinh doanh của doanh nhân cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuổi tác
Tuổi tác được sử dụng như một trong những biến số quan trọng trong nghiên cứu
khoa học xã hội đương đại để phân loại và giải thích sự khác biệt trong hành vi và ý
định kinh doanh giữa các cá nhân. Tuổi tác tăng lên kéo theo là sự tích lũy của kỹ
năng, kiến thức và một số phẩm chất cá nhân khác. Khi người ta già đi thì ý định khởi
nghiệp có xu hướng giảm dần [139]. Ở các nước phát triển, độ tuổi khởi nghiệp phổ
biến từ 25-34, trong khi đó ở các nước đang phát triển thì độ tuổi từ 35-44 lại phổ biến
[35]. Ở Việt nam, theo báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (2015) của VCCI (2016)
[15], nhóm người khởi nghiệp ở độ tuổi 25-34 là phổ biến nhất ở Việt Nam (chiếm
18%), xếp thứ hai là nhóm người ở tuổi 35-44 (chiếm 16%) và tiếp đến là nhóm tuổi
18-24, 45-54 và 55-65 chiếm tỷ lệ lần lượt là 13%, 8%, 8% trong tổng số 2000 người
tham gia khảo sát. Đây cũng là một thực trạng chung về độ tuổi khởi nghiệp kinh
doanh trên thế giới, riêng đối với nhóm người ở độ tuổi 45-54 xếp thứ 3 nhưng nhóm
tuổi này lại có tỷ lệ thấp nhất trong bối cảnh khởi nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, tổ chức
này cho thấy rằng so với nhóm doanh nhân từ trung niên trở lên 35-64 thì nhóm doanh
nhân trẻ tuổi từ 18-34 nhạy bén hơn với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp
cao hơn, dám mạo hiểm hơn trong kinh doanh, tuy nhiên lại non kém hơn về năng lực
kinh doanh.

Nền tảng gia đình
Gia đình có truyền thống kinh doanh được xem là bệ đỡ đầu tiên, là nguồn động
viên khích lệ cho các doanh nhân khởi sự doanh nghiệp, và vai trò này càng đặc biệt
quan trọng trong bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong các
nghiên cứu của Davidsson (1995) [52] và Blackman (2003) [33] thì những doanh nhân
thành đạt phần lớn đều xuất thân từ những gia đình có bố mẹ hoặc người thân làm kinh
doanh và và khả năng sống sót cũng như cơ hội thành công trên thương trường của
nhóm doanh nhân này cũng sẽ cao hơn so với nhóm còn lại. Theo nghiên cứu của Pant
(2015) [110], có ít nhất 3 lý do chứng minh cho tầm quan trọng của nền tảng gia đình
đối với các quyết định kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Đầu tiên, khi tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, gia đình tạo thành một

Footer Page 24 of 63.

11


Tài liu lun vn khoa luan kinh te25 of 63.

nhóm doanh nhân rất đặc thù. Vì có cùng huyết thống, sự gắn bó mật thiết, và chia sẻ
cùng một nền tảng giá trị và văn hóa nên mức độ cam kết gắn bó và niềm tin giữa các
thành viên trong doanh nghiệp sẽ cao hơn bất kỳ nhóm doanh nhân nào khác. Thứ hai,
gia đình cung cấp cho doanh nhân các nguồn lực cần thiết cho tiến trình kinh doanh và
để tạo đà và lợi thế tăng trưởng. Nguồn lực này có thể là nguồn nhân sự giá rẻ, trung
thành, tin cậy từ các thành viên trong gia đình; nguồn hỗ trợ tài chính; mạng lưới các
mối quan hệ với đối tác, khách hàng sẵn có của gia đình… Ngoài ra, kinh nghiệm
thương trường để lại từ thế hệ cha anh cũng là nguồn tài sản vô giá cho các doanh nhân.
Thứ ba, truyền thống kinh doanh của gia đình có thể được xem là một trong những yếu
tố tiếp lửa và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các thành viên. Người ta tin rằng nếu
một cá nhân trưởng thành trong một gia đình đề cao tinh thần và văn hóa đổi mới và nét

văn hóa này được chuyển đổi thành công thành một đế chế kinh doanh vĩ đại hoặc một
khối tài sản khổng lồ thì hậu duệ của gia đình có xu hướng tiếp bước và phát huy.
Truyền thống gia đình sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người trong số họ tạo ra một
doanh nghiệp khởi nghiệp riêng, nơi họ không chỉ kế thừa truyền thống kinh doanh vẻ
vang mà còn có cơ hội để chứng minh khí phách của doanh nhân.
Giới tính
Giới tính có thể tạo nên sự khác biệt về năng lực, hành vi và ý định kinh doanh
của doanh nhân [55]. Các nghiên cứu cho thấy tinh thần khởi nghiệp của nam cao hơn
nữ doanh nhân [150] [52]. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
do nữ làm chủ không tốt bằng nam doanh nhân bởi vì phụ nữ thường khởi nghiệp ở độ
tuổi sớm hơn, thiếu kinh nghiệm thương trường, chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh lực bán lẻ
và dịch vụ, hạn chế về cơ hội tiếp cận các yếu tố nguồn lực kinh doanh do rào cản của
sự bất bình đẳng giới [43]. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng chẳng có sự khác biệt
nào giữa nữ và nam doanh nhân, thậm chí nữ doanh nhân thường có xu hướng quan
tâm đến chất lượng, sự cẩn trọng và tỉ mỉ của họ rất phù hợp để quản trị rủi ro trong
kinh doanh, không thua kém về kinh nghiệm quản lý, có năng lực thực hiện trách
nhiệm xã hội cao hơn, xem đổi mới như là xu hướng tất yếu để phát triển [44] [155].
Bên cạnh đó, ý định khởi nghiệp của nữ giới cũng rất quyết liệt ở các quốc gia đang
phát triển để thoát nghèo và có được sự tự chủ về mặt tài chính [44].
Kinh nghiệm kinh doanh
Kinh nghiệm có thể mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực hoặc không ảnh
hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nhân [77]. Kinh nghiệm có thể giúp

Footer Page 25 of 63.

12


×