Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương kể chuyện Bác Hồ - Thầy Nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.86 KB, 5 trang )

(Nguy n Ái Qu c - H Chí Minh)ễ ố ồ
H c t p và làm theo t m g ng đ o đ c H Chí Minhọ ậ ấ ươ ạ ứ ồ
ĐỀ CƯƠNG
KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC KHỒ CHÍ MINH
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
hủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả
cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn dân ta
nguyện phấn đấu học tập noi theo. Sinh thời, Người hằng quan tâm chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ trở thành con
người vừa hồng vừa chuyên. Qua mỗi câu chuyện, bài nói, bài viết, lơi căn
dặn mỗi buổi gặp gỡ công tác của Người, đều chứa đựng ý tưởng có tính giáo
dục cao.
C
Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
theo Chỉ thị số 06 ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị là một sinh
hoạt chính trị có ý nghĩa to lớn, đồng thời đây cũng là một nhiệm vụ chính trị
cấp thiết đối với cán bộ đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Khi đất nước ta
từng ngày mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia, giao lưu
với nhiều nền văn hoá khác nhau.
Mặt khác, trong xã hội có một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, xa rời lí tưởng cách mạng.
Hội thi báo cáo viên kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là dịp để
các báo cáo viên giới thiệu rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân những câu
chuiyện đầy cảm động về cuọc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Người suốt đời hi sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc hân dân.
Qua đây nhằm giáo dục đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính ,chí
công vô tư” cho cán bộ đảng viên, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống và
các tệ nạn xã hội . Hội thi còn là dịp để giao lưu học hỏi, xây dựng tinh thần
đoàn kết trong Đảng, đồng thời để mỗi cán bộ đảng viên nhận thức đầy đủ hơn
về đạo đức lối sống của mình,từ đó có phương pháp học tập rèn luyện,tu
dưởng nâng cao đạo đức cách mạng.


BCV: Nguyễn Văn Nghệ Page
2
(Nguy n Ái Qu c - H Chí Minh)ễ ố ồ
H c t p và làm theo t m g ng đ o đ c H Chí Minhọ ậ ấ ươ ạ ứ ồ
B/ NỘI DUNG:
I. Xác định đối tượng người nghe:
Mỗi câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức cách
mạng cao cả,có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với cán bộ,đảng viên,quần chúng nhân
dân.Hai câu chuyện mà tôi chọn kể ,thể hiện sự quan tâm chăm lo đến nhân dân
của Bác .vì thế đối tượng người nghe là cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó chủ
yếu là các cán bộ, đảng viên.
II. Xuất xứ câu chuyện:
1. Câu chuyện thứ nhất: “Phải quan tâm đến mọi người hơn” chuyện in
trong cuốn “Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” nhà xuất bản chính trị quuốc gia năm 2007.
2. Câu chuyện thứ hai : “ Chú còn trẻ chú vào hầm trú ẩn trước” Tác giả
Trường Thuỷ kể được in trong cuốn “ Bác Hồ con người và phong cách”
NXB lao động năm 1993 được in lại trong cuốn “117 chuyện kể về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ban tuyên giáo trung ương, trung tâm
thông tin công tác tư tưởng .
III. Nội dung câu chuyện :
1. “Phải quan tâm đến mọi người hơn”:
Hồi trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một
lần Bác Hồ đến dự lễ bế giảng của trường . Xuống thăm nhà bếp, thấy làm cơm có
vẽ linh đình. Bác nói với đồng chí phụ trách trường : “ Này bế mạc, chứ không
phải bế bụng đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn lắm, các chú ạ!” .
Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát,một đôi đũa, Bác hỏi : “Thế Bác
ăn với ai?” Đồng chí phụ trách gải đầu giả tai dạ xin để Bác ăn riêng cho tiện . Bác
ngắt lời “Không tiện gì cả,thế các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trốc à” và đòi bê
các món ăn của cán bộ nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê

thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi Bác vui vẻ
bảo mọi người : “ Ngồi cả vào đây cùng ăn với Bác , ăn một mình thì Bác ăn sao
được” Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới
BCV: Nguyễn Văn Nghệ Page
3
(Nguy n Ái Qu c - H Chí Minh)ễ ố ồ
H c t p và làm theo t m g ng đ o đ c H Chí Minhọ ậ ấ ươ ạ ứ ồ
thiệu . Bác Hồ sẽ đến huấn thị cho chúng ta. Bác cười mà bảo rằng “ Tôi nói
chuyện với các đồng chí thôi chứ có huấn thị gì đâu” .
Buổi tối Bác ở lại trường làm việc, các đồng chí mang đến cho Bác một
chiếc đền toạ đăng rất sáng . Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn
phòng và bảo rằng : “ Đèn này to tốn dầu lắm, Bác còn làm việc khuya, một chiếc
đèn con thôi cũng đủ, các đồng chí mang cho Bác chiếc đèn khác”.
Sáng sớm hôm sau, trước khi Bác chia tay, đồng chí phụ trách hỏi Bác có
điều gì căn dặn thêm về công việc của trường, Người nói : “ Tôi chỉ mong các
đồng chí đừng quan tâm tới tôi nhiều quá mà phải quan tâm đến mo người hơn”.
2. “Chú còn trẻ chú vào hầm trú ẩn trước”:
Một ngày tháng bãy năm 1967 tại Hà Nội đồng chí Mai Văn Bộ được Bác
Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân đồng chí lên đường đi Pa – ri tổng đại diện chính
phủ ta bên cạnh chính phủ Pháp. Trong bữa cơm Bác Hồ kể chuyện về Luýc-xăm-
bua , Mông- pac-nát, nơi Bác sống và có nhiều kĩ niêm . Bác nói Bác rất yêu Pa-
ri , Pa-ri đã dạy cho Bác nhiều điều .
Bổng tiếng còi báo động rú lên một đồng chí bảo vệ yêu cầu Bác cùng các
đồng chí khác xuống hầm, ít phút sau nghe tiếng đạn nổ . Đồng chí cận vệ chạy
vào :
-Thưa Bác ! Tác chiến báo chúng nó đánh cầu Long Biên, mời Bác vào hầm
trú ngay cho.
Bác quay lại đồng chí Bộ nói :
- “Bác già rồi chẳng bom đế quốc nào ném đâu, chú còn trẻ chú vào hầm trú
ẩn trước”. Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng

chí cận vệ, Bác là người xuống hầm sau cùng.
C/ BÀI HỌC Ý NGHĨA :
1.Qua câu chuyện đã thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của Bác, ngưòi cộng
sản chân chính, một đời hi sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
2. Ở cương vị người lãnh đạo cao nhất của nhà nước, nhưng chưa bao giờ
Bác dành cho mình một đặc quyền đặc lợi nào . Với tâm niệm là công bộc tận tuỵ
của nhân dân , Bác đem lòng nhân ái,sự bao dung, lẽ công bằng ra để đối xử với
mọi người. Bác thường xuyên quan tâm chăm lo đến mọi người, kể cả trong những
lúc nguy hiểm nhất,Người vẫn không hề nghĩ đến bản thân, chỉ chăm lo cho người
khác.
BCV: Nguyễn Văn Nghệ Page
4
(Nguy n Ái Qu c - H Chí Minh)ễ ố ồ
H c t p và làm theo t m g ng đ o đ c H Chí Minhọ ậ ấ ươ ạ ứ ồ
3. Trong con người của Bác có sự kết hợp hài hoà giữa đạo đức truyền thống
dân tộc : “Thương người như thể thương thân” với đạo đức cách mạng của người
cộng sản chân chính : “Mỗi người vì mọi người” . Ta bắt gặp ở Người cốt cách
sống cao đẹp của các danh nhân văn hoá dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh
Khiêm, những người luôn lấy dân làm gốc; lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
4. Qua hai câu chuyện để lại trong mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm, trăn trở,
khi hiện tại không ít cán bộ đảng viên , chạy theo lối sống thực dụng, vì lợi ích cá
nhân mà xa rời lý tưởng cách mạng, phản bội lại lòng tin của nhân dân.
D/ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, RÈN LUYỆN, TU DƯỠNG:
hủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuốn,nó do đấu trang rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố .
Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
C
1. Việc rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng của bản thân mỗi người cần
phải thực hiện một cách thường xuyên nghiêm túc .
2. Nâng cao ý thức tự phê bình và tự phệ bình,đoàn kết xây dựng Đảng, xây

dựng tập thể đơn vị . Đối với đồng chí đồng nghiệp không nên kèn
cựa,chèn ép.
3. Loại bỏ tư tưởng chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và các tệ nạn xã hội.Biết đặt
lợi ích tập lên trên lợi ích cá nhân.
4. Đối với đồng nghiệp, đồng chí phải hết sức nhân ái, gần gủi , đối với
nhân dân phải hết lòng phục vụ .
5. hoàn thành nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo hiến
pháp, pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Chấp hành
tốt đường lối chính sách của Đảng.
6. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” .
Gio Mỹ, ngày 19 tháng 8 năm 2007
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Nghệ
BCV: Nguyễn Văn Nghệ Page
5
(Nguy n Ái Qu c - H Chí Minh)ễ ố ồ
H c t p và làm theo t m g ng đ o đ c H Chí Minhọ ậ ấ ươ ạ ứ ồ
PHỤ LỤC
1. Đặt vấn đề…………………………………. Trang 2.
2. Nội dung …………………….…………….. Trang 3.
3. Bài học ý nghĩa……..……………………... Trang 4.
4. Phương pháp học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Trang 5.
BCV: Nguyễn Văn Nghệ Page
6

×