Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn led trong nuôi cấy in vitro và các yếu tố trong hệ thống thủy canh in vitro đến quá trình nhân giống lan hoàng thảo kèn (dendrobium lituiflorum lindl )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 170 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED trong nuôi cấy
in vitro và các yếu tố trong hệ thống thủy canh in vitro đến quá trình nhân giống lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.)” là công trình nghiên cứu của tôi.
Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực chưa được ai
công bố dưới bất kỳ hình thức nào và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng
xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Đồ án này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, thầy cô
giáo trong Viện và bạn bè. Tôi xin chân thành cám ơn các tập thể và cá nhân đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu trường Đại học
Công nghệ TP.HCM, quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH, đã
tạo điều kiện học tập, tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của tôi
TS. Trịnh Thị Lan Anh, giảng viên Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH – Trường
Đại học Công nghệ TP.HCM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi
trong suốt quá trình làm đồ án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án
tốt nghiệp.


Xin gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
TP.HCM, Ngày 31 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Tầm quan trọng của đề tài. ............................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................ 5
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 5
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu hiện nay ............................................................................ 6
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 8
4.1. Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng của lan Hoàng
thảo kèn trong nuôi cấy in vitro ......................................................................... 8
4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo

kèn trong hệ thống thủy canh in vitro ............................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 9
7. Kết quả đạt được ................................................................................................... 9
8. Kết cấu của đồ án .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 11
1.1. Giới thiệu về phương pháp nhân giống in vitro ............................................ 11
iii


1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 11
1.1.2. Ưu điểm của phương pháp nhân giống in vitro so với phương pháp nuôi
cấy truyền thống ............................................................................................. 11
1.1.3. Tầm quan trọng của nhân giống in vitro ......................................................... 12
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam ................................. 12
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới .......................................................... 12
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam .......................................................... 14
1.3. Hệ thống chiếu sáng đơn sắc .......................................................................... 15
1.3.1. Vai trò của ánh sáng ........................................................................................ 15
1.3.2. Hệ thống đèn LED .......................................................................................... 17
1.3.2.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 17
1.3.2.2. Ưu, nhược điểm của đèn LED...................................................................... 17
1.3.2.3. Một số nghiên cứu và ứng dụng của đèn LED trong nuôi cấy in vitro ........ 18
1.4. Thủy canh in vitro............................................................................................. 20
1.4.1. Giới thiệu về thủy canh ................................................................................... 20
1.4.2. Hệ thống thủy canh in vitro ............................................................................. 21
1.4.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp thủy canh ................................................. 22
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thủy canh ............................................... 23
1.4.5. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống thủy canh ................................................... 23
1.4.6. Tình hình nghiên cứu về phương pháp thủy canh in vitro .............................. 24

1.5. Keiki................................................................................................................... 25
1.5.1. Khái niệm ........................................................................................................ 25
1.5.2. Vai trò của Keiki ............................................................................................. 25
1.6. Than hoạt tính .................................................................................................. 26
1.6.1. Giới thiệu......................................................................................................... 26
1.6.2. Vai trò của than hoạt tính trong nuôi cấy mô .................................................. 27
1.7. AgNO3 ................................................................................................................ 29
1.8 Chitosan ............................................................................................................. 31

iv


1.8.1. Giới thiệu......................................................................................................... 31
1.8.2. Vai trò của chitosan trong nuôi cấy mô .......................................................... 31
1.9. Giới thiệu về lan Hoàng thảo kèn ................................................................... 33
1.9.1. Đặc điểm của lan Hoàng thảo kèn .................................................................. 33
1.9.2. Các phương pháp nhân giống lan Hoàng thảo kèn ......................................... 36
1.9.2.1. Phương pháp truyền thống ........................................................................... 36
1.9.2.2. Phương pháp nhân giống in vitro ................................................................. 37
1.9.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lan Hoàng thảo kèn ................... 38
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 40
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 40
2.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 40
2.2.1. Vật liệu thực vật .............................................................................................. 40
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất .......................................................................... 40
2.2.3. Điều kiện nuôi cấy .......................................................................................... 41
2.2.4. Thiết bị chiếu sáng .......................................................................................... 41
2.2.5. Hệ thống thủy canh ......................................................................................... 46
2.2.6. Môi trường nuôi cấy ........................................................................................ 49
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 49

2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 49
2.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo
kèn trong nuôi cấy in vitro .............................................................................. 49
2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED đơn sắc đến sự tăng
trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong
nuôi cấy in vitro............................................................................................ 49
2.4.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED hỗn hợp đến sự tăng
trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong
nuôi cấy in vitro. .......................................................................................... 51

v


2.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trong hệ thống thủy canh in vitro đến sự
tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) .......... 52
2.4.2.1. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của hệ thống nuôi cấy thủy canh đến
sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) ..... 52
2.4.2.2. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng
của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi
trường thủy canh hộp nhựa tròn. .................................................................. 54
2.4.2.3. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng của
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường
thủy canh hộp nhựa tròn. .............................................................................. 56
2.4.2.4. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng của
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường
thủy canh hộp nhựa tròn. .............................................................................. 57
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 59
2.4.4. Thống kê và xử lý số liệu ................................................................................ 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 61
3.1. Ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn

(Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in vitro ............................ 61
3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại đèn LED khác nhau lên sự tăng
trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi
cấy in vitro ....................................................................................................... 61
3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng của
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in
vitro ................................................................................................................. 68
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng trong hệ thống thủy canh in vitro đến sự tăng
trưởng của lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) .............. 75
3.2.1. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hệ thống thủy canh in vitro lên sự tăng
trưởng của cây lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) ........... 75

vi


3.2.2. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng của lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh hộp nhựa tròn ......................................................................................... 82
3.2.3. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng của lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp
nhựa tròn ......................................................................................................... 89
3.2.4. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng của lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp
nhựa tròn. ........................................................................................................ 96
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 103
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 103
4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 107


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BA

Benzyladenine

BAP

6 - Benzyl Amino Purin

GA3

Acid gibberellic

IAA

Acid β-Indolyacetic

IBA

Acid β-Indolybutyric

LED

Light-Emitting Diode

MS


Murashige và Skoog, 1962)

NAA

Acid α-naphtaleneacetic

DNA

Deoxyribonucleic Acid

IFR

Cường độ ánh sáng đỏ xa

IR

Cường độ ánh sáng đỏ

KH2PO4

Monopotassium phosphate

MS

Murashige và Skoog (1962)

NAA

Acid α-naphtaleneacetic


NaClO

Natri hypoclorit

TDZ

Thidiazuron

WPM

Woody Plant Medium

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Than hoạt tính ...................................................................................... 26
Hình 1.2. Công thức phân tử của AgNO3 ............................................................ 30
Hình 1.3. Công thức phân tử của chitin và chitosan ........................................... 32
Hình 1.4. Lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) (Internet)........ 34
Hình 1.5. Cây con lan Hoàng thảo kèn được trồng tại vườn ươm (Internet) ...... 37
Hình 1.6. Bình mẫu lan Hoàng thảo kèn nuôi cấy mô (Internet) ........................ 38
Hình 2.1. Mô hình thiết kế hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn ........................... 42
Hình 2.2. Hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn sau khi thiết kế và thi công. ........ 43
Hình 2.4. Hệ thống chiếu sáng đèn LED hỗn hợp sau khi thiết kế và thi công. . 45
Hình 2.5. Sơ đồ các bước tạo giá thể bằng túi nylon chụi nhiệt (PE) ................. 47
Hình 2.6. Quy trình thiết lập các hệ thống thủy canh in vitro ............................. 48
Bảng 2.5. Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo
kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp
nhựa tròn ............................................................................................. 57

Hình 3.1. Ảnh hưởng của đèn LED lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) sau 12 tuần nuôi cấy66
Hình 3.2. Ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobiumlituiflorum Lindl.) sau 12 tuần nuôi cấy;67
Hình 3.4. Ảnh hưởng của đèn LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) in vitro sau 12
tuần nuôi cấy ......................................................................................... 74
Hình 3.8. Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường
thủy canh in vitro hộp nhựa tròn......................................................... 86
Hình 3.9. Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp nhựa
tròn ...................................................................................................... 87

ix


Hình 3.10. Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp nhựa
tròn ...................................................................................................... 88
Hình 3.11. Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng vày tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ............................ 93
Hình 3.12. Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng vày tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ............................ 94
Hình 3.13. Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng vày tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ............................ 94
Hình 3.14. Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan

Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy .......................... 100
Hình 3.15. Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy .......................... 101
Hình 3.16. Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh in vitro
hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ................................................ 102

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) 50
Bảng 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng của lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in vitro
............................................................................................................ 52
Bảng 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của hệ thống thủy canh in vitro đến sự tăng trưởng và
tạo cây hoàn chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.)
............................................................................................................ 54
Bảng 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính lên sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.)
trong môi trường thủy canh hộp nhựa tròn ......................................... 56
Bảng 2.6. Khảo sát ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng của lan Hoàng thảo
kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh hộp
nhựa tròn ............................................................................................. 59
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của đèn LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) in vitro sau 12
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 69

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hệ thống thủy canh in vitro lên sự tăng trưởng và tạo cây
hoàn chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) sau 12
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 76
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường
thủy canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy....................... 83
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ............................... 90

xi


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ............................... 97

xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) sau 12 tuần nuôi cấy;
............................................................................................................... 63
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của LED hỗn hợp đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) in vitro sau 12 tuần
nuôi cấy ................................................................................................. 70
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của hệ thống thủy canh in vitro lên sự tăng trưởng và tạo
cây hoàn chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) sau
12 tuần nuôi cấy..................................................................................... 77

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của than hoạt tính lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường
thủy canh in vitro hộp nhựa tròn ........................................................... 84
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của AgNO3 lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ................................. 91
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của chitosan lên sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn sau 12 tuần nuôi cấy ................................. 98

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhu cầu thưởng thức hoa của người tiêu dùng
ngày càng được chú trọng và phát triển, chính vì vậy việc cung cấp cây lan giống
cho thị trường ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, các giống hoa lan phổ biến trên
thị trường nước ta hiện nay chủ yếu là do nhập ngoại từ Thái Lan, Đài Loan, Trung
Quốc,…việc tự nhân giống để cung cấp cho thị trường trong nước vẫn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế.
Lan rừng là loài lan tuy không rực rỡ sắc màu như những giống lan ngoại
nhập nhưng lại có vẻ đẹp tự nhiên thanh thoát và phần lớn có hương thơm vì vậy
luôn được ưa chuộng đối với những người chơi lan. Thế giới lan rừng rất phong phú
với nhiều chủng loại trong đó lớn nhất phải kể đến chi Dendrobium (còn gọi là
Hoàng Thảo), trong đó có Hoàng thảo kèn (Dendrobium Lituiflorum Lindl.) là loại
hoa tuyệt đẹp và quý hiếm.
Hoàng thảo kèn có hoa mang sắc tím quyến rũ, biến thiên từ nhạt đến đậm,
môi hình chiếc kèn, Hoàng Thảo Kèn dễ trồng, hoa nở nhiều bông to, lâu tàn, hoa nở

từ cuối mùa đông đến mùa xuân. Hoàng thảo kèn rất sai hoa, nở nhiều hoa to 6 – 7
cm, mọc từng chùm 2 – 3 chiếc trên 1 mắt ở các đốt giữa thân đến ngọn. Hoàng thảo
kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất
khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng. Ở một số nơi trên
thế giới nó còn được đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Nước ta may mắn là
một trong những vùng đất được tạo hóa ban cho loài Hoàng thảo kèn, nếu không có
biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Cây
lan Hoàng thảo kẻn chủ yếu phân bố ở miền Bắc.
Hoàng thảo kèn là một trong những dòng lan rừng quý hiếm và đắt tiền nên
không phải ai cũng có điều kiện để chơi. Hoàng thảo kèn là 1 trong 10 loài lan mắc
và quý hiếm nhất hiện nay. Giá loài này dao động từ 2 – 3 triệu đồng/cây đối với cây

1


mới trưởng thành được rất nhiều người săn lùng. Giá của lan Hoàng thảo kèn phụ
thuộc vào độ dài của thân cây có khi lên đến hàng trăm triệu đồng trên 1 cây. Tuy
nhiên, không phải khi nào cũng có hàng. Chính vì vậy, rất nhiều đại gia yêu lan sẵn
sàng chi “tiền tấn” để sở hữu loài lan quý hiếm này.
Hiện nay, lan là loài bị đe dọa nhiều nhất trong số các cây có hoa. Do nhiều
lý do như khai thác quá mức, buôn bán bất hợp pháp và lấn chiếm đất đai, thay đổi
khí hậu, các loài lan bị đe dọa ngày càng lan nhanh (Shrestha, 2000; Pant et al.,
2007). Hoàng thảo kèn hiện có rất ít ngoài tự nhiên do bị săn lùng qua mức. Người
chơi hoa ai cũng muốn được sở hữu Hoàng thảo kèn trong vườn khiến giá thành của
Hoàng thảo kèn tự nhiên bị đẩy lên rất cao và trở thành loài ngày càng bị săn lùng
khai thác nhiều hơn đến cạn kiệt. Việc bảo tồn và nhân giống Hoàng thảo kèn hiện
nay chưa được thực hiện tại bất cứ nơi nào ở Việt Nam.
Vì vậy, loài này cần có chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như giảm áp lực săn lùng ngoài tự nhiên.
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về nhân giống in vitro lan Hoàng thảo

kèn với mong muốn nhân nhanh số lượng lớn cây lan Hoàng thảo kèn. Đa số các
công trình nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu về thành phần môi trường nuôi cấy và
nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tìm ra môi trường nuôi cấy in
vitro tốt nhất. Để đáp ứng nhu cầu hiện nay chúng ta cần tiến hành nghiên cứu mở
rộng hơn về các mặt như sử dụng ánh sáng đèn LED trong nuôi cấy, nuôi cấy thủy
canh in vitro, khảo sát các chất bổ sung,.. nhằm nâng cao hiệu quả nhân giống, chất
lượng cây trồng và đáp ứng nhu cầu sản xuất trên quy mô rộng.
1.2. Tầm quan trọng của đề tài
Lan Hoàng thảo kèn là mội loài lan quý hiếm và đắt đỏ nhưng lại được rất
nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ. Tại Việt Nam, nghề trồng lan
phát triển chậm hơn so với các nước khác, số lượng cây sản xuất được hiện nay vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Việc trồng lan lâu nay
chủ yếu do tự phát nên diện tích trồng còn nhỏ, trình độ tay nghề nông dân chưa

2


đồng đều, chưa chủ động được nguồn giống. Để có được số lượng lớn cây giống
chất lượng tốt cung cấp cho thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường là tạo được số lượng hoa lớn, nguồn hoa mới ổn
định,… thì việc nghiên cứu gia tăng hiệu quả nhân giống cây trồng rất đáng được
quan tâm.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật. Hoàng thảo kèn là loài ưa sáng phát triển mạnh
nơi có nhiều ánh sáng. Thừa sáng có thể gây ra vàng lá, cháy lá, trái lại, thiếu sáng,
cây sẽ èo uột, đứng không vững, ít ra hoa, số lượng hoa trên cành cũng ít đi. Ánh
sáng tốt nhất là vào khoảng 70% – 80%. Do đó cần tiến hành các nghiên cứu để tìm
ra nguồn ánh sáng, lượng chiếu sáng thích hợp để cây phát triển tôt nhất. Hiện nay,
hầu hết các nguồn chiếu sáng sử dụng trong nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật
đều sử dụng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, vùng quang phổ phát ra từ chúng rất rộng,

không phải là ngưỡng thích hợp ở một số loài thực vật. Gần đây, đèn đơn sắc (LED)
phát triển như nguồn chiếu sáng cho cây trồng bởi chúng có bước sóng xác định, thể
tích và khối lượng nhỏ, cấu trúc đặc, tuổi thọ cao và ít tỏa nhiệt. LED đã được sử
dụng trong các nghiên cứu quang sinh học bao gồm tổng hợp chlorophyll, quang
hợp và quang phát sinh hình thái.
Trong xu thế cải tiến hệ thống nuôi cấy để tăng hiệu quả nuôi cấy in vitro,
trên cơ sở ứng dụng các ưu điểm của thuỷ canh, các nhà khoa học đã phát triển
thành hệ thống thuỷ canh in vitro, một hệ thống mới thể hiện sự kết hợp hài hoà của
thuỷ canh và nuôi cấy in vitro với nhau. Hệ thống mới ra đời nhằm mục đích giải
quyết một số khuyết điểm của nuôi cấy truyền thống sử dụng agar nuôi cấy lỏng tĩnh
làm mẫu cấy bị ngập chìm trong dung dịch, đồng thời áp dụng được ưu điểm nuôi
cấy hiệu quả hơn bằng dung dịch, ưu điểm tiết kiệm không gian của thuỷ canh. Hơn
nữa ở một số loài thực vật có những tính chất đặc biệt như rất ưa ẩm nhưng không
thế phát triển tốt khi chìm hẳn trong dung dịch nuôi cấy trở thành những đối tượng
của hệ thống mới. Đây là một hệ thống mới, bước đầu đang khảo sát các thành phần

3


cơ bản của hệ thống và thử nghiệm các nồng độ môi trường khác nhau để tìm ra một
số mô hình hệ thống phù hợp cho một số đối tượng thử nghiệm ban đầu là khoai tây,
Lily và địa lan. Với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt, diện tích canh
tác ngày càng giảm và để đáp ứng được nhu cầu ở mọi nơi thì việc áp dụng phương
pháp thủy canh sẽ giải quyết được các khó khăn trên.
Các báo cáo gần đây khẳng định vai trò tích cực của than hoạt tính trong tăng
trưởng thực vật. Than hoạt tính được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để cải thiện
sự tăng trưởng của tế bào cũng như hấp phụ các chất ức chế sự tăng trưởng tế bào
thực vật, làm giảm quá trình oxy hóa của phenol hay sự tích tụ các chất gây hóa nâu,
thay đổi pH trung bình đến mức tối ưu, tạo môi trường tối, có thể mô phỏng điều
kiện của đất. Tác động của than như một chất điều hòa tăng trưởng còn chưa rõ

ràng, nhưng một số dẫn chứng công nhận khả năng giải phóng dần một số sản phẩm
hấp phụ (chất dinh dưỡng, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật), tự bản thân than
cũng giải phóng một số chất tự nhiên có thể thúc đẩy sự tăng trưởng. Hiện nay vẫn
chưa công bố nào về ảnh hưởng của than hoạt tính trong môi trường thủy canh in
vitro trong quá trình nhân giống lan Hoàng thảo kèn.
AgNO3 là chất có khả năng điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của
chồi thông qua tác động vào quá trình trao đổi ethylene (Biddington 1992), AgNO3
ức chế hoạt động của ethylene (Beyer, 1976), nên khi bổ sung chất này vào môi
trường nuôi cấy có thể ức chế việc tổng hợp ethylene hoặc chức năng của ethylene
bằng cách tác động lên quá trình tổng hợp hoặc tác động lên tính hiệu trao đổi chất
(Pua và Chi, 1993), qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Chitosan, chất dẫn xuất khử acetyl (deacetylated) của chitin có nguồn gốc từ
vách tế bào của nấm, vỏ của các loài giáp xác, biểu bì của côn trùng và một số loài
tảo đã được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như là chất thân thiện với môi trường
vì nó dễ dàng phân hủy và không ảnh hưởng sức khỏe con người. Chitosan và các
dẫn xuất của nó là đáp ứng tự vệ của thực vật và được sử dụng như là hợp chất tự
nhiên để chống lại các bệnh tiền và sau thu hoạch (Uthairatanakij et al., 2007).

4


Thêm vào đó, nhiều báo cáo cho thấy chitosan giúp gia tăng sự sinh trưởng của cây
trồng. Mới đây, chitosan được ghi nhận là chất kích thích sinh trưởng ở một số loài
thực vật, trong đó có cây lan. Trong nhân giống in vitro, chitosan đã được sử dụng
và có hiệu quả cải thiện chất lượng cây con, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự
thuần dưỡng cây con ở điều kiện ex vitro (Nge et al., 2006). Hiệu quả của chitosan
lên sự sinh trưởng và phát triển của lan Dendrobium dưới dạng phun lên cây trồng
bên ngoài cũng như bổ sung vào môi trường nuôi cấy in vitro đã được báo cáo
(Chandrkrachang, 2002; Limpanavech et al., 2003; Nge et al., 2006).
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED

trong nuôi cấy in vitro và các yếu tố trong hệ thống thủy canh in vitro đến quá trình
nhân giống lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.)” góp phần đảm bảo
nguồn gene quý hiếm và đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng cây giống hiện
nay.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu ảnh hưởng đèn LED đến sự sinh trưởng của cây Lan Hoàng thảo
kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá ảnh
hưởng của đèn LED đến nuôi cấy in vitro. Góp phần định hướng cho những nghiên
cứu tiếp theo về ảnh hưởng của ánh sáng LED đến nuôi cấy lan in vitro.
Đề tài sẽ giúp hoàn thiện hệ thống thủy canh in vitro cây lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) từ đó sẽ cung cấp những cơ sở khoa học cho công
tác nhân giống in vitro cây trồng nói chung và cây lan Hoàng thảo kèn nói riêng.
Cung cấp cơ sở khoa học cho bảo vệ nguồn gene lan Hoàng thảo kèn là một trong
những mối quan tâm hàng đầu hiện nay.
Việc tìm ra nồng thích hợp của than hoạt tính, AgNO3, chitosan trong môi
trường thủy canh in vitro sẽ tạo cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của các chất này đến
quá trình nhân giống lan Hoàng thảo kèn, hoàn thiện môi trường thủy canh in vitro
cho công tác nhân giống loài lan quý giá có giá trị kinh tế cao này.

5


Đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học cho nhân giống trong hệ thống
thủy canh in vitro loài lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.).
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ảnh hưởng đèn LED đến sự sinh trưởng của cây lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là cơ sở đánh giá khả năng ứng dụng
của đèn LED trong nuôi cấy in vitro cây trồng nói chung và lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) nói riêng. Hướng tới tìm nguồn ánh sáng thích

hợp thay thế đèn huỳnh quang và các loại đèn đang dùng trong nuôi cấy lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) hiện nay. Việc làm này là cơ sở
giúp hạ giá thành sản phẩm là cây lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum
Lindl.) giống hoặc định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng của đèn
LED đến cây lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.).
Áp dụng kỹ thuật thủy canh in vitro trong nhân giống lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) là một hướng nghiên cứu có nhiều lợi thế, giúp
cây tăng trưởng tối ưu, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian nhân giống in vitro, bộ
rễ phát triển khỏe mạnh, bộ lá xanh tốt, cây to chắc khỏe, hình thái cây gần giống
cây ngoài tự nhiên, giúp nâng cao chất lượng cây giống. Những kết quả này góp
phần khẳng định ưu thế của thủy canh in vitro trong nền nông nghiệp hiện nay.
Đã có một số công trình nghiên cứu về nuôi cấy in vitro cây lan Hoàng
thảo kèn nhằm mục đích nhân nhanh giống lan Hoàng thảo kèn với số lượng lớn
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào về nuôi cấy thủy cảnh in vitro loài lan quý giá này.
2. Tình hình nghiên cứu hiện nay
Ở trên thế giới đã có một số công bố nghiên cứu về lan Hoàng thảo kèn. Năm
2004, Chang và cộng sự đã nghiên cứu thành công môi trường và các điều kiện nuôi
cấy lan Hoàng thảo kèn từ hạt qua quá trình phát sinh PLB. Năm 2008, Meera và
cộng sự đã nghiên cứu quy trình nhân 28 giống in vitro Dendrobium lituiflorum
Lindl. Qua con đường phát sinh PLB. Năm 2009, Shivani và cộng sự đã nghiên cứu

6


môi trường nhân nhanh lan hoàng thảo kèn bổ sung dịch chiết chuối trên môi trường
KC.
Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng có nhiều công bố nghiên cứu về lan
Hoàng thảo kèn đáng kể đến là Nguyễn Văn Việt (2010) ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy
in vitro trong nuôi cấy lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.). Bùi

Danh Chung (2015) nghiên cứu nhân giống in vitro lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.). Phạm Văn Lộc và Lê Thị Hoài Hương (2016) nhân
giống in vitro lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.).
Các nghiên cứu tập trung phân tích về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
và khả năng tăng sinh cây con chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng
đến quá trình nhân giống in vitro đặc biệt là ánh sáng đèn LED. Hiện nay, đèn LED
là thiết bị chiếu sáng đầy hứa hẹn cho các phòng nuôi cấy mô và nâng cao khả năng
tăng trưởng sinh học nhờ vào kích thước nhỏ, cấu trúc rắn, an toàn và tuổi thọ cao.
LED có những đặc tính tốt hơn so với các nguồn sáng khác như: đèn huỳnh quang,
đèn sợi đốt, đèn natri cao áp. Bước sóng của nó phát ra rất đặc biệt, chiều rộng của
vạch quang phổ ngắn, do vậy hiện nay LED được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực
nghiên cứu về quang sinh học như là sự tổng hợp chlorophyll, quang hợp và phát
sinh hình thái. Hiện vẫn chưa có công bố chính thức nào nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến hệ thống thủy canh in vitro trên cây Hoàng thảo kèn.
3. Mục đích nghiên cứu
Các nghiên cứu nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED
đơn sắc, LED hỗn hợp lên quá trình nhân giống lan Hoàng thảo kèn, tìm nguồn thay
thế nguồn ánh sáng huỳnh quang hiện nay nhằm rút ngắn thời gian nhân giống, đạt
hiệu quả cao hơn.
Các nghiên cứu về hệ thống thủy canh in vitro và nồng độ các chất than hoạt
tính, AgNO3, chitosan nhằm thiết lập mô hình thủy canh in vitro tốt nhất, đồng thời
góp phần nhân nhanh cây Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.), nâng
cao hiệu quả kinh tế.

7


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo kèn trong nuôi cấy in vitro

− Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED đơn sắc đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in vitro.
− Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED hỗn hợp đến quá trình tăng trưởng tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in vitro.
4.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn trong hệ thống thủy canh in vitro
− Khảo sát ảnh hưởng của hệ thống thủy canh in vitro so với phương pháp nuôi cấy
mô trong việc nhân giống lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.).
− Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ than hoạt đến sự tăng trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh lan Hoàng thảo ken (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy
canh in vitro hộp nhựa tròn.
− Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 lên quá trình tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
cây lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh
in vitro hộp nhựa tròn.
− Khảo sát ảnh hưởng của chitosan đến khả năng nhân giống lan Hoàng thảo kèn
(Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh in vitro hộp nhựa tròn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây con lan Hoàng thảo kèn có chiều cao 2 cm nuôi
trong bình mô được cung cấp bởi phòng Công Nghệ Sinh Học Thực Vật, Viện Khoa
Học Ứng Dụng HUTECH để sử dụng làm nguồn mẫu cho nghiên cứu về ảnh hưởng
của đèn LED đơn sắc, LED hỗn hợp, hệ thống thủy canh và nồng độ của các chất
như than thoạt tính, AgNO3, chitosan trong hệ thống thủy canh in vitro.

8


6. Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên, đơn yếu tố. Các nghiệm
thức được lặp lại 3 lần, ghi nhận kết quả trung bình. Các số liệu sau khi thu thập
được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2013® và phần mềm SAS V8.

7. Kết quả đạt được
− Ánh sáng đèn LED đơn sắc thích hợp cho sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) tốt nhất trong nuôi cấy in vitro
là LED xanh dương.
− Ánh sáng hỗn hợp tốt nhất cho sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong nuôi cấy in vitro có tỷ lệ 50% LED
đỏ + 50% LED xanh + 50% LED vàng.
− Xác định được hệ thống thủy canh in vitro thích hợp cho nhân giống lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) đạt hiệu quả tối ưu về tăng trưởng nhưng
lại tiết kiệm chi phí là hệ thống Thủy canh in vitro hộp nhựa tròn chịu nhiệt.
− Bổ sung 1,5 g/l than hoạt tính vào môi trường là tốt nhất cho sự tăng trưởng của
lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong hệ thống thủy canh in
vitro hộp nhựa tròn.
− Nồng độ thích hợp nhất đến quá trình tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh in vitro
hộp nhựa tròn của AgNO3 là 2 mg/l.
− Nồng độ chitosan thích hợp cho sự tăng trưởng và tạo cây hoàn chỉnh lan Hoàng
thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong môi trường thủy canh in vitro hộp
nhựa tròn là 5 mg/l.
8. Kết cấu của đồ án
Đồ án gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận

9


Chương 4: Kết luận và kiến nghị


10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về phương pháp nhân giống in vitro
1.1.1. Khái niệm
Nhân giống in vitro (in vitro propagation) là phương pháp ứng dụng các kỹ
thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau
của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống
nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác.
Nhân giống in vitro là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay khắc phục được
các nhược điểm của phương pháp nhân giống truyền thống đồng thời hệ số nhân
giống của phương pháp này cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất trên quy mô lớn.
1.1.2. Ưu điểm của phương pháp nhân giống in vitro so với phương pháp nuôi
cấy truyền thống
− Có khả năng tái sinh cây con từ các vùng mô và cơ quan khác nhau của cây như:
trục thân, long thân, phiến lá, hoa, chồi, hạt phấn,...mà ngoài tự nhiên không thể
thực hiện được
− Có thể sản xuất được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, trên một diện
tích nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại.
− Cây con tạo ra mặt đồng nhất về mặt di truyền.
− Sản xuất quanh năm và chủ động kiểm soát được các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm,…
− Bảo quản nguồn giống cây in vitro với số lượng lớn nhưng lại chiếm diện tích rất
nhỏ.
− Tạo ra các cây trong điều kiện vô trùng, để có thể vận chuyển mà hạn chế tối đa
khả năng phát tán bệnh, sâu bệnh hoặc các nhân tố gây bệnh.
− Tạo cây có khả năng ra hoa, tạo quả sớm.

11



1.1.3. Tầm quan trọng của nhân giống in vitro
Phương pháp nhân giống in vitro được sử dụng bảo quản và nhân nhanh
giống cây quý, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, phương pháp này ngày càng phổ
biến trong công tác chọn giống cây trồng.
Nhân giống in vitro là phương pháp nhân giống không còn mới mẻ nhưng
mang lại hiệu quả rất cao trong việc tạo ra cây giống chất lượng. Nhân giống in vitro
cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất, chọn, nhân giống, tạo
giống mới và gần đây một ứng dụng có ý nghĩa lớn đang được phát triển mạnh là
sản xuất các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học. Những thành tựu mà ứng dụng
này đem lại là không thể phủ nhận, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài ra, nhân giống in vitro tạo ra nhiều, nhanh, bảo đảm chất lượng các
loại giống cây ăn quả đặc sản, các loại hoa và cây cảnh, cây lâm nghiệp, bảo quản và
lưu giữ được các nguồn gene sinh học quý của địa phương.
Bên cạnh đó, bằng phương pháp nhân giống in vitro, chỉ sau một thời gian
ngắn có thể tạo được một sinh khối lớn có hoạy chất: sinh khối tạo ra vẫn

được

thuộc tính, nghĩa là vẫn giữ được khả năng tổng hợp các hợp chất thứ cấp như
alkaloid, glycoside, các steroid dung trong y học, chất dính dùng trong công nghiệp
thực phẩm, những chất kìm hãm sinh trưởng của vi khuẩn trong nông nghiệp.
Vì vậy, phương pháp nhân giống in vitro đang dần khẳng định vị thế của nó
trong nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Hiện nay tình hình sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh
mẽ và đã trở thành một ngành thương mại có lợi cho nền kinh tế các nước trồng và
xuất khẩu hoa. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày được mở rộng và không ngừng

tăng lên, nhiều tạp chí về hoa lan được xuất bản, nhiều cuộc hội thảo về lan đã được
tổ chức. Trước đây việc nuôi trồng và xuất khẩu chủ yếu là 10 lan rừng nên nguy cơ
khoảng 13 loài tuyệt chủng, ngày nay việc trồng lan dần theo quy mô công nghiệp,

12


×