Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề)
Họ và tên …………………………………………………
Lớp ……………………………………………………….
Đề bài
Câu 1: Lý thuyết: (3 điểm)
Sự biến đổi và phát triển nghĩ của từ ngữ? cho ví dụ?
Câu 2: Tập làm văn (7 điểm)
Phân Tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong " Bài thơ tiểu đội xe không
kính" của Phạm Tiến Duật
Hướng dẫn đáp án
Câu 1: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để dáp ứng nhu cầu
xã hội đặt ra. Trong sự phát triển của từ vựng, hiện tượng một từ ngữ có thể phát triển
nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc, đóng vai trò quan trọng.
Có hai phương thức chủ yếu trong sự phát triển nhgiã của từ: Phương thức ẩn
dụ và phương thức hoán dụ.
- Ví dụ:
Từ kinh tế trong câu thơ Bủa tay ôm lấy bồ kinh tế (vào nhà ngục Quảng
Đôngcảm tác- Phan Bội Châu) là từ nói tắt của cụm từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị
nước cứu đời. Ngày nay chúng ta không dùng từ kinh tế theo nghĩa trong thơ Phan Bội
Châu, mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao
đổi phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
- Như vậy, nghĩa của một từ ngữ có thể phát triển, thay đổ, nghĩa cũ mất đi và
một nghĩa mới được hình thành.
Câu 2 Tập làm văn: 7 điểm.
1. Mở bài: 1 điểm
- Thân thế sự nghiệp của nhà thơ Phạm Tiến Duật?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
2. Thân bài: 5 điểm
a. Tư thế ung dung hiên ngang:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Tác giả sử dụng từ láy gợi tả" ung dung, điệp từ nhìn, và nhịp thơ 2/2/2 diễn tả
sự thản nhiên, khoan thai, tự tin của người chiến sỹ
Điệp từ nhì gợi lên hình ảnh này nối tiếp hình ảnh kia ( nhìn thấy... thấy sao trời
và đọt ngột một cánh chim bay; Như sa ùa vào buồng lái.)
- Nhịp thơ nhanh thể hiện tâm hồ lạc quan của người chiến sỹ lái xe và hình ảnh
nhân hóa làm cho ý thơ thêm sinh động:
Gió vào -xoa mắt
Con đường- chay
Sao trời -sa
Cánh chim -ùa
b. Những cảm giác, ấn tượngcủa người lái xe trong chiếc xe không kính
- Ngồi vaod buồng lái chiếc xe không kính, người lái xe nhận rõ những cảm
giác: gió xoa vao mắt cay xè con đường phí trước ngươc chiều như chạy thẳng vaod
chính người lái với những rung động thật rõ. Những cảm giác tinh tế ấy đã được diễn
tả cụ thể và sinh động:
Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhì thấy con đường chạy thẳng vào tim.
- Xe chạy trong đêm, nhưng sao trời đột ngột sa vào buồng lái những từ "sa vào,
ùa vào" gây ấn tượng độc đáo chiếc xe bồng bềnh trong không gian thiên nhiên hoang
dã của núi rừng Trường Sơn.
c. Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn
Không có kính....có bụi..
Mưa tuôn.... người già
... Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Lời thơ bình dị, hình ảnh trung thực nhịp thơ như giọng kể tiếng"Ừ" vang lên
như một lời thách thức , chủ động chấp nhận gian khổ.....một tiếng cười hồ nhiên lạc
quan: ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo....
Mưa ngừng, gió lùa khôn ngay thôi!
- Giọng điệu ngang tàng, tự tin:
Không có kính, ừ thì..
Chưa cần...
Sự bất chấp khó khăn xem thường gia nguy của người chiến sỹ lái xe... họ vượt
khó và lạc quan tin tưởng...
d. Tình đồng đội:
Những vchiếc xe từ trong bom rơi....
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Tiểu đội xe không kính dừng quân giữ rừng, sau những chăng đường đầy bụi và
bom đạn những ngừi chiến sỹ lại gặp nhau:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Hình ảnh tả thực
Bếp Hoàng Cầm...Chung bát đũa... võng mắc chông chênh...
e. Ý chí chiến đấu vì miền nam
Hình ảnh xe không kính, không đèn không mui xe, thùng xe xó xước là một
hình ảnh thực. Bom đạn làm biến dạng đi nhưng xe vẫn chạy vì Miền nam phía trước
và chỉ cần trong xe có một trái tim
Trái tim được tác giả sử dụng ở đây là trái tim yêu thương, nồng nàn với đất
nước, một trái tim dũng cảm đương đầu với cuộc chiến đầy khó khăn gian khổ đẫm
mồ hôi và máu.
3. Kết luận. ( 1 điểm)
Hình ảnh người chiến sỹ lái xe trong tác phẩm đã để lại cho ta những cảm xúc
gì? phải làm gì cho tổ quốc hôm nay.
4. Thang điểm:
- Điểm 7: Những bài đảm bảo các yêu cầu trên, bài văn viết mạch lạc, tình cảm
thể hiện sâu sắc, gợi cảm xúc cho người đọc, không mắc lỗi trong diễn đạt và chính tả.
- Điểm 6- 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, tình cảm chân thực, sâu sắc...nhưng
mắc một số lỗi nhỏ trong diễn đạt.
- Điểm 4-3: Đảm bảo các yêu cầu, bài viết còn mắc một số lỗi trong diễn đạt và
chính tả, tình cảm còn chưa sâu sắc, chưa gây xúc động cho người đọc.
- Điểm 2-1: Bài viết còn sơ sài, chưa biết vận dụng các cách lập ý và chưa biết
dùng yếu tố tự sự, miêu tả làm phương tiện biểu cảm, còn sai nhiều chính tả, diễn đạt
lủng củng...
- Điểm 0: Không đạt được một yêu cầu nào.