Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SÁNG KIẾN DỤNG cụ THỰC HIỆN LIỆU PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.45 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN

DỤNG CỤ THỰC HIỆN LIỆU PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC
Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Tứ Trung
1. Đặt vấn đề: Từ nhận thức xuất phát từ từ tiếng La tinh cognosco (“con” có nghĩa là
'với' “ gnosco” có nghĩa là 'biết'), do đó nhận thức có nghĩa là 'làm quen' [1]. Do đó,
chúng ta có thể nói rằng một hệ thống là nhận thức nếu nó biết điều gì đó.Con người
và động vật là ví dụ tốt về hệ thống nhận thức khi con người biết cách xây nhà, giao
tiếp, vv . và Động vật biết cách sống sót. Trong khoa học, nhận thức đề cập đến các
quá trình tâm thần. Những quá trình này bao gồm sự chú ý, trí nhớ, giải quyết vấn đề,
đưa ra quyết định, tính toán, sản xuất và hiểu lý do của ngôn ngữ .. Sự nhận thức được
nghiên cứu trong các ngành khác nhau như ngôn ngữ học, tâm lý học, khoa học, triết
học và khoa học máy tính . Như vậy, sự nhận thức có thể được định nghĩa là quá trình
mà sinh vật sử dụng để tổ chức thông tin. Điều này bao gồm lựa chọn (chú ý), thu thập
thông tin (nhận thức), lưu giữ lại thông tin (bộ nhớ), biểu diễn (hiểu biết) và sử dụng
nó để hướng dẫn hành vi (lý luận và phối hợp các hoạt động)
Suy giảm nhận thức là một biểu hiện và hậu quả của nhiều rối loạn tâm thần khác
nhau.
Nâng cao nhận thức có thể được định nghĩa là khuếch đại hoặc mở rộng năng lực cốt
lõi của các quá trình tinh thần thông qua cải tiến hoặc tăng cường hệ thống xử lý thông
tin. Một số loại can thiệp được sử dụng để mang lại những cải tiến này. Nâng cao
nhận thức, do đó, nhằm cải thiện chức năng nhận thức của bộ não như cải thiện việc
học tập, tập trung hơn, trí nhớ tốt hơn, thời gian phản ứng nhanh hơn, nhận thức tốt
hơn, khả năng lý luận được cải thiện, v.v
Mục tiêu của sáng kiến:
-

Đưa ra giải pháp để hỗ trợ cho các bệnh nhân bị suy giảm nhận thức.

-


Xây dựng dụng cụ, quy trình để thực hiện dụng cụ làm tăng nhận thức cho
bệnh nhân

2. Tổng quan:
2.1. Suy giảm nhận thức:
Trong các trẻ tự kỷ, học tập bị suy giảm đã được báo cáo do giảm một loạt các nhiệm
vụ và


kết hợp hoạt động chức năng giữa các vùng vỏ não và vùng dưới vỏ não từ đó ảnh
hưởng đến hiểu câu, chức năng điều hành, trí nhớ công việc, xử lý thị giác không gian,
và nhiệm vụ động cơ đơn giản (Schipul, 2012).
Suy giảm chính trong tăng động giảm chú ý, như chú ý giảm, trí nhớ công việc giảm
và có cơn xung động, đều có thể được điều hòa bởi chức năng thực thi. Vì vậy người
ta cho rằng khi huấn luyện nhận thức cho trẻ tăng động giảm chú ý sẽ giúp trẻ cải
thiện được bệnh.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, mạn tính hay tái phát. Người
ta thường quan tâm đến các triệu chứng dương tính và âm tính của TTPL. Tuy nhiên
hiện nay người ta quan tâm nhiều đến suy giảm nhận thức của bệnh nhân TTPL, vì nó
ảnh hưởng nhiếu đến chất lượng sống của bệnh nhân. Bằng cách sử dụng Mini Mental
State Examination (MMSE) và Addenbrooke's cognitive examination II (ACE II) để
đánh giá 39 đối tượng, trong đó 35 bệnh nhân TTPL và 4 người bình thường. Chúng
tối thấy, điểm MMSE và điểm ACE II có mối tương quan với nhau ( r=0,845 ;
p<0,001). Điểm MMSE, điểm ACE II và các phân nhóm của ACE II của nhóm bệnh
nhân TTPL đều thấp hơn nhóm người bình thường. TTPL di chứng có chức năng nhận
thức thấp nhất ( MMSE: 11; ACE II: 31). Do đó khi đánh giá và can thiệp bệnh nhân
TTPL chúng ta cần quan tâm hơn các biểu hiện suy giảm nhận thức của bệnh nhân.
2.2. Hậu quả của suy giảm nhận thức: người ta nhận thấy suy giảm nhận thức làm
bệnh nhân không có thể tiếp thu được các kiến thức mới, bên cạnh đó làm hạn chế nhớ
lại các kiến thức củ. Đặc biệt bệnh nhân không có thể biến các kiến thức thành các

hành động vì chức năng thực thi bị suy giảm. Vì vậy những bệnh nhân bị suy giảm
nhận thức kết quả học tập sẽ bị suy giảm. Ngoài ra khả năng tìm kiếm việc làm không
cao. Khi có việc làm năng suất lao động không được cao. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp của
bệnh nhân có suy giảm nhận thức cao hơn so với quần thể chung.
2.3. Các phương pháp làm tăng nhận thức:
2.3.1. Thuốc:Một số thuốc có thể cải thiện được trí nhớ, sự chú ý và khả năng tập
trung. Các thuốc này được gọi là thuốc dưỡng não (nootropic). Tác động của thuốc
dưỡng não có được là thông qua việc cải thiện cung cấp oxy cho tế bào thần kinh, kích
thích sự tăng trưởng của tế bào thần kinh hoặc bằng cách thay đổi nguồn cung cấp các
hóa chất của tế bào thần kinh ( như chất thần kinh trung gian, các men và các


hormon). Các thuốc dưỡng não này được dùng trong bệnh Alzheimer và suy giảm
nhận thức khác. Hiện tại có một số thuốc như Donepezil, Rivastigmin, Galatamine và
Memantine.
Các thuốc làm cảnh tỉnh và tăng khả năng tập trung chú ý đã được sử dụng trong điều
trị bệnh tăng động giảm chú ý, ngũ rũ như Amphetamine.
Hai loại chất tương đối phổ biến được dùng để cải thiện nhận thức đó là caffein và
Nicotine. Có những thử nghiện cho thấy Choline cũng làm cải thiện trí nhớ.
Có một số thuốc được sử dụng để làm tăng nhận thức cho bệnh nhân.
2.3.2. Các liệu pháp làm tăng nhận thức:
Có nhiều dạng huấn luyện tâm thần nhờ đó làm tăng nhận thức. Ngay cả hoạt động
tâm thần chung, “ làm việc cơ não” có thể cải thiện công việc cũng như sức khỏe tâm
thần lâu dài, trong khi đó các kỹ thuật thư giãn giúp điều hòa sự hoạt hóa của não.
Người ta gợi ý rằng hiệu ứng Flynn, tạo ra sự gia tăng 2,5 điểm thô của IQ trong 10
năm ở các nước phương Tây. Hiệu ứng Flynn là một sự gia tăng đáng kể và bền vững
khả năng nhận thức của cộng đồng theo thời gian. Điều này có thể giải thích do nhu
cầu nhận thức gia tăng để đáp ứng suy nghĩ trường tượng và thị giác ở xã hội hiện đại.
Một dạng khác của huấn luyện tâm thần là học các chiến lược để nhớ thông tin ( các
kỹ thuật nhớ) . “ Phương pháp loci” là một trong các chiến lược đó. Có một số dạng

huấn luyện tâm thần đó là tập yoga, thiền, chơi game. Thiền là một trong các kỹ thuật
làm cải thiện khả năng nhận thức. Nó giúp giảm lo âu, cải thiện sức khỏe tâm lý, giảm
stress, cải thiện trí nhớ, chú ý.. Thiện định tâm giúp giảm lo âu và đau. Thiền định tâm
cải thiện trí nhớ ngắn hạn, chú ý và làm giảm thời gian phản ứng. Chơi game là bài tập
thể dục tâm thần. Người chơi game nhanh có cái nhìn tốt hơn, tăng chú ý và tăng nhận
thức. Chơi một số trò chơi là tăng trí nhớ công việc.
Liệu pháp làm tăng nhận thức là một can thiệp phát triển dựa trên hiệu suất
cách tiếp cận để khắc phục và phục hồi chức năng trong các lĩnh vực xã hội, sự chú ý,
trí nhớ vàthiếu sót nhận thức thần kinh trong giải quyết vấn đề.
Liệu pháp làm tăng nhận thức tác động trực tiếp đến sự suy giảm nhận thức mà nó tiên
lượng sự hồi phục chức năng. Từ các nghiên cứu người ta thấy sự thích ứng xã hội của
người tham gia điều trị liệu pháp làm tăng nhận thức cải thiện trong suốt quá trình
điều trị. Các kết quả này kéo dài tối thiểu 1 năm sau điều trị. Trong liệu pháp này


người ta quan tâm đến cả thiếu sót nhận thức không xã hội và xã hội. Thiếu sót nhận
thức xã hội liên quan đến thiếu sót nhận thức cơ bản. Các vấn đề trong nhận thức xã
hội thường dẩn đến các vấn đề trong công việc và các mối quan hệ. Bởi vậy liệu pháp
làm tăng nhận thức tác động đến các phần chính trong bệnh tâm thần nặng nề. Trong
khi thuốc cho các triệu chứng hoang tưởng đã có sẳn, nhưng hiện tại không có thuốc
điều trị cho các triệu chứng thiếu sót nhận thức cốt lõi này. Do đó chúng ta nên quan
tâm đến liệu pháp làm tăng nhận thức để hỗ trợ cho bệnh nhân.
3. Giới thiệu dụng cụ làm tăng nhận thức:
3.1. Lý do đưa ra dụng cụ thực hiện tăng nhận thức:
- Có nhiều phương pháp làm tăng khả năng của từng lãnh vực trong nhận thức, dụng
cụ này kết hợp huấn luyện được nhiều khả năng của nhận thức.
- Có nhiều phương pháp làm tăng nhận thức được thực hiện theo các chương trình vi
tính. Tại Đà Nẵng chúng tôi không thể áp dụng các chương trình này cho bệnh nhân.
Ngoài ra khi thực hiện theo các chương trình nó không linh hoạt thích ứng cho từng
bệnh nhân.

3.2. Nguyên tắc:
- Lồng ghép nhiều lãnh vực hỗ trợ nhận thức vào trong một dụng cụ: hỗ trợ
khả năng tập trung, trí nhớ lập tức, trí nhớ gần, trí nhớ công việc, phát triển ngôn ngữ..
- Thực hiện linh hoạt theo khả năng của từng bệnh nhân.
- Tạo hứng thú cho bệnh nhân khi thực hiên
3.3. Mô tả dụng cụ:
- Trên một khung có 12 ô, xếp 3 hàng. Các ô này có thể xoay được. Trên các
ô, một mặt có các khe để có thể đặt các hình vào ô.
- Bộ hình: Các hình này có thể gắn vào các ô
o Hình con vật: 10 hình
o Hình trái cây: 10 hình
o Hình phương tiện giao thông: 10 hình
o Hình các đồ vật trong nhà: 10 hình
o Hình các chữ: 24 chữ cái
o Hình các số: 10 chữ số
3.3. Quy trình thực hiện ( xem phần quy trình ở phần phụ lục)


- Tuỳ theo yêu cầu lãnh vực cần phục hồi, chọn các bài tập phù hợp.
- Chọn các hình phù hợp để đặt vào các ô.
- Chọn số lượng ô sử dụng (theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, phù hợp từng
người)
- Đặt các hình vào các ô.
- Cho bệnh nhân xem và hướng dẫn các đặc điểm của hình.
- Xoay hình lại, để bệnh nhân không thấy hình.
- Tuỳ theo bài tập người hướng dẫn sẽ có các yêu cầu khác nhau.
- Khi bệnh nhân trả lời đúng, sẽ có khen thưởng.
- Nếu bệnh nhân trả lời sai, đưa ra gợi ý.
- Nếu sai nhiều lần, cho bệnh nhân xem lại các hình.
* Các lãnh vực:

- Chú ý tập trung
- Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ gần
- Trí nhớ công việc.
- Khả năng sử dụng từ
4. Đánh giá thử nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 10 trẻ bị tự kỷ và tăng động giảm chú ý.Qua
thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:
4.1. Đối với trẻ:
- Trẻ có khả năng tiếp thu được các lời hướng dẫn.
- Trẻ thích thú trong khi thực hiện liệu pháp.
- Đa số trẻ tập trung vào các hoạt động của liệu pháp. Có một trẻ không tập trung vào
hướng dẫn mà thường xuyên xoay các ô.
- Các hoạt động linh hoạt, tùy theo khả năng nhận thức của trẻ.
- Có nhiều hoạt động khác nhau trên một công cụ làm cho trẻ không bị nhàm chán.
- Do chưa làm nhiều nên chưa đánh giá được hết các hiệu quả, tuy nhiên nhận thấy trẻ
tăng dần các kỹ năng nhận thức sau thời gian được can thiệp.
4.2. Đối với nhà trị liệu:
- Dụng cụ này dể sử dụng và linh hoạt.


- Thích hợp với mọi mức độ và các kiểu của suy giảm nhận thức.
- Tạo hứng thú cho bệnh nhân khi thức hiện.
Tuy nhiên có một số điều cần chú ý:
- Phải đánh giá chính xác các khả năng nhận thức của bệnh nhân, từ đó chọn các hình
thức phù hợp.
- Thời gian chuẩn bị trước khi thực hiện liệu pháp. Nhà trị liệu phải chuẩn bị như một
giáo án để từ đó chọn các kỹ thuật và các hình phù hợp.
- Sử dụng các bảng giấy để che các ô chưa sử dụng, hạn chế các hoạt động xoay các ô
làm trẻ giảm tập trung.

5. Kết luận: Qua thử nghiệm ban đầu sử dụng dụng cụ tập tăng nhận thức cho bệnh
nhân chúng tôi nhận thấy:
- Dụng cụ có thể áp dụng cho bệnh nhân bị suy giảm nhận thức.
- Dụng cụ tác động đến nhiều khả năng của nhận thức.
- Bệnh nhân thực hiện được các bài hướng dẫn và mang lại kết quả ban đầu.
6. Kiến nghị:
- Áp dụng thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn.
- Tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả một cách khoa học.


QUY TRÌNH LIỆU PHÁP TĂNG NHẬN THỨC
I.

ĐẠI CƯƠNG:
Liệu pháp tăng nhận thức (Cognitive enhacement therapy) là một liệu pháp
dựa trên bằng chứng được thiết kế để giúp những người bị tâm thần phân
liệt và rối loạn nhận thức cải thiện sự phát triển trí não và nhận thức, nhận
thức xã hội và tăng khả năng nghề nghiệp. Nhận thức là nguồn gốc gây
khuyết tật chính cho những người đang hồi phục từ bệnh tâm thần và liệu
pháp làm tăng nhận thức nhắm mục tiêu cải thiên sự suy giảm nhận thức.
Liệu pháp tăng nhận thức được phát triển bởi Giáo sư Gerard Hogarty và
Samuel Flesher, Tiến sĩ tại Chương trình EPICS tại Đại học Y khoa
Pittsburgh. Nghiên cứu Liệu pháp tăng nhận thức ban đầu được tài trợ bởi
Viện Y tế Tâm thần Quốc gia nghiên cứu 121 đối tượng trong vòng ba năm.
(Archives of General Psychiatry, tháng 9 năm 2004) Nghiên cứu tiếp theo
đã chứng minh độ bền của Liệu pháp tăng nhận thức và khả năng ứng dụng
của nó vào tâm thần phân liệt sớm.

II.


CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp có suy giảm nhận thức.
- Nâng cao khả năng nhận thức của người bình thường
III.
IV.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân có biểu hiện loạn thần
CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng
đại học và cán bộ tâm lý đã được tập huấn sử dụng công cụ làm tăng nhận thức.
-

Dựa vào đánh giá nhận thức, biết lãnh vực suy giảm trong nhận thức của bệnh
nhân.

-

Chuẩn bị nội dung và các hình ảnh để thực hiện ( viết ra biên bản để theo dõi)

2. Phương tiện:
-

Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.

-

Bộ cung cụ thực hiện liệu pháp tăng nhận thức


3. Người bệnh:


-

Thông báo về thời gian làm liệu pháp.

-

Thông báo về lợi ích của liệu pháp

4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định
điều trị của bác sĩ (5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và
tên, tuổi và địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 1 buổi 30 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và làm quen.
* Thực hiện các bài tập trong nội dung của liệu páp tùy thuộc vào lãnh vực
nhận thức bị suy giảm. Chú ý nên kết hợp nhiều nội dung và thực hiện mối nội
dung không quá 10 phút để tránh nhàm chán
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
1. Trí nhớ lập tức:
-


Chọn 3 hình đơn giản

-

Ghép vào 3 ô.

-

Cho bệnh nhân xem và nói tên 3 hình. Bệnh nhân nhắc lại tên 3 hình.

-

Xoay 3 hình lại.

-

Có hai cách hỏi:
o Nhớ có gợi ý: Hỏi bệnh nhân: “ hình …ở nào”
o Nhớ không gợi ý: hỏi bệnh nhân “nói tên hình và chỉ vị trí của 3
hình đó”

-

Nếu bệnh nhân nói đúng: khen ngợi và tăng số hình lên.

-

Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại. Sau khi nói
đúng, tiến hành chọn 3 hình khác, và tiếp tục như phần trên.



2. Trí nhớ gần: Cũng tiến hành như trí nhớ lập tức nhưng sau khi xoay hình lại,
người điều trị nên dành một thời gian khoảng 5 phút để đề cập đến các vấn đề
khác. Sau đó mới tiến hành hỏi bệnh nhân.
3. Trí nhớ không gian:
a. Chọn 3 hình đơn giản
b. Ghép vào 3 ô ở các vị trí tách biệt trên dụng cụ.
c. Cho bệnh nhân xem và nói tên 3 hình. Bệnh nhân nhắc lại tên 3 hình.
d. Xoay 3 hình lại.
e. Đưa cho bệnh nhân 5 hình và đề nghị bệnh nhân chọn 3 hình bệnh nhân
mới được xem và xếp vào đúng vị trí như được xem
f. Nếu bệnh nhân nói đúng: khen ngợi và tăng số hình lên .
g. Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại. Sau khi
nói đúng, tiến hành chọn 3 hình khác, và tiếp tục như phần trên.
4. Trí nhớ công việc:
a. Đặc điểm của hình:
i. Chọn 4 hình.
ii. Ghép vào 4 ô.
iii. Giới thiệu tên hình và các đặc điểm của hình ( ví dụ: đây là con
chim, đẻ trứng, bay và ăn sâu…)
iv. Xoay hình lại.
v. Hỏi hình với các đặc điểm:
1. Đề nghị bệnh nhân chỉ được hình và gọi tên đúng hình có
đặc điểm được nêu lên ( ví dụ “chỉ và nói tên hình con nào
ăn sâu”)
2. Đề nghị chỉ và gọi tên đúng hình với so sánh đặc điểm (ví
dụ “ chỉ và gọi tên hai con vật có thức ăn giống nhau”)
vi. Nếu trả lời đúng, hỏi tiếp các hình khác hoặc tăng dần số ô.
vii. Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại.
Sau khi nói đúng, tiến hành chọn 4 hình khác, và tiếp tục như

phần trên.
b. Ghép chữ:


i. Chọn 4 chữ.
ii. Ghép vào 4 ô.
iii. Giới thiệu chữ trên các ô ( ví dụ: chữ a, m, b và i)
iv. Xoay hình lại.
v. Hỏi các chữ: đề nghị bệnh nhân chỉ trình tự các ô để ghép thành
từ ( ví dụ “chỉ trình tự các ô ghép thành từ “ba””)
vi. Nếu trả lời đúng, hỏi tiếp các hình khác hoặc tăng dần số ô.
vii. Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại.
Sau khi nói đúng, tiến hành chọn 4 hình khác, và tiếp tục như
phần trên.
c. Các con số:
i. Chọn 4 số.
ii. Ghép vào 4 ô.
iii. Giới thiệu số trên các ô ( ví dụ: số: 1, 6, 9,3)
iv. Xoay hình lại.
v. Hỏi các số:
1. Đề nghị bệnh nhân chỉ các số theo tình tự ( ví dụ “chỉ trình
tự các ô theo thứ tự từ cao xuống thấp”)
2. Đề nghị bệnh nhân chỉ các số để ghép thành con số ( ví dụ:
“ chỉ trình tự các ô để tạo thành số 31”
3. Đề nghị bệnh nhân chỉ các số để thực hiện một phép tính (
ví dụ: “ chỉ 2 số để tạo thành phép trừ bằng một số trong
các hình đó)
vi. Nếu trả lời đúng, hỏi tiếp các hình khác hoặc tăng dần số ô.
vii. Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại.
Sau khi nói đúng, tiến hành chọn 4 hình khác, và tiếp tục như

phần trên.
5. Kết hợp tập trung chú ý, trí nhớ không gian:
a. Chọn 2 cặp hình.
b. Xếp vào 4 ô liền kề (tạo hình vuông)
c. Cho bệnh nhân xem.


d. Đề nghị bệnh nhân chỉ các cặp hình, và gọi tên các cặp hình đó.
e. Nếu trả lời đúng, hỏi tiếp các hình khác hoặc tăng dần số cặp hình.
f. Nếu bệnh nhân nói sai: cho bệnh nhân xem lại và tiến hành lại. Sau khi
nói đúng, tiến hành chọn 4 hình khác, và tiếp tục như phần trên.
VI. ĐÁNH GIÁ:
-

Đánh giá sự tham gia của bệnh nhân.

-

Đánh giá sự thích thú của bệnh nhân.

-

Đánh giá hoạt động nhận thức của bệnh nhân

V.
-

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Tai biến chưa có báo cáo tai biến trong y văn


Tài liệu tham khảo
1. Kyle J. Rutledge, (2012),Training Cognition in ADHD: Current Findings,
Borrowed Concepts, and Future Directions,The American Society for Experimental
NeuroTherapeutics, Inc. 2012
2. Mandeep Singh,(2014),Cognitive enhancement Techniques, IJITKMI Volume 7 •
Number 2 • Jan– June 2014 pp. 49-61 (ISSN 0973-4414)
3. Alice Medalia, (2018), Cognitve remediation for psychological disorders, Oxford
4. Samuel Flesher, Cognitive Enhancement Therapy and Cognitive Behavioral
Therapy for Schizophrenia />5. Spencer MRobinson, A Brief Introduction to Cognitive Enhancement Therapy,
/>_Brief_Introduction_to_Cognitive_Enhancement_Therapy_CET/links/553b2dcf0cf2c
415bb09009a/A-Brief-Introduction-to-Cognitive-Enhancement-Therapy-CET.pdf



×