Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

TÍNH TOÁN và THIẾT kế máy TÁCH vỏ hạt MACCADAMIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.95 MB, 48 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng chúng em. Những kết quả và
số liệu trong đồ án tốt nghiệp điều được chúng em tính toán và trình bày, không sao chép
bất kì nguồn nào hết. Chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam
đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Võ Đình Hiếu
Nguyễn Đức Duy Thuận


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại
học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, cũng như quý thầy cô trong Viện kỹ Thuật Hutech đã
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích cũng như kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt 4 năm qua.
Nhóm chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Hà Ngọc Nguyên,
người đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Sau cùng, chúng em gởi lời cảm ơn chân thành đến ba, mẹ đã ủng hộ, động viên
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công trong
công việc và cuộc sống.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Võ Đình Hiếu


Nguyễn Đức Duy Thuận


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề:
Thiết kế chế tạo máy có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, là thước đo và động lực phát triển của mỗi quốc gia. Ngày nay,
các kỹ sư vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển các ứng dung, máy móc nhằm phụ
vụ cho nhu cầu ngày càng nâng cao của con người. Khoa học và công nghệ giúp chúng
ta ngày càng vươn cao hơn, xa hơn, sâu hơn…
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay là ngành thực phẩm. Việc sử dụng máy
móc vào phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng được chú trọng nhằm
nâng cao việc sản xuất cũng như xuất khẩu.
Qua thời gian tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn của Thầy Hà Ngọc Nguyên, Thầy
đã đưa ra tính thiết thực và cấp thiết khi nghiên cứu về đề tài này. Từ những luận điểm
trên, nhóm thực hiện đã chọn đề tài: “TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY TÁCH VỎ
HẠT MACCADAMIA”.
Trên thế giới, máy tách võ hạt Maccadamia rất đa dạng. Do đó, khi đi vào thiết kế
thì mỗi loại máy cũng có nhiều vấn đề nghiên cứu khác nhau. Trong phạm vi của đề tài
này, chúng em thực hiện chỉ đi sâu vào nghiên cứu máy tách võ ngoài hạt Maccadamia
theo yêu cầu.
 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài

“TÍNH TOÁN

VÀ THIẾT KẾ


MÁY

TÁCH VỎ HẠT

MACCADAMIA” được thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho ngành nông nghiệp
trong việc tách võ hạt Maccadamia trên cả nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu…
 Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng từ thực tiễn đời sống vào nghiên cứu thiết kế, tính thực tế của sản phẩm,
cụ thể như sau:
- Nghiên cứu thiết kế có sẵn và các tài liệu liên quan trong và ngoài nước.
- Tính toán thiết kế mô hình để đánh giá chất lượng của hệ thống và loại trừ các lỗi thiết
kế.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh.
 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài hoàn thành thể hiện sự quan trọng của ngành thiết kế chế tạo máy trong
nông nghiệp. Đồng thời cũng có thể phát triển hệ thống bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo máy máy tách võ ngoài hạt Maccadamia mang
những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Thay thế nông dân tách võ hạt bằng cách thủ công, mất nhiều thời gian và nhân công.
- Giảm thiểu chi phí nhân công, nâng cao năng suất.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm ngoài nước.
- Góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung và nông nghiệp nói riêng.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mục Lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.1. Nguồn gốc xuất xứ hạt Maccadamia. ...................................................................... 1
1.2. Công dụng hạt Mắc ca: ........................................................................................... 2
1.3. Quy trình sản xuất hạt Mắc ca ................................................................................ 4
1.4. Thị trường Mắc ca trên thế giới và triển vọng của Việt Nam .................................. 6
1.4.1. Thị trường Mắc ca trên thế giới: ...................................................................... 6
1.4.2. Triển vọng của Việt Nam .................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 9
2.1. Đặc điểm của quả Mắc ca ....................................................................................... 9
2.2. Khảo sát kích thước cơ bản của hạt Mắc ca .......................................................... 10
2.3. Sơ lượt về một số loại máy Mắc ca ....................................................................... 11
2.3.1. Máy Mắc ca công suất nhỏ ............................................................................. 11
2.3.2. Máy Mắc ca công suất vừa ............................................................................. 11
2.3.3. Máy Mắc ca công suất lớn ............................................................................. 12
2.3.4. Một số máy tách vỏ Mắc ca ở Việt Nam ......................................................... 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 15
3.1. Xây dựng ý tưởng ................................................................................................. 15
3.1.1. Mục đích của việc thiết kế .............................................................................. 15
3.1.2. Nhiệm vụ các bước thiết kế: ........................................................................... 16
3.2. Yêu cầu về cơ khí ................................................................................................. 16
3.3. Yêu cầu về điện .................................................................................................... 16
3.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ..................................................................... 17
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY TÁCH VỎ HẠT MACCADAMIA ...... 17
4.1. Phần tính toán....................................................................................................... 18
4.1.1. Chọn động cơ ................................................................................................. 18

4.1.2. Chọn lò xo ...................................................................................................... 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.1.3. Chọn ổ đỡ ...................................................................................................... 20
4.1.4. Chọn khớp nối ................................................................................................ 21
4.2. Phần điện.............................................................................................................. 23
4.2.1. Tính toán và chọn Contactor .......................................................................... 23
4.2.2. Rơle trung gian .............................................................................................. 24
4.3. Thiết kế các chi tiết máy ...................................................................................... 25
4.3.1. Bộ phận Đĩa đánh: .......................................................................................... 25
4.3.2. Bộ phận Má tì ................................................................................................. 26
4.3.3. Bộ phận Hộp máy ........................................................................................... 27
4.3.4. Bộ phận trục ................................................................................................... 28
4.3.5. Bộ phận ống lót trục........................................................................................ 29
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ THI CÔNG ......................................... 30
5.1. Mô hình máy tách vỏ Mắc ca................................................................................ 30
5.2. Hình ảnh thực tế ................................................................................................... 32
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................. 38
6.1. Kết luận ................................................................................................................ 38
6.2. Kết quả đạt được và những hạn chế ...................................................................... 38
6.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 38
6.2.2. Những hạn chế ............................................................................................... 38
6.3. Hướng phát triển đề tài ......................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Hình Ảnh
Hình 1. 1: Hạt Mắc ca ...................................................................................................... 2
Hình 1. 2: Thành phần dinh dưỡng hạt Mắc ca. ................................................................ 4
Hình 1. 3: Thành phần tách vỏ của hạt Mắc ca xanh ........................................................ 4
Hình 1. 4: Hạt Mắc ca được sấy khô bằng khí nóng ......................................................... 5
Hình 1. 5: Hạt Mắc ca sau khi sấy .................................................................................... 6
Hình 2. 1: Quả Mắc ca........................................................................................................9
Hình 2. 2: Khảo sát hạt Mắc ca ...................................................................................... 10
Hình 2. 3: Máy Mắc ca công suất nhỏ ............................................................................ 11
Hình 2. 4: Máy Mắc ca công suất vừa ............................................................................ 12
Hình 2. 5: Máy Mắc ca công suất lớn ............................................................................. 12
Hình 2. 6: Tách vỏ ngoài 300kg/h .................................................................................. 13
Hình 2. 7: Máy tách vỏ 100kg/h ..................................................................................... 13
Hình 2. 8: Máy tách vỏ xanh .......................................................................................... 14
Hình 4. 1: Lò xo nén.........................................................................................................20
Hình 4. 2: Ổ đỡ vòng bi UCF 205 .................................................................................. 21
Hình 4. 3: Khớp nối xích................................................................................................ 22
Hình 4. 4: Contactor ba pha dòng 32A ........................................................................... 24
Hình 4. 5: Rơle và đế rơle trung gian 24V ...................................................................... 24
Hình 4. 6: Đĩa đánh ........................................................................................................ 25
Hình 4. 7: Má tì.............................................................................................................. 26
Hình 4. 8: Hộp máy........................................................................................................ 27
Hình 4. 9: Bộ phận trục .................................................................................................. 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4. 10: Ống lót trục ................................................................................................. 29
Hình 5. 1: Mô hình 3D máy tách vỏ Mắc ca.....................................................................30
Hình 5. 2: Tụ điện điều chỉnh ......................................................................................... 31

Hình 5. 3: Thi công hàn chân đế..................................................................................... 32
Hình 5. 4: Trục của máy................................................................................................. 33
Hình 5. 5: Thi công hàn phễu ......................................................................................... 33
Hình 5. 6: Thi công lắp khớp nối.................................................................................... 34
Hình 5. 7: Lò xo nén giữ má tì ....................................................................................... 34
Hình 5. 8: Ống lót trục ................................................................................................... 35
Hình 5. 9: Khoan lỗ cho máng che trên .......................................................................... 35
Hình 5. 10: Nhông xích .................................................................................................. 36
Hình 5. 11: Hoàn thành mô hình và chạy thử ................................................................. 37

Bảng
Bảng 1. 1: Sản lượng Mắc ca ở 4 quốc gia dẫn đầu thế giới ............................................. 6
Bảng 1. 2: So sánh với các hạt có giá trị khác trên thế giới ............................................... 7
Bảng 2. 1: Khảo sát kích thước của hạt Mắc ca................................................................10
Bảng 4. 1: Tra thông số kỹ thuật ổ đỡ vòng bi UCF.........................................................20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

Nguồn gốc xuất xứ hạt Maccadamia.
Cây Maccadamia xuất phát từ rừng rậm nhiệt đới tại Châu Úc, cách đây hàng

ngàn năm thổ dân ở đây đã dùng chúng như một loại dược phẩm quý với tên “Kindal
kindal”.
Năm 1882, Maccadamia được vận chuyển đến Hawaii với mục đích trồng làm bờ
rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên, mùi vị ngọt ngào của chúng đã khiến
chúng nổi tiếng.

Năm 1960, cây Maccadamia được du nhập vào Châu Âu, và ngày nay
maccadamia là một trong ba loại hạt được đánh giá cao nhất ở châu lục này.
Khoảng năm 1994, thì những cây Maccadamia đầu tiên được mang đến Việt Nam
và trồng thử nghiệm ở vườn ươm thuộc vườn quốc gia Ba Vì, sau đó nhân rộng giống ra
trồng ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Ở Việt Nam diện tích Maccadamia tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng chiếm
44,4%, Dak Nông chiếm 35,30%, kế đến là tỉnh Dak Lak. Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)
được đánh giá là địa bàn có điều kiện tự nhiên và khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,
độ dốc… phù hợp với cây mắc ca. Hiện tại, ở Lâm Hà có 10/14 xã trồng Maccadamia
với diện tích 152 ha, đang cho thu hoạch khoảng 57,4 ha. Theo kế hoạch triển khai trồng
mắc ca ở Lâm Hà, năm 2016 trồng mới 201 ha, cho thu hoạch 40 ha; năm 2017 trồng
396 ha thu 195 ha; năm 2018 trồng mới 669 ha, thu 300 ha… và đến năm 2030 dự tính
trồng 4.700 ha, thu hoạch 3.000 ha.
Mắc ca hay Mac ca là tên gọi từ cách phiên âm trong tiếng Việt của chi thực vật
có danh pháp khoa học Maccadamia.

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1. 1: Hạt Mắc ca
1.2.

Công dụng hạt Mắc ca:

 Hạt Mắc ca có tác dụng bảo vệ tim mạch và hệ tuần hoàn:
Nhân của hạt mắc ca có hàm lượng tinh dầu lên tới 78%, cao hơn hẳn dầu lạc (44,8%),
dầu nhân điều (47%)… Đặc biệt trong dầu của mắc ca có trên 87% là axit béo không no,
trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được tự nhiên. Khi ăn hạt

Mắc ca vào giảm được Cholesterol, có tác dụng phòng trị xơ cứu động mạch. Hàm lượng
Protein trong nhân quả Mắc ca có tới 9,2%, gồm 20 loại Axit Amin trong đó có 8 loại
Axit Amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong quả Mắc ca còn có chứa một loại
amino acid tên là arginine – chất này giúp các thành mạch máu hoạt động được linh hoạt
và mềm mại hơn. Các chất chống oxi hóa trong quả Mắc ca cũng mang lại nhiều lợi ích
cho hệ tim mạch giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Trong thực tế, nếu 1 người sử dụng ăn
hạt Mắc ca từ 10 - 15 hạt mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ dẫn đến các rối loạn tim
mạch. Vì vậy mới có câu hạt Mắc ca tốt cho tim mạch. Con số thống kê này thật đáng kể
bởi nó sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo về căn bệnh tim mạch hiện tỷ lệ mắc chứng bệnh này
rất cao.
 Hạt Mắc ca tốt cho phụ nữ và trẻ em khi sử dụng thường xuyên: trong nhân hạt Mắc
ca có chứa rất nhiều các chất khoáng, nhiều loại Vitamins, Omega-3-6-9…rất có lợi cho
2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

bà bầu và trẻ em khi được ăn thường xuyên. Hạt Mắc ca giúp cơ thể chúng ta cung cấp
nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt dinh dưỡng
khác. Các bà mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm
phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi hoạt động tốt hơn.
 Hạt Mắc ca tốt cho người bị bệnh tiểu đường cần ăn kiêng:
Hạt Mắc ca được đánh giá là loại thực phẩm có hàm lượng Gl (đường) thấp nhất trong
nhóm hạt dinh dưỡng, vì thế nó không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể người
bệnh tiểu đường. Các chất Protein, chất xơ và chất béo trong mắc ca giúp ổn định lượng
đường trong máu để tránh cảm giác “ thèm đường” khi đói của người bệnh.
 Hạt Mắc ca thích hợp cho người ăn kiêng cần giảm cân:
Mắc ca cung cấp 1 lượng carbohydrate thấp giúp đốt cháy tối đa chất béo trong cơ thể,
đồng thời kéo dài cảm giác no bụng, vì thế nó rất thích hợp cho người ăn kiêng.
 Hạt Mắc ca cung cấp lượng chất xơ dồi dào tự nhiên:

Chất xơ là một thuật ngữ chỉ carbohydrate có khả năng kháng enzyme tiêu hóa trong dạ
dày và do đó đi qua vào đường tiêu hóa, nơi chúng thúc đẩy các vi khuẩn đường ruột
mong muốn và quá trình sinh trưởng có lợi. Các chất xơ tự nhiên được tìm thấy trong
Mắc ca về cơ bản là thành tế bào bên trong nhân, 100g Mắc ca cung cấp 8.6g hoặc 23%
mức đề nghị hàng ngày của nhu cầu chất xơ.
 Hạt Mắc ca có tác dụng làm đẹp da đẹp tóc:
Bên cạnh những đóng góp to lớn trong ẩm thực, Mắc ca còn là một sản phẩm làm đẹp
cao cấp trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm. Việc Ăn hạt Mắc ca và dùng dầu Mắc ca
chăm sóc da thường xuyên sẽ giúp bạn có 1 nàn da trắng khỏe và một mái tóc đẹp óng
mượt nếu kết hợp sử dụng dầu gội Mắc ca. Tinh dầu Mắc ca được đánh giá cao vì có
chứa khoảng 22% các axit omega-7 palmitoleic, dầu Mắc ca là giải pháp làm đẹp an toàn
– một trong những “thần dược” cho làn da phụ nữ.
 Hạt Mắc ca có giá trị ẩm thực lớn dùng chế tạo nhiều món ăn ngon:
Vượt lên mọi loại hạt dinh dưỡng khác, quả Mắc ca được gọi là “hoàng hậu” của các loại
quả khô hơn hết là ở giá trị ẩm thực của nó. Đây là loại hạt được xếp vào hàng “thượng
phẩm” trong kho tàng hạt phong phú của xứ sở các loại bánh ngọt phương Tây. Hạt Mắc
ca có vị béo, ngọt, giòn tan, trung hòa gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được
dùng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu. Từ rất lâu mắc ca đã được đưa lên bàn ăn của các
3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

gia đình giàu có hoặc yến tiệc sang trọng ở phương Tây. Nhân hạt Mắc ca sau khi chiên
rang ăn rất bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon, bổ, giàu chất
béo, giàu nhiệt năng.

Hình 1. 2: Thành phần dinh dưỡng hạt Mắc ca.
1.3. Quy trình sản xuất hạt Mắc ca
Tách vỏ ngoài (màu xanh): quả Mắc ca khi mới thu hoạch có lớp vỏ màu xanh.

Và khi thu hoạch xong thì thực hiện tách ngay và thực hiện càng nhanh càng tốt.

Hình 1. 3: Thành phần tách vỏ của hạt Mắc ca xanh
Sấy khô hạt Mắc ca bằng khí nóng: khi hạt mắc ca vừa thu hoạch sẽ có độ ẩm rất
cao và tinh dầu tự nhiên vẫn chưa phát triển. Khi này các hạt cần được sấy khô bằng khí
4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

nóng trong thời gian ít nhất 2 tuần để giảm độ ẩm và hạn chế sự gia tăng của tinh dầu.
Nếu như người sử dụng tách vỏ trước khi sấy khô thì hương vị của hạt Mắc ca có 1 chút
giống, tương tự vị của dừa và sẽ không cảm thấy ngậy, thơm và dạy mùi. Cách tốt nhất
hạt Mắc ca nên được đặt trong các khay giá lưới sao cho luồng khí nóng có thể bao bọc
toàn bộ. Tuyệt đối không để hạt mắc ca trồng 2 lớp lên nhau điều này khiến hạt sấy
không đều.

Hình 1. 4: Hạt Mắc ca được sấy khô bằng khí nóng
Phân loại, kiểm tra chất lượng: Việc phân loại và kiểm tra chất lượng các hạt Mắc
ca là cần thiết và rất quan trọng. Loại bỏ các hạt có chất lượng và kích thước không đều,
vỏ bị vỡ, và đảm bảo hạt luôn có chất lượng tốt mới tiến hành đóng gói, phân phối ra thị
trường.
Nghiền vỡ vỏ hạt: Các hạt Mắc ca cần phải có chất lượng tốt nhất khi tới tay
người tiêu dùng. Do vậy việc kiểm tra, thực hiện các công đoạn nghiền thử, điều chỉnh
máy, để xác định tỷ lệ vỡ, vụt, hao so với hạt còn nguyên, đặc biệt là tỷ lệ khối lượng
giữa nhân hạt so với kích thước cả hạt nguyên vỏ.
Sấy hạt Mắc ca: Hạt Mắc ca được sấy với nhiệt độ t  1040  1100 F trong vòng 48
giờ. Để giảm tối đa độ ẩm của hạt sẽ trở nên dễ dàng để tách vỡ mà không làm vỡ phần
thị của hạt ở bên trong.


5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1. 5: Hạt Mắc ca sau khi sấy
Cách sử dụng và bảo quản hạt Mắc ca: Khi mà các hạt được sấy khô, và tách vỡ,
người sử dụng có thể lưu trữ chúng trong một thùng kín, để ở nơi mát, khô hoặc trong tủ
lạnh nếu như chuẩn bị ăn. Để đảm bảo ngăn chặn độ ẩm bị hút trở lại, hãy sử dụng bao
túi nilon dày.
1.4.

Thị trường Mắc ca trên thế giới và triển vọng của Việt Nam
1.4.1.

Thị trường Mắc ca trên thế giới:

Do hương vị nhân và giá cả Mắc ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua nhau
phát triển Mắc ca trong mấy chục năm qua, nhưng người ta dự báo rằng còn lâu cung
mới đuổi kịp cầu, giá cả Mắc ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là hàng
nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.

Bảng 1. 1: Sản lượng Mắc ca ở 4 quốc gia dẫn đầu thế giới

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 1. 2: So sánh với các hạt có giá trị khác trên thế giới

1.4.2.

Triển vọng của Việt Nam

Tuy chậm chân mất vài chục năm nhưng về cơ bản vẫn có thể coi như Việt Nam
bước vào cuộc đua từ điểm xuất phát, sẽ không phải là kẻ đến sau gây đảo lộn thị trường
như trường hợp cây cà phê, mà sẽ là tham gia từ đầu quá trình hình thành cung cầu.
Nhu cầu về nhân Mắc ca trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cà phê rất nhiều. Cách
dùng cà phê khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần nhỏ pha vào rượu và kẹo
bánh; nhưng ngay cả với người nghiện cà phê thì nhu cầu hàng ngày cũng không thể quá
nhiều. Trong khi đó thì đối tượng sử dụng Mắc ca lại rất rộng lớn bao gồm mọi tuổi tác,
giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe.
7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Với nhân Mắc ca, tình hình hoàn toàn không giống Cà phê, thậm chí cũng không giống
với Ca cao. Các đặc điểm ròn, bùi, thơm, ngậy hấp dẫn mọi lứa tuổi. Cách ăn và chế biến
rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong sa lát, sào, nấu, làm nhân bánh, kem, mứt…
cho phép Mắc ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc,tôn giáo, truyền thống ẩm thực để đến
với mọi người trên thế giới. Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi người
lớn hơn Cà phê, Ca cao rất nhiều. Hàm lượng acid béo không no rất cao, Mắc ca sẽ là sự
lựa chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm dung môi trong ngành sản xuất mỹ
phẩm – là ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ rất cao do lợi nhuận siêu ngạch.
Như vậy dự đoán tổng sản lượng măc ca khi định hình hàng năm có thể đạt
800.000 tấn hạt,chế biến được 250.000 tấn nhân. Giá trị thương mại có thể đạt gần 4 tỷ
đô la /năm, trong thời gian 15-20 năm tới( 2030), nếu ta bắt đầu đầu tư xây dựng ngành
công nghiệp Mắc ca Việt nam ngay từ bây giờ
Tất nhiên, để đạt được mục tiêu trên cần phải có quy hoạch phát triển , chính sách

thật sự thích hợp của từng địa phương và Bộ NN&PTNT . Phải có sự liên kết chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp chế biến xất khẩu và nông dân cùng tham gia.

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Đặc điểm của quả Mắc ca
Thời điểm Mắc ca ra hoa là vào thời điểm cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch và

thời điểm mà chúng ta có thể thu hoạch Mắc ca là vào thời điểm tháng 4-7. Thời gian để
cây bắt đầu ra hoa và kết trái khá dài và thời điểm bắt đầu thu hoạch cho đến khi kết thúc
vụ thu hoạch cũng dài vì hạt Mắc ca chín không đồng đều. Khi chín hạt Mắc ca sẽ chuyển
màu từ xanh sang nâu thẫm, vỏ khô có đường nứt từ cuốn quả xuống dưới đuôi quả, khi
chín quả sẽ rụng xuống đất.

Hình 2. 1: Quả Mắc ca
Thơm ngon, bổ dưỡng, giòn, bùi, thơm, béo ngậy, cách ăn và chế biến rất phong
phú và hiệu quả tinh tế cao. Hạt Mắc ca được phong cho danh hiệu “Hoàng hậu của các
loại quả khô”. Bên cạnh những đóng góp to lớn trong ẩm thực, Mắc ca còn là một sản
phẩm làm đẹp cao cấp. Dầu Mắc ca rất được yêu thích trong lĩnh vực chăm sóc da. Được
đánh giá cao vì có chứa 22% các axit omega-7 palmitoleic, dầu mắc ca là giải pháp thay
thế dâu chồn- một trong những “thần dược” cho làn da phụ nữ.

9



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.2.

Khảo sát kích thước cơ bản của hạt Mắc ca

Bảng 2. 1: Khảo sát kích thước của hạt Mắc ca

Hình 2. 2: Khảo sát hạt Mắc ca
10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.

Sơ lượt về một số loại máy Mắc ca

2.3.1. Máy Mắc ca công suất nhỏ
-

Tách và nứt trên cùng 1 máy

-

Tỉ lệ sấy 60kg/h

-


Tốc độ nứt 30kg/h

-

Thích hợp cho các ứng dụng trong nước và thương mại lên đến 100 cây, hoặc như
là 1 kiểm tra chất lượng cho các đồn điền lớn hơn.

-

Không cần phân loại hạt trước.

Hình 2. 3: Máy Mắc ca công suất nhỏ
2.3.2. Máy Mắc ca công suất vừa
-

Tách và nứt trên cùng 1 máy

-

Tốc độ nứt 120kg/h

-

Dựa trên công nghệ tương tự như máy công suất nhỏ, sử dụng dao thép cứng để
đạt được 65% hoặc cao hơn.

-

Có thêm phễu chứa hạt lớn hơn.
11



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2. 4: Máy Mắc ca công suất vừa
2.3.3. Máy Mắc ca công suất lớn
-

Tốc độ nứt 600kg/h

-

Được cung cấp bằng động cơ điện hoặc máy kéo cho phép nó được vận hành trong
vườn cây hoặc nhà kho chế biến

-

Cổng đầu vào có thể chỉnh cho các loại hạt có đường kính từ 20mm đến 55mm.

Hình 2. 5: Máy Mắc ca công suất lớn
12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.4. Một số máy tách vỏ Mắc ca ở Việt Nam

Hình 2. 6: Tách vỏ ngoài 300kg/h

Hình 2. 7: Máy tách vỏ 100kg/h


13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2. 8: Máy tách vỏ xanh

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Thông số kỹ thuật máy tách vỏ mắc ca:
-

Chiều dài: 600mm

-

Chiều rộng: 340mm

-

Chiều cao: 1230mm

-

Khối lượng trung bình: 65kg


-

Vật liệu: sắt

-

Công suất: 120 kg/giờ

-

Tỉ lệ hạt không tách được: <5%

-

Điện áp: 220V.

3.1.

Xây dựng ý tưởng
3.1.1.

Mục đích của việc thiết kế

Nghiên cứu, chế tạo máy tách vỏ Mắc ca này giúp cho chúng em có những hiểu
biết sâu sắc về lĩnh vực cơ khí và có thể nắm bắt được nhiều kiến thức về ngành nghề
như: điện tử, điện cơ, cơ khí.
Việc chế tạo máy là hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội học tập
và nghiên cứu một cách thực tế là một cơ hội rất tốt giúp chúng em khỏi bỡ ngỡ khi làm
việc thực tế.

Do nhu cầu thực phẩm ở Việt Nam ngày càng cao, sản lượng hạt Mắc ca được
tiêu thụ khá nhiều, nên nhân công phải nhiều để đáp ứng được sản phẩm hạt để chế biến
thực phẩm mà lại tốn thời gian. Nên cần thiết có một loại máy tách vỏ mắc ca nhỏ gọn,
giá thành thấp mà đạt hiệu quả cao để thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm…..Trên thị
trường hiện nay có một số loại máy tách vỏ hạt mắc ca nhưng giá thành khá cao và kích
thước lớn mà nhu cầu người dùng là chi phí thấp để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của
họ nên ý tưỡng hình thành nên một cái máy tách vỏ hạt mắc ca nhỏ gọn tiện lợi dễ di
chuyển với kích thước 60cm x 34cm x 123cm và dùng vật liệu sắt đảm bảo an toàn công
nghiệp.
15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Việc chế tạo máy bóc vỏ hạt Mắc ca giúp chúng em nắm rõ hơn chế tạo máy, tổ
chức và điều khiển quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phục vụ cho việc chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất có hiêụ quả nhất. Mặt
khác, nó giúp cho sinh viên liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất.
Đem lại cho chúng em nhiều kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ kỹ
thuật, ứng dụng vào sản xuất để giải quyết những vấn đề thực tế phức tạp hơn, khó khăn
hơn.
3.1.2.

Nhiệm vụ các bước thiết kế:

Khảo sát thị trường, thăm dò nhu cầu người sử dụng, khối lượng và vận hành như
thế nào.
Nêu các yêu cầu thị trường đang cần và bắt đầu ý tưởng thiết kế và chế tạo máy.
Phân tích ưu nhược điểm của từng ý tưởng một để chế tạo máy phù hợp nhất
Sử dụng phần mềm Solidworks, Autocad trong thiết kế.

3.2.

Yêu cầu về cơ khí
Thiết kế sao cho nhỏ gọn thích hợp cho việc học tập và nghiêm cứu sau này, các

thiết bị lắp đặt sau cho thuận tiện để bảo trì, thay thế hoặc nâng cấp hoàn thiện máy.
3.3.

Yêu cầu về điện
Các thiết bị điều khiển hoạt động chính xác, thời gian tác động nhanh, phổ biến

trên thị trường thuận tiện cho việc sửa chữa và nâng cấp.

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy

Hạt Mắc ca (vỏ xanh) được đưa
vào phễu

Hạt Mắc ca được định hướng dẫn
đến cơ cấu tách vỏ hạt

Động cơ


Đĩa đánh tách vỏ hạt

Hạt đã tách vỏ

Vỏ hạt

17


×