Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thủ pháp lạ hóa trong nhà thờ đức bà pari của victor huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.01 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP

THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP

THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2014



Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà
Nội 2. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là các
thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và thạc sĩ Đỗ Thị Thạch - người
hướng dẫn trực tiếp.
Em xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các
thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ngọc Diệp

Ph¹m ThÞ Ngäc

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận
tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo. Khóa luận này chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ngọc Diệp

Ph¹m ThÞ Ngäc

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận .............................................................................................6
7. Cấu trúc của khóa luận................................................................................................6
NỘI DUNG.........................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA VICTOR
HUYGÔ...............................................................................................................................7
1.1. Khái niệm “lạ hóa” ...................................................................................................7
1.2. “Lạ hóa” - thủ pháp quen thuộc của văn chương lãng mạn ...........................9
1.3. Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô .........................................11
CHƯƠNG 2. THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI..................................................................................................................16
2.1. Lạ hóa nhân vật .......................................................................................................16
2.1.1 Cadimôđô - kẻ dị dạng nhưng tâm hồn cao thượng.....................................17

2.1.2. Clôđơ Phrôlô - con quỷ đội lốt thầy tu .........................................................21
2.1.3. Exmêranđa - thiên thần trong sáng .................................................................24
2.1.4. Một số nhân vật khác: Pie Gringoa, Phêbuýt… ..........................................27
2.2. Lạ hóa cốt truyện.....................................................................................................29
2.2.1. Thủ pháp lạ hóa trong dàn dựng truyện.........................................................29
2.2.2. Thủ pháp lạ hóa trong xây dựng các mô típ truyện ....................................33
2.3. Lạ hóa không gian nghệ thuật..............................................................................41

Ph¹m ThÞ Ngäc

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
2.3.1. Không gian quảng trường làm phông nền cho nhân vật toả sáng ...........42
2.3.2. Không gian nhà thờ - nơi trú ngụ của những tâm hồn khốn khổ ...........46
KẾT LUẬN.......................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ph¹m ThÞ Ngäc

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học phương Tây thế kỉ XIX xuất hiện hàng loạt khuynh hướng,
trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới. Trong đó nổi lên hai trào lưu văn
học chính là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. “Cây đại thụ” của

dòng văn học lãng mạn là nhà văn V.Huygô (1802- 1885) - người được mệnh
danh là “truyền kì của thế kỉ”.
Cho đến nay trên văn đàn thế giới nói chung và văn đàn Pháp nói riêng,
“cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết” [4, 475] - V.Huygô - vẫn luôn sừng
sững. Là nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Pháp thế kỷ XIX, qua thời gian tên
tuổi và sự nghiệp văn học đồ sộ của V.Huygô càng được khẳng định. Nếu như
Engels từng đánh giá H.Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” thì có
thể xem V.Huygô là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là “tiếng vọng âm
vang của thời đại” [4, 473].
Là một nhà văn lãng mạn, V.Huygô lại được coi là đã có nhiều sáng tạo
độc đáo trong lĩnh vực văn xuôi, nhất là trong thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại
này, V.Huygô đã thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo, mới mẻ,
thầm kín mà ông chưa thể đưa được vào thể loại thơ. Ngòi bút của ông đã
thoả sức xây dựng nên những bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống, tình yêu, về
những số phận bất hạnh, “những người khốn khổ” trong xã hội... Đặc biệt với
cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, một lần nữa V.Huygô dạo lên những
bản đàn tuyệt diệu ca ngợi tình yêu sáng trong, đẹp đẽ. Đó là bản tình ca bất
diệt của anh chàng lưng gù, kéo chuông nhà thờ - Cadimôđô với cô gái
Bôhêmiêng - Exmêranđa xinh đẹp, có tâm hồn trong sạch. Mặc dù nổi tiếng
với hình thức tiểu thuyết lịch sử, phục dựng “bức tranh về Pari vào thế kỉ XV
và thế kỉ XV đối với Pari” nhưng trước hết nó vẫn là cuốn tiểu thuyết lãng
mạn, trữ tình, đầy lôi cuốn!

Ph¹m ThÞ Ngäc

1

Líp K36D CN



Khãa luËn tèt nghiÖp
Như vậy, trước nhân cách lớn của “chủ suý” văn học lãng mạn cùng
những thành công, sức hấp dẫn, lôi cuốn của cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trị trên nhiều
phương diện theo các hướng tiếp cận khác nhau. Và hậu thế mỗi lần tiếp cận
tác phẩm lại thêm một lần ngỡ ngàng về sức chứa đựng không cùng của nó.
Bản thân tôi là một độc giả say mê những sáng tác của V.Huygô, cùng thổn
thức theo từng trang viết, việc đi tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ
Đức Bà Pari” cũng là một điều dễ hiểu. Hơn nữa khi nghiên cứu, tìm hiểu thủ
pháp lạ hóa trong tác phẩm sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi hiểu sâu hơn lý giải
về phong cách và những đóng góp của V.Huygô cũng như nhận thức được vai
trò của ông trong văn học lãng mạn Pháp nói riêng và văn học thế giới nói
chung. Đồng thời việc nghiên cứu này sẽ góp phần làm tư liệu mới, quý báu
để cung cấp thêm vốn hiểu biết phục vụ việc học tập của chúng tôi sau này.
Đề tài này cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy, học tập của
thầy và trò về tác phẩm của V.Huygô trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
V.Huygô là “tiếng vọng âm vang của thời đại”, tên tuổi và sự nghiệp
sáng tác văn học của ông trải dài không chỉ suốt thế kỉ XIX mà còn ảnh
hưởng lớn đối với cả văn học nhân loại. Chính vì thế những tác phẩm văn học
của ông luôn luôn là trung tâm của những sự tìm hiểu và nghiên cứu. Nhìn lại
chặng đường đã qua, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu, các nhận
định, đánh giá về con người và về sự nghiệp sáng tác của V.Huygô thật đồ sộ,
không chỉ ở Pháp mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Điều đó khẳng định tầm vóc vĩ đại của V.Huygô và chắc chắn rằng số lượng
ấy đang và sẽ ngày một tăng lên, bởi cuộc đời và nhất là sáng tác của ông vẫn
là một đại dương bao la những điều bí ẩn cần khám phá.
Ông đi nhiều, hiểu biết nhiều và người ta ví cuộc đời ông giống như
một “tấm gương phản ánh cách mạng Pháp”. Chính sự trải nghiệm đó là tạo
Ph¹m ThÞ Ngäc


2

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
điều kiện rất nhiều trong quá trình sáng tác của ông đặc biệt là sáng tác tiểu
thuyết. Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây nói rằng tiểu
thuyết là nơi mà Huygô có thể thể hiện tối đa những “điều không thể có”. Vì
vậy, hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo bạn đọc ưa thích.
Là nhà văn lãng mạn nhưng Huygô lại luôn khẳng định văn học phải
phản ánh “chân thực” cuộc sống. Ông “đặc biệt chú ý lý thuyết về cái thô kệch
và phê phán các nhà văn cổ điển không phản ánh những mặt tương phản trong
thiên nhiên, xã hội, con người mà chỉ chạy theo “cái đẹp vĩnh cửu” [7, 338].
Mặc dù lịch sử sang trang lúc hiền lành, lúc giận giữ nhưng với quan niệm về
nghệ thuật của mình, dường như ở bất kì thời đại nào các tác phẩm của
V.Huygô vẫn nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chúng phủ nhận sự đào
thải của thời gian, chúng phủ nhận cái chết, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Nhà
thờ Đức Bà Pari (1831). Từ khi thiên tiểu thuyết ra đời cho tới nay, loài
người chào đón “tòa nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca này” [8, 157] với một niềm
say mê lớn. Lẽ dĩ nhiên, một tác giả vĩ đại như V.Huygô sẽ có nhiều công
trình nghiên cứu nhưng do hạn chế về mặt ngôn ngữ và cũng do khuôn khổ
của một khoá luận, chúng tôi chỉ dựa vào những tài liệu bằng tiếng Việt.
Đặng Anh Đào trong “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục 2003, đã
đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghệ thuật của Nhà thờ Đức Bà Pari như
viêc sử dụng môtíp đám đông, việc xây dựng hình tượng nhân vật gắn với
nguyên mẫu của văn học dân gian. Từ đó, tác giả khẳng định thế giới nhân vật
trong cuốn tiểu thuyết không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự
sống, tức là các nhân vật đã được nhà văn thổi hồn vào đó để mỗi nhân vật

“có một tinh lực riêng, một sức sống riêng” [5, 496-497].
Cũng trong công trình này, giáo sư Đặng Anh Đào đã tìm ra nét chung
và nét độc đáo của V.Huygô khi xây dựng lên hệ thống nhân vật của tác

Ph¹m ThÞ Ngäc

3

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
phẩm. Nhà văn đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật tương phản khi
miêu tả nhân vật chính của tác phẩm.
Đánh giá về tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, Đỗ Đức Hiểu trong bài
“Tầm vóc Nhà thờ Đức Bà Pari” trong cuốn “V.Huygô với chúng ta”, Nxb
Tác phẩm - Hội nhà văn Việt Nam, 1985, cho rằng cuốn tiểu thuyết lãng mạn
này là bản anh hùng ca, ca ngợi tình yêu và trái tim con người. Đồng thời, tác
giả cũng khẳng định qua cuốn tiểu thuyết, con người sẽ có được lòng tin sắt
đá vào sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong
sáng. Theo Đỗ Đức Hiểu thì tác phẩm còn được coi là một bài thơ hùng tráng
và trữ tình. Tác giả đánh giá cao thành công của cuốn tiểu thuyết khi khẳng
định đó là sự tổng hợp của thơ, lịch sử, triết học… một sự tổng hợp bao la
khiến người đọc ngạc nhiên và say mê.
Cũng trong công trình này, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu khẳng định các nhân
vật Cadimôđô, Exmêranđa là “nhân vật huyền thoại” và cho rằng Pie
Gringoa là một “nhân vật Cacnavan” [8, 160-162].
Trong các công trình nghiên cứu của tác giả nhiều nước trên thế giới,
họ cũng khẳng định giá trị nghệ thuật của Nhà thờ Đức Bà Pari ở những khía
cạnh nhất định. Chẳng hạn, Ơgienxuy, tác giả “Bí mật thành Pari”, trong một

bức thư gửi V.Huygô đã nói rằng cuốn tiểu thuyết này không chỉ có giá trị ở
chất thơ, ở nội dung tư tưởng, ở nghệ thuật tạo tính kịch mà cái tạo nên giá trị
của nó còn ở giá trị nhân văn sâu sắc làm xúc động lòng người.
Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi thấy cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về nghệ thuật trong sáng tác của V.Huygô, nhưng “Thủ
pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô” chưa từng là
một đề tài thực sự của một công trình nghiên cứu riêng biệt, trọn vẹn nào.
Cũng có những công trình nghiên cứu chạm đến những vấn đề liên quan tới
thủ pháp lạ hóa nhưng đại đa số là những quan sát riêng lẻ, không hệ thống,
phần lớn là tạt ngang trong những công trình nghiên cứu về vấn đề khác hay

Ph¹m ThÞ Ngäc

4

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
quy mô khác, chưa đặt vấn đề để nghiên cứu đúng tầm vóc của nó. Với hy
vọng sẽ hiểu thêm về những nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà
văn, chúng tôi quyết định tìm hiểu những nét khái quát nhất về “Thủ pháp lạ
hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Huygô, chúng tôi hướng vào những mục đích sau:
- Nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được nhà văn sử dụng trong việc sáng tạo
ra nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian nghệ thuật trong Nhà thờ Đức
Bà Pari, từ đó thấy được tài năng độc đáo của nhà văn thiên tài Victor Huygô.
- Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác

phẩm, tác gia V.Huygô trong nhà trường.
- Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là là thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari
của Victor Huygô
Phạm vi khảo sát: Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô, bản dịch
của dịch giả Nhị Ca, Nxb Văn học, năm 2004. Tìm hiểu thêm (liên hệ) một số
tác phẩm khác của V.Huygô đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này, khoá luận được thực
hiện bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

Ph¹m ThÞ Ngäc

5

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
6. Đóng góp của khóa luận
Đi vào tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Huygô” chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ vào việc khám
phá, làm rõ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Là một tác gia có vị trí không thể thay thế trong chương trình giảng dạy
văn học ở bậc Phổ thông trung học, Cao đẳng, Đại học, thực hiện tốt đề tài
này, khóa luận sẽ có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy và nghiên cứu, mở

rộng kiến thức cho việc học tập và nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm của
V.Huygô.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của
chúng tôi được triển khai theo hai chương:
- Chương 1: Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô.
- Chương 2: Thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari.

Ph¹m ThÞ Ngäc

6

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG SÁNG TÁC
CỦA VICTOR HUYGÔ
1.1. Khái niệm “lạ hóa”
Khái niệm “lạ hóa” (estrangemet) xuất hiện vào những năm 20 của thế
kỉ XX gắn với trường phái hình thức Nga với những đại diện tiêu biểu
như: Sơ-clốp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nô-cua, I-a-cốp-xơn, Tư-nha-nốp… Họ
coi lạ hóa như là một nguyên tắc nghệ thuật phổ quát thể hiện trong mọi cấp
độ của cấu trúc nghệ thuật, có tác dụng phá vỡ tính tự động, máy móc của sự
cảm thụ bằng cách tạo ra một “cái nhìn mới” - “khác lạ” - đối với sự vật và
hiện tượng quen thuộc chứ không phải là nhận ra cái đã biết, tức là phá vỡ
những “khuôn hình” đã quen để người ta nhận ra ý nghĩa mới của sự vật và
nhân sinh.
Về sau “khái niệm lạ hóa được Brecht đưa vào mĩ học căn cứ vào lí

thuyết và thực tế sân khấu của ông. Theo Brecht, lạ hóa là gây nên ở chủ thể
tiếp nhận sự “ngạc nhiên và hiếu kì” trước một góc nhìn mới làm nảy sinh
một thái độ tiếp nhận tích cực đối với một thực tại được lạ hóa kia” [6, 172].
“Thực

ra

khái

niệm

của

Brecht

trong

tiếng

Đức



“Verfremdungseffekt”, viết tắt: là “V-Effekt”, còn khái niệm của Sơ-clốp-xki
trong tiếng Nga là “estrangemet”. Nếu chỉ xét về mặt ngữ nghĩa thì cả hai
khái niệm của hai tác giả trên đây đều có thể được dịch là “lạ hoá” (tức là
“làm cho xa lạ”), và có thể là lý thuyết “estrangemet” của Shklovski đã gợi ý
cho Brecht để ông xây dựng thủ pháp “V-Effekt” của mình. Nhưng trên thực
tế, các khái niệm trên đây lại được các tác giả của chúng quan niệm hoàn toàn
khác nhau.” [3]


Ph¹m ThÞ Ngäc

7

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
Brecht dùng khái niệm “lạ hóa” để chỉ một thủ pháp đặc thù của loại
hình sân khấu/kịch tự sự của ông nhằm chống lại sân khấu truyền thống.
Brecht quan niệm rằng verfremdungseffekt là một thủ pháp sân khấu làm cho

Ph¹m ThÞ Ngäc

8

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
người xem kịch luôn có ý thức được rằng mình đang xem một vở kịch chứ
không phải là chứng kiến một câu chuyện thực đang diễn ra: sân khấu là
sân khấu chứ không phải là thế giới thực. Còn thuật ngữ estrangemet của
Shklovski lại có nghĩa là một thủ pháp trong sáng tác văn học có nhiệm vụ
làm cho sự vật được miêu tả trở nên khác lạ. “Nhưng cần phân biệt thêm
rằng trong khi Shklovski coi “lạ hoá”là một thủ pháp đương nhiên của các nhà
văn, thậm chí là bản chất của nghệ thuật, thì Brecht lại có ý thức đưa ra biện
pháp “hiệu ứng dãn cách”như là một thủ pháp cách tân của riêng mình để cải
cách sân khấu truyền thống” [3].

Vậy theo Shklovski thì nhà văn sử dụng thủ pháp “lạ hoá” để làm gì?
Chính là để khơi dậy cảm xúc mới lạ của người đọc, không để cho họ bị chi
phối bởi các thói quen và định kiến vô thức có sẵn về đối tượng nhận thức.
“Mục đích của nghệ thuật là đem lại cảm giác về các sự vật như chúng được
cảm nhận chứ không phải như chúng được biết đến. Thủ pháp của nghệ thuật
là làm cho sự vật trở nên “khác lạ”..., bởi vì quá trình cảm nhận là một mục
đích thẩm mỹ tự thân và nó cần phải được kéo dài. Nghệ thuật là một cách trải
nghiệm sự sáng tạo nghệ thuật đối với một đối tượng: đối tượng không phải là
cái quan trọng...” [3]
Lạ hóa xuất hiện trong sáng tác văn chương như là một thủ pháp nghệ
thuật độc đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế giới hình tượng của tác
phẩm. Nó giúp nhà văn khai thác những khía cạnh khác nhau của hiện thực
cuộc sống hay có thể phóng ngòi bút của mình vào những địa hạt có được
xem là “nhạy cảm” như tôn giáo, tính dục… nhằm tạo ra sức hấp dẫn, mê
hoặc đối với độc giả. Lạ hóa hấp dẫn người khác bằng sự mông lung, ma mị,
huyễn tưởng, sự phi thường, khác lạ và những sự việc bình thường cũng có
thể trở thành lạ lẫm thông qua ngôn ngữ miêu tả của nhà văn.

Ph¹m ThÞ Ngäc

9

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
Như vậy, nhìn chung lạ hóa là để chỉ toàn bộ thủ pháp trong nghệ thuật
có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới mẻ về sự vật, hiện tượng được miêu
tả, đó là cái chưa quen, khác lạ gây một sự “ngạc nhiên”.
1.2. “Lạ hóa” - thủ pháp quen thuộc của văn chương lãng mạn

Cuộc cách mạng Pháp đã mang lại những thay đổi lớn lao trong tất cả
mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Và thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến động
cách mạng và những tư tưởng lớn của nước Pháp. Trong đó nền văn học Pháp
thế kỉ XIX đã phản ánh những biến động cách mạng, cuộc sống xã hội và
chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử, những tư tưởng lớn
của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỉ và Chủ nghĩa xã hội
khoa học nửa sau thế kỉ. Đã có nhiều trào lưu và khuynh hướng văn học liên
tục xuất hiện qua các thời kì khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng và tiêu
biểu, một trong những khuynh hướng văn học nổi bật nhất là khuynh hướng
Văn học lãng mạn hay còn gọi là Chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm mang tính lịch sử. Từ lâu nó đã
được sử dụng với tư cách là một trào lưu tư tưởng, thủ pháp biểu hiện và loại
hình văn học. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn với tư cách là một trào lưu thì đến
cuối thế kỷ XVIII nửa đầu XIX mới thực sự phát triển và lan rộng khắp Châu
Âu.
Để làm nổi bật lí tưởng và biểu hiện tình cảm chủ quan, Chủ nghĩa lãng
mạn cũng có nét đặc sắc trên thủ pháp nghệ thuật và hình thức nghệ thuật. Nó
vận dụng thủ pháp biểu hiện nghệ thuật khoa trương, khác thường và trí tưởng
tượng mãnh liệt, lấy tình tiết vượt lên hiện thực, sắc thái đậm đà, ngôn ngữ mĩ
lệ…
Phương pháp lãng mạn trong sáng tác lãng mạn vốn ưa dựng cốt truyện
li kì, tính cách xuất chúng, hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, mỗi nhân vật thường
đại diện cho một phẩm chất cố định, tượng trưng cho một đặc tính vĩnh cửu
Ph¹m ThÞ Ngäc

10

Líp K36D CN



Khãa luËn tèt nghiÖp
như thiện hoặc ác, đẹp hoặc xấu còn thế giới nội tâm tách khỏi cuộc đời bên
ngoài. Hành động của nhân vật không đếm xỉa tới môi trường, tất cả dựa trên

Ph¹m ThÞ Ngäc

11

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
một đầu óc tưởng tượng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một khát
vọng huyền ảo, nên rất ít chú ý quan sát đối chiếu với thực tế.
Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng, linh hoạt nhưng cũng
rất mực ngân chuyển, giàu chất nhạc hoạ. Nó tràn đầy cảm xúc kích động,
thống thiết bằng những định ngữ, tỉ dụ, ẩn dụ, ngoa dụ, phản ngữ… nghĩa là
sự huy động cao độ mọi biện pháp tu từ hết sức phong phú!
Có thể nói, bằng cách sử dụng các phương pháp sáng tác ấy đã làm nên
sự lạ hóa cho trào lưu nghệ thuật này. Bằng những phương pháp sáng tác mới,
xây dựng những cái phi thường, bằng nghệ thuật tương phản… tất cả làm nên
sự lạ hóa trong các tác phẩm lãng mạn. Như vậy, thủ pháp lạ hóa là thủ pháp
quen thuộc của văn chương lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn ưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như: phong vị
ngoại lai thể hiện trong cách lựa chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ.
Không gian và thời gian nghệ thuật không phải là những khung cảnh quen
thuộc ở thị thành, cung đình, mà ở những nơi xa lạ, những thời điểm xa xưa,
những tập tục khác thường… là một phương thức hữu hiệu đem lại phong vị
tươi mới cho tác phẩm. Ví dụ như Satôbriăng - tiêu biểu cho khuynh hướng
lãng mạn tiêu cực ở Pháp - trong tiểu thuyết Rơnê đã đưa người đọc đến với

không gian giữa rừng hoang và thác dữ ở Bắc Mĩ với những con người da đỏ
hoang dã. Hay Bairơn - nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Anh - đã viết những
câu chuyện ở giữa những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kì thú, đầy bí ẩn,
đậm màu sắc xa lạ của một đất nước nào đó ở phương Đông. Bên cạnh không
gian mới lạ đó, nhân vật trong tiểu thuyết của Bairơn cũng là những con
người đặc biệt, có cá tính mãnh liệt, có dục vọng lớn lao, có số phận éo le bi
đát, có ý chí nghị lực phi thường. Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành
văn, cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các
không gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện,
Ph¹m ThÞ Ngäc

12

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung thường mang tính
hùng biện. Ở từng nhà văn có các thủ pháp riêng. Đặc biệt nhất là V.Huygô,
người đã thể hiện được cả một hệ thống nghệ thuật riêng của mình với một
loạt các thủ pháp nghệ thuật đặc thù như tương phản, cường điệu, trữ tình
ngoại đề, sự đối lập giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch…
Bằng quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và những sáng tác mang phong
vị ngoại lai với những phương pháp mới, chủ nghĩa lãng mạn thực sự đã có sự
lạ hóa trong thủ pháp.
Các tác giả lãng mạn luôn đi tìm hướng đi mới trong sáng tác, tuân theo
những sáng tạo tự do trong nghệ thuật, các tác phẩm đều mang phong vị ngoại
lai từ đó làm nên sự lạ hóa cho các tác phẩm. Với quan niệm sáng tác tự do,
độc đáo như vậy, thủ pháp lạ hóa trở nên quen thuộc trong văn chương lãng
mạn. Tiêu biểu cho sự sáng tạo, độc đáo, tạo ra phong cách riêng, Victor

Huygô với chất keo dính các tác phẩm là sự lạ hóa văn chương trong những
sáng tác của mình.
1.3. Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô
V.Huygô sinh ra khi “thế kỉ này đã lên hai” ở Bơzăngxông, “một thành
phố thuộc Tây Ban Nha thời cổ”. Cậu bé lúc mới sinh ra quặt quẹo và ngay
sau đó đã phải chịu đựng cái cảnh “nếu có cha thì không có mẹ” ở bên cạnh
mình. Nhưng vươn lên trong hoàn cảnh ấy V.Huygô được xem là “cậu bé trác
việt” như nhận xét của Chateaubriand. Khác với Balzac, thiên tài V.Huygô
bộc lộ và được tôn vinh rất sớm. Lớn lên tài năng của V.Huygô ngày càng
được khẳng định và được xem như là “hiện thân của Chủ nghĩa lãng mạn”.
Khi không ít nhà văn chuộng những nhân vật thuộc dòng dõi quý tộc,
thích những câu chuyện tình duyên trắc trở, ưa những khung cảnh trong phòng
khách thượng lưu… thì đại biểu của Chủ nghĩa lãng mạn tích cực V.Huygô đã chủ trương mở rộng đề tài, đưa cái cao quý lẫn cái thấp hèn, cái
cao cả lẫn
Ph¹m ThÞ Ngäc

13

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
cái kệch cỡm, cái đẹp lẫn cái xấu vào trong văn học nghệ thuật. Chủ trương
“tất cả cái gì trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ thuật” V.Huygô, trong lời
tựa kịch Crômoen (1827) cho rằng “nàng thơ hiện đại” sẽ cảm thấy “trong sự
sáng tạo không phải cái gì của con người cũng đẹp cả, mà cái xấu ở bên
cạnh cái đẹp, cái dị dạng ở bên cạnh cái duyên dáng, cái thô kệch ở phía bên
sau cái trác việt, cái xấu đi đôi với cái tốt, bóng tối đi với ánh sáng”.
V.Huygô triệt để phủ nhận sự quy định ngặt nghèo về thể loại kịch,
nhất là luật “tam duy nhất” trong Chủ nghĩa cổ điển. Ông chỉ thừa nhận sự

duy nhất về hành động nhưng đó cũng chính là đặc trưng đích thực của kịch.
Về thơ ca, nhìn vào hình thức, thơ lãng mạn dung nạp các hình thức đa
dạng khác nhau, không bị lệ thuộc vào hệ thống thi luật gò bó của thi ca cổ
điển, đã đem đến cho thơ lãng mạn khả năng diễn tả thế giới phong phú và
tinh vi của tâm hồn con người.
Qua quá trình tìm hiểu sự nghiệp văn chương của ông, ta thấy thơ là
lĩnh vực mà ông theo đuổi từ khi còn thiếu thời đến lúc cuối đời. Nó là mảng
sáng tác tương đối lớn, góp phần tạo nên sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông.
Do có được cảm quan nhạy bén của tâm hồn lãng mạn nên những tâm tư tình
cảm, hiện thực cuộc sống đã đi vào thơ ông một cách tự nhiên. Thơ của ông
cũng sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, mới lạ cùng với cấu tứ riêng làm nên
màu sắc riêng, mang đến cái lạ cho mảng sáng tác này.
Thơ ca lãng mạn thường chỉ khai thác thế giới tình cảm. Đến với thơ
của Huygô, ông không chỉ thể hiện thế giới tình cảm phong phú của con người
mà còn thể hiện sự lạ hóa bằng việc ông đã chủ động mở rộng chủ đề, đưa thơ
ca đến gần với đời sống của con người. Thơ ông viết về nhiều chủ đề phân
chia thành “thơ ca thuần túy” và “thơ ca chiến đấu”. Những tập thơ đầu như
Đoản thi, Về phương Đông đã rung lên niềm yêu thương của nhà thơ với quá
khứ xa xăm hoặc những miền xa lạ. Những tập thơ trữ tình xuất bản sau như
Lá mùa thu,
Ph¹m ThÞ Ngäc

14

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
Tiếng hát buổi hoàng hôn… là “trạng thái hoàng hôn kì lạ của tâm hồn và của
xã hội trong thế kỉ”. Còn những tập thơ chiến đấu và anh hùng ca xuất hiện

như Trừng phạt, Chiêm ngưỡng, Truyền kì các thời đại... đã vươn lên tầm khái
quát xã hội, phân biệt nước Pháp của nhân dân lao động nghèo khổ và nước
Pháp của bọn giàu sang quyền quý. Với chủ đề được mở rộng như vậy nên
giọng điệu trong thơ Huygô cũng vô cùng phong phú. Chúng ta có thể bắt gặp
giọng trữ tình tha thiết, giọng châm biếm, hay giọng anh hùng ca… Thơ ông
còn lạ hóa ở một điểm đó chính là thơ có tính kịch, có những bài thơ được viết
như một câu chuyện, có cốt truyện và tạo một kết thúc bất ngờ.
Thơ là như vậy, còn kịch của ông cũng mang hướng lạ hóa với những
cách tân sáng tạo riêng. Sự phản ứng đầu tiên của Chủ nghĩa lãng mạn đó là
sự phá vỡ quy tắc luật “tam duy nhất”. Trước hết, nguyên tắc thời gian duy
nhất đã bị vi phạm. Chúng ta thấy, một vở kịch cổ điển chỉ được công diễn
trong hai tiếng đồng hồ, nhưng ở “Hernani” của Huygô đã vượt ra khỏi qui
phạm đó. Tuy vậy, vấn đề thời gian không phải là vấn đề lớn mà ông muốn đề
cập ở đây. Nguyên tắc thứ hai mà ông muốn phá vỡ, đó là địa điểm duy nhất.
Trong “Hernani” địa điểm kịch được thay đổi rõ rệt. Địa điểm không chỉ diễn
ra trong nước mà nó còn vượt phạm vi ngoài nước, lúc thì ở Xaragrox (Tây
Ban Nha), lúc thì ở Ex-lasapen (Tây Đức). Địa điểm là nơi để nhân vật diễn ra
hành động chính duy nhất. Tăng thêm hành động chính là để chuyển tải các
xung đột đan chéo để hành động được phong phú. Đến “Hernani”, duy nhất
về hành động kịch là nguyên tắc bị vi phạm nghiêm trọng nhất. Hành động
kịch xảy ra không chỉ ở nhà của Don Ruy Gomez mà còn ở nhà mồ Charles
Magne, nơi bọn phản bội họp nhau để giết chết vua Don Carlos.
Có thể thấy, địa điểm Huygô đưa vào kịch không nhiều. Nhưng để
chống lại duy nhất về địa điểm của kịch cổ điển một cách mạnh mẽ, ông đã
đưa vào kịch của ông một kiểu không gian “hiện thực chủ nghĩa” bắt chước
một địa điểm
Ph¹m ThÞ Ngäc

15


Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
thực sự, một không gian mà người ta có thể thấy trong cuộc sống. Đó là lâu
đài của công tước Don Ruy Gomez với cả chiếc tủ mà vua Don Carlos có thể
chui vào, là một dãy những bức chân dung gia đình ngài với bức ngăn đằng
sau có thể giấu Hernani, với cả cánh cổng sau có thể giúp Dona Sol đi trốn.
Một ngôi nhà với những ban công cho phép một gã nhân tình có thể trèo vào
phòng người yêu. Như vậy, linh hồn của kịch chính là cái hiện thực.
Bên cạnh việc phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất”, Huygô còn xây dựng
kiểu nhân vật chống lại kiểu nhân vật của kịch cổ điển. Ở kịch cổ điển nhân
vật thường là những ông vua, bà hoàng, nhà quý tộc… là những anh hùng,
dũng tướng đặt tư tưởng trung hiếu lên trên hết. Nhưng cái lạ hóa của
V.Huygô là ông lại chú tâm xây dựng những nhân vật “phản nghịch”. Họ là
những nhân vật tưởng như đê tiện, thấp hèn, xấu xa nhưng Huygô lại làm nổi
bật lên ở họ vẻ đẹp của phẩm chất cao thượng. Đó là những nhân vật có sự
tương phản giữa vị trí xã hội và phẩm chất con người họ. Ở vở kịch
“Hernani”, con người “phản nghịch”, Hernani là con người có những phẩm
chất tốt đẹp, ý chí căm thù sâu sắc, tinh thần kiên cường trong đấu tranh, tâm
hồn cao thượng trong tình yêu… Tuy về địa vị xã hội, Hernani bị liệt vào loại
“tướng cướp” sống ngoài vòng pháp luật, của cải không có gì, “chỉ thở được
khí trời, nhìn ánh sáng, uống nước lã, nghĩa là những thứ của chung phân phát
cho mọi người”, cùng đồng đảng tung hoành khắp xứ, bị triều đình truy lùng
mọi nơi nhưng Hernani lại là một hình ảnh rất đẹp. Với tư cách người tình
nhân cũng như với tư cách người con trả thù cho cha, về phương diện nào,
chàng cũng chiếm được cảm tình của khán giả.
Một yếu tố khác tạo nên sự thành công của kịch lãng mạn Huygô, đó là
quan điểm về cái thô kệch (grotesque) mà ông đề xuất. Theo ông, “đạo Thiên
chúa dẫn thơ ca đến chân lý”, vì nó cho ta thấy trong con người có hai mặt:

thiên thần và thú vật. Nó giúp cho nhà văn hiểu rằng trong thiên nhiên, trong
Ph¹m ThÞ Ngäc

16

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
xã hội không phải chỉ có toàn chân, thiện, mỹ. Trái lại, cái xấu tồn tại bên
cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái thô kệch bên cạnh cái tao nhã,
bóng tối bên cạnh ánh sáng. Văn học muốn chân thực phải phản ánh toàn vẹn
những mặt tương phản ấy trong cuộc sống. Với quan điểm như vậy, cho nên
Huygô chấp nhận đưa cả những yếu tố bình thường của cuộc sống vào kịch
trong khi kịch cổ điển chỉ chấp nhận những gì thanh nhã, cao quý. Cống hiến
của Huygô ở lĩnh vực kịch là ông đã mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật
để đến với nghệ thuật tự do. Từ những cách tân và sáng tạo mới mẻ ta có thể
nhận thấy không chỉ trong thơ, mà trong kịch của ông cũng được làm cho lạ
hóa, mang đến sự thu hút cho tác phẩm của ông.
Bên cạnh thơ và kịch thì mảng tiểu thuyết được thể hiện sự lạ hóa nhiều
nhất. Mỗi tiểu thuyết là một con đường tìm tòi sáng tạo độc đáo, tạo ra phong
cách tiểu thuyết riêng của ông. Nhà văn cũng rất coi trọng ngôn ngữ văn
chương nên luôn chọn cách diễn đạt mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Thủ
pháp lạ hóa được thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của ông. Lạ hóa được thể
hiện trên nhiều phương diện: nhân vật, sự kiện, chi tiết. Nhờ thủ pháp này mà
các chi tiết, sự kiện, các nhân vật ấy trở nên hấp dẫn người đọc. Vừa kế thừa
văn học dân gian và những cách tân mới mẻ, nhờ thủ pháp lạ hóa, Huygô đã
sáng tạo nhiều chi tiết vừa thực vừa ảo, đưa người đọc tới những cái phi
thường… Lạ hóa được thể hiện tiêu biểu trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari và góp phần làm nên phong cách của Huygô.


Ph¹m ThÞ Ngäc

17

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2. THỦ PHÁP LẠ HÓA
TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI
2.1. Lạ hóa nhân vật
Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan bằng hình
tượng văn học. Chính vì thế trong bất cứ tác phẩm văn học nào, nhân vật luôn
đóng một vai trò quan trọng. Những quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mỹ của nhà văn đều được thể hiện qua nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học thì nhân vật văn học là “một con người cụ thể được miêu tả trong các
tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị văn học đầy tính ước lệ
không thể đồng nhất nó với con người thật trong cuộc sống” [6, 235], cho dù
nhân vật ấy có gần với nguyên mẫu ngoài đời, “đó không phải là sự sao chụp
đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện cụ thể của con người mà chỉ là sự thể hiện con
người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…”
[10, 126]. Với một phong cách khác biệt, không giống với bất kì ai, Victor
Huygô đã xây dựng nên một thế giới nhân vật độc đáo. Đó là một thế giới
nhân vật đã được lạ hóa. Thủ pháp lạ hóa đó tạo nên dấu ấn riêng, nét riêng
biệt nổi bật của ông trong chủ nghĩa lãng mạn, trở thành “hiện thân của chủ
nghĩa lãng mạn”. Một trong những biểu hiện của thủ pháp lạ hóa về nhân vật
tiêu biểu là ở trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari. Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô hết sức đa dạng, ồn ào và
phức tạp. Đó là những hình tượng nhân vật được nhìn dưới cái nhìn nghịch dị.

Những hình tượng nghịch dị “mang tính chất lưỡng tính, dị hình, dị loại nhưng
nó mang cảm xúc phóng khoáng, tự do, hài hước, vui tươi, ngộ nghĩnh rất phù
hợp với tư duy lãng mạn, kiểu tư duy nghệ thuật nghiêng về cái khác thường,
phi thường” [2, 26]. Khi sử dụng yếu tố nghịch dị vào tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Pari thực sự tạo nên yếu tố lạ hóa trong tác phẩm, tạo nên “những
mảnh đời” khác nhau làm
Ph¹m ThÞ Ngäc

18

Líp K36D CN


Khãa luËn tèt nghiÖp
cho tác phẩm mang đậm yếu tố hiện thực mặc dù đây là cuốn tiểu thuyết lãng
mạn có tính chất lãng mạn thuần túy nhất của Huygô.
2.1.1. Cadimôđô - kẻ dị dạng nhưng tâm hồn cao thượng
Trong thế giới nhân vật của Nhà thờ Đức Bà Pari, Cadimôđô được coi
là một “kì nhân”. Đây là nhân vật thuộc kiểu nhân vật “dị dạng - hoàn hảo”.
Đó là nhân vật mà có vẻ bề ngoài dị dạng nhưng lại có tâm hồn cao thượng.
Nhân vật Cadimôđô là một trong những hình tượng độc đáo trong sáng tạo
nghệ thuật của thiên tài Huygô.
Có thể thấy nhà văn phóng đại tới mức lạ hóa về ngoại hình nhân vật.
Điểm lạ hóa đầu tiên ở nhân vật Cadimôđô đó chính là về ngoại hình. Hình
dáng của Cadimôđô đã đạt tới đỉnh cao của sự xấu xí. Đây chính là cái chưa
đầy đủ của nhân vật nên ngay từ lúc sinh ra nó đã bị hắt hủi, không được thừa
nhận là con người về phương diện hình thức mà bị coi là “thằng nhóc quái
vật”.
Ấn tượng sâu đậm về nhân vật chính là cái dáng đi nửa người nửa thú.
Nguyên do mà Cadimôđô có cái dáng đi ấy xuất phát từ xuất thân của nó. Nó

là một đứa trẻ bị bỏ rơi, và cũng có người mủi lòng trước tình cảnh nó được
đặt trên “tấm dát giường thường đặt đứa trẻ vô thừa nhận, để tùy mọi kẻ từ
thiện ai thích thì cứ việc đem về nuôi” [9, 187]. Song đáng thương và độc ác
thay cho Cadimôđô, hắn đã không được tạo hóa ưu ái ban phát cho mình một
hình hài tử tế mà hắn được nhào nặn một cách vụng về tới mức tác giả miêu
tả: “Loài sinh vật nằm trên tấm ván… gợi thú tò mò đến cao độ cho một nhóm
khá đông đang tụ tập xung quanh” [9, 187]. Họ bàn tán với nhau về nó như
một quái vật gớm ghiếc, họ bảo nó giống “một con thú, một con vật, sản
phẩm của một tên Do Thái với một mụ lợn xề… cần vứt xuống sông hoặc
quẳng vào lửa” [9, 189]. Quả đúng là hắn có một hình hài thật đáng sợ, “đó là
một khối nhỏ rất gồ ghề và quẫy rất mạnh… Cái đầu hình thù cũng méo mó,
chỉ thấy một rừng tóc đỏ hoe, một con mắt, một cái mồm và hàm răng…”.
Thời gian trôi đi, Cadimôđô trưởng thành và cực kỳ xấu. Tác giả đã miêu tả:
19
Ph¹m ThÞ Ngäc
Líp K36D CN


×