Bài thực tập số 5
TRA CỨU THÔNG TIN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC
1. Đặt vấn đề
Trong thực hành điều trị, phối hợp thuốc là một vấn đề không thể tránh khỏi
và ngày càng phổ biến do tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Việc phối hợp này
làm nguy cơ xuất hiện các tương tác thuốc bất lợi và đây chính là nguyên nhân
quan trọng gây ra các phản ứng có hại của thuốc được ghi nhận. Tác động của
tương tác thuốc có thể là làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong những
thuốc gây tương tác. Những tác động này đôi khi có thể mang lại lợi ích đáng kể,
được người thầy thuốc chủ động phối hợp để tăng hiệu quả điều trị hoặc giảm tác
dụng phụ. Tuy nhiên, một số tương tác vẫn nằm ngoài dự đoán của thầy thuốc như
yếu tố sinh lý, bệnh lý, liên quan đến yếu tố di truyền v.v..
Hiện nay, với sự phong phú và sẵn có của các nguồn thông tin thuốc trực
tuyến (online) cũng như không trực tuyến (offline), người dược sĩ lâm sàng có thể
dễ dàng tiếp cận với các thông tin về các tương tác thuốc. Người dược sĩ lâm sàng
cần phải có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tương tác thuốc để hỗ trợ tư vấn
cho bác sĩ, đào tạo cho điều dưỡng – y tá và tư vấn cho người bệnh, nhằm góp
phần nâng cao tính an toàn, hợp lý trong sử dụng thuốc.
Bài thực tập này sẽ giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cơ bản để tra cứu
thông tin về tương tác thuốc trong các ĐƠN THUỐC nội trú, ngoại trú và cung
cấp cho sinh viên một số kỹ năng trong tìm kiếm, đọc và phân tích thông tin về
tương tác thuốc.
2. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện xong bài thực hành “Tra cứu thông tin tương tác thuốc các
đơn thuốc”, sinh viên có khả năng tìm kiếm thông tin về tương tác thuốc từ một số
nguồn thông tin sẵn có, từ đó có thể nhận định cách xử trí trên lâm sàng hoặc đưa
ra kế hoạch sử dụng thuốc hợp lý nhất.
3. Lý thuyết cần có trước
-
Bài giảng: Tương tác thuốc – Học phần: Dược lâm sàng
4. Tài liệu tra cứu:
-
Website tra cứu online về tương tác thuốc trong đơn thuốc:
+ www.drugs.com
+ www.medicines.org.uk/emc/ (Tra cứu thông tin sản phẩm)
+ www.accessdata.fda.gov/scripts/cder/drugsatfda/ (Tra cứu thông tin sản
phẩm)
-
Tìm hiểu thêm thông tin bằng cách tra cứu từng cặp tương tác thuốc (nếu có):
+ Phụ lục 4.1: hướng dẫn thời gian uống thuốc
+ Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, 2006, Nhà xuất bản Y học
+ Drug Interaction Facts
+ Stockley’s Drug Interaction
5. Yêu cầu chuẩn bị trước khi đến lớp
5.1.
Tự thực hành các bước tìm kiếm thông tin tương tác thuốc online trên
các trang web miễn phí: Trang www.drugs.com
+ Bước 1: Truy cập vào trang www.drugs.com
+ Bước 2: Trên thanh nội dung, chọn mục Interaction Checker
+ Bước 3: Đọc các thông tin giới thiệu cơ bản của mục Drug Interactions Checker.
+ Bước 4: Để bắt đầu tra cứu, nhấn vào mục I Agree để đồng ý với các điều khoản
tra cứu.
+ Bước 5: Quan sát giao diện mới xuất hiện. Để tìm kiếm, nhập tên thuốc vào ô
trống (có chữ Drug Name ẩn), lưu ý nhập tên chung quốc tế của thuốc INN và
nhấp vào nút Add cho từng thuốc. Ví dụ: simvastatin. Nhập tương tự với thuốc
thứ 2: clarithromycin, thuốc thứ 3 v.v.v
+ Bước 6: Nhấn nút Check for Interactions – quan sát giao diện kết quả tìm kiếm
– đọc các phần thông tin tìm kiếm được.
5.2. Tìm hiểu các thông tin cơ bản liên quan cảnh báo đến tương tác thuốc có
trong tờ thông tin sản phẩm, từ EMC hoặc FDA.
6. Tiến trình buổi thực tập
Phần 1. Giới thiệu quy trình tra cứu tương tác thuốc theo đơn thuốc (15 phút):
-
Tra cứu các tương tác thuốc hoặc tương tác thuốc với thức ăn theo mỗi đơn
thuốc đã cho, dựa vào trang www.drugs.com.
-
Điền thông tin theo form mẫu có sẵn (xem ở dưới), tổng hợp các kết quả của
các cặp tương tác có ý nghĩa để đưa ra hướng xử trí và thiết lập chế độ uống
thuốc hợp lý nhất cho bệnh nhân.
-
Thông tin tổng hợp có thể căn cứ thêm các thông tin về cảnh báo tương tác
thuốc có trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc trong đơn.
Phần 2. Thực hành tra cứu (120 phút)
-
Sinh viên được chia thành các nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 2 - 3 sinh viên
-
Mỗi nhóm sinh viên được giao ngẫu nhiên 2 đơn tương tác thuốc (1 đơn thuốc
nội trú và 1 đơn thuốc ngoại trú).
-
Mỗi nhóm sinh viên thực hành tra cứu thông tin trên máy vi tính dựa trên các
nguồn thông tin đã được giới thiệu.
-
Hoàn thiện các thông tin tra cứu theo form báo cáo.
Phần 3. Thảo luận (45 phút)
-
Nhóm sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên để báo cáo kết quả tra cứu được về các
tương tác thuốc trong đơn được giao vào 2 mẫu phiếu “Tra cứu tương tác thuốc
trong đơn nội trú và ngoại trú”.
-
Các nhóm còn lại cho ý kiến hoặc đặt câu hỏi, thảo luận.
7. Đánh giá kết quả thực tập:
Điểm thực tập của mỗi nhóm sinh viên được đánh giá thông qua bài báo cáo cuối
giờ.
8. Yêu cầu:
Sinh viên chỉ đạt yêu cầu bài thực tập khi điểm của bài báo cáo cuối giờ ≥ 5
điểm
TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN NỘI TRÚ
Họ và tên:…………………………………………….
Đơn tra cứu tương tác thuốc
………………………………………………………..
………………………………………………………..
………………………………………………………..
Tổ-lớp:……………………………………………….
I.
Các nguồn tài liệu tham khảo có ghi nhận (tích V vào tài liệu đã dùng):
4
1 www.drugs.com
2 Thông tin sản phẩm trong EMC hoặc FDA hoặc
dailymed
3
5
6
II. Các cặp tương tác thuốc trong đơn
Tra cứu trên www.drugs.com
TT
Cặp tương tác thuốc-thuốc Mức độ tương tác thuốc
1
2
3
4
III. Hậu quả và xử trí các cặp tương tác thuốc-thuốc và tương tác thuốc-thức ăn
TT
Cặp tương tác
Hậu quả
Xử trí
1
2
3
4
5
IV. Kết luận chung về xử trí tương tác trong đơn (dựa trên tổng hợp có ý nghĩa tra cứu trên
www.drugs.com và các cảnh báo trên thông tin sản phẩm)
TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN NGOẠI TRÚ
Họ và tên:…………………………………………….
Đơn tra cứu tương tác thuốc
………………………………………………………..
………………………………………………………..
Tổ-lớp:……………………………………………….
I. Các nguồn tài liệu tham khảo có ghi nhận (tích V vào tài liệu đã dùng):
4
1 www.drugs.com
2 Thông tin sản phẩm trong EMC hoặc FDA hoặc
dailymed
3 Phụ lục 4.1: hướng dẫn thời gian uống thuốc
5
6
(sách Dược lâm sàng)
II. Thông tin về thời điểm uống thuốc trong các tài liệu
TT
Thuốc
Thời điểm uống
1
2
3
4
5
Giải thích và trích dẫn tài liệu
III. Thông tin về tương tác thuốc liên quan đến thời điểm dùng
Tra cứu trên www.drugs.com
TT Cặp tương tác thuốc –
Mức độ
Hậu quả và xử trí
thuốc, thuốc-thức ăn
1
2
3
4
IV. Lập kế hoạch sử dụng các thuốc trong đơn hợp lý
Thời điểm uống thuốc
TT Thuốc trong đơn
Bữa ăn sáng
Bữa ăn trưa
1
2
3
4
Lưu ý
Bữa ăn tối