Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giáo án lực ma sát 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.18 KB, 5 trang )

z



GIÁO ÁN
VẬT LÍ 10


BÀI 13: LỰC MA SÁT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được nguyên nhân gây nên được lực ma sát trượt.
- Nắm được đặc điểm của lực ma sát trượt.
- Vận dụng được công thức tính độ lớn lực ma sát trượt.
- Nắm được những tác dụng của có lợi và có hại của lực ma sát trượt.
2. Kĩ năng
- Tiến hành được các thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát trượt vào các yếu tố.
- Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.
- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến lực ma sát trượt.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc video, thí nghiêm.
- Đồ dùng cho các thí nghiệm .
- Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
2. Học sinh
- Ôn lại những kiến thức đã học về lực ma sát ở lớp 8.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên mô tả một tình huống trong đời Học sinh theo dõi và suy nghĩ, trả lời vấn đề đặt
sống liên quan đến lực ma sát: Kể chuyện, mô ra.
tả một tình huống, xem một video…


Gợi ý cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ về lực Học sinh theo dõi và hệ thống hóa lại các kiến
thức đã được học.
ma sát đã học ở lớp 8.
GV hệ thống hóa lại kiến thức đã học về lực
ma sát.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát trượt và
công thức tính.
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên bố trí và
tiến hành thí nghiệm
đo độ lớn lực ma sát

Hoạt động của học sinh
Học sinh quan sát thí nghiệm, suy nghĩ, vận
dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề
đặt ra.

trượt như hình 13.1
SGK, yêu cầu học
sinh xác định các đặc
điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của lực
ma sát trượt.
Giáo viên


kết luận đặc điểm về điểm đặt,

phương, chiều, độ lớn của lực ma sát trượt.
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phiếu
học tập, hướng dẫn thí nghiệm khảo sát độ lớn

Học sinh theo dõi, ghi nhận kiến thức.

Học sinh theo dõi.

của lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, yêu cầu
các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thí
nghiệm.
Giáo viên dựa vào kết quả của học sinh, nhận xét,
đưa ra kết luận sự phụ thuộc của lực ma sát trượt
vào các yếu tố.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí
nghiệm trước, lập tỉ lệ giữa áp lực và lực ma sát
trượt.

Nhóm 1, 2 ,3 ,4 : HS tiến hành thí nghiệm
theo giáo viên đã hướng dẫn và điền vào
phiếu học tập các yếu tố ảnh hưởng đến lực
ma sát trượt.
HS lên báo cáo kết quả thí nghiệm.

Học sinh theo dõi, ghi nhận kiến thức.

Học sinh tiến hành lập tỉ lệ giữa áp lực ma sát
trượt dựa trên kết quả đã có.


Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả
Giáo viên nhận xét thiết lập công thức liên hệ
giữa phản lực và lực ma sát trượt.
Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ
sở đánh giá học sinh.

Học sinh trả lời.

Học sinh theo dõi tự biến đổi các công thức
dựa trên kết quả giữa áp lực và lực ma sát
Học sinh theo dõi, ghi nhận kiến thức.

Hoạt động 3: Vận dụng, tìm tòi vai trò của lực ma sát đối với đời sống.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên mô tả, tái hiện một số tình huống trong

Học sinh tìm hiểu vai trò của lực ma sát trong đời

đời sống liên quan đến lực ma sát trượt: Kể

sống. Lấy ví dụ về sự có lợi và có hại của lực ma


chuyện, mô tả một tình huống, xem một video…

sát.

Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích lợi, hại của

Tìm hiểu về ứng dụng những kiến thức về lực ma

lực ma sát trượt trong mỗi tình huống đưa ra.

sát trong đời sống, trong kĩ thuật, trong giao

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra những biện

thông.

pháp khắc phục và sử dụng hợp lí ma sát trượt

Xây dựng các khuyến cáo cho việc sử dụng hợp lí

trong đời sống.

các phương tiện, thiết bị có sử dụng ma sát.

Giáo viên nhận xét, kết luận.

Báo cáo kết quả trước lớp.

IV. NỘI DUNG GHI BÀI

I. Lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác và cản trở
sự chuyển động của vật trên mặt đó.
1. Độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?
- Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như
thẳng đều.
- Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.
- Điểm đặt của lực: Tại vật, trong phần tiếp xúc giữa hai vật.
- Phương – chiều: cùng phương và ngược chiều với vận tốc của vật
- Độ lớn:
2. Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3. Hệ số ma sát trượt:
t =
- Hệ số ma sát trượt t phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, không có đơn vị.
4. Công thức của lực ma sát trượt :
Fmst = t.N
Trong đó:


: Độ lớn của lực ma sát trượt
t: Hệ số ma sát trượt
N: Áp lực
5. Ma sát trượt có lợi và có hại
- Lợi: Phanh xe để giảm tốc độ....
- Hại: bào mòn các chi tiết máy móc thường xuyên bị cọ xát phải bôi trơn.

V. CỦNG CỐ.


PHIẾU HỌC TẬP
Yếu tố
Diện tích tiếp xúc.
Tốc độ trượt.
Áp lực lên mặt tiếp xúc.
Bản chất và điều kiện mặt
tiếp xúc.
Fđh = Fmst (N)
Áp lực N (N)
Tỉ số

Lực ma sát trượt
Không phụ thuộc.
Phụ thuộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×