Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Giáo án sinh học 10 soạn theo ĐHPTNLHS trọn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.59 KB, 141 trang )

LỚP 10: CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Cả năm: 35 tiết
Học kì I: 18 tiết; Học kì II: 17 tiết.
HỌC KÌ I
Trong tiết đầu của chương trình Sinh học lớp 10, giáo viên dành một thời gian nhất định
cho việc hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống
Tiết 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.
Tiết 2: Các giới sinh vật. (Hình 4.1 không giải thích chi tiết hình này)
Phần II: Sinh học tế bào
Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3: Các nguyên tố hoá học và nước
Tiết 4: Cácbonhiđrat và lipit, Prôtêin (Mục I. Cấu trúc của protêin chỉ dạy sơ lược )
Tiết 5: Axit nuclêic
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 6: Tế bào nhân sơ
Tiết 7: Tế bào nhân thực
Tiết 8: Tế bào nhân thực (tiếp theo) (Từ bài 7 tiết 6 đến bài 10 tiết 8 khi nói các bộ phận,
các bào quan của tế bào chủ yếu phân tích chức năng sống, không đi quá sâu vào phân
tích các chi tiết cấu trúc) (Bài 10 tiết 8 Mục VIII. Khung xương tế bào- không dạy)
Tiết 9: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Tiết 10: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Tiết 11: Bài tập (tham khảo tài liệu“Bài tập Sinh học 10- NXB GD, 2011”).
Tiết 12: Kiểm tra 1 tiết.
Chương III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Tiết 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất (Đoạn dòng 8 đến dòng 10 trang
54 “ Ở trạng thái…” Không dạy)
Tiết 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
Tiết 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
Tiết 16: Hô hấp tế bào (Hình vẽ 16.2 và 16.3 không dạy)
Tiết 17: Quang hợp (Hình 17.2 không dạy. H17.2, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu


và sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế)
Tiết 18: Ôn tập (theo bài 21 SGK).
Tiết 19: Kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Chương IV: PHÂN BÀO
Tiết 20: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Tiết 21: Giảm phân
Tiết 22: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
Tiết 23: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
(Không dạy Mục III. Hô hấp và lên men mà chuyển sang dạy trong bài thực hành tiết 24)
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 1


Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. (Không dạy Mục I. Quá trình
tổng hợp và Mục III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải. Chuyển Mục II. Quá trình
phân giải sang dạy trong tiết 24- thực hành)
Tiết 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic
Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
Tiết 25: Sinh trưởng của vi sinh vật; Sinh sản của vi sinh vật. (Bài 26: Sinh sản của vi sinh
vật. Không dạy vì tương tự như sinh sản của tế bào đã học ở phần trước. Lồng ghép vào
bài 25 nhưng chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản của vi sinh vật.)
Tiết 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Tiết 27: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Tiết 28: Ôn tập từ tiết 20 đến tiết 27.
Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết.
Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Tiết 30: Cấu trúc các loại virut
Tiết 31: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Tiết 32: Virut gây bệnh. ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch.
Tiết 33: Bài tập (Tham khảo tài liệu “Bài tập Sinh học 10-NXB GD, 2011”).
Tiết 34: Ôn tập (theo bài 33 SGK).
Tiết 35: Kiểm tra học kì II.

Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 2


Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A1
Ngày dạy:......./....../.........
tại lớp 10A2
Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A3
Ngày dạy:......./....../.........
tại lớp 10A6
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn
bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Nhấn mạnh đến các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, đặc biệt là hệ mở, tự điều
chỉnh.
2. Kỹ năng

- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng, quan sát.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
- Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, và bảo tồn sự đa dạng sinh học.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực quan sát và phân tích hình ảnh,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên, thẩm mỹ.
- Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học
sinh sưu tầm được.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về thế giới sống và cấp độ tổ chức của thế giới sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài
học mới.
2. Nội dung
- GV cho học sinh quan sát hình 1 (SGK) về các cấp tổ chứa của thế giới sống.
- Đưa ra ví dụ: Con gà và hòn đá chúng đều là sinh vật đúng hay sai?
- ĐVĐ: Thế giới sống (sinh vật) và thế giới không sống (vật vô sinh) có gì giống nhau và
khác nhau để phân biệt được hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài:
Tiết 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:


Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 3


- Học sinh trao đổi, suy nghĩ có thể biết được con gà và hòn đá là sinh vật, vật vô sinh,
nhưng chưa nắm được về đặc điểm cấu tạo và hình thức trao đổi chất của vật sống và
không sống.
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chiếu hình 1 (sgk) các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem và trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy tìm hiểu về cách thức tổ chức để hình thành nên một thế giới sống như hiện tại?
+ Hãy phân biệt sinh vật sống và vật vô sinh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin SGK, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các cấp tổ
chức của thế giới sống.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận theo bàn, 2-3 học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận:
- GV hỏi thêm câu hỏi: Vậy các cấp tổ chức của thế giới sống tuân theo những nguyên tắc
và đặc điểm chung của các cấp tổ chức sông như thế nào? GV chưa chốt các câu trả lời
của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay:
Tiết 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn
bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Nhấn mạnh đến các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, đặc biệt là hệ mở, tự điều
chỉnh
2. Nội dung (trong cột nội dung)
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ, tế bào là đơn vị cơ bản,
các tổ chức sống cấp dưới (nhỏ hơn) làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
4. Kỹ thuật tổ chức (trong cột hoạt động GV và HS)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế I. Các cấp tổ chức của thế giới
giới sống (15’)
sống
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1) Khái niệm
GV Cho HS quan sát tranh hình 1 SGK, tìm hiểu - Thế giới sống được tổ chức theo
về các cấp tổ chức của thế giới sống.
nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân
GV lấy ví dụ về 1 ngọn nến đang cháy và 1 con tử→ đại phân tử→ bào quan→ tế
chuột đang sống (đều được cấu tạo từ các nguyên bào→ mô → cơ quan→ hệ cơ quan→
tố hóa học, nhưng do thành phần các nguyên tố ở cơ thể → quần thể → quần xã → hệ
sinh vật khác với vật vô sinh nên sự tương tác sinh thái→ sinh quyển.
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 4


giữa các nguyên tố hóa học trong cơ thể sống đã
cho sinh vật những đặc điểm mà vật vô sinh

không có được)
GV hỏi: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới
sống? hãy nêu 1 đặc điểm về cấu tạo ở cơ thể
sinh vật chung cho tất cả mọi loài? Trong các cấp
của thế giới sống tế bào giữ vai trò quan trọng
như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, nhóm 2, 3 học sinh tham
khảo SGK, quan sát hình và trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV: nhận xét, đánh giá kết quả, bổ sung.
Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ
quan..., trong đó, ở các cơ thể đa bào, các cấp tổ
chức như mô, cơ quan, hệ cơ quan chỉ là các cấp
tổ chức trung gian.
- GV chốt: - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên
cơ thể sống.
- Mọi hoạt động sống diễn ra ở tế bào.
- GD BVMT: sự đa dạng của các cấp tổ chức
sống tạo nên sự đa dạng của thể giới sinh vật
chính là đa dạng sinh học.

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên
mọi cơ thể sinh vật.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới
sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần
thể, quần xã, hệ sinh thái.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các
cấp tổ chức sống (20’)
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: HS tìm hiểu thông tin và hình ảnh SGK tìm
hiểu đặc điểm cấu tạo chung của các cấp tổ chức
sống trả lời:
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội?
- Đặc tinh nổi trội do đâu mà có?
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là
gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm(theo bàn) học sinh tìm hiểu
SGK, quan sát hình và trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo

Nội dung
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ
chức sống
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ
bậc
- Các tổ chức sống cấp dưới (nhỏ
hơn) làm nền tảng để xây dựng nên
tổ chức sống cấp trên.
Bào quan→ tế bào→ mô→ cơ quan
→ cơ thể…
- Tính nổi trội: Được hình thành do

sự tương tác của các bộ phận cấu
thành mà mỗi bộ phận cấu thành
không thể có được.

Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

2) Tế bào
- Là cấp tổ chức quan trọng vì nó
biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ
thể sống.
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo
từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào
chỉ được sinh ra bằng cách phân chia
tế bào.

Trang 5


GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến
thức.
- Nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử → phân tử →
đại phân tử.
- Đặc tính nổi trội: từng tế bào thần kinh không
có được đặc điểm của hệ thần kinh.
- Đặc tinh nổi trội: Do sự tương tác….
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống……
2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh

ĐVĐ: Cơ thể sống muốn tồn tại sinh trưởng, phát
triển…thì phải như thế nào? Nếu trao đổi chất
không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để
giữ cân bằng?
(Ví dụ khi uống rượu nhiều…).
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và kiến
thức thực tế để trả lời:
- Hệ thống mở là gì?
- Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế
nào?
- Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát
sinh bệnh? Nếu trong các cấp tổ chức sống không
tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì
sẽ xảy ra?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm (theo bàn) học sinh tìm hiểu
SGK, quan sát hình và trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến
thức.
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo
bàn và dựa kiến thức lớp 9, thông tin SGK để trả
lời các câu hỏi:
- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này

sang thế hệ khác?
- Tại sao tất cả sinh vật đều cấu tạo từ tế bào?
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi
trường sống luôn có tác động qua lại
qua quá trình trao đổi chất và năng
lượng.
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống
luôn có khả năng tự điều chỉnh duy
trì cân bằng động động trong hệ
thống (cân bằng nội môi) để giúp nó
tồn tại, sinh trưởng, phát triển…

3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự
truyền thông tin di truyền trên ADN
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trang 6


- Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có - Thế giới sống có chung một nguồn
nhiều gai nhọn?
gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến
- Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?
hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
ngày nay của sinh giới.
HS dựa vào kiến thức đã học, kiến thức liên hệ - Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá.

thực tế và sgk để trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Trên cơ sở những câu hỏi gợi ý của giáo viên, HS
vận dụng sự hiểu biết của bản thân và trao đổi với
bạn bè để trả lời các câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến
thức.
*GDMT: Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường
sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học.
- Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống
nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều
chỉnh. Nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng
đến sự tồn tại và chức năng của các tổ chức sống
trong môi trường.
- Chống lại các hành vi gây biến đổi/ ô nhiễm
môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5 phút)
1. Mục đích
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan
đến thực tiễn
2. Nội dung
Vấn đề:
Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Câu 2: Đặc điểm nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài
Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Câu 2: Đặc điểm nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 7


Câu 1:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử→ đại phân tử→
bào quan→ tế bào→ mô → cơ quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh
thái→ sinh quyển.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ
sinh thái.
Câu 2: Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi
bộ phận cấu thành không thể có được.
D. Vận dụng, mở rộng (4 phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề
trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học
2. Nội dung
- Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
- Câu hỏi 4 (SGK – tr.9).
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh

- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
-GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
- Câu hỏi 4 (SGK – tr.9).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, vận dụng kiến thức trong bài để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS:

Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 8


Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A1
Ngày dạy:......./....../.........
tại lớp 10A2
Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A3
Ngày dạy:......./....../.........
tại lớp 10A6
Tiết 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm giới

- Sơ đồ hóa và phân tích được sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới.
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật
2. Kỹ năng
- Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng, quan sát.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Áp dụng những điều được học vào trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực: hoạt động nhóm, phân tích, thuyết trình, hợp tác.
- Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, và bảo tồn sự đa dạng sinh học.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực quan sát và phân tích hình ảnh,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên, thẩm mỹ.
- Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Tranh hình 2 (SGK) và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học
sinh sưu tầm được.
- Hình ảnh bộ xương người và linh trưởng hoặc ĐV có xương sống.
- Phiếu học tập
- Sách giáo khoa, tài liệu.
2. Học sinh
- SGK + vở ghi, các mảnh ghép về các giới sv (đặc điểm nhân tế bào, đặc điểm dinh
dưỡng, đại diện...)
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về thế giới sống và cấp độ tổ chức của thế giới sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài
học mới.
2. Nội dung
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh về các một số nhóm sinh vật (nấm, đv,tv...) và một số
hình về hệ sinh thái tự nhiên và yêu các em hãy quan sát.

Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 9


- ĐVĐ: Sinh vật có đa dạng hay không? toàn bộ sinh giới trên trái đất được chia thành bao
nhiêu giới? đặc điểm của mỗi giới là gi? GV hướng cho học sinh tìm hiểu bài học hôm
nay.
Tiết 2: Các giới sinh vật
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ có thể biết được có ĐV, TV, nấm... nhưng có thể chưa biết
được chính xác chúng được phân chia như thế nào.
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chiếu hình ảnh về các một số nhóm sinh vật (nấm, đv,tv...) và một số hình về
hệ sinh thái tự nhiên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi sau:
+ Sinh vật có nhiều nhóm loài hay không?
+ Vậy các em có thể sắp xếp chúng vào một giới?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin (SGK) để trả lời câu hỏi.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Học sinh hoạt động cá nhân, hoặc thảo luận theo bàn, 2-3 học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV: chưa chốt kiến thức.
- GV: toàn bộ sinh giới đa dạng trên trái đất được chia thành bao nhiêu giới? đặc điểm của
mỗi giới là gi? Vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tiết 2: Các giới sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm giới
- Sơ đồ hóa và phân tích được sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới.
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật
2. Nội dung (trong cột nội dung)
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất
định.
- Hệ thống phân loại 5 giới
- Các tiêu chí phân loại:
+ Đặc điểm cấu tạo.
+ Đặc điểm dinh dưỡng.
+ Kiểu sinh sản.
4. Kỹ thuật tổ chức (trong cột hoạt động GV và HS)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu giới và hệ thống phân loại I- Giới và hệ thống phân loại 5
5 giới (10)
giới.
1) xây dựng khái niệm giới.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 10



GV chiếu hình ảnh bộ xương người và bộ xương
của ĐV có xương sống.
GV yêu các em quan sát và trả lời câu hỏi:
- Bộ xương của người có những điểm nào giống với
xương ĐV không?
- Từ đó nhận xét gì về mối quan hệ giữa người và
ĐV?
- Em hiểu thế nào là giới sinh học?
- Cho biết đơn vị phân loại nào lớn nhất? đơn vị
phân loại nào nhỏ nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tìm hiểu kiến thức SGK, kết hợp hình ảnh để
trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến
thức.
- Định nghĩa: Là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm
các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất
định.
- Thế giới sinh vật được chia thành các đơn vị theo
trình tự nhỏ dần: Giới-Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi-Loài.
2) Hệ thống phân loại 5 giới
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV cho hs quan sát hình 2 (sgk) tìm hiểu thông tin
trả lời:

- Theo R.H. Whitaker thì 5 giới đó là gì?
- Tên của 5 giới.
- Hãy chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối liên hệ
giữa 5 giới sinh vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tìm hiểu kiến thức SGK (tr: 10-11) để trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến
thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chính
của mỗi giới (20)
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

1) Khái niệm giới (regnum)
- Ví dụ: chứng minh loài người có
nguồn gốc từ ngành động vật có
xương sống → thuộc lớp thú
(mamalia) → Bộ linh trưởng
(Primates)

Họ
Người
(Homonidae) → Chi người
(Homo)

Loài

Người
(Homosapiens)
- Định nghĩa: Là đơn vị phân loại
lớn nhất bao gồm các ngành sinh
vật có chung những đặc điểm nhất
định.
- Thế giới sinh vật được chia
thành các đơn vị theo trình tự nhỏ
dần:
Giới→Ngành→Lớp→Bộ→Họ→
Chi→Loài.

2) Hệ thống phân loại 5 giới
- Từ năm 1969, hệ thống phân loại
5 giới do nhà sinh thái người Mỹ
Oaitâykhơ (R.H.Whitaker) đề xuất
đã được công nhận rộng rãi (Hình
2-sgk).

Nội dung
II- Đặc điểm chính của mỗi giới

Trang 11


1) Nguyên tắc phân loại
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Các em hãy xếp mèo, hổ, sư tử, báo
vào các bậc phân loại cho phù hợp.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp

dưới sẽ xếp được các loài trên thuộc họ
mèo, bộ ăn thịt, lớp thú, ngành động vật có
xương sống, giới động vật.
- Người ta dựa vào những tiêu chí nào để
phân loại các bậc trong mỗi giới?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK và từ câu trả lời phần
trên rút ra được các tiêu chí phân loại.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
cáo
Các nhóm, cá nhân thảo luận và báo cáo
kết quả, nhóm khác có thể bổ sung thêm.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn
thiện kiến thức.: + Đặc điểm cấu tạo.
+ Đặc điểm dinh dưỡng.
+ Kiểu sinh sản.
GV: Nêu thêm ví dụ cây lúa thuộc họ lúa,
lớp 1 lá mầm, ngành hạt kín, giới thực vật.
=> Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi
(giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới.
2) Đặc điểm chính mỗi giới.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: Kỹ thuật mảnh ghép.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+B1: GV nêu các chủ đề
Chủ đề A: giới khởi sinh
Chủ đề B: giới nguyên sinh
Chủ đề C: Giới Nấm
Chủ đề D: Giới thực vật

Chủ đề E: Giới động vật
+ B2: Chia lớp thành 6 nhóm (68HS/nhóm)
+ B3: giao nhiệm vụ:
Nhóm 1+6 nhận chủ đề A (giấy màu xanh)
NHóm 2 nhận chủ đề B (giấy mầu đỏ)
Nhóm 3 nhận chủ đề C (giấy màu vàng)
Nhóm 4 nhận chủ đề D (giấy màu tím)
Nhóm 5 nhận chủ đề E (giấy màu da cam)
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

1) Nguyên tắc phân loại
- Các tiêu chí phân loại:
+ Đặc điểm cấu tạo.
+ Đặc điểm dinh dưỡng.
+ Kiểu sinh sản.

2) Đặc điểm chính mỗi giới.
Bảng: Đặc điểm của sinh vật theo 5 giới.
Giới
Giới Giới
Giới Giới
Giới
Khởi Nguyê
Thực Động
Đặc
Nấm
sinh n sinh
vật
vật
điểm

TB
- TB TB
- Tế -TB
nhân nhân nhân
Đặc bào
nhân
thực. thực. thực.
điểm nhân thực.
- Đa - Đa Đa
cấu sơ.
- Đơn
bào
bào
bào
tạo - Đơn bào, đa
phức phức phức
bào. bào.
tạp
tạp.
tạp.
Đặc
điểm
dinh
dưỡn
g

Dị - Tự
dưỡng dưỡng Dị
Dị Dị
hoại quang dưỡng

dưỡng dưỡng.
sinh. hợp. - Sống
- Tự -Tự
- Sống - Sống chuyển
dưỡng dưỡng
cố
cố
động
định định

- ĐV
Các
đơn
nhóm Vi bào,
- Thực - Động
- Nấm
điển khuẩn tảo,
vật
vật
hình
nấm
nhầy
Trang 12


+B3: Phát phiếu học tập cho học sinh, - Vai trò của sinh vật trong giới khởi sinh và
thông báo thời gian làm việc là 5 phút
nguyên sinh góp phần hoàn thành chu trình
Nội dung phiếu học tập( trả lời câu hỏi mỗi vật chất.
chủ đề trên giáy cùng màu)

- Vai trò của thực vật đối với hệ sinh thái
Câu 1: Tế bào nhân sơ hay nhân thưc?
(điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn.lũ lụt,
Câu 2: SV đơn bào hay đa bào?
hạn hán,…) mắt xích đầu tiên trong chuỗi,
Câu 3: đặc điểm dinh dưỡng?
lưới thức ăn.
Câu 4: Đại diện điển hình?
- Vai trò của giới động vật trong mắt xích
-Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
thức ăn, đảm bảo sự tuần hoàn vật chất và
+B1: GV thông báo chia lớp thành 13 năng lượng, góp phần cân bằng hệ sinh thái
nhóm mới, mỗi nhóm 3 học sinh từ các
nhóm khác nhau ở vòng 1.thời gian làm
việc là 5p.
+B2:
Nhóm 1,2,3,4 gồm các hs có phiếu học tập
câu 1
Nhóm 5,6,7gồm các hs có phiếu học tập
câu 2
Nhóm 8,9,10 gồm các hs có phiếu học tập
câu 3
Nhóm 11,12,13 gồm các hs có phiếu học
tập câu 4
+ B3: các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến cá
nhân ở vòng 1
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều
hiểu tất cả nội dung ở vòng 1 .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm dựa vào thông tin trong sgk và

kiến thức để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
cáo
Các nhóm báo cáo và đánh giá kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá chốt bằng phiếu học
tập.
GV Tích hợp nội dung BVMT:
- Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng sinh vật qua các giới sinh vật.
- Có ý thức và thái độ đúng trong việc bảo vệ rừng và khia thác tài nguyên rừng hợp lý.
Bảo vệ động vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. Lên án các hành động săn bắn, giết
thịt động vật hoang dã.
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5 phút)
1. Mục đích
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan
đến thực tiễn
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 13


2. Nội dung
Vấn đề: Câu 1: Nội dung câu hỏi trắc nghiệm sgk sinh học 10 (trang 12)
Câu 2: Trình bày đặc điểm chính của giới khởi sinh
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
-HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài

Câu 1: Nội dung câu hỏi trắc nghiệm sgk sinh học 10 (trang 12)
Câu 2: Trình bày đặc điểm chính của giới khởi sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Câu 1: Đáp án (b)
Câu 2: SV nhân sơ, nhỏ bé, sống khắp nơi trong các loại môi trường, hoại sinh, tự dưỡng.
D. Vận dụng, mở rộng (4 phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề
trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học
2. Nội dung
- Câu hỏi 3 (SGK – tr.13).
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4. Kĩ thuật tổ chức
-GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
-HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
-GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Câu hỏi 3 (SGK – tr.13).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, vận dụng kiến thức trong bài để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- Gv nhận xét câu trả lời của HS:


Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A1
Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A3
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Ngày dạy:......./....../.........
Ngày dạy:......./....../.........

tại lớp 10A2
tại lớp 10A6
Trang 14


Tiết 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Giải thích được tính đa dạng và thống nhất ở các thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào
của thế giới sinh vật.
- Phân biệt và nêu được vai trò của 2 loại được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng
đối với sự sống.
- Nêu được cấu tạo, tính chất và vai trò của nước đối với sự sống.
2. Kỹ năng:
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động cá nhân
3. Thái độ:
- Xây dựng niềm tin khoa học về sự sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành và rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề:
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK sinh học 10, bài soạn, .
PHIẾU CÂU HỎI 1
- Em hãy kể tên các nguyên tố chính có trong cơ thể sống?
- Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
- Vì sao C là nguyên tố quan trọng?
- Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể?
- Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào?
PHIẾU CÂU HỎI 2
- Em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước?
- Em nhận xét gì về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?
- Mùa đông mặt nước đóng băng nhưng các sinh vật bên dưới vẫn có thể tồn tại được, tại
sao?
- Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?
- Giải thích tại sao nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
- Theo em nước có vai trò như thế nào? Đối với tế bào cơ thể sống?
- Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?
- Học sinh: Kiến thức cũ có liên quan
III. Tiến trình bài dạy
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến
thức đã học ở bộ môn hóa với kiến thức mới cần và sẽ lĩnh hội trong bài mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiểu bài mới
2. Nôi dung
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 15



- Giáo viên nêu lên câu hỏi gợi mở để đi vào nội dung chính của bài:
+ Các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào là gì?
+ Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất
định?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh nêu một số nguyên tố có thể đủ hoặc chưa đủ, đúng hoặc chưa đúng.
4. Kỹ thuật tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao cho học sinh thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi: Các nguyên tố hóa học
chính cấu tạo nên tế bào là gì?Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một
số nguyên tố nhất định?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện thảo luận theo bàn và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Giáo viên cho đại diện học sinh theo bàn báo cáo kết quả trả lời câu hỏi:
- Giáo viên cho các nhóm khác nhận xét rồi giáo viên đặt vấn đề đi vào bài mới.
Bước 4. Phương án KTĐG
- Giáo viên nhắc lại câu hỏi: Các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào là gì? Tại sao
các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định? và đặt vấn đề:
để có câu trả lời chính xác đầy đủ ta vào tìm hiểu bài hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút):
1. Mục đích.
- HS nêu được các nguyên tố hóa học cụ thể cấu tạo nên cơ thể sinh vật, nguyên tố nào
quan trọng, vì sao.
- HS nêu được tên các nguyên tố cụ thể trong 2 loại nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa
lượng, nêu được
- Nêu được cấu tạo, tính chất và vai trò của nước đối với sự sống.
2. Nội dung
I. Các nguyên tố hoá học

1. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng
a. Nguyên tố đa lượng
b. Các nguyên tố vi lượng
2. Vai trò của các nguyên tố hoá học trong tế bào
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước
2. Vai trò của nước đối với tế bào
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh.
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ có thể biết được các nguyên tố đa lượng, vi lượng và kể tên
vài nguyên tố cấu tạo nên vật chất sống. cấu tạo và vai trò của nước... nhưng có thể chưa
biết được chính xác chúng được cấu tạo nên chất sống như thế nào, vai trò cụ thể của nước
đầy đủ ra sao.
4. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Nội dung 1 (15 phút): Tìm hiểu các nguyên tố
I. Các nguyên tố hoá học
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 16


hoá học
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia học sinh thành nhóm theo dãy
bàn rồi giao cho học sinh phiếu câu hỏi số 2 và
yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận
theo bàn để trả lời các câu hỏi ở phiếu câu hỏi:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên phát phiếu câu hỏi số 1 cho học

sinh.
- Học sinh tiến hành nghiên cứu SGK và bảng 3
trong SGK thảo luận viết phương án trả lời vào
giấy nháp để trả lời các câu hỏi.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm.
- HS: Báo cáo sản phẩm của nhóm mình và
nhận xét kết quả của nhóm bạn.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
Tích hợp giáo dục môi trường:
- Hàm lượng các nguyên tố hoá học nào đó tăng
cao quá mức cho phép gây ra ô nhiễm môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật
và con người

- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên
thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm
96% khối lượng cơ thể sống. Các
nguyên tố khác mặc dù chỉ chiếm một
tỉ lệ nhỏ nhưng cũng có vai trò quan
trọng đối với sự sống.
- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng
tạo nên sự đa dạng các đại phân tử
hữu cơ
1. Các nguyên tố đa lượng và
vi lượng
a. Nguyên tố đa lượng
- Gồm các nguyên tố có tỷ lệ > 10- 4

(0,01%)
- C, H, O, N, S, P, K…
b. Các nguyên tố vi lượng
- Gồm các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4
(0,01%)
- F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co…
2. Vai trò của các nguyên tố hoá
học trong tế bào
- Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế
bào
- Cấu tạo nên chất hữu cơ và vô cơ
- Thành phần cơ bản của vitamin,
enzim

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 2 (15 phút): Tìm hiểu về nước và vai
trò của nước đối với tế bào
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia học sinh thành nhóm theo dãy bàn
rồi giao cho học sinh phiếu câu hỏi số 2 và yêu cầu
học sinh nghiên cứu SGK, hình 3.1, 3.2 SGK và
thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi ở phiếu câu
hỏi:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên phát phiếu câu hỏi số 2 cho học sinh.
- Học sinh tiến hành nghiên cứu SGK và bảng 3
trong SGK thảo luận viết phương án trả lời vào giấy
nháp để trả lời các câu hỏi.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV cho học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu của

Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Nội dung chính
II. Nước và vai trò của nước
trong tế bào
1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá
của nước
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1
nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử
hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Giữa các phân tử nước có lực
hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết
hydrô) tạo ra mạng lưới nước.
2. Vai trò của nước đối với tế
bào
- Là thành phần cấu tạo và dung
môi hoà tan và vận chuyển các
Trang 17


nhóm.
chất cần cho hoạt động sống của
- HS: + Mô tả cấu trúc của nước.
tế bào.
+ Nêu đặc tính lý hóa của nước.
- Là môi trường và nguồn nguyên
+ Nhận xét về mật độ phân tử và sự liên kết giữa liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh
các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn.
hoá của tế bào.

+ Mùa đông, lớp nước bề mặt đóng băng tạo lớp - Tham gia điều hoà, giữ ổn định
cách điện giữa không khí lạnh với lớp nước ở dưới nhiệt của tế bào, cơ thể và môi
nên các sinh vật có thể tồn tại được
trường....
+ Giải thích tại sao nhện nước lại có thể đứng và
chạy trên mặt nước
- GV cho học sinh nhận xét và thảo luận giữa các
nhóm.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
GV giảng thêm giáo dục môi trường:
- Nước là thành phần quan trọng trong môi trường, là một nhân tố sinh thái. Ô nhiễm
nguồn nước ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật. Hiện tượng mưa axit, nguyên nhân và
hậu quả.
- Thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước
trong sạch.
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (05 phút)
1. Mục đích
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan
đến thực tiễn.
2. Nôi dung
- GV cho HS đọc phần em có biết và trả lời câu hỏi:
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn?.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể.
- Làm giảm lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm
4. Kỹ thuật tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc phần em có biết và trả lời câu hỏi:

- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn?.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc phần em có biết và trả lời 2 câu hỏi:
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
(Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể.)
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Làm giảm lượng
nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm)
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV cho học sinh báo cáo trả lời câu hỏi GV vừa nêu ở trên.
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 18


- HS trình bày câu trả lời, các nhóm khác trao đổi, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét, bổ sung (nếu học sinh trả lời còn thiếu rồi chuẩn hóa kiến thức cho học
sinh
D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Mở rộng (05 phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề
trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học, rèn luyện ý thức tự học ở nhà.
2. Nôi dung
- Học sinh về nhà tìm hiểu vì sao khi bán rau muốn giữ rau tươi, người ta phải thường
xuyên vảy nước vào rau?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước
sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
4. Kỹ thuật tổ chức

Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV giao học sinh về nhà dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thực tế trả lời câu hỏi vì
sao khi bán rau muốn giữ rau tươi, người ta thường vẩy nước vào rau?
- Đọc phần tóm tắt SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài mới
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động độc lập ở nhà tìm hiểu và hoàn thiện các vấn đề mà GV nêu ở trên
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV gọi 1 hay một vài em học sinh báo cáo việc tìm hiểu và hoàn thiện các vấn đề mà GV
đưa ra vào tiết học sau.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét đánh giá câu trả lời về vấn đề GV giao cho học sinh về nhà tìm hiểu và
hoàn thiện.

Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A1
Ngày dạy:......./....../.........
Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A3
Ngày dạy:......./....../.........
Tiết 4: CACBOHYDRAT, LIPIT và PRÔTÊIN
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

tại lớp 10A2
tại lớp 10A6
Trang 19


I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo, chức năng của các loại đường đơn, đường đôi và

đường đa (đường phức) có trong các cơ thể sinh vật
- Liệt kê được tên các loại lipit và trình bày được chức năng của các loại lipit
- Phân biệt được các 4 bậc cấu trúc của protein: Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng
của những yếu tố này đến chức năng của protein.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất. Rèn luyện tư duy khái quát trừu
tượng, quan sát, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Thấy rõ tính thống nhất thế giới vật chất của sự sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên
Năng lực tự học
cứu thu thập thông tin về các thành phần hóa học của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện Xác định được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào và vai trò
và giải quyết vấn đề của chúng trong tế bào.
Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau
Năng lực tư duy
về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào, từ đó rút
ra vai trò của các nhóm chất hữu cơ phù hợp với cấu trúc.
HS phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi
Năng lực giao tiếp
chung trong nhóm về các vấn đề: cấu trúc chức năng của
hợp tác
protein...
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK sinh học 10, bài soạn.
- Học sinh: Kiến thức cũ có liên quan.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (05 phút):
- Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào? Thế nào là nguyên
tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? Vai trò chung của các nguyên tố hóa học trong tế bào?
2. Hoạt động dạy và học (30 phút):
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến
thức đã học ở bộ môn hóa với kiến thức mới cần và sẽ lĩnh hội trong bài mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiểu bài mới
2. Nôi dung
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 20


- Giáo viên nêu lên câu hỏi gợi mở để đi vào nội dung chính của bài:
+ Hàng ngày chúng ta ăn thức ăn có thành phần chính gồm những gì?
+ Tại sao khi ăn các thức ăn đó đa số là tốt cho sức khỏe nhưng một số người lại
không tốt nếu ăn nhiều?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh nêu tên một số thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày có thể HS hiểu chưa đầy đủ
hoặc chưa đúng chất mà bản chất của chúng là gì và có thể không giải thích được ý thứ 2
của câu hỏi.
4. Kỹ thuật tổ chức

Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao cho học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi: Hàng ngày chúng
ta ăn thức ăn có thành phần chính gồm những gì? Tại sao khi ăn các thức ăn đó đa số là tốt
cho sức khỏe nhưng một số người lại không tốt nếu ăn nhiều?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện suy nghĩ độc lập và nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Giáo viên gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi:
- Học sinh trả lời: Nêu tên 1 số thức ăn như cơm, thịt, trứng, cá rau ...
- Giáo viên cho học sinh khác bổ sung và nhận xét rồi giáo viên đặt vấn đề đi vào bài mới.
Bước 4. Phương án KTĐG
- Giáo viên nhắc lại câu hỏi: Hàng ngày chúng ta ăn thức ăn có thành phần chính gồm
những gì? Tại sao khi ăn các thức ăn đó đa số là tốt cho sức khỏe nhưng một số người lại
không tốt nếu ăn nhiều? và đặt vấn đề: để có câu trả lời chính xác đầy đủ ta vào tìm hiểu
bài hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút):
1. Mục đích.
- HS nắm được những hiểu được Cacbohydrat (đường), Lipit, Protein chính là những chất
luôn có trong thức ăn hàng ngày của chúng ta, hiểu được vai trò của chúng đối với cơ thể
chúng ta
2. Nội dung
I. Cacbohydrat (đường)
1. Cấu trúc hoá học
a. Đường đơn (monosaccarid)
b. Đường đôi (disaccarid)
c. Đường đa (polysaccarid)
2. Chức năng của Cacbohydrat
II. Lipid (chất béo)
1. Cấu tạo của lipid
a. Lipid đơn giản (mỡ, dầu, sáp)

b. Phospholipid (lipid đơn giản)
c. Steroid
d. Sắc tố và vitamin
2. Chức năng
III. Protein
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 21


1. Cấu trúc của protein
a. Cấu trúc bậc 1:
b. Cấu trúc bậc 2:
c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
2. Chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein
a. Chức năng của protein:
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein:
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh có thể nêu được thành phần cấu tạo và cấu trúc các loại đường, lipit, protein và
vai trò của cacbohdrat, lipit, protein có thể chưa đầy đủ và chưa chính xác.
4. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Nội dung 1: Tìm hiểu về cacbohydrat.
I. Cacbohydrat (đường)
Bước 1. Giao nhiệm vụ
1. Cấu trúc hoá học
- GV đọc câu hỏi: Em hãy kể tên các nhóm a. Đường đơn (monosaccarid)
đường mà em biết trong các cơ thể sống? Thế - Gồm các loại đường có từ 3 - 7
nào là đường đơn, đường đôi, đường đa? nguyên tử C.

Cacbohydrat giữ các chức năng gì trong tế bào? - Phổ biến là đường 5C (ribozơ,
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
deoxyribozơ), đường 6C (glucozơ,
- Học sinh tiến hành độc lập nghiên cứu SGK và fructozơ, galactozơ).
trả lời từng câu hỏi.
b. Đường đôi (disaccarid)
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết
- GV gọi học sinh trả lời câu hỏi:
với nhau bằng liên kết glucozit.
- HS: trả lời câu hỏi: Kể tên một số loại đường, - Mantose (đường mạch nha) gồm 2
nêu cấu trúc và chức năng của đường.
phân tử glucozơ; Saccarozơ (đường
- GV gọi một số học sinh khác nhận xét.
mía) gồm 1 phân tử glucozơ và 1
Bước 4. Phương án KTĐG
phân tử fructozơ; Lactose (đường
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và phần nhận sữa) gồm 1 phân tử glucozơ và 1 phân
xét của một số học sinh khác rồi bổ sung và tử galactozơ.
chuẩn hóa kiến thức.
c. Đường đa (polysaccarit)
GV: Vẽ cấu trúc hoá học của đường đôi:
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên
kết với nhau bằng liên kết glucozit.
CH2 OH
-Glycogen, tinh bột, xellulozơ, kitin…
2
1
2. Chức năng của Cacbohydrat
CH2

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho
OH
Liên kết glucozit
tế bào
Và giới thiệu các phân tử đường glucose liên kết - Tham gia cấu tạo nên tế bào và các
với nhau bằng liên kết glucozit tạo Xellulose.
bộ phận của cơ thể…
Tích hợp giáo dục môi trường:
- Nguồn cacbohiđrat đầu tiên trong hệ sinh thái là sản phẩm quan hợp của thực vật.
- Vai trò của thực vật đối với đời sống động vật, phải trồng và bảo vệ cây cối.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 2: Tìm hiểu về lipit.
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Nội dung chính
II. Lipid (chất béo)
Trang 22


Bước 1. Giao nhiệm vụ
1. Cấu tạo của lipid
- GV đọc câu GV Vẽ cấu trúc hoá học của lipit sau đó
a. Lipid đơn giản (mỡ, dầu,
cho quan sát hình 4.2 và hỏi:
sáp)
- Em nhận xét về thành phần hoá học và cấu trúc của - Gồm 1 phân tử glycerol và 3
phân tử mỡ? Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ axit béo
động vật?
b. Phospholipid (lipid đơn
- Sự khác nhau giữa lipid đơn giản và lipid phức tạp?

giản)
- Lipid giữ các chức năng gì trong tế bào và cơ thể?
- Gồm 1 phân tử glycerol liên
- Vào mùa lạnh, người ta thường bôi kem (sáp) chống kết với 2 axit béo và 1 nhóm
nứt nẻ để làm gì?
phosphat (alcol phức)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
c. Steroid
- Học sinh tiến hành độc lập nghiên cứu SGK và trả - Là Cholesterol, hormone giới
lời từng câu hỏi.
tính (Ostrogen, Testosterol)
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
d. Sắc tố và vitamin
- GV gọi học sinh trả lời câu hỏi:
- Carotenoid, vitamin A, D, E,
- HS: trả lời câu hỏi: Dầu thực vật thì không đông đặc, K…
trong khi mỡ động vật thì lại đông đặc lại nếu để 2. Chức năng
nguội hoặc lạnh. Lipid phức tạp có thêm nhóm - Cấu trúc nên hệ thống màng
phosphate, trong khi lipid đơn giản không có. Nhằm sinh học.
chống thoát nước và giữ cho da mềm mại.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- GV gọi một số học sinh khác nhận xét.
- Tham gia nhiều chức năng
Bước 4. Phương án KTĐG
sinh học khác.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và phần nhận xét
của một số học sinh khác rồi bổ sung và chuẩn hóa
kiến thức.
Nội dung 3: Tìm hiểu về vai trò và cấu trúc của protein.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính
- GV đọc câu hỏi:
III. Protein
Quan sát hình 5.1 SGK và đọc SGK em 1. Cấu trúc của protein
hãy nêu các bậc cấu trúc của protein?
- Phân tử protein có cấu trúc đa phân mà
- Em hãy nêu thành phần cấu tạo của phân đơn phân là các axit amin.
tử protein.
a. Cấu trúc bậc 1:
Học sinh học
- Em hãy nêu các chức năng chính của b. Cấu trúc bậc 2:
SGK
protein và cho ví dụ.
c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc và 2. Chức năng và các yếu tố ảnh hưởng
chức năng của protein?
đến chức năng của protein
a. Chức năng của protein: Tham gia
- Học sinh tiến hành độc lập nghiên cứu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (nhân, màng
SGK và trả lời từng câu hỏi.
sinh học, bào quan…)
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Dự trữ các axit amin.
- GV gọi học sinh trả lời câu hỏi:
- Vận chuyển các chất (Hemoglobin)
- HS: trả lời câu hỏi: Nêu cấu trúc và chức - Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
năng và một số yếu tố ảnh hưởng tới cấu - Thu nhận thông tin (các thụ thể)
trúc và chức năng của protein.
- Xúc tác cho các phản ứng (enzyme)
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản


Trang 23


- GV gọi một số học sinh khác nhận xét.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và phần
nhận xét của một số học sinh khác rồi bổ
sung và chuẩn hóa kiến thức.

- Tham gia trao đổi chất (hormone)
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng
của protein: Nhiệt độ cao, độ pH… phá
huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của
protein làm cho chúng mất chức năng (biến
tính).

Tích hợp giáo dục môi trường:
Sự đa dạng trong cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng trong giới sinh vật
Đa dạng sinh vật đảm bảo cho cuộc sống của con người: Các nguồn thực phẩm từ thực
vật và động vật cung cấp đa dạng các loại prôtêin cần thiết.
Có ý thức bảo vệ động vật, thực vật, bảo vệ nguồn gen - đa dạng sinh học
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (05 phút)
1. Mục đích
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan
đến thực tiễn.
2. Nôi dung
- Học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? (ăn nhiều mỡ dẫn đến sơ vữa động
mạch, huyết áp cao... dễ dẫn đến tai biến mạch máu não).

+ Nếu ăn quá nhiều đường dẫn tới bệnh gì? (Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì).
+ Tại sao khi luộc lòng trắng trứng đông lại? (Protein lòng trắng trứng là albumin bị
biến tính).
+ Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 100 0C? (Protein có cấu
trúc đặc bịêt không bị biến tính).
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Ăn nhiều mỡ dẫn đến sơ vữa động mạch, huyết áp cao... dễ dẫn đến tai biến mạch máu
não.
- Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì.
- Protein lòng trắng trứng là albumin bị biến tính.
- Protein có cấu trúc đặc bịêt không bị biến tính.
4. Kỹ thuật tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc phần em có biết và trả lời câu hỏi:
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn?.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo bàn và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ?
+ Nếu ăn quá nhiều đường dẫn tới bệnh gì?
+ Tại sao khi luộc lòng trắng trứng đông lại?
+ Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 1000C?
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV cho học sinh báo cáo trả lời câu hỏi GV vừa nêu ở trên.
- HS trình bày câu trả lời, các nhóm khác trao đổi, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

Trang 24



Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét, bổ sung (nếu học sinh trả lời còn thiếu) rồi chuẩn hóa kiến thức cho học
sinh.
Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng:
Giới thiệu sử dụng nguồn năng lượng từ hợp chất Cacbonhiđrat thay thế nguồn năng
lượng khác.
Cần phải thường xuyên cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể để đảm bảo đầy đủ
năng lượng cho các hoạt động sống. Không ăn dư thừa các chất => có thể gây bệnh lãng
phí năng lượng
D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Mở rộng (05phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề
trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học, rèn luyện ý thức tự học ở nhà.
2. Nội dung
- Các câu hỏi cuối bài học (SGK – tr.22 và 25).
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV giao cho học sinh về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS về nhà làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức trong bài trả lời các câu hỏi vào vở bài
tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV kiểm tra vở bài tập của HS và nhận xét câu trả lời của HS vào giờ học sau.

Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A1
Ngày dạy:......./....../.........

Ngày dạy:......./....../......... tại lớp 10A3
Ngày dạy:......./....../.........
Tiết 5: AXIT NUCLÊIC
I. Mục tiêu bài dạy:
Bài soạn Sinh học 10 – Ban cơ bản

tại lớp 10A2
tại lớp 10A6

Trang 25


×