Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề tài tham luận khoa học Phát Huy Lòng Yêu Nước của thanh niên Việt Nam để xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.68 KB, 12 trang )

Đề tài: V ấn đề phát huy lòng yêu n ước c ủa Thanh niên Vi ệt Nam đối
v ới m ục tiêu xây d ựng và b ảo v ệt ổqu ốc.
Thanh niên Vi ệt Nam là l ực l ượng nòng c ốt, xung kích đi đầu trong các phong
trào phát tri ển kinh t ế và xã h ội…. Trên m ỗi đô i vai h ọ luôn mang tr ọng trách
to l ớn n ắm gi ữv ận m ệnh t ương l ại c ủa đất n ước.
Nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, Các Mác đã khẳng định: “...Những
người công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng: Tương lai của giai cấp
công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo
dục thế hệ công nhân đang lớn lên”. Mác đã gọi: “thanh niên là cội nguồn sự
sống của dân tộc, còn giai cấp công nhân là bộ xương của dân tộc”.
Không chỉ Các Mác, Lênin cũng đã đề cập đến vai trò to lớn của thanh niên.
Lênin đã nhận xét rằng: “Những điều kiện mới… trong việc giáo dục thế hệ
đang lớn lên, đang được chuẩn bị bằng những hình thức cao nhất của chủ nghĩa
tư bản hiện đại” “Lênin coi những người vô sản trẻ tuổi chẳng những là đội hậu
bị quân hùng mạnh của cách mạng, mà còn là những chủ nhân tương lai của đất
nước”.
Thanh niên ngày nay được thừa hưởng nhiều thành quả từ công cuộc đổi mới,
xây dựng đất nước mang lại. Họ có nhiều cơ hội học tập, phát triển, giao lưu với
bạn bè quốc tế đặc biệt trong thời đại của toàn cầu hoá trên thế giới hiện nay,
cùng với sự phát triển vũ bão của cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì v ậy
những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào Việt Nam. Vì thế xã hội càng
phát triển kéo theo những thay đổi về tư tưởng lối sống của nhiều người. Bên
cạnh đó những âm mưu phá hoại chính quyền, những vấn đề nóng trên biển
đông, khu vực biên giới của Việt nam ngày càng xảy ra những diễn biến phức
tạp ảnh hưởng đến diễn biến hoà bình đất nước. Chính những yêu c ầu cấp thi ết
như vậy. Vấn đề “ Phát huy lòng yêu nước” của thanh niên Việt Nam hi ện nay
ngày càng thực sự cấp thiết. Đặt ra nhiều vấn đề trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, vững vàng lập trường tư tưởng Chủ nghĩa Mác Lênin trước
những thông tin chống phá, suy thoái đạo đức của bên ngoài hòng phá hoại đất
nước. Đặc biệt là tầng lớp tri thức thanh niên – Đây là một thế hệ trẻ, một lớp
người năng động và dễ tiếp thu cái mới nhất trong xã hội, nhưng cũng là tầng


lớp chịu nhiều tác động bên ngoài nên cần được quan tâm, giúp đỡ, chăm lo bồi
dưỡng cho thanh niên là một việc làm thường xuyên và cần thi ết trong b ối c ảnh
tình hình hiện nay. Đồng thời thanh niên Việt Nam cần phải chủ động trang bị
những nhận thức, kiến thức, kỹ năng cần thiết để trực tiếp tham gia đóng góp
vào sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

1. Thực trạng tư tưởng lối sống đạo đức của Thanh niên Việt Nam
hiện nay
1.1 Tiêu cực


Khi đề cập đến lối sống hay hành vi đạo đức thì không thể nhắc tới những biểu
hiện tiêu cực. Đây cũng là quy luật mâu thuẫn cơ bản của xã hội, xã hội luôn có
hai mặt đối lập nhau:
Nói đến thanh niên tức là nói đến thế đang nắm trong tay những tri thức với sự
hiểu biết nhanh nhạy về tiến bộ xã hội nói chung và đất nước nói riêng. Tuy
nhiên, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh, thiếu niên còn lệch lạc, đề cao
hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần
tượng thái quá, ít quan tâm cộng đồng và những người chung quanh. Một bộ
phận thanh, thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt
động Ðoàn, Hội, Ðội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địa
phương tổ chức; lười học tập, lao động, không dám đấu tranh với sai trái, tiêu
cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ,
thầy cô, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất
nước; một bộ phận thanh, thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đó là
thực trạng hiện hữu mà mỗi thanh niên cần nhận thức rõ để có hành động trách
nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. không được chạy theo xu hướng
đám đông, dễ bị kích động trong tư tưởng. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị
trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn dưới con mắt của người tư bản.
Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cái nhìn cá nhân lệch lạc.

Nét tiêu cực trong đời sống thanh niên còn thể hiện trong việc nhìn nhận thiếu
khách quan về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Lấy
đồng tiền làm thước đo của cuộc sống. Đó là thang giá trị của xã hội tư bản chủ
nghĩa. Trong xã hội đất, kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế, không ít thanh niên
có điều kiện đã sử dụng đồng tiền làm quyền lực cho mình gây ra nhiều chuyện
sai trái: Chèn ép bạn bè, coi thường con người, chạy điểm trong thi cử… Lối
sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong thanh niên, tệ nạn xã
hội..
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm tới
những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên đi lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên
lợi ích người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên còn bất
chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè.. Một số không động chạm đến ai, những
cũng không quan tâm đến ai, chỉ biết đến mình, lối sống thờ ơ và ích kỷ làm mất
đi truyền thống văn hoá bao đời của dân tộc ta trong vấn đề tình yêu thương con
người “lá lành đùm lá rách”. Khó mà chấp nhận được trong một đất nước theo
chế độ xã hội chủ nghĩa mà một số bộ phận thanh có tư tưởng thờ ơ vô cảm như
vậy. Đặc biệt là những hành vi suy đồi đạo đức đáng báo động của một số thanh
niên hiện nay ngồi trên ghế nhà trường có những hành động, hành hung đến
thầy cô giáo của mình, làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá “Tôn sư trọng
đạo” của người Việt Nam.
Lối sống thực dụng trong đời sống thanh niên, sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền
mà bất chấp tất cả để đạt được mục đích cá nhân của mình.Thái độ bi quan,
chán đời cũng cần phải phê phán. Trong khi phần lớn thanh niên đều cố gắng


học tập vì tương lai, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không
đạt như mong muốn thì họ lại thờ ơ cuộc sống xung quanh, thậm chí nhiều
người lại tìm đến cách tự tử.
Khoa học càng phát triển thì có khả năng tạo ra nhiều điều kiện để thoả mãn
cuộc sống, đồng thời cũng tạo ra nhiều phương tiện chà đạp lên phẩm chất con

người. “Sự hạ thấp đấy đang thể hiện lộ liễu trong những đang web đen, khiêu
dâm nhan nhản trên mạng với ảnh, video khoe thân người mẫu và những cơn
thác loạn thú tính, Chỉ một cái “nhấp chuột” theo những gợi ý kỹ thuật truyền
tai nhau, giới trẻ “sành điệu” có thể tha hồ thoả mãn những nhu cầu hạ cấp”. Có
thể giới trẻ chỉ tò mò rồi xem, nhưng có lẽ từ chỗ tò mò rồi dần dần sẽ dẫn tới
những thói quen hạ cấp ấy. Hay những chiêu trò khoe hàng, chụp ảnh tự sướng
khoe những bộ phận nhảy cảm của mình lên mạng xã hội chỉ để câu like, hay
những lời thách thức viết status trên trang cá nhân facebook của mình để người
khác chú ý đến mình, câu nhiều lượt like.
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã từng bước được thiết lập và phát triển.
Quá trình hội nhập kinh tế mang lại nhiều cái mới nhưng cũng mang nhiều
khuynh hướng cực đoan. “ Một số người tỏ ra thái độ sùng bái, “tâm phục, khẩu
phục” mọi “giá trị” của phương tây mà không có sự suy ngẫm, đánh giá sáng
suốt, điều nguy hiểm là với lối tư duy siêu hình và quan niệm thực dụng, không
ít người ấp ủ, mơ tưởng có một “lối sống mới” hoàn toàn kiểu Tây, tách khỏi
các giá trị truyền thống dân tộc. Biểu hiện rõ nét nhất là hành vi một sô thanh
niên ăn mặc hở hang thiếu văn hoá khi đi chiêm bái lễ chùa hay những nơi linh
thiêng, trang trọng. Họ không ngần ngại mặc váy ngắn, áo hai dây, hay những
chiếc ảo siêu mỏng ở những nơi trang nghiêm hay ở trường học.
Những cuộc ăn nhậu, thâu đêm suốt sáng, những cuộc thác loạn trong các quán
bar, karaoke tạo nên một hiệu ứng không tốt trong đời sống thanh niên ngày
nay.
Một điểm chung dễ nhận thấy trong thanh niên hiện nay là ngôn từ rất giống
nhau, con gái hay con trai đều nói bậy, nói tục, dùng những từ ngữ hết sức thô
thiện một cách tự nhiên làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, người ngoài
nhìn vào rất phản cảm về những câu nói đây tục tĩu đấy, đi ngược lại những
chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Tỷ lệ tai nạn thương tích, đặc biệt tai nạn thương tích do giao thông của thanh
niên còn rất cao. Tai nạn thương tích là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong thanh niên (chiếm đến gần 2/3 số trường hợp tử vong trong độ tuổi từ 1519 tuổi). Tai nạn thương tích không gây tử vong trong thanh niên thường lại đòi

hỏi các chi phí lớn cho việc điều trị và phẫu thuật và có thể dẫn đến tàn tật. Ước
tính, tỷ lệ bị tàn tật vĩnh viễn sau tất cả các loại tai nạn thương tích của thanh
niên lên đến 6,0%, gây ra gánh nặng về kinh tế, xã hội, sức khỏe cho thanh niên
và gia đình của họ.
Thể trạng chiều cao của thanh niên Việt Nam có những cải thiện qua thời gian.
Tuy nhiên, vẫn còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực, tỷ lệ tập thể dục


thể thao thường xuyên của thanh niên còn thấp dẫn đến những hạn chế về sức
khỏe thể lực của thanh niên.
Trong những năm gần đây, những bản án về tội phạm ma tuý, mại dâm, đua xe
trái phép liên quan đến thanh niên có xu hướng gia tăng do lối sống tiêu cực,
sống buông thả, hưởng thụ, tiêu sài phung phí, siêng ăn nhác làm, muốn chơi
nhưng không muốn đi làm, khiến những thanh niên phải lao vào những vòng
xoáy cạm bẫy làm những việc phạm pháp để có tiền tiêu xài. Đặc biệt những
thanh niên tuổi còn rất trẻ sử dụng ma tuý đá ảnh hưởng đến tương lai, đầu độc
thể xác, gây nên bao nhiêu nỗi đau cho gia đình và những người xung quanh.
Đặc biệt những vụ án mạng cướp của giết người, hiếp dâm, gây gổ đánh nhau
đều do các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ thực hiện những vụ án mang tính
chất cực kì man rợ, sát nhân. Dấy lên một hồi chuông báo động về sự xuống cấp
trầm trọng về đạo đức trong giới trẻ hiện nay
1.2 Nhìn nhận thực trang
1.2.1 Từ phía gia đình và xã hội
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu là do môi trường của gia
đình tác động vào tâm lí con em, bố mẹ chưa thực sự quan tâm, không nắm
được tâm tư tình cảm đến tình hình con em mình. Một phần các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi
dưỡng, giáo dục và phát huy thế hệ trẻ; chưa giải quyết thỏa đáng những vấn đề
của thực tiễn đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,
hội nhập quốc tế; nhận thức về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác

giáo dục thế hệ trẻ chưa đầy đủ. Một trong các nguyên nhân của những biểu
hiện yếu kém nêu trên là do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức,
lối sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước. Nội dung giáo
dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực. Hình thức giáo dục
đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niênSự phối
hợp giữa gia đình, nhà trường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn thiếu chặt
chẽ. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách,
đạo đức của thế hệ trẻ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa,
biến chất, chưa là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo. Nội dung, hình
thức dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo đức, lối sống chưa thực sự phù
hợp với từng đối tượng thế hệ trẻ.
Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường;
khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu
hóa ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn
nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ
trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích
động, chia rẽ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa


xã hội ngày càng tăng. Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp
rất đáng lo ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức lớn. Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin
trên Internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động
lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm
góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc,

kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý
thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức
khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham
gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Từ chính bản thân
Thanh niên hiện nay có sự nhìn nhận về lối sống lệch lạc, sống thái quá, tự tin
quá mức về bản thân mình. Những nhận định được ghi theo hướng tiêu cực (ví
dụ như: “có lúc tôi nghĩa mình chẳng ra gì”) có khả năng nhận được nhiều câu
trả lời thể hiện suy nghĩ tiêu cực hơn là những ý kiến được ghi là theo hướng
tích cực. Tuy vậy, nhiều thanh niên đã không đồng ý hoặc chỉ đồng ý một phần
về nhẫn ét mang tính tiêu cực về long tự trọng của họ và điều này cho thấy một
dấu hiệu tích cực. Theo điều tra Quốc gia về Vị thanh niên và thanh niên Việt
Nam Thanh niên tháng 3 năm 2018 thì giới trẻ hiện nay với nhận định “Tôi
không tự hào về bản thân”, chỉ có 24,4% đồng ý một phần và 32,2% không
đồng ý (nên có thể hiểu rằng có 75% thanh thiếu niên tự hào về bản thân ở các
mức độ khác nhau). Với nhận định “Đôi khi tôi thấy mình chẳng ra gì” , 31% có
cảm giác tiêu cực về bản thân và số còn lại không đồng tình hoặc đồng tình một
phần với nhận xét này (69%).
Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, có lối sống vội, sống thử gây nên biết bao hậu quả
khôn lường ảnh hưởng đến tương lai tương sáng đối với giới trẻ. Tiếp thu những
luồng tư tưởng còn hạn chế, thiếu sự chọn lọc tư tưởng do sự ỷ lại, thiếu học
hỏi, học tập và rèn luyện. Một phần do bản thân có tính tò mò không lường
được hậu quả của việc mình.
1.3 Tích cực
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực đã
tác động tích cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho họ tiến bộ về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ. Thanh niên đã
kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiều
nhiệm vụ mà đất nước và nhân dân giao phó. Trên các lĩnh vực của đời sống xã

hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học,
nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi thanh niên. Đặc biệt thanh


niên Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình đối với các thế hệ thanh niên
trong khu vực và trên thế giới. Bằng chứng là nhiều thanh niên Việt Nam thành
công trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tay nghề, thể
thao… Mang vinh quang về cho tổ quốc.
Những năm qua, nhiều đội thanh niên, sinh viên tình nguyện đã không ngại khó
khăn, gian khổ để đến với đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
cách mạng để có các hoạt động thiết thực giúp đỡ bà con như dạy học, làm lại
nhà cửa, khám chữa bệnh cho bà con... Nhiều trí thức trẻ trong các lĩnh vực kinh
tế-xã hội đã về tận những nơi khó khăn, gian khổ, cầm tay, chỉ việc, giúp bà con
nông dân, người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho quê hương,
đất nước.
Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đại
bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản
dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Thanh niên sống có hoài
bão, có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám đấu
tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu,
cái ác như tham nhũng, lãng phí… Những tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình
vì hạnh phúc của nhân dân luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo.
Điều đó cho thấy, thanh niên nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trước
Tổ quốc và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào công việc xây dựng đất
nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Thực
hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế thế giới là góp
phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên: lý luận phải gắn liền với thực tiễn,

thanh niên là những chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các
dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Nhiều đội thanh niên, sinh viên tình nguyện đã không ngại khó khăn, gian khổ
để đến với đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng để có
các hoạt động thiết thực giúp đỡ bà con như dạy học, làm lại nhà cửa, khám
chữa bệnh cho bà con... Nhiều trí thức trẻ trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội đã
về tận những nơi khó khăn, gian khổ, cầm tay, chỉ việc, giúp bà con nông dân,
người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho quê hương, đất nước.
Trong lĩnh vực thể thao xuất hiện nổi bất nhiều gương mặt trẻ làm rạng danh
nước nhà với những tấm huy chương mang đẳng cấp châu lục và tầm quốc tế.
Đặc biệt trong thời gian qua đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam có thành tích lịch
sử khi đã đưa đội tuyển U23 Việt Nam đến với vòng chung kết bóng đá U23
Châu Á, đem vinh quang cho nước nhà đã khích lệ tinh thần yêu nước mạnh mẽ


đối với thế hệ thanh niên nước nhà với ý chí niềm tin của sự cố gắng hơn nữa về
bản thân và tinh thần yêu nước để cố gắng xây dựng phát triển đất nước trong
các lĩnh vực.

2. Phương hướng giải pháp
Thứ nhất: Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng về tuyên truyền và giáo dục đạo đức truyền thống
cho thanh niên
Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước yêu cầu: xây dựng lòng yêu nước, với mục tiêu “đề cao tinh
thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản
thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” và nhiệm vụ “Chăm lo
xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách”.

Xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội đối với công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của
đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia
đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống
hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ; nhìn
nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế vốn có của giới trẻ Việt Nam, đổi
mới nội dung, phương thức giáo dục thanh thiếu nhi. Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức
đảng và chính quyền định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định
hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm
lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thế hệ trẻ.
Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình trong nước và
thế giới cho thanh niên. Chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu
nước, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu tranh


phòng, chống "diễn biến hòa bình", phản bác các luận điệu, thông tin sai trái;
tăng sức đề kháng cho thế hệ trẻ trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ
quan báo chí, xuất bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Khắc phục tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản
hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, làm ảnh hưởng đến nhận thức, tư
tưởng của thế hệ trẻ. Chú trọng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện
truyền thông hiện đại, thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là Internet trong
công tác giáo dục thanh thiếu nhi.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ

cán bộ làm công tác giáo dục thanh thiếu nhi các cấp. Xây dựng đội ngũ làm
công tác thông tin, định hướng tuyên truyền trên mạng Internet; nâng cao hiệu
quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giảng viên chính
trị… làm công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Thứ hai là, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bởi ở trong mô hình nhà nước này, tinh
thần yêu nước có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần bảo đảm phát triển
mọi lợi ích chính đáng của nhân dân, để nhân dân có cơ hội thể hiện lòng yêu
nước; đồng thời có những chế tài nghiêm trị những hành vi hại nước, hại dân.
Nhà nước, với các công cụ pháp lý hiệu quả, bảo đảm đường lối, chính sách về
phát triển đất nước, nhất là trong kinh tế, được thực hiện hiệu quả, minh bạch,
kỷ cương; tạo điều kiện để bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc...
Thứ ba là: phát triển các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống, thể thao, văn hoá, từ lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân… đến ưu tiên sử dụng hàng hóa được sản xuất
trong nước, các việc thiện nguyện, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, bảo
vệ môi trường... Yêu nước là giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè
quốc tế; xây dựng và phát huy tự hào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân. Cần lấy tinh thần yêu nước là điểm chung trước hết để xây nên khối đại
đoàn kết dân tộc. Yêu nước cần được xác định là “nghĩa lớn”, để vượt qua các
“lợi nhỏ” của cá nhân và nhóm xã hội. Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo
điều kiện để thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Tổ chức
nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, khích lệ tinh thần rèn luyện sức khoẻ nâng
cao dân trí.
Thứ tư là: Tăng cường quản lý văn hóa, thông tin, kịp thời ngăn chặn các sản
phẩm văn hóa độc hại, thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của thế hệ trẻ, nhất là qua các trang mạng xã hội, trang web phản động, đồi
trụy. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan văn hóa, văn học
nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến tác phẩm có giá trị về tư



tưởng và nghệ thuật, góp phần định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế
và sản phẩm văn hóa hiện có; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa mới; phát
triển các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Xây dựng môi trường
văn hóa công sở; khu dân cư tiên tiến; làng, xã, gia đình văn hóa. Phục dựng
những văn hoá dân tộc ngày xưa. Đưa các loại hình văn hoá dân gian như: Kịch
nói, Chèo, tuồng … ( có nội dung về tinh thần yêu nước của các vị anh hùng
dân tộc , những câu chuyện có thật để làm tăng tính nhân văn hơn), xây dựng
sân khấu thành các rạp chiếu bóng về các vùng xóm làng, xã có đông đảo các
tầng lớp để khơi gợi truyền thống của các vị anh hùng – một thời hào hùng dân
tộc. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên.
Thứ năm là: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các
ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo
vệ thanh thiếu nhi; cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang
bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Xây dựng và
nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa, ông bà, cha mẹ, anh chị mẫu mực, con
cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, gia đình đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ
cái tốt, cái đúng, chống lại cái xấu, cái ác.
Xây dựng trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện
thanh thiếu nhi; kết hợp hài hòa giữa học chính khóa và ngoại khóa, qua đó góp
phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong trường học phát huy vai trò,
ảnh hưởng và tích cực tham gia quá trình giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận
chính trị, đạo đức, bảo đảm thực chất, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc, toàn
diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hóa, nghĩa
tình, phấn đấu thực hiện mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội", bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả
cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các phong trào
thi đua yêu nước; tạo điều kiện thuận lợi để thanh thiếu nhi tham gia các hoạt
động thực tiễn, qua đó rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
Hiện nay các thế lực thù địch luôn quan tâm đến chống phá tư tưởng của thế hệ
trẻ ngày nay. Với chiến lược "diễn biến hoà bình", dưới chiêu bài "nhân quyền",
"dân chủ", "tự do tư tưởng, tôn giáo"..., kẻ địch kích động, gây rối, âm mưu bạo
loạn ở một số vùng như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trong bối cảnh đấu tranh và
hợp tác đan xen, chúng ta càng phải tăng cường bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
nâng cao sự giác ngộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta


chỉ có thể giành thắng lợi bằng sự vượt trội kẻ thù về sức mạnh chính trị tinh
thần, mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chính vì vậy công tác giáo
dục tuyên truyền, định hướng cho thế hệ tương lại của đất nước là một trong
những công tác hết sức quan trọng được chú ý tiến hành. hơn nữa đây là lực
lượng quan trọng góp phẩn bảo vệ đất nước quê hương trước những kẻ thù của
đất nước. Đúng là việc giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, âm mưu của các
thế lực thù địch là rất quan trọng nhất là trong tình hình hiện nay vì thế hệ trẻ là
thế hệ tương lai của đất nước.
Thanh niên hiện nay, tiếp cận với phương tiện thông minh bằng trí tuệ thông
minh hơn phương tiện đó. Cần giáo dục cho thanh niên bản lĩnh thông minh,
tiếp cận thông minh. Trang bị trước hết chủ nghĩa yêu nước để làm sao để yêu
nước biến thành cảm tình. Thực tiễn cho thấy trong lòng thanh niên Việt Nam
đã có sẵn truyền thống dân tộc, cho nên cần khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, đưa
lý tưởng công bằng xã hội vào giáo dục thanh niên; thủy chung với lý tưởng
cách mạng dân tộc”. Để có thể tham gia được tốt vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên cần phải được đào tạo học vấn và cách
mạng khoa học, chăm sóc sức khỏe để phát triển toàn diện cũng như cung cấp

các cơ hội để tiếp cận với việc làm ổn định phù hợp. Những thay đổi của thế
giới và cuộc sống hiện tại đã và đang tác động sâu sắc đến thế hệ trẻ, chính vì
vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, cần tập
trung vào những giải pháp, cụ thể.
Trong đó, Đoàn cần tổ chức học tập sâu rộng các chuyên đề về tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ với nhiều hình thức phù hợp với
điều kiện, môi trường sống và sinh hoạt của tuổi trẻ; tổ chức các diễn đàn tuổi
trẻ theo các chủ đề của đời sống để khơi gợi nhận thức của người trẻ, trang bị
cho người trẻ những tri thức cần thiết để xây dựng, cũng cố niềm tin vào lý
tưởng. Kết hợp giáo dục lý tưởng cách mạng với giáo dục truyền thống dân tộc,
những giá trị của văn minh nhân loại. Song song với đó là nâng cao trình độ văn
hóa, chuyên môn, nghiệp vụ để giúp người trẻ có vốn tri thức, hình thành bản
lĩnh, có niềm tin vào tương lai của đất nước. Ngoài ra khích lệ thanh niên tham
gia đóng góp xây dựng và thực thi các chính sách công, bày tỏ tâm tư tình cảm
của mình.
Ngoài ra, cần chú trọng bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, văn hóa cho thanh niên
một cách thường xuyên, liên tục; phát huy tính sáng tạo của thanh niên. Bên
cạnh đó, cần bồi dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng; nâng cao tinh thần tự chủ
nhạy bén, xung kích, sáng tạo, tình nguyện trong thanh niên.
Đặc biệt, các cấp bộ Đoàn cần kịp thời phát hiện, tuyên dương và nhân rộng các
điển hình tiên tiến và thúc đẩy hành động để thanh niên chia sẻ, lan tỏa những
thông tin, việc làm tốt đẹp ra cộng đồng xã hội mỗi ngày


Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng phải thường xuyên, có chiều sâu gắn liền
trước tiên với gia đình, trường học và xã hội. Việc giáo dục lý tưởng cách mạng
cho đoàn viên, thanh niên không có gì tốt hơn bằng cách triển khai thực hiện
các phong trào thực tiễn nhằm đảm bảo tính thực chất, vì những giá trị tốt đẹp
của đời sống xã hội”. Cống hiến tài năng và sức lực của mình trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên trong tình

hình mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần thực hiện hiệu quả
mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, biển, đảo của Tổ
quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.LÊNIN toàn tập, tập 2, nxb tiến bộ Mát–xơ–va 1976
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2011) Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên hà nội hiện nay (luận văn thạc sĩ triết học) Học
viện Báo Chí – Tuyên truyền.
3. An Nhi (bài đăng 11/12/2017) Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên trong giai đoạn hiện nay Thanh niên đang nắm giữ tương lai đất
nước – Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam
4. Nguyẽn Thị Thu Trang (07/07/2016) Giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên
hiện nay Tạp chí cộng sản

5. Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ
trẻ - Báo Thanh niên
6. Trần Việt Thao- CV Ban tư tưởng- văn hoá, Tỉnh đoàn Thanh Hoá sưu tầm, bổ
sung, biên soạn căn cứ các tài liệu về Tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đoàn
thanh niên CS Hồ chí Minh.


7. Trung Tá Đồng xuân Trường HV chính trị quân sư - Giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay – Cổng thông tin
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Bình
8. PGS, TS Lê Văn Tích Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh - - Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong hội

nhập và phát triển bền vững
9. Tiến Lộc - giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ qua những câu
chuyện đẹp và thực tiễn phong trào – cổng thông tin đoàn thanh niên
10.Để chống lại sự hạ cấp và phàm tục trong đời sống văn hoá
_thanhnien.com
11.Võ Văn Thắng – Tạp chí Triết học
12.Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam 2015 - UNFPA VIET NAM
13.TỔNG CỤC THỐNG KÊ THANH NIÊN VIỆT NAM Tháng 3 năm
2018



×