Tải bản đầy đủ (.doc) (258 trang)

Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--o0o--

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--o0o--

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--o0o--

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ - TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 62.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿/娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿0娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿1娴䷯࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿2娴℣࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿3娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿5娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿6娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿7娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿8Ѐⓦ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿;娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿<娴娴࿿࿿35@娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Aæ娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿B娴ᐡ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿C娴娴
࿿࿿࿿࿿࿿D娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿E娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿F娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿G╪娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿H娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿J娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿K࿿娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿L娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿M娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿N娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿P娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Q娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿R娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿S娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿T娴±࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Vᚐ娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿W娴▗࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿X娴ອ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿ Y娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Z娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿\娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿]娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿^娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿_娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿`娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿b娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿c娴ॉ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿d娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿e娴⚠࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿f娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿h娴მ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿i娴‫ڗ‬࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿j娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿k娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿l娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿n娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿o࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿p娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿q娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿r娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿t娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿u娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿v娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿w娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿x娴娴࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿


TS. TRN TH QUANG VINH


/0123
56789
;<36@AổBC
DEFGH
JKLMN
PQRST
VWX YZ
\]^_`
bcdef
hijklm
nopqrs
tuvwx
z{|}~






ĂÂ
ÔƠƯĐă
êôơđ

ảãáạ
ẳẵắ
$
ằặ
ẩẫấậè
ẻẽéẹề
ễếệìỉ

ĩí

ỏõóọ
ổỗốộờ
ỡớợùủ
ũúụừửữ
ứựỳỷỹ






...
PGS.TS. NGUYN TH PHNG HOA


TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều được chú
thích đầy đủ và chính xác. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG



TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


HĐTP TANDTC: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

UNODC:

United Nations Office On Drugs and Crime.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG LUẬN ÁN........................................................................................................ 25
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ............25
1.1 Khái niệm, đặc trưng, mục đích và phân loại hình phạt........................................ 25
1.1.1 Khái niệm, các đặc trưng của hình phạt........................................................................ 25
1.1.2 Các đặc trưng của hình phạt.............................................................................................. 30
1.1.3 Mục đích của hình phạt....................................................................................................... 32
1.1.4 Phân loại hình phạt............................................................................................................... 33
1.2 Khái niệm, đặc điểm và cơ sở của hình phạt chính không giam giữ................35
1.2.1 Khái niệm hình phạt chính không giam giữ................................................................ 35
1.2.2 Đặc điểm của hình phạt chính không giam giữ......................................................... 38
1.2.3 Cơ sở của hình phạt chính không giam giữ................................................................. 40
1.3 Vai trò, vị trí và ý nghĩa của hình phạt chính không giam giữ............................ 47
1.4 Hình thức của hình phạt chính không giam giữ và phân biệt các hình phạt
chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế khác................................................... 49
1.4.1 Hình thức của hình phạt chính không giam giữ......................................................... 49
1.4.2 Phân biệt các hình phạt chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế
khác............................................................................................................................................................... 53
Kết luận Chƣơng 1............................................................................................................................... 57
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC

TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ.........................58
2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không
giam giữ...................................................................................................................................................... 58
2.1.1 Sự phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đến trước khi
ban hành BLHS 2015 về các hình phạt chính không giam giữ.............................................. 58
2.1.1.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Phong kiến........................ 58
2.1.1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến
trước khi ban hành BLHS năm 1985................................................................................................ 62
2.1.1.3 Quy định của BLHS năm 1985.................................................................................... 66
2.1.1.4 Quy định của BLHS năm 1999.................................................................................... 68


2.1.2 Quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ..........73
2.1.2.1 Quy định Phần chung BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam
giữ.................................................................................................................................................................. 73
2.1.2.2 Quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về các hình phạt chính
không giam giữ......................................................................................................................................... 88
2.1.2.3 Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quy định của BLHS
năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ..................................................................... 92
2.2 Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ............................................ 93
2.2.1 Thực tiễn áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
và trục xuất................................................................................................................................................. 93
2.2.1.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt cảnh cáo....................................................................... 95
2.2.1.2 Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền................................................................................. 97
2.2.1.3 Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ........................................ 101
2.2.1.4 Thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất.................................................................... 104
2.2.2 Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các
hình phạt chính không giam giữ...................................................................................................... 106
Kết luận Chƣơng 2............................................................................................................................ 114
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ

MỘT SỐ NƢỚC VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ.........................115
3.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về hình phạt chính không giam
giữ....................................................................................................................................................... 115
3.1.1 Những vấn đề chung về hình phạt chính không giam giữ trong pháp luật hình
sự quốc tế................................................................................................................................................. 115
3.1.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định nguyên tắc và biện
pháp bảo đảm áp dụng hình phạt chính không giam giữ....................................................... 117
3.1.3 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định các hình phạt chính
không giam giữ cụ thể......................................................................................................................... 120
3.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự một số nước về các hình phạt chính
không giam giữ..................................................................................................................................... 123
3.2.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ......................... 123
3.2.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp............................................. 128
3.2.3 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Liên bang Nga.............................................. 133


Kết luận Chƣơng 3............................................................................................................................ 137
CHƢƠNG 4: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH

SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG
GIAM GIỮ............................................................................................................................................ 138
4.1 Cải cách tư pháp và định hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của
các hình phạt chính không giam giữ.......................................................................................... 138
4.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt chính không giam
giữ....................................................................................................................................................... 142
4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện lý luận về hình phạt chính không giam giữ...................142
4.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính
không giam giữ...................................................................................................................................... 143
4.2.3 Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và biện pháp bảo đảm thi hành các hình
phạt chính không giam giữ................................................................................................................ 157

4.3 Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................... 158
Kết luận Chƣơng 4............................................................................................................................ 160
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC LUẬN ÁN


1
PHẦN MỞ ĐẦU
0

Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật hình sự Việt Nam chia các hình phạt thành hai nhóm là hình phạt
chính và hình phạt bổ sung nhưng không phân loại các hình phạt chính. Tuy nhiên,
khoa học luật hình sự có nhiều căn cứ để phân loại hình phạt như căn cứ vào tính chất
các quyền, lợi ích của người phạm tội bị hình phạt tước hoặc hạn chế. Kết hợp với căn
cứ phân loại này, khái niệm hình phạt chính không giam giữ là nhóm hình phạt chính
tước hoặc hạn chế các quyền, lợi ích nhất định nhưng không cách ly hoặc loại bỏ
người bị kết án khỏi cộng đồng. Hình phạt chính không giam giữ còn được gọi là hình
phạt chính không tước tự do hoặc các hình phạt chính không phải là hình phạt tù và
1

được đề cập đến trong các tài liệu khoa học như sách chuyên khảo về hình phạt, các
2

3


bài viết khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành, Hội thảo khoa học, các đề tài
nghiên cứu.

4

Trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, bốn hình phạt cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất được xem là các hình phạt chính
không giam giữ. Nghiên cứu về các hình phạt chính không giam giữ đáp ứng được tính
cấp thiết về phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn.
Về phương diện lý luận và pháp lý, luận án đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hơn lý
luận và quy định của BLHS về hình phạt chính không giam giữ. Các hình phạt này
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt, bởi pháp luật hình sự Việt
Nam ngày càng chuyển dịch theo hướng đảm bảo tính nhân đạo, tăng cường bảo đảm
quyền con người nhằm phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 và xu hướng
chung của pháp luật hình sự hiện nay trên thế giới. Trong khi đó lý luận về hình phạt
chính không giam giữ chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện
nên cần thiết có sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Về phương diện pháp lý,
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gọi tắt là BLHS năm 2015 trên cơ sở kế
thừa các quy định của BLHS năm 1999 đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định khi
5888

Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
CAND, tr. 43.
5889
Trần Quang Tiệp (2004), “Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt không tước tự do và
các biện pháp tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (02); Nguyễn Thị Ánh Hồng (2015), “Hoàn thiện quy
định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do”, Tạp chí Khoa học pháp lý (08).
5890
Hội thảo “Hoàn thiện quy định của BLHS về hệ thống hình phạt không tước tự do” do Bộ Tư pháp tổ chức
ngày 14/7/2014.

5891
Cụ thể như trường Đại học Luật Tp HCM, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Huế
trong danh mục đề tài và định hướng nghiên cứu đều đưa ra đề tài này.


2
quy định các hình phạt chính không giam giữ, tập trung nhiều ở các quy định của Phần
chung về phạm vi, điều kiện áp dụng và sự cụ thể hóa quy định Phần chung trong quy
định các tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt
này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như điều kiện áp dụng của hình phạt cảnh
cáo và trục xuất, phạm vi áp dụng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ, sự thống
nhất trong quy định của Phần chung và Phần các tội phạm, tính hệ thống của các hình
phạt chính không giam giữ, tính khả thi trong các quy định về điều kiện áp dụng và cơ
chế bảo đảm hiệu quả áp dụng. Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu về các hình phạt chính
không giam giữ đáp ứng sự cần thiết về phương diện lý luận và pháp lý trong giai đoạn
hiện nay.
Về phương diện thực tiễn, luận án đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp,
thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và yêu cầu hội nhập quốc tế. Một trong các
yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp quy định tại Mục 2 Nghị quyết 49/NQ-TW
ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị là “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt
tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng” nhằm mục tiêu "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư
pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu
quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”. Tuy nhiên,
BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được
yêu cầu cải cách tư pháp. BLHS năm 2015 đã có những quy định sửa đổi, bổ sung nhất
định về hình phạt chính không giam giữ theo các định hướng về cải cách tư pháp

5


nhưng cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện mức độ cụ thể
hóa các yêu cầu của cải cách tư pháp.
Nghiên cứu hình phạt chính không giam giữ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
của hình phạt góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Xét về tỷ lệ, có bốn hình phạt chính không giam giữ trên tổng số bảy
hình phạt nhưng trên thực tế hình phạt được áp dụng chủ yếu là tù có thời hạn. Thực
tiễn áp dụng pháp luật cho thấy tần suất áp dụng các hình phạt này rất thấp, chưa phát
23 Một trong những định hướng cơ bản của việc sửa đổi BLHS là “Hoàn thiện chính sách hình sự theo hướng đề
cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ
các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013”. Theo đó Định
hướng sửa đổi bổ sung BLHS là “nghiên cứu giảm khả năng áp dụng hình phạt tù đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng
các hình phạt không mang tính giam giữ như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ”.


3
huy được hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc quá lạm dụng hình
phạt tù có thời hạn một mặt thể hiện hoạt động áp dụng pháp luật hình sự chưa đánh
giá hết vai trò của từng loại hình phạt, mặt khác cũng tạo gánh nặng chi phí rất lớn cho
Nhà nước và xã hội. Trong khi đó hiệu quả của hình phạt tù cũng như các hình phạt
khác chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên
cứu toàn diện về các hình phạt chính không giam giữ để lý giải cho sự bất cập của thực
tiễn áp dụng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt
chính không giam giữ, phù hợp với tinh thần xã hội hóa việc thi hành hình phạt.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang là thành viên chính thức của nhiều Công
ước quốc tế của Liên Hợp Quốc đòi hỏi pháp luật hình sự Việt Nam cần nội luật hóa
các quy định của Công ước quốc tế nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền của người phạm
tội trong đó có mục tiêu giảm thiểu việc áp dụng hình phạt tù bằng cách mở rộng và
gia tăng việc quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ.
23


Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài “Hình phạt chính không giam giữ trong Luật Hình
sự Việt Nam” là đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt
chính không giam giữ.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
các hình phạt chính không giam giữ, Luận án tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu
sau:
Thứ nhất, làm rõ lý luận về hình phạt chính không giam giữ như khái niệm, đặc
trưng, cơ sở, vai trò, vị trí của hình phạt chính không giam giữ trên nền lý luận về hình
phạt;
Thứ hai, làm rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong
trong quy định của BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không
giam giữ dựa trên nền tảng lý luận về hình phạt chính không giam giữ;
Thứ ba, đưa ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt này, bao
gồm các kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận, quy định của pháp luật hình sự và các kiến
nghị nhằm nâng cao nhận thức và các biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính
không giam giữ.


4
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích và mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung vào các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình phạt chính không giam giữ.
Việc xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu quy định của
pháp luật hình sự về các hình phạt không giam giữ cụ thể. Nghiên cứu cơ sở lý luận

các hình phạt chính không giam giữ phải dựa trên nền tảng nghiên cứu lý luận về hình
phạt;
Thứ hai, đánh giá quy định quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt chính
không giam giữ có so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999 và quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam trong lịch sử. Qua đó làm rõ những bất cập, hạn chế
trong trong quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt chính không giam giữ;
Thứ ba, đánh giá thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, xác
định những kết quả, thành tựu đã đạt được đồng thời làm rõ những bất cập, hạn chế và
nguyên nhân của các bất cập, hạn chế đó trong thực tiễn áp dụng;
Thứ tư, tham khảo quy định của pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật hình sự
một số nước như Hoa kỳ, Pháp và Nga để học hỏi kinh nghiệm, cách thức quy định
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện lý luận, sửa đổi, bổ
sung quy định của BLHS năm 2015 và các biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ.
23

Phạm vi và đối tƣợng nghiên

cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận án tiến sĩ “Hình phạt chính không giam giữ trong
Luật hình sự Việt Nam” được giới hạn như sau:
Luận án nghiên cứu hình phạt dưới khía cạnh luật hình sự và chỉ giới hạn ở hình
phạt chính không giam giữ quy định cho người phạm tội. BLHS năm 2015 đã quy định
trách nhiệm hình sự cho pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy,
bên cạnh các hình phạt dành cho cá nhân người phạm tội, Điều 33 BLHS năm 2015
quy định các hình phạt dành riêng cho pháp nhân thương mại phạm tội. Tên luận án là
“Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam” và đây là nhóm hình
phạt chính không cách ly hoặc loại người bị kết án khỏi cộng đồng nên không bao gồm



5
các hình phạt quy định cho pháp nhân thương mại phạm tội. Do vậy, phạm vi nghiên
cứu của luận án chỉ bao gồm hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và
trục xuất quy định cho người phạm tội.
Luận án tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các
hình phạt chính không giam giữ quy định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm trong
BLHS năm 2015, có so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm
1985 các văn bản pháp luật hình sự khác. Luận án cũng nghiên cứu quy định của pháp
luật hình sự quốc tế về các hình phạt không giam giữ như Quy tắc Tokyo. Ngoài ra,
luận án còn khảo sát quy định của pháp luật hình sự Hoa Kỳ, BLHS Cộng hòa Pháp,
BLHS Cộng hòa liên bang Nga.
Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ thể hiện ở các số liệu thống kê xét xử, báo cáo tổng kết của ngành Tòa
án. Các số liệu nghiên cứu được khảo sát trên phạm vi toàn quốc kết hợp với nghiên
cứu điển hình một số địa phương nhằm phân tích chuyên sâu số liệu thực tiễn xét xử.
Luận án nghiên cứu quy định của BLHS năm 2015 có so sánh, đối chiếu với
quy định của BLHS năm 1999 nên các số liệu nghiên cứu thực tiễn được khảo sát
trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2017. Tuy BLHS năm 2015 có hiệu lực
từ ngày 1/1/2018 nhưng một số quy định về hình phạt chính không giam giữ có thể
được áp dụng trước thời điểm BLHS có hiệu lực nếu có lợi cho người phạm tội. Luận
án cũng khảo sát ý kiến chuyên gia và những người làm công tác thực tiễn, phân tích
một số bản án để minh chứng cho các nội dung được nghiên cứu.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng các hình phạt chính không giam giữ của luật hình sự Việt Nam, cụ thể như sau:
5888 Các quan điểm, lý luận về hình phạt và hình phạt chính không giam giữ;
5889 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không
giam giữ;
0


Quy định của pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật hình sự một số nước

về các hình phạt chính không giam giữ;
1

Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ từ năm 2011 đến

năm 2017 bao gồm các số liệu thống kê, các bản án kết hợp với ý kiến của các chuyên
gia, những người làm công tác thực tiễn.


6
0

Nội dung nghiên cứu

Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan về vấn đề nghiên cứu của Luận án, Kết luận,
Các công trình khoa học đã công bố liên quan đến nội dung của Luận án, Danh mục
tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phần nội dung của Luận án bao gồm bốn vấn đề sau:
Chương 1. Lý luận về hình phạt chính không giam giữ
Chương 2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các
hình phạt chính không giam giữ
Chương 3. Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế và một số nước về hình
phạt chính không giam giữ.
Chương 4. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự và nâng cao hiệu
quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ
0

Phƣơng pháp nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc khoa học xã hội nên được thực hiện trên cơ
sở phương pháp luận duy vật biện chứng và bằng các phương pháp cụ thể:
0

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt

trong toàn bộ luận án. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong nghiên
cứu lý luận chung về hình phạt chính không giam giữ, nghiên cứu quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không giam giữ.
1

Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bản chất, quy luật hình

thành và phát triển các quy định pháp luật hình sự về các hình phạt không giam giữ, từ
đó định hướng việc hoàn thiện pháp luật hình sự.
2

Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu thực tiễn áp dụng

các hình phạt không giam giữ trong phạm vi toàn quốc và nghiên cứu chuyên sâu
trong phạm vi một số địa phương nhất định.
3

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu quy định

của pháp luật hình sự một số nước nhằm tìm kiếm kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quy định và áp sụng hình phạt chính không giam giữ. Phương pháp này cũng được sử
dụng trong nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong các giai
đoạn lịch sử khác nhau.

4

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để nghiên cứu nhận thức, đánh

giá của người được khảo sát về vai trò, hiệu quả của hình phạt chính không giam giữ
trong quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng hình phạt.


7
0

Đóng góp mới về khoa học của luận án

0 Luận án góp phần làm phong phú hơn về lý luận hình phạt chính không giam
giữ. Tuy tồn tại một số công trình nghiên cứu với tên gọi khác là các hình phạt chính
không tước tự do nhưng Luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm làm phong phú, hoàn thiện
hơn về lý luận. Luận án nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ dưới
góc tiếp cận từ nền tảng các học thuyết của hình phạt và sự vận động phát triển của khoa
học pháp lý hình sự. Luận án tiếp cận từ khái niệm, mục đích, phân loại hình phạt để làm
sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, cơ sở của hình phạt chính không giam giữ. Các nội dung về
vị trí, vai trò, ý nghĩa của hình phạt chính không giam giữ, các hình thức và phân biệt hình
phạt chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế khác đã góp phần làm phong phú
và hoàn thiện hơn lý luận về hình phạt chính không giam giữ.

0

Luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện quy định của BLHS

năm 2015 có sự đánh giá mức độ thực thi các yêu cầu của cải cách tư pháp về các hình
phạt chính không giam giữ. Luận án đánh giá lịch sử phát triển của hình phạt chính

không giam giữ trong pháp luật hình sự nước ta từ thời kỳ Phong kiến đến giai đoạn
hiện nay nhằm tham khảo kinh nghiệm cho quá trình hoàn thiện quy định của BLHS
năm 2015.
1

Luận án đã đúc kết các kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế và

pháp luật hình sự một số nước như Hoa Kỳ, Pháp và Liên bang Nga về các hình phạt
chính không giam giữ. Kinh nghiệm lập pháp của pháp luật hình sự quốc tế và một số
nước có thể được tham khảo khi đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam.
5888 Luận án đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của
BLHS năm 2015, đồng thời đề xuất các giải pháp cho hoạt động áp dụng pháp luật và
các biện pháp bảo đảm nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không
giam giữ.
23

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ như khái niệm, các
đặc trưng; cơ sở của việc quy định; vai trò và các hình thức của hình phạt chính không
giam giữ, phân biệt các hình phạt chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế
khác. Trên nền tảng lý luận, luận án tập trung nghiên cứu quy định của BLHS năm
2015 có so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt chính


8
không giam giữ, đánh giá thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ trong
những năm gần. Đồng thời luận án cũng đánh giá sơ lược quá trình phát triển trong
quy định của pháp luật hình sự qua các giai đoạn từ thời kỳ Phong kiến đến nay. Luận

án cũng phân tích quy định của pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật hình sự một số
nước về các hình phạt chính không giam giữ làm kinh nghiệm tham khảo cho Việt
Nam trong quá trình quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Từ kết
quả nghiên cứu, luận án kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS và nâng cao hiệu
quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Vì vậy, luận án có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú
hơn cơ sở lý luận về hình phạt chính không giam giữ như khái niệm, các đặc điểm, cơ
sở, vai trò, vị trí, hình thức của hình phạt chính không giam giữ.
Thứ hai, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về
các hình phạt chính không giam giữ trên cơ sở khoa học và thực tiễn có thể giúp ích
cho cơ quan lập pháp khi sửa đổi BLHS.
Thứ ba, Luận án cũng góp phần nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp
luật và người dân về vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính không giam giữ để có thể
đóng góp vào việc việc nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt.
Cuối cùng, luận án sẽ là nguồn tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên, các giảng
viên và các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy luật hình sự. Đồng
thời, đây cũng là nguồn tài liệu để những người áp dụng pháp luật tham khảo trong
hoạt động thực tiễn.


9
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Tình hình nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ
Các nghiên cứu về hình phạt trên thế giới được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ
trước Công nguyên, các nhà triết học như Socrate, Platon đã đi tìm nguyên nhân làm
6


phát sinh tội phạm và các biện pháp để phòng ngừa tội phạm. Đến thế kỷ XVIII là
giai đoạn hình thành và phát triển của các học thuyết tội phạm học, trong đó bàn rất
nhiều về hình phạt và mục đích của hình phạt với các tác phẩm kinh điển của thế giới.
Các tác phẩm đặt nền tảng cho lý luận về hình phạt gồm có Công lý và hình phạt
7

8

(Justice and Punishment), Luân lý siêu hình (The Metaphysics of Morals) của I.Kant
9

(1724-1804); Về tội phạm và hình phạt (Of crime and Punishments) của Cesare
Beccaria (1738-1794); Hệ thống nhà tù Panopticon (“Panopticon” scheme)

10

của

Jeremy Benthame (1768-1800). Một số tác phẩm trong các giai đoạn gần đây như Kỷ
luật và sự trừng phạt (Discipline and Punish)
(Penology)

12

11

của Michel Foucault; Hình phạt học

của tác giả David K.Scott. Các nghiên cứu về hình phạt trong giai đoạn


từ thế kỷ 18 đến nửa trước thế kỷ 20 chủ yếu đề cập đến hai học thuyết cơ bản sau:
Học thuyết trừng trị (Retributive theory) với đại diện tiêu biểu là I.Kant, một triết gia
người Đức. Học thuyết trừng trị quan niệm hình phạt là công cụ Nhà nước sử dụng để
trừng trị người phạm tội vì đó là điều mà người phạm tội xứng đáng phải chịu vì
những hành vi phạm tội của họ. Học thuyết vị lợi (Utilitarian theory) do Cesare
Beccaria khởi xướng, theo học thuyết này, hình phạt nhằm ngăn ngừa người bị kết án
tiếp tục phạm tội, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.

13

Học thuyết vị lợi

được Cesare Beccaria thể hiện trong tác phẩm Về tội phạm và hình phạt (Of crime and
punishments) và được phát triển bởi Jeremy Benthame. Tuy tồn tại hai học thuyết khác
23
24

Dương Tuyết Miên (2010), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 32.

Kant, Immanuel (1972), Justice and Punishment, Trans. W. Hastie. In Philosophical Perspectives on
Punishment. Ed. Gertrude Ezorsky. Albany: State University of New York Press.
25
Kant, Immanuel (1996), The Metaphysics of Morals, Cambridge University Press.
26
Cesare Bonesana Marchese Beccaria (1764), Of Crimes and Punishments. Originally published in Italian in
1764.
27
Bentham, Jeremy (1995), The Panopticon Writings. Ed. Miran Bozovic (London: Verso, 1995). p. 29-95.
Benthame đã trình bày ý tưởng về việc xây dựng các nhà tù theo mô hình “Panopticon” nhằm mục đích cải tạo,
giáo dục người bị kết án.

28
Michel Foucault (1975), Discipline and Punish: The birth of the Prison, Pulished in the United States by
Random House, Inc, New York. Bản gốc viết bằng tiếng Pháp và được dịch bởi Alan Sheridan.
29
David K. Scott (2008), Penology, SAGE Publications.
30
Mirko Bagaric (2001), Punishment and Sentencing: A Rational Approach, Cavendish Publishing, Great
Britain, tr.43.


10
nhau về hình phạt và mỗi học thuyết đều có các hạt nhân hợp lý và các hạn chế nhất
định nên một số nhà khoa học đã hợp nhất hai học thuyết trên thành học thuyết liên
hợp (“Hybrid” Theory,

14

Compromise Theory,

15

16

Mixed Theory ). Theo học thuyết

liên hợp hình phạt không chỉ có mục đích trừng trị mà còn có mục đích phòng ngừa tội
phạm.
Từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, khoa học pháp lý hình sự trên thế giới dần có sự
chuyển biến trong nghiên cứu về hình phạt, hướng nhiều đến nghiên cứu về tính hiệu
quả của hình phạt và hình phạt gắn với việc bảo đảm quyền con người. Một số nhà

hình phạt học cho rằng, học thuyết hình phạt không còn giới hạn trong hai học thuyết
kinh điển truyền thống mà bao gồm bốn học thuyết. Tiến sỹ Krishna Kumari trong bài
viết Vai trò của các học thuyết về hình phạt đối với chính sách kết án (Role of theories
of punishment on the policy of sentencing)

17

đã phân tích bốn học thuyết hình phạt

gồm học thuyết trừng trị, học thuyết phòng ngừa, học thuyết ngăn ngừa và học thuyết
cải tạo. Khoa học pháp lý hình sự xác định học thuyết hình phạt bao gồm bốn học
thuyết nhằm mục tiêu pháp luật hình sự xác định mục tiêu chính của hình phạt là gì từ
đó xây dựng chính sách hình phạt phù hợp.
Một số tài liệu tiêu biểu nghiên cứu lý luận hình phạt ở nước ngoài như Trách
nhiệm và hình phạt (Responsibility and Punishment),

18

Sự biện hộ, mục đích và chức

năng của hình phạt trong xã hội chúng ta (The Justification, purpose and function of
punishment in our domestic society).

19

Bài viết Học thuyết hình phạt (Theory of

20

giới thiệu, phân tích nguồn gốc nội dung của


punishment) của tác giả Kevin Murtagh

các học thuyết hình phạt đặc biệt là học thuyết trừng trị và học thuyết phòng ngừa;
Giáo sư Alice Ristroph của Trường Đại học Utah, Hoa kỳ trong bài viết Thành tựu và
hạn chế trong học thuyết về hình phạt (Respect and Resistance in Punishment
Theory)

21

phân tích những điểm tích cực và hạn chế trong học thuyết hình phạt trừng

5888

Marc O.DeGirolami, “Against Theories of Punishment: The Thought of Sir James Fitzjame Stephen”, Ohio
State Journal of Criminal law, Vol 9:699, tr. 705.
5889
Kevin Murtagh, “Theory of punishment”, />5890

Wang Shizhuo (2010), “Rethinking The Purpose of Criminal Punishment”, Peking University Jounal of Legal

Studies (82), tr.85.
5891
A. Krishna Kumari (2007), “Role of theories of punishment on the policy of sentencing”, ICFAI
University,
Hyderabad, A.P India.
5892
Ledger Wood (Princeton University) (1937-1938), “Responsibility and Punishment”, Am.Inst. Criminal.L
&
Criminology (28).

5893
Berryl Gordon Thompson (1999), “The Justification, purpose and function of punishment in our domestic
society”, Southern University law Review (Vol 26.2.năm 1999).
5894
Kevin Murtagh, Tlđd số 15.
5895

Alice Ristroph (2009), “Respect and Resistance in Punishment Theory”, California Law Review (07-12).


11
trị và học thuyết vị lợi thông qua quan điểm của Thomas Hobbes với quan điểm tiếp
cận hình phạt dưới góc độ bảo đảm sự tự do con người và bảo đảm quyền con người;
Bài viết Phản biện các học thuyết hình phạt: Cách nhìn nhận của James Fitzjame
Stephen (Against Theories of Punishment: The Thought of Sir James Fitzjame
Stephen) của Marc O.DeGirolami

22

đã có những phân tích sâu sắc đánh giá những

thành tựu và hạn chế trong các học thuyết về hình phạt. Công trình nghiên cứu đã bình
luận học thuyết trừng trị hạn chế của Norval Morris, học thuyết này cho rằng hình phạt
có mục đích trừng trị người phạm tội nhưng phải xác định mức tối đa và tối thiểu cho
sự trừng trị đó. Tác giả cũng phân tích sự ảnh hưởng của học thuyết này đến chính
sách kết án của các bang của Mỹ. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác tuy
không trực tiếp nhưng cũng có những nội dung liên quan đến các vấn đề lý luận về
hình phạt như Luật hình sự (Criminal Law)

23


ở Chương 1 từ trang 3 đến trang 24 đã

phân tích về bản chất, mục đích, nguồn, cấu trúc của Luật hình sự và có những nội
dung đề cập đến bản chất, chức năng của hình phạt. Giáo sư TS Larry J. Siegel của
Trường ĐH Massachusetts_Lowell trong cuốn sách Tội phạm học (Criminology)

24



phần giới thiệu, bình luận lịch sử của Luật hình sự, lịch sử các học thuyết tội phạm học
với những nội dung liên quan đến lịch sử hình phạt có nhiều giá trị tham khảo.
Nghiên cứu lý luận về hình phạt được thực hiện rất nhiều trên thế giới mà luận
án có thể kế thừa. Tuy nhiên, nghiên cứu lý luận về hình phạt chính không giam giữ
gần như không được đề cập đến một cách trực tiếp mà chủ yếu ở các vấn đề lý luận có
liên quan như chính sách thay thế hình phạt tù, chính sách tiết kiệm cưỡng chế hình sự.
Tình hình nghiên cứu này xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, pháp luật hình sự của
nhiều nước không có sự phân chia hệ thống hình phạt thành hai nhóm là hình phạt
chính và hình phạt bổ sung. Thứ hai, hệ thống hình phạt của các nước quy định khác
nhau về các hình phạt không giam giữ cụ thể. Một số công trình nghiên cứu có ý nghĩa
tham khảo cho nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ như:
Tài liệu Sổ tay về Các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu thực tiễn của các biện
pháp thay thế hình phạt tù (Hanbook of Basic Principles and Promising Practices on
Alternatives to Imprisonment) của UNODC
23
24
25
26


25

là tài liệu chính thức của Liên Hiệp

Marc O.DeGirolami, Tlđd số 14, tr. 705.
Peter Gillies (1990), Criminal Law, The Law Book Company Limited, tr. 6-7.
Larry J. Siegel (1999), Criminology, West Publishing Company.

UNODC (2007), Hanbook of Basic Principles and Promising Practices on Alternatives to Imprisonment,
Publish forms online, tr. 3-7.


12
Quốc nhằm giải thích và hướng dẫn cho Các quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên Hợp
Quốc về những biện pháp không giam giữ năm 1990 (gọi tắt là Quy tắc Tokyo). Tài
liệu đã đề cập đến một số lý do của việc sử dụng các biện pháp thay thế hình phạt tù
mà tác giả có thể tham khảo để nghiên cứu lý luận của hình phạt chính không giam
giữ.
Bài viết Các hiệu quả của chế tài giam giữ so với chế tài không giam giữ trong
tái phạm: Bài học từ việc đánh giá hệ thống (The Effects of Custodial vs. NonCustodial sanctions on reoffending: Lesson from a systematic review) của tác giả
26

Killias, M và Villettaz, P, trường Đại học Lausanne, Thụy Sỹ . Các tác giả đã xác định
các biện pháp được xem là chế tài không giam giữ (hay còn gọi là chế tài không giam
giữ) đưa ra nhiều kết luận quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp
này đối với vấn đề tái phạm kể cả hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Tình hình nghiên cứu quy định về các hình phạt chính không giam giữ trong
pháp luật hình sự một số quốc gia
Hình phạt không giam giữ được quy định phổ biến trong hệ thống hình phạt của
các nước. Trong xu thế hiện nay các hình phạt chính không giam giữ ngày càng phổ

biến và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt. Do vậy các nghiên cứu về
các hình phạt chính không giam giữ trong quy định của pháp luật hình sự của các quốc
gia rất phong phú và có nhiều giá trị tham khảo. Hình phạt tiền và hình phạt hạn chế tự
do là hai hình phạt chính không giam giữ được quy định phổ biến trong pháp luật hình
sự của các nước. Một số công trình tiêu biểu như: Bài viết Phạt tiền và phạt tiền theo
ngày (Fines and Day Fines) của Giáo sư Sally T. Hillsman

27

phân tích hình phạt tiền

và phạt tiền theo ngày trong quy định của pháp luật hình sự của Hoa Kỳ và so sánh với
pháp luật các nước ở Châu Âu. Bài viết Học thuyết tội phạm và hình phạt trong Luật
hình sự của Đức (Theory of Crime and Punishment in German Criminal Law)

28

phân

tích, bình luận các học thuyết về tội phạm và học thuyết hình phạt ảnh hưởng trong
Luật hình sự của Đức từ trước đến nay. Công trình có giá trị tham khảo lớn khi luận án
nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam; Tiến sĩ Pat O’Malley của Trường ĐH Sydney trong bài viết Lý thuyết hình
26

Killias. M and Villettaz. P (2008), “The Effects of Custodial vs. Non-Custodial sanctions on reoffending:
Lesson from a systematic review”, Psicothema, 20 (1), tr. 29-34
23
Sally T. Hillsman (1990), “Fines and Day Fines”, Crime & Just (49), The University of Chicago.
24


Markus Dirk Dubber (2005), “Theory of Crime and Punishment in German Criminal Law”, University at

Buffalo Law School, Legal Studies Research Paper (02);


13
phạt tiền (Theorizing Fines)

29

đã lý giải sự thay đổi quan điểm về hình phạt tiền trong

lịch sử Luật hình sự. Tiến sĩ Wang Shizhuo của Trường Đại học Bắc Kinh có bài viết
Nhìn nhận lại về mục đích của hình phạt (Rethinking The Purpose of Criminal
Punishment)

30

đã trình bày quan điểm về việc đánh giá lại mục đích của hình phạt và

phân tích, bình luận mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự Trung Hoa. Theo
đó kết luận pháp luật hình sự Trung Hoa xác định quan niệm về hình phạt dựa trên học
thuyết liên hợp trong đó nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh hình phạt tiền, các nghiên cứu ở nước ngoài trong khoảng thời gian từ
thập niên 80 của thế kỷ 20 đến nay có xu hướng tập trung nhiều vào các hình thức
cưỡng chế hình sự mang tính chất hạn chế tự do của người phạm tội dưới dạng hình
phạt hoặc các biện pháp hình sự khác. Các biện pháp này có nhiều tên gọi và hình thức
khác nhau như chế tài cộng đồng (community sanctions), hình phạt cộng đồng
(community penalty), quản chế (probation), quản chế bằng vòng điện tử (electronic

monitoring). Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Bài viết Các tiêu chuẩn pháp lý và giới hạn của các chế tài cộng đồng (Legal
Standards and the Limits of Community Sanctions) của tác giả D.van Zyl Smit.

31

Tác

giả phân tích các giới hạn chung, các công cụ pháp lý quốc tế, qua đó đề xuất các giới
hạn pháp lý áp dụng cho chế tài cộng đồng.
Bài viết Đánh giá sự ảnh hưởng của hình phạt cộng đồng (Evaluating the
Impact of Community Penalties) của George Mair.

32

Tác giả tập trung vào các nội

dung lớn như quá trình tranh luận về hiệu quả của các hình phạt cộng đồng, các điểm
chung liên quan đến sự đánh giá. Qua đó, đánh giá hiệu quả hiện tại của biện pháp
quản chế của Vương quốc Anh và xứ Wales và các bài học rút ra từ việc đánh giá hiệu
quả của biện pháp quản chế.
Bài viết Các chế tài cộng đồng và hình phạt học Châu Âu (Community
sanctions and European penology) của Giáo sư Fergus McNeill thuộc trường Đại học
Glassgrow trong sách chuyên khảo Hình phạt học Châu Âu (European Penology).

33

Tác giả đã phân tích các định nghĩa và phạm vi của các chế tài cộng đồng, trong đó tập
29


Pat O’Malley (2009), “Theorizing Fines”, The University of Sydney, Sydney Law School Legal Studies
Research, (85).
5888
Wang Shizhuo (2010), Tlđd số 16, tr. 85.
5889
D.van Zyl Smit (1993), “Legal Standards and the Limits of Community Sanctions”, Eur. J. Crim. L & Crim
Just (309).
5890
George Mair (1995), “Evaluating the Impact of Community Penalties”, 2 U. Chi. L. Sch. Roundtable 455.
Content downloaded/printed from HeinOnline () Wed Nov 25 05:42:54 2015.
5891
In Daems, T. Snacken, S and Van Zyl Smit, D. (2013) European penology. Hart Publishing.


14
trung nhiều vào hoạt động giám sát. Bài viết đã đưa ra các đánh giá quan trọng cho các
quy định và thực tiễn của hoạt động giám sát trong các chế tài cộng đồng của các nước
Châu Âu.
Trong khoa học pháp lý hình sự, nghiên cứu về hình phạt rất phát triển ở nước
ngoài đặc biệt từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, trãi trên nhiều phương diện từ lý luận
hình phạt đặc biệt là các học thuyết hình phạt, nghiên cứu các hình phạt cụ thể, đánh
giá mức độ hiệu quả của các hình phạt. Khi làn sóng nhân đạo cũng như vấn đề bảo
đảm quyền con người đang là xu hướng chung của thế giới thì các nghiên cứu về hình
phạt càng được quan tâm đặc biệt là các hình phạt không tước quyền sống hoặc sự tự
do. Các nghiên cứu về hình phạt ở nước ngoài có giá trị tham khảo rất lớn cho luận án,
tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu lý luận về hình phạt chính không giam giữ chưa tập
trung và trực tiếp.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu về lý luận hình phạt và hình phạt chính không giam
giữ

Nghiên cứu lý luận về hình phạt đã được tiến hành từ rất sớm trong pháp luật
hình sự Việt Nam và luôn mang tính thời sự trong hoạt động khoa học. Các nghiên cứu
lý luận về hình phạt thường tập trung vào các vấn đề lớn gồm bản chất của hình phạt,
khái niệm hình phạt, mục đích của hình phạt.
Các quan điểm khác nhau về hình phạt của khoa học luật hình sự thế giới cũng
ảnh hưởng đến khoa học pháp lý hình sự Việt Nam. PGS.TS Trần Văn Độ trong bài
viết Quan niệm về hình phạt, trong chuyên đề BLHS: thực trạng và phương hướng đổi
mới đã nhận định rằng từ trước đến nay, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau, có thể chia thành hai nhóm quan điểm: 1) coi hình phạt
là công cụ trừng trị, trả thù người phạm tội, lấy sự khắc nghiệt của hình phạt làm điều
răn cho người phạm tội; 2) coi hình phạt là công cụ pháp lý để đấu tranh phòng, chống
tội phạm, cải tạo giáo dục người phạm tội”.

34

Trong hai quan điểm trên thì quan điểm

xem hình phạt là công cụ pháp lý để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, công cụ
để giáo dục, cải tạo người phạm tội là quan điểm chủ đạo của khoa học Luật hình sự
Việt Nam, thể hiện trong quy định của BLHS.

5888 Trần Văn Độ (1994), Quan niệm về hình phạt, trong chuyên đề: BLHS: thực trạng và phương hướng đổi
mới, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, tr. 107-108.


15
Vấn đề khái niệm, bản chất và mục đích của hình phạt được nghiên cứu nhiều
trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Các công trình tiêu biểu bao gồm:
Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý,
Bộ tư pháp


35

là công trình nghiên cứu chuyên sâu và tập trung nhất về hình phạt trong

giai đoạn trước khi có BLHS năm 1999. Kết qủa nghiên cứu trong công trình này có
nhiều ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định về hình phạt trong BLHS năm 1999
như vấn đề quy định khái niệm hình phạt trong BLHS, xác định cụ thể các mục đích
của hình phạt, sự gia tăng phạm vi của các hình phạt chính không giam giữ so với quy
định của BLHS 1985. Sách chuyên khảo Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình
sự do TSKH Đào Trí Úc chủ biên

36

từ trang 188 đến trang 194 đã bàn về khái niệm

hình phạt. Tuy nhiên vì không phải là một tác phẩm nghiên cứu riêng về hình phạt nên
trong tài liệu này chỉ đánh giá một cách khái quát nhất quan niệm về hình phạt, chưa đi
vào nghiên cứu chuyên sâu về các học thuyết hình phạt, các đặc trưng và mục đích cụ
thể của hình phạt.
Sau khi BLHS năm 1999 ra đời với các quy định về hình phạt gồm khái niệm
hình phạt, mục đích hình phạt, các hình phạt cụ thể đã tương đối hoàn chỉnh về kỹ
thuật lập pháp, các nghiên cứu về lý luận hình phạt ngày càng nhiều, khai thác nhiều
khía cạnh hơn như bàn về khái niệm luật định về hình phạt, mục đích của hình phạt,
các đặc trưng của hình phạt. Các công trình nổi bật gồm có: Sách chuyên khảo Trách
nhiệm hình sự và hình phạt

37

của Trường ĐH Luật Hà Nội do GS.TS Nguyễn Ngọc


Hòa chủ biên dành phần lớn nội dung để phân tích, bình luận các vấn đề lý luận hình
phạt như khái niệm, mục đích và quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt cụ
thể, quyết định hình phạt, các biện pháp miễn, giảm hình phạt. Bài viết Quan điểm tiếp
cận hiệu quả của hình phạt

38

của TS Nguyễn Mạnh Kháng đặt nền móng về lý luận

cho các nghiên cứu về hiệu quả hình phạt trên cơ sở xác định bản chất và mục đích của
hình phạt. Một số bài viết Một số vấn đề về khái niệm hình phạt,

39

đã đề cập một cách

sơ lược về hai học thuyết hình phạt, phân tích các đặc trưng hình phạt theo quan điểm
của Hart, từ đó đánh giá, phân tích, các đặc trưng của hình phạt theo pháp luật hình sự
23

Bộ Tư Pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB CTQG.

24

Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Viện Nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật, NXB CTQG, Hà Nội.
25
Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
CAND.

26
Nguyễn Mạnh Kháng (2002), “Quan điểm tiếp cận hiệu quả của hình phạt”, Tạp chí NN và PL, (8), tr. 44-51.
27

Phạm Văn Beo (2005), Một số vấn đề về khái niệm hình phạt, Tạp chí NN và PL, (11), tr. 27-31.


×