Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tiên phước, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.25 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VIẾT BÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH
QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VIẾT BÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH
QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

:8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỦY LAN



HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thủy Lan
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không sao
chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong Luận văn được đúc kết từ cơ sở
lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
TÁC GIẢ

Đoàn Viết Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐẤT..................................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................ 7
1.2. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất..........10
1.3. Nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.................................................... 14
1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư..................18
1.5. Kinh nghiệm một số địa phương.................................................................................. 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN TIÊN
PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM...........................................................................................29
2.1. Khái quát chung về huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.............................................29

2.2. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Tiên phước,
tỉnh Quảng Nam...................................................................................................................34
2.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất tại huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam......................................................................... 38
2.4. Đánh giá chung.............................................................................................................50
2.5. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.......................................................................54
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM............................................................57
3.1. Bối cảnh tác động đến chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam........................................................................ 57
3.2. Một số quan điểm định hướng chung...........................................................................57
3.3. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.......................61
3.4. Một số kiến nghị để thực thi giải pháp......................................................................... 72
KẾT LUẬN.........................................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ


VIẾT TẮT

GPMB

Giải phóng mặt bằng

Hiến pháp 2013


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2013
KT-XH

Kinh tế - xã hội

Luật Đất đai 2013

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai nói chung là nguồn tài nguyên quý giá và thiết yếu bởi nó phục vụ sự

sinh tồn của loài người. Quá trình phát triển của lịch sử, trong lao động sản xuất
trước đây cũng như phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ngày nay, con người ngày
càng phải biết sử dụng nguồn tài nguyên này sao cho hợp lí, hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, không phải ở đâu và lúc nào điều đó cũng được thực hiện đúng cách, đúng
quy định của pháp luật, nên tài nguyên đất và sử dụng đất luôn là vấn đề nóng của
bất kể quốc gia nào trên thế giới.
Ở Việt Nam thời gian qua, nguồn tài nguyên đất đã được Đảng, Nhà nước
cũng như các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm.
Cùng với sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế, các dự án đầu tư tăng lên, Nhà
nước phải thu hồi đất để có mặt bằng dẫn đến cơ cấu đất đai thay đổi nhanh chóng,
diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa khiến đời sống của người dân cũng thay đổi theo. Đi liền với
quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) là chính sách bồi thường cho các hộ dân bị
thu hồi đất cũng như các chính sách hỗ trợ tái định cư cho người dân để ổn định
cuộc sống hiện vẫn còn bất cập. Vì thế nghiên cứu các vấn đề về chính sách bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tổ chức triển khai thực hiện
luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý.
Tiên Phước là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, đời sống kinh tế xã
hội còn nhiều khó khăn, dân số ít, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao
so với một số địa bàn khác trong toàn tỉnh. Được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh,
thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn của huyện đã được tiến hành
khiến cho diện mạo của huyện có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, mức
sống của người dân bước đầu được cải thiện. Đi cùng với triển khai các dự án đầu
tư, công tác GPMB, thu hồi đất đã có nhiều cố gắng, qui trình tổ chức thực hiện cơ
bản bám sát qui định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập như: (i)
Các quy định của Nhà nước trong công tác này mặc dù từng bước được hoàn thiện

1



song luôn không theo kịp thực tiễn nhất là giá đất trên thị trường luôn có xu hướng
cao hơn nhiều so với giá trị mà người dân nhận được từ Nhà nước; (ii) Tiến độ
GPMB thường không đúng so với kế hoạch được duyệt; (iii) Vấn đề qui hoạch,
phân khu đầu tư còn lúng túng (iiii) Một bộ phận cán bộ tham gia thực hiện hoạt
động bồi thường chưa gương mẫu còn có hiện tượng sách nhiễu người dân…Bên
cạnh đó với đặc thù địa lý, Tiên Phước là huyện có địa hình xen kẽ giữa khu vực
đồng bằng và núi, diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng có giá trị thấp (phần lớn là cây
dại, cây thấp); Chủ sở hữu là người dân không có nghề mưu sinh khác ngoài canh
tác trên nền đất của họ khiến cho người dân luôn có xu hướng giữ đất để làm kế
sinh sống. Điều đó cũng làm hoạt động bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn hơn.
Vì thế đề tài “Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” có tính cấp thiết
nhằm nghiên cứu nội dung, các biện pháp tổ chức thực hiện để góp phần đề xuất
một số giải pháp tăng cường thực hiện các chính sách bồi thường hỗ trợ người dân
tái định cư yên tâm sinh sống.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thời gian qua liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách bồi thường GPMB
nói chung, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư nói riêng đã có nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
Luận văn của Nguyễn Vĩnh Diện (2006)“Pháp luật về bồi thường thiệt hại
khi Nhà nước thu hồi đất”[04] đã hệ thống hóa một số lý luận chung về hoạt động
bồi thường đất, chỉ ra một số mặt hạn chế về chính sách bồi thường thiệt hại đất và
đề xuất một số giải giải pháp khắc phục.
Luận văn của Hoàng Thị Thu Trang (2012)“Pháp luật về bồi thường khi nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp dụng tại
Nghệ An”[26] trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận chung về hoạt động bồi thường
đất khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, tác giả đã đánh giá những hoạt động này

tại tỉnh Nghệ An và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện.
Tác giả NguyễnThị Tâm (2013) trong luận văn “Pháp luật về thu hồi đất

2


trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị
thu hồi”[24] đã khái quát những vấn đề chung về pháp luật trong thu hồi đất, chỉ ra
những khó khăn trong quá trình thu hồi đất và kiến nghị các giải pháp để đảm bảo
lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, đặc biệt của người dân có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở phân tích về các chính sách chung của Nhà nước về bồi thường hỗ
trợ tái định cư, tác giả Nguyễn Anh Dũng (2015) trong luận văn “Thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn khu
kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” [05] đã chỉ ra những khó khăn, bất cập trong
chính sách bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để làm các khu công
nghiệp và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện.
Một số tác giả khác như: Doãn Hồng Nhung (2014) Chủ biên: Sách chuyên
khảo: “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt
Nam” [16]; Trần Quang Huy, Tạp chí Luật học, số 10/2010“Chính sách hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất”[12]; Nguyễn Thị Phượng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số
176, tháng 9/2010“Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất”[18]; Đỗ Phú Hải, Tạp chí Cộng sản, số 89, tháng 5/2014“Chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất: Vấn đề và giải pháp”[07] đã khái quát
hòa những vấn đề chung nhất về lý luận và thực tiễn đối với chính sách bồi thường
trong quá trình giải phóng mặt bằng để thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đi sâu nghiên cứu về các quy định của pháp luật hiện nay ở Việt Nam, đề tài
nghiên cứu khoa học “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất – thực trạng và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị Nga (2013) [15], đã chỉ
ra những tồn tại bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện.
Nghiên cứu chính sách của các nước khác về bồi thường khi giải phóng mặt

bằng khi thu hồi đất, các tác giả Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Minh, Tạp
chí Luật học, số 10/2010 đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kiến
nghị một số giải pháp trong “Pháp luật về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất của Singapore và Trung Quốc - những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn
thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”[28].

3


Như vậy đã có nhiều nghiên cứu về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất nói chung cũng như tại địa phương nói riêng, tuy nhiên
các nghiên cứu này thời gian đã lâu, không còn phù hợp với chính sách hiện nay và
tại các địa bàn khác nên rất khó áp dụng cho một địa phương như huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam. Vì thế thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vẫn là
một khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu làm sáng tỏ.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực trạng thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam chỉ ra
những mặt đã làm được, còn hạn chế, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa một số khái niệm về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất.

tái

Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ

định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
trong khoảng thời gian 5 năm từ 01/1/2014 đến 31/12/2018 làm rõ những mặt đã đạt
được, rút ra một số tồn tại hạn chế và phân tích nguyên nhân.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách bồi thường

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
-

Về nội dung: Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với các dự án

4



phục vụ phát triển KT-XH.
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian 5 năm từ năm
2014 đến năm 2018 đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2020-2015 và các năm tiếp
theo.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trên cơ
sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể bao gồm:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội dung

và qui trình thực hiện chính sách đền bù GPMB nói chung, thực hiện chính sách bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và so sánh đối chứng:
Luận văn
sử dụng số liệu thứ cấp của Bộ Tài chính, của Tỉnh Quảng Nam,... kết hợp với phân
tích tỷ lệ và so sánh đối chứng nhằm đánh giá thực trạng, rút ra những mặt đã làm
được, những mặt còn hạn chế, làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan.
-

Phương pháp phân tích chính sách tổng hợp: Trên cơ sở khung lý thuyết

phân tích thực trạng, luận văn làm rõ bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến thực
hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtnói

chung và đến huyện Tiên Phướcnói riêng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
6.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm một số cơ sở lý
thuyết về
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị Nhà nước thu hồi đất;
Về ý nghĩa thực tiễn: làm rõ thực trạng thực hiện chính sách bồi
thường hỗ
trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam, phân tích, đánh giá, rút ra các vấn đề cần quan tâm và đề xuất một số giải
pháp tăng cường thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người
dân bị Nhà nước thu hồi đất nói chung và cho huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam


5


nói riêng trong thời gian tới.
7.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam.

6


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại diện và thống nhất
quản lý. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013; Điều 4
Luật đất đai năm 2013. Vì vậy, khái niệm thu hồi đất gắn liền với sự tồn tại của
quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng phê (2013): Thu hồi là thu về lại, lấy lại
cái trước đó đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay người khác [tr 958; 17].
Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 đưa ra khái niệm: “Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất
đai” [Điều 3;23].
Như vậy có thể thấy rằng thu hồi đất là một biện pháp thể hiện quyền lực nhà
nước với tư cách là chủ thể đại diện cho hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai,
là biện pháp pháp lý nhằm làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai của người sử
dụng đất để phục vụ cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, hoặc nhằm xử lí vi phạm
pháp luật đất đai của người sử dụng đất. Thu hồi đất về bản chất là việc chuyển
quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo cơ chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính

mà chủ thể tiến hành là các cơ quan Nhà nước.
Như vậy, thu hồi đất gồm các nội hàm sau:
Thứ nhất, là quyết định hành chính thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực
thi nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai.
Thứ hai, quyết định hành chính đó do người có thẩm quyền ban hành nhằm
làm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng đất. Quyết định hành chính

7


phải thể hiện rõ các nội dung vị trí, diện tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ
chức, cá nhân có đất bị thu hồi.
Thứ ba, Việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính (thu hồi đất) xuất
phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là một chế tài xử phạt được áp dụng
nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về thu hồi đất như sau:
Thu hồi đất là một quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm làm chấm dứt một quan hệ pháp luật
đất đai nhằm phục vụ cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lí hành chính
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất.
1.1.2. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1.1.2.1. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo từ điển Tiếng Việt (2003) là: đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật
chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm [tr. 82; 17].
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm đền bù vật chất theo thực tế,
thường được tính bằng tiền hoặc hiện vật do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra gồm cả
tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm
sút hoặc mất). Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức bồi thường. Trường hợp
không thể thỏa thuận hoặc khi thấy mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì
người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan

nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy có thể hiểu theo cách khác “bồi thường là hình thức trách nhiệm
dân sự buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải đền bù về những thiệt hại vật chất và
tinh thần mà bên gây thiệt hại gây ra cho bên bị hại”.
Đối với bồi thường về đất đai Luật Đất đai 2013 đưa ra khái niệm: “Bồi
thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất thu hồi cho người sử dụng đất” [Điều 3; 23]. Những thiệt hại về nhà ở, công
trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất do việc thu hồi đất gây ra cũng được
xem xét bồi thường.

8


Ngoài ra còn có những thiệt hại khách quan khi việc thu hồi đất dẫn đến ảnh
hưởng lợi ích hợp pháp của đất người sử dụng mà chưa được pháp luật cụ thể xem
xét và quy định. Ví dụ: Thiệt hại do mất địa thế kinh doanh; Thiệt hại về môi trường
sống, điều kiện về y tế và giáo dục; Thiệt hại về những khoản đầu tư cho việc san
lấp mặt bằng, cải tạo đất…
1.1.2.2. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013 thì: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”
[Điều 3;23]. Có thể thấy rằng đây là phần “trợ giúp” hay “giúp đỡ” thêm của Nhà
nước, khoản hỗ trợ này mang tính chính sách, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước
đối với sự mất mát của người bị thu hồi đất cho những mục đích chung của cộng
đồng, xã hội và đất nước.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản để phân biệt hỗ trợ với bồi thường là: bồi
thường là việc trả lại một cách tương ứng những giá trị bị thiệt hại; Còn hỗ trợ là sự
trợ giúp thêm của nhà nước đối với người bị thu hồi đất, phần hỗ trợ này mang tính
chính sách.
Tuy nhiên do việc đền bù trên thực tế nhiều khi chưa được xứng đáng, dẫn

đến việc hỗ trợ đã không còn đúng với bản chất, ý nghĩa của nó đã được quy định,
mà được hiểu như một phần kinh phí để “bù đắp” những khoản thiếu hụt do việc bồi
thường chưa thỏa đáng
1.1.2.3. Tái định cư
Tái định cư là nội dung được đề cập trong các quy định của pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất song hiện nay các qui định của pháp luật không
đưa ra khái niệm cụ thể về tái định cư.
Có thể hiểu vấn đề tái định cư chỉ đặt ra khi người sử dụng đất bị thu hồi đất
ở, khi đó họ được Nhà nước thu xếp chỗ ở mới bằng việc tái định cư, có thể là bằng
một diện tích đất ở mới hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư hoặc bằng tiền để tự lo
chỗ ở mới [tr.54-55; 25].
Do hoạt động thu hồi đất ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất,

9


nên ngoài đền bù về mặt vật chất, Nhà nước còn phải đảm bảo lợi ích khác của
người bị thu hồi đất như sự ổn định, điều kiện, cơ sở hạ tầng đồng bộ, tập quán định
cư, thói quyen sin hoạt, sản xuất… tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng nơi ở cũ.
Từ các nghiên cứu trên có thể hiểu: Tái định cư là hoạt động bố trí đất ở,
nhà ở mới cho người bị Nhà nước thu hồi đất mà khó khăn, không còn chỗ ở khác.
Tái định là chính sách của nhà nước dành cho người bị thu hồi đất với ý nghĩa là
nhằm tạo lập chỗ ở cho họ.
1.2. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
1.2.1. Chính sách công và thực hiện chính sách công
1.2.1.1. Chính sách công
Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những góc độ khoa học khác
nhau theo đó có những cách hiểu, không hoàn toàn giống nhau, cụ thể như:
“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của

nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải
quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm
quyền” [36].
“Chính sách công là một chuỗi các quyết định của nhà nước được thực thi
trên thực tế nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống KT-XH theo
mục tiêu xác định”[37].
Như vậy, có thể hiểu: chính sách công là một loạt các quyết định của Nhà
nước, do Nhà nước ban hành, nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời
sống xã hội trong từng giai đoạn nhất định nhằm đảm bảo cho xã hội được phát
triển theo định hướng.
1.2.1.2. Thực hiện chính sách công
Theo TS Lê Chi Mai “thực thi chính sách là giai đoạn biến các ý đồ chính
sách thành những kết quả thực thế thông qua các hoạt động có tổ chức của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra” [14]
Thực hiện chính sách công được thực hiện theo qui trình sau:

10


-

Xây dựng kết hoạch triển khai thực hiện chính sách.

-

Phổ biến, tuyên truyền chính sách.

-

Phân công, phối hợp thực hiện chính sách.


-

Duy trì chính sách và điều chỉnh chính sách.

-

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.

-

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.

1.2.2. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là một
trong những hình thức thể hiện của chính sách công liên quan đến nhiều lĩnh vực mà
chủ yếu là đất đai, tài sản gắn liền với đất. Đây là một dạng chính sách đặc biệt của
Nhà nước là đại diện cho chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, và với ý nghĩa là
nhằm mục tiêu phát triển xã hội gắn liền với chính sách an sinh xã hội. Hầu hết các
chính sách nói chung và chính sách về đất đai nói riêng được thể hiện dưới dạng văn
bản pháp luật, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết
những vấn đề liên quan đến đất đai.
- Từ các phân tích trên có thể hiểu: Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại các giá trị của quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất, nhằm trợ giúp
người có đất thu hồi ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Khi thực hiện chính sách phải đảm bảo mỗi người dân được bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tương ứng với phần mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật.
Tính công bằng cũng thể hiện ở chỗ quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo

tương đương như nhau, không có trường hợp ngoại lệ cũng không để xảy ra trường
hợp nào bị thiệt thòi về lợi ích so với các chủ thể khác có cùng điều kiện, hoàn cảnh.
Khi xác định mức tiền, phương thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải dựa trên cơ
sở ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân, đảm bảo tính dân chủ, công
bằng. Quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải có sự phối
hợp hài hòa giữa các cơ chế tác động, tính đến các điều kiện của đất nước

11


như: Ngân sách, an ninh, chính trị tại địa phương, xu hướng phát triển và tiềm lực
kinh tế của vùng…và cần được tiến hành một cách đồng bộ các chính sách của Nhà
nước nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, giúp người dân ổn định cuộc
sống và phát triển.Qui trình thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư đối với các vị trí mà Nhà nước dự kiến thu hồi đất
Hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở
quy hoạch các dự án được phê duyệt, các cơ quan được giao sẽ xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện gồm: Địa điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,các nội dung cần triển khai,
các nguồn lực (vật chất và con người) cần huy động, thời gian triển khai thực hiện,
kế hoạch kiểm tra,đôn đốc, thực thi đưa chính sách vào cuộc sống.
Thứ hai, Th ự c hi ệ n phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Phổ biến, tuyên truyền không chỉ để giúp người dân, các doanh nghiệp và
toàn xã hội hiểu rõ tầm quan trọng của thực hiện thu hồi đất mà còn giúp các cơ
quan Nhà nước, các cán bộ công chức, tổ chức thực hiện chính sách đền bù giải tỏa
mặt bằng nhận thức đầy đủ tính chất, tầm quan trọng, để thực hiện các chính sách
một cách minh bạch. Vì thế cần lựa chọn hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên

truyền phù hợp để tạo mối quan tâm và trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách
và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất đối với
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Công tác tuyên truyền, giáo dục, để làm sao
giúp cho người dân hiểu những hiệu quả mà việc thực hiện đem lại cho chính họ.
Thứ ba, Phân công,phối hợp thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất
Cần phải phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của cơ quan chủ trì và
cơ quan phối hợp để đảm bảo thành công trong quá trình tổ chức thực hiện các
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Làm tốt bước

12


này sẽ giúp người dân nhanh chóng, thuận tiện nhận được các kết quả đền bù, giúp
họ sớm ổn định cuộc sống thì quá trình thu hồi đất sẽ thuận lợi hơn và hiệuquả hơn.
Thứ tư, Duy trì chính sách khi giá cả thị trường ổn định và điều chỉnh chính
sách khi có sự thay đổi để người dân yên tâm đảm đảm bảo cuộc sống
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần thiết lập và sử dụng hệ thống công cụ
quản lý để tạo thuận lợi cho người dân khi được đền bù một cách công khai minh
bạch. Trường hợp khi thị trường có sự thay đổi theo hướng bất lợi cho người dân,
cần kịp thời các chính sách bồithường,hỗtrợ táiđịnhcư khiNhà nước thuhồiđất để
người dân yên tâm nhận đền bù và ổn định cuộc sống của họ.
Thứ năm, Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Để thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất thì cần thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, đánh
giá tiến độ và kết quả thực hiện.
Quá trình kiểm tra để nằm ngăn chặn những hành vi chưa đúng trong quá
trình thực hiện chính sách và phát hiện kịp thời những tiêu cực để có các biện pháp
xử lý nhằm đảm bảo các chủ trương,chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất. Quá trình đôn đốc, kiểm tra giúp các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm và nỗ lực hơn trong công việc đồng thời có tác
dụng phòng, chống các hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách.
Thứ sáu, Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nội dung đánh giá nhằm tổng kết quá trình tổ chức thực hiện với kế hoạch
được xây dựng thực hiện chính sách và những văn bản hướng dẫn, văn bản quy
phạm pháp luật để xem xét sự phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách
nhằm rút ra những ưu nhược điểm, các bài học kinh nghiệm để có cac giải pháp phù
hợp cho các giai đoạn tiếp theo.

13


1.3. Nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.3.1. Các trường hợp thu hồi đất
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ phải thực hiện bồi thường việc thu hồi
đất ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sở hữu tài sản gắn liền với đất và quyền sử
dụng đất hợp pháp. Theo pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, thu hồi đất có
4 trường hợp [23].
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Trường hợp này, Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho việc: làm nơi đóng
quân, trụ sở làm việc; Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựng công trình phòng thủ
quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; Xây dựng ga, cảng
quân sự; Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể
thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; Xây dựng kho tàng của lực lượng
vũ trang nhân dân.
Thu hồi đất do người sử dụng vi phạm pháp luật đất đai:
Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất vô tình hoặc cố ý vi phạm
pháp luật đất đai như: Cố ý hủy hoại đất; Tự chuyển nhượng, tặng cho mà không

được phép theo Luật đất đai 2013; Đất được Nhà nước giao quản lý để bị lấn,
chiếm;…thì Nhà nước sẽ thu hồi đất như là một biệp pháp chế tài nhằm xử phạt
hành vi vi phạm luật đất đai của người sử dụng đất nên không được bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho việc di dời.
Thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng
Để đáp ứng các điều kiện phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh; thu hồi đất
để phát triển KT-XH hay vì lợi ích quốc gia, công cộng…trường hợp này sẽ được
Nhà nước bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được xem
xét, hỗ trợ tái định cư.
Thu hồi đất vì những sự kiện khác:
Trường hợp người xử dụng đất tự nguyện trả lại đất, đất được Nhà nước giao,
cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn tiếp; đất ở trong khu vực bị ô nhiễm
môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…mặc dù không có lỗi

14


của người sử dụng dụng đất và không xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước, xã hội
nhưng người sử dụng đất vẫn không được bồi thường về đất mà chỉ được xem xét
hỗ trợ một phần kinh phí bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất.
Theo giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu trường hợp
thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.
1.3.2. Nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
1.3.2.1. Các chính sách của trung ương
Nhóm chính sách cơ bản của hoạt động bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất gồm: Luật đất đai và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi
hànhLuật Đất Đai; Các Nghị định về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất; Các thông tư của Bộ Tài nguyên, Bộ tài chính, thông tư liên
Bộ...về hướng dẫn chi tiết trình tự bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương pháp xác

định giá đất và khung giá các loại đất. Có thể kể đến các văn bản như:
Luật Đất Đai được Quốc hội thông qua năm 2013
Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ ban hành quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cụ thể hóa chính
sách bồi thường, hỗ trợ trên cơ sở Luật Đất đai 2013
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đất Đai 2013
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 quy định về giá đất
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng
đất
Nghị định số 46/2014/NĐ-CPngày15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước
Nghị quyết số 43/NQ-CP của chính phủ ban hành ngày 06/06/2014 quy
định về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và
thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
Trên cơ sở đó Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành một số văn bản như:

15


Thông tư số 37/TT-BTNMT và Thông tư số 36/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và phương
pháp xác định giá đất; Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định
về bản đồ địa chính; Thông tư số 20/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định
về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Bộ Tài chính cũng có các văn bản: Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày
16/06/2014 quy định về việc hướng dẫn một số điều của nghị định số 45/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Thông tư số
77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của
nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.

1.3.2.2. Các nội dung cơ bản của chính sách
Thứ nhất, Chính sách bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất:
bồi

Khi Nhà nước thu hồi đất, nếu người sử dụng đất đủ điều kiện được

thường theo quy định của Luật đất đai thì phải được bồi thường.
-

Quá trình bồi thường được ưu tiên thực hiện bằng việc giao đất có cùng

mục đích sử dụng với đất thu hồi. Trường hợp không có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Ngoài bồi thường về đất thu hồi, còn được bồi thường các chi phí
đã đầu
tư vào đất;
-Nhà nước phải bảo đảm dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, kịp
thời và đúng quy định của pháp luật khi thực hiện bồi thường.
Ngoài ra còn có các chính sách quy định về: Điều kiện được bồi thường về
đất khi nhà nước thu hồi đất; Bồi thường đất ở,đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân, của tổ chức kinh tế, tổ chức sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,tín ngưỡng,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

16


Thứ hai, Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

-Ngoài chính sách bồi thường, Nhànướccó trách nhiệm xem xét hỗ trợ
người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
-Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai đúng quy định
của pháp luật và kịp thời.
-

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất gồm: Hỗ trợ tái định cư (trường

hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở); Hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ

gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp); Hỗ trợ đào tạo, ổn định đời sống,
sản xuất (trường hợp thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình,cá
nhân mà phải di chuyển chỗ ở) và các hỗ trợ khác.
Hỗ trợ khác là ngoài việc hỗ trợ đã được quy định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
quyết định biện pháp hỗ trợ khác để phù hợp nhất đối với địa phương, điều này thể
hiện sự linh hoạt trong các quy định nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng
địa phương nhằm ổn định đời sống và sản xuất của người dân sau khi bị thu hồi đất.
Thứ ba, Chính sách bồi thường thiệt hại tài sản, ngừng sản xuất, kinh
doanh khi Nhà nước thu hồi đất
Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp
gắn liền với đất bị thiệt hạivề tài sản.Ngoài các bồi thường về đất, hỗ trợ tái định
cư, Nhà nước còn phải bồi thường thêm các thiệt hại mà hộ gia đình,cá nhân,doanh
nghiệp phải ngừng sản xuất, kinh doanh dẫn.
Thứ tư, Chính sách thực hiện tài trợ tái định cư
Đối với các trường hợp lấy đất nhiều, diện tích lớn, ảnh hưởng đến số đông
người dân, Nhà nước cần tiến hành thực hiện tái định cư.
Để xây dựng các khu tái định cư, phải được lập dự án theo trình tự về đầu tư
xây dựng. Khi bố trí tái định cư phải đảm bảo ưu tiên những hộ gia đình tình
nguyện chấp hành, hộ gia đình chính sách và phải được thực hiện công khai, dân

chủ đối với người bị thu hồi đất và có được tham gia, lựa chọn, nghiêm cấm áp đặt
tái định cư theo ý chí chủ quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu

17


hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu
hồi [23, Điều 93].
Điều kiện bắt buộc khi xây khu tái định cư là phải đa dạng về diện tích và
kích thước cũng như đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Dự án tái định cư được lập và phê
duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có
đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu
hồi đất. Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu
tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp
với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. Đối với dự
án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến
độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư
được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở
hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết nối theo
đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra cần lưu tâm, đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng
công trình(cố tình xây dựng, cây trồng,vật nuôi trên đất...) thì không được bồi
thường tài sản gắn liền với đất. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước theo quy
định của pháp luật thì khi tính bồi thường phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính để hoàn trả ngân sách nhà nước.
1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1.4.1. Cơ sở pháp lí liên quan

Để chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với nười dân bị thu hồi đất
đạt hiệu quả cao thì thực hiện dựa trên cơ sở pháp lí cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, nhất
quán vì đây là chính sách công có liên quan đến nhiều cơ quan và lĩnh vực quản lí
nhà nước khác nhau.
Cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên và quan trọng nhất là Luật Đất đai đây là

18


×