Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi môn tiếng việt lớp 4 năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.1 KB, 6 trang )

KTĐK GIỮA KÌ I

TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………
LỚP: BỐN / ...........
HỌ TÊN : .....................................................
NGÀY KIỂM TRA : .... / .... / 2018

ĐIỂM

NHẬN XÉT BÀI LÀM

NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
GIÁM THỊ 1

GIÁM THỊ 2

GIÁM KHẢO 1

GIÁM KHẢO 2

I. BÀI ĐỌC:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông
hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những
cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi.
Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên :
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng
lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:


- Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng
ôn tồn giải thích :
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.
Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát
của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
II. ĐỌC THẦM : (5 điểm)
Em hãy đọc thầm bài : “Tiếng hát buổi sớm mai” rồi trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau :
Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2,3,6,8.

…./0,5đ

Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào?
A. Lấp lánh.
B. Chói chang.
C. Nhẹ nhàng.
D.Ấm áp.


...../0,5đ

Câu 2. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?
A.
B.
C.
D.

…./0,5đ


Câu 3. Gió và sương trả lời hoa thế nào ?
A.
B.
C.
D.

...../0,5đ

Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không.
Gió và sương có thích bài hát của hoa không.
Gió và sương hát hay hoa hát đấy .
Gió và sương có thích hát cùng hoa không.

Ơ, đó là bạn hát à ?
Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương.
Gió và sương không thích bài hát đó.
Đó là gió và sương hát đấy chứ.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng ?
…………………………………………………………….............………………..
……………………………………………………………...........………….………
………………………………………………………………………………………

...../0,5đ

Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa ? Và em đã tranh
cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em ?
………………………………………………………………….............…..………
…………………………………………...………………….............……………...
…………………………………………...………….……….............…………......


…../0,5đ

Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói lên sự đoàn kết ?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Cây ngay không sợ chết đứng.
C. Trâu buộc ghét trâu ăn.
D. Chung lưng đấu sức.

...../0,5đ

Câu 7. Tìm và gạch chân một từ ghép trong câu sau.
Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao.

…./0,5đ

Câu 8. Trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca”
có mấy danh từ ? Kể ra.
A. 1 danh từ. Đó là …………………..……………………………….………
B. 2 danh từ. Đó là …………………..………………………………….……
C. 3 danh từ. Đó là …………………..………………………………….……
D. 4 danh từ. Đó là …………………..………………………………….……


…../0,5đ

Câu 9. Tìm một từ chỉ hoạt động trong bài và đặt câu với từ đó.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


…../0,5đ

Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.
………………….............……...………………………………………………..…
……………….............……………………...…………………………………......

HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT KHỐI BỐN
GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC: 2018 - 2019
I. ĐỌC THẦM : (5đ)
Từ câu 1 đến câu 3: HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ :
Câu 1. C. Nhẹ nhàng.
Câu 2. B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không.
Câu 3. D. Đó là gió và sương hát đấy chứ.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng?
Học sinh nêu ý đúng, hợp lí được 0,5đ.
Gợi ý: - Phải biết lắng nghe nhau.
- Phải nhường nhịn nhau.
Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa? Và em đã tranh cãi
với thái độ như thế nào?
Học sinh nêu trả lời 2 ý đúng, hợp lí được 0,5đ
Câu 6: HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ :
Câu 6. D. Chung lưng đấu sức.
Câu 7. Tìm và gạch chân một từ ghép trong câu sau.
Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao..
Câu 8: HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ :
Câu 8. C. 3 danh từ. Đó là : mặt trời, vạn vật (hay vật), muôn loài.
Câu 9. Tìm một từ chỉ hoạt động trong bài và đặt câu với từ đó.
HS đặt câu đúng yêu cầu được 0,5đ.
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.
HS đặt câu đúng yêu cầu được 0,5đ.

Gợi ý: Mẹ hỏi em:
- Hôm nay con đi học có vui không ?

II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (Thời gian 1 phút)


1. Giáo viên cho học sinh đọc một trong những đoạn của các bài tập đọc đã học giữa học kỳ 1,
khoảng 75 tiếng/phút, sách Tiếng Việt lớp Bốn, tập 1 (xem trang sau).
2. Giáo viên nêu một câu hỏi về nội dung trong đoạn học sinh vừa đọc cho các em trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, lưu loát, mạch lạc.

............/1đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

............/1đ

3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm.

............/1đ

4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (Không quá 1 phút).

............/1đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.


............/1đ

CỘNG

………/5đ

Hướng dẫn kiểm tra:
1. Đọc đúng tiếng, từ
: 1 điểm
- Đọc sai 2 – 4 tiếng
: 0.5 điểm
- Đọc sai quá 5 tiếng
: 0 điểm
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ
rõ nghĩa: 1đ
- Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 2 – 3 chỗ :
0,5 điểm
- Không ngắt , nghỉ hơi đúng từ 4 chỗ trở lên: 0
điểm
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
: 1 điểm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0.5
điểm
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0
điểm.

4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (Không quá 1
phút) :1 điểm.
- Đọc từ trên 1 - 2 phút

: 0.5
điểm
- Đọc quá 2 phút
:0
điểm
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do Giáo viên nêu:
1 điểm
- Trả lời chưa đủ ý
hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 đ
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0
điểm .

BÀI ĐỌC THÀNH TIẾNG KHỐI 4
Bài 1: Người ăn xin (Sách TV4, tập 1, trang 30).
Đoạn 1: Từ : “Lúc ấy … cầu xin cưú giúp .”
Câu hỏi: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
Đoạn 2: Từ : “Tôi lục tìm … cho ông cụ .”
Câu hỏi : Khi không có gì cho ông lão, cậu bé đã làm gì ?
Bài 2: Một người chính trực (Sách TV4, tập 1, trang 36).
Đoạn 1: Từ : “Năm 1175 … Lý Cao Tông .”


Câu hỏi: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trục của Tô HIến Thành thể hiện như thế
nào ?
Đoạn 2: Từ : “Một hôm ... Trần Trung Tá.”
Câu hỏi: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trục của Tô HIến Thành thể hiện như
thế nào ?
Bài 3: Những hạt thóc giống (Sách TV4, tập 1, trang 46).
Đoạn 1: Từ : “Ngày xưa … nảy mầm .”
Câu hỏi: Nhà vua làm cách nào để tìm người nối ngôi ?

Đoạn 2: Từ : “Lúc ấy, nhà vua ... hiền minh .”
Câu hỏi : Vì sao nhà vua truyền ngôi cho Chôm ?
Bài 4: Nỗi dằn vặt của An – đrây - ca (Sách TV4, tập 1 trang 55).
Đoạn 1: Từ : “ An – đrây – ca sống với mẹ … về nhà .”
Câu hỏi: An – đrây – ca làm gì trên đường mua thuốc cho ông ?
Đoạn 2: Từ : “Toàn bộ khu đền … từ các ngách .”
Câu hỏi: Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà ?
Bài 5: Chị em tôi (Sách TV4, tập 2, trang 59).
Đoạn 1: Từ : “Dắt xe ra cửa .... cùng một đứa bạn.”
Câu hỏi : Cô chị nói dối ba đi đâu ?
Đoạn 2: Từ : “Tôi sững sờ .... tôi tỉnh ngộ.”
Câu hỏi: Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
II. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết.
Cây chuối mẹ
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm
năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy
máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa
bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
(Theo: Thép Mới)
- Học sinh viết đúng toàn bộ nội dung đoạn yêu cầu. Độ cao, khoảng cách giữa các con chữ
đúng theo mẫu chữ trong trường tiểu học, trình bày sạch sẽ ghi 2 điểm.
- Học sinh viết đôi chỗ còn chưa đúng các phụ âm, nguyên âm, các dấu thanh khoảng cách
các con chữ đều nhau ghi 1 điểm.
- Học sinh viết sai chính tả nhiều, đặt các dấu thanh không đúng quy định ghi 0,5 điểm.
III. Tập làm văn
Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa
học kỳ I vừa qua.
Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay,
đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch

đẹp, rõ 3 phần.


Thang điểm cụ thể:
- Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
Lời thưa gửi phù hợp
- Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư
Thăm hỏi tình hình của bạn
Thông báo tình hình học tập của bản thân
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân
+ Nội dung (1,5 điểm)
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
- Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
Chữ kí và họ tên
- Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự
nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5
– 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.



×