Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ÔN TRẮC NGHIỆM HK II - VẬT LÝ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.63 KB, 8 trang )

Chủ đề AN TOÀN ĐIỆN
Câu 1: Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện sáng khi
tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu kia của bút. Điều này chứng tỏ cơ thể người là:
A.vật nhiễm điện
B.vật liệu dẫn điện
C.vật cách điện
D.vật có khả năng tích điện.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Dòng điện .............chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ......... của cơ thể.
A.có thể; bất kì nào.
B.có thể; tay, chân
C.sẽ; trên đầu tóc
D.không thể; nào đó
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai?
A.Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.
B.Cơ thể người và động vật không cho dòng điện đi qua.
C.Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên
bàn (cách điện với đất)
D.Không nên đến gần dây điện cao thế.
Câu 4: Những điều nào sau đây sai khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì?
A.thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện B.thay bằng dây chì lớn hơn để lâu bị đứt.
C.thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa.
D.tất cả điều trên.
Câu 5: Kết luận nào dưới đây Sai ? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của
dòng điện có thể :
A. Làm các cơ co giật
B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt
C. Làm tim ngừng đập
D. Không có tác dụng gì
Câu 6 : Chọn phát biểu Sai
Sơ đồ mạch điên có tác dụng


A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu
B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra sửa chữa các mạch đèn
C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế
D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch
Câu 7 : Giải thích về hoạt động của cầu chì
A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp
C. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên, dòng điện mạnh đến mức nào đó làm
cho dây chì đạt đến nhiệt độ nóng chảy thì dây thì đứt, dòng điện bị ngắt
D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì đứt
Câu 8 : Khi đi qua cơ thể người dòng điện có thể
A. Gây ra các vết bỏng
B. Làm tim ngừng đập
C. Thần kinh bị tê liệt
D. Cả A,B,C
Câu 9 : Phát biểu nào dưới đây là sai
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện
B. tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện
C. Hoạt độn của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 10 : Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
A.Dưới 220V
B.Trên 40V
C.Trên 100V
D.Trên 220V
Câu 11: Câu nào dưới đây đúng nhất? Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì:
A.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây ảnh hưởng gì?
B.Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người và gây nguy hiểm.
C.Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng chưa gây nguy hiểm.
D.Dòng điện không thể đi qua cơ thể người.



Câu 12: loại cầu chì nào sau đây sử dụng phù hợp nhất đối với mạch điện dùng quạt điện?
A.0,5A
B.1,2A
C.2A
D.5A
Câu 13: Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?
A.Gọi người cấp cứu. B.Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người bị điện giật.
C.Dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi dây điện. D.Ngắt ngay công tắc điện
Câu 14: phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về cầu chì?
A.Cầu chì là một đoạn dây chì mắc song song vào thiết bị cần bảo vệ.
B. Cầu chì là một đoạn dây chì mắc nối tiếp vào thiết bị cần bảo vệ.
C. Khi đoản mạch cầu chì sẽ bị nóng chảy và đứt trước nên các thiết bị điện được an toàn.
D. Khi sử dụng cầu chì phải chú ý đến số ampe ghi trên cầu chì.
Câu 15: Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là
A. 40V và 70 mA
B. 40V và 100 mA
C. 50V và 70 mA
D. 30V và 100 mA
Câu 16: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Một bóng đèn thắp sáng ở gia đình sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0,45 A. Cần sử dụng lọai
cầu chì nào để lắp vào mạch điện thắp sáng bóng đèn này là hợp lý ?
A. Lọai cầu chì 0,2 A. B. Lọai cầu chì 0,5 A.
C. Loại cầu chì 1A . D. Loại cầu chì 3A
Câu 17: Dòng điện có cường độ tới hạn là bao nhiêu (ở mạng điện sinh hoạt trong gia đình) làm co cơ rất
mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải:
A. 10 mA
B.1 mA
C . 5A

D . 10 A
Chủ đề CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Câu 1: Mối liên hệ giữa số chỉ Ampe kế với độ sáng của đèn được bốn học sinh phát biểu như sau. Phát
biểu nào sau đây là sai?
A.Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
B.Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ ampe kế càng lớn.
C.Số chỉ ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D.Số chỉ ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
Câu 2: Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường
độ nào dưới đây chạy qua đèn thì đèn sáng mạnh nhất?
A.0,7A
B.0,6A
C.0,45A
D.0,48A
Câu 3: Chọn kết luận sai
A.Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lí càng yếu.
B.Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn.
C.Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh.
D.Trong cùng một khoảng thời gian cường độ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càng
nhiều.
Câu 4: Ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng
đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A):
A.100mA.
B.2A
C.0,5A
D.1A
Câu 5: Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có cường độ nào
sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt.
A.4,5A
B.4,3A

C.3,8A
D.5,5A
Câu 6: Cương độ dòng điện cho ta biết:
A.Độ mạnh của dòng điện.
B.dòng điện do nguồn điện nào sinh ra.
C.dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.


D.tác dụng nhiệt hoặc tác dụng hóa học của dòng điện.
Câu 7: Đề đo cường độ dòng điện, người ta có thể dùng.
A.ampe kế. B.đồng hồ đa năng dùng kim chỉ thị. C.đồng hồ đa năng hiện sô. D.Cả 3 dụng cụ trên
Câu 8: Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt
dây tóc thì:
A.độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn không đổi.
B.độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện tập trung vào một bóng.
C.độ sáng của đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng.
D.đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.
Câu 9: Chọn câu trả lời Sai, đèn điện sáng, quạt điện quay các thiết bị điện hoạt động khi :
A. Có dòng điện chạy qua chúng
B. Có các hạt mang điện chạy qua
C. Có dòng các electron chạy qua
D. Chúng bị nhiễm điện
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là Sai
A. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng
B. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện
C. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng
D. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng 0
Câu 11: Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy
qua quạt điện?
A. GHĐ: 2A; ĐCNN: 0,2A

B. GHĐ: 200mA; ĐCNN: 5mA
C. GHĐ: 500mA; ĐCNN: 10mA
D. GHĐ: 1,5A; ĐCNN: 0,1A
Câu 12: phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. 1A=1000mA
B.1mA=0,01A
C.Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A
D.Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?
A.1,28A=1280mA
B.0,35A=350mA
C.32mA=0,32A
D.425mA=0,425A
Câu 14: dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện.
A.Vôn kế.
B.nhiệt kế.
C.Ampe kế.
D.Lực kế.
Câu 15: Đổi 0,05A ra mA, 234mA ra A được kết quả tương ứng là:
A.5mA và 0,234A
B.50mA và 0,234A.
C.5mA và 2,34A
D.50mA và 23,4A
Câu 16: Dòng điện chạy qua một bóng đèn có cường độ tăng dần thì:
A. Đèn sáng mạnh dần .
C. Đèn sáng yếu dần.
B. Đèn sáng không thay đổi.
D. Đèn sáng có lúc mạnh, lúc yếu
Câu 17: Bóng đèn pin Sáng bình thường với dòng điện có cường độ bằng 0,4 A.Dùng Ampe Kế nào sau
đây là phù hợp nhất để do cường độ dòng điện qua bóng đèn pin ?

A. Ampe kế có GHĐ là 50 m A
B. Ampe kế có GHĐ là 500 m A
C Ampe có GHĐ là 1 A
D. Ampe kế có GHĐ là 4A
Chủ đề HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu 1: Chọn câu sai? Vôn kế là dụng cụ để đo:
A.hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B.hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
C.hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
D.hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.


Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới
đây?
A.Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. B.nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C.bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D.lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 3: Hiệu điện thế xuất hiện ở:
A.hai đầu bình acquy
B.hai đầu đi-a-mô đứng yên.
C.ở hai dầu của viên pin.
D.hai điểm bất kì trên dây dẫn không có dòng điện chạy qua.
Câu 4: Để đo hiệu điện thế ở hai đầu một thiết bị điện nào đó, ta mắc vôn kế:
A.vào hai đầu của thiết bị.
B.nối tiếp với thiết bị
C.bên trong thiết bị
D.các cách A và B đều được
Câu 5: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A.Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế 220V.
B.Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C.Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế 220V

D.Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?
A.Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
B.giữa hai cực của một acquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.
C.Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện
D. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn
Câu 7: Có ba nguồn điện 4,5V ; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song hai
bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào phù hợp nhất, vì sao.?
A. Nguồn điện 9V
B. Nguồn điện 6V
C. Nguồn điện 4,5V
D. Nguồn điện nào cũng được
Câu 8: Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường
thì phải mắc mạch điện như thế nào ?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn
D. Không có cách mắc nào để hai đèn sáng bình thường
Câu 9: Đặc điểm của đoạn mạch có các bóng đèn mắc nối tiếp là :
A. Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch
B. Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch, và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đơn vị của hiệu điện thế là?
A.Vôn, kí hiệu là V.
B.Ampe, kí hiệu là A.
C.Milivôn kí hiệu mV
D.kilovôn kí hiệu là kV.

Câu 11: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau
đây, trường hợp nào bóng đèn sẽ đứt?
A.110V
B.220V
C.300V
D.200V
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị là sai?
A.1,5V = 1500mV
B.0,25V=25mV
C.80mV = 0,08V
D.3000mV=3V


Câu 13: Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở đó có ghi 3V. Mắc như thế nào thì đèn sáng bình
thường?
A.Hai bóng đèn nối tiếp.
B.Ba bóng đèn nối tiếp
C.Bốn bóng đèn nối tiếp.
D.Năm bóng đèn nối tiếp
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị đúng?
A.220V=0,22kV
B.50kV=500000V
C.1200V=12kV
D.4,5V=450mV
Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A.Giữa hai cực bóng đèn đang sáng. B.Giữa hai cực viên pin còn mới.
C.Giữa hai cực bóng đèn bị hỏng được mắc vào mạch điện.
D.Giữa hai cực nguồn điện đang có dòng điện chạy qua.
Câu 16: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện cần thực hiện 4 bước sau:
-(1): Điều chỉnh số 0. -(2): Chọn dụng cụ đo phù hợp.

-(3): Ước lượng độ lớn của giá trị cần đo.
-(4): Đo và ghi kết quả.
Thứ tự đúng của các bước khi đo là:
A.(1), (2), (3), (4).
B. (3), (2), (1), (4).
C.(4), (3), (2), (1).
D. (2), (3), (1), (4).
Câu 17: Hai đèn có số vôn lần lượt là: 3V và 6V được mắc nối tiếp nhau và đang sáng bình thường. Điều
kết luận nào sau đây là đúng?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu cả hai đèn là 9V và cường độ dòng điện qua đèn thứ 2 lớn hơn qua đèn thứ
nhất.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu cả hai đèn là 9V và cường độ dòng điện qua đèn thứ 2 nhỏ hơn qua đèn thứ
nhất.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu cả hai đèn là 9V và cường độ dòng điện qua đèn thứ 2 bằng cường độ dòng
điện qua đèn thứ nhất.
D. Không kết luận được vì thiếu dữ kiện.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây hiệu điện thế bằng không( U=0)?
A. Giữa 2 đầu chuông điện đang reo.
B. Giữa 2 đầu đèn LED đang sáng.
C. Giữa 2 đầu bóng đèn có ghi 3V trong một mạch để hở.
D. Giữa 2 cực của pin còn mới trong một mạch để hở
Câu 19: Cho nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để hai đèn sáng bình thường thì
phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn
D. Không có cách mắc nào để cả hai bóng đèn sáng bình thường
Câu 20: Hiệu điện thế dược kí hiệu bằng chữ cái nào sau đây?
A. Chữ V
B. Chữ U

C. Chữ A
D. Chữ I
Câu 21: Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau ?

+
A.

B.

Câu 22: Đơn vị đo hiệu điện thế là

C.

D.


A. Vôn
B. Vôn kế
C. Am pe
D. Am pe kế
Câu 23. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.
B. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
C. bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.
D. bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
Câu 24. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây ( hình 1), sơ đồ mạch điện đúng là
Đ
K
A


Đ
I

Đ
I

K
B

K
Hình 1

Đ
I

C

K

I
D

Câu 25: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
A. Bằng không thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ bằng không
B.Càng nhỏ thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn
C.Càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng nhỏ
D. Khác không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Chủ đề SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN-CHIỀU DÒNG ĐIỆN-ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Chọn câu đúng:
A.Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có đánh dấu + qua vật dẫn tới cực có đánh dấu – của
viên pin.
C.Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có sơn màu đỏ qua vật dẫn tới cực có sơn màu đen của
bình acquy.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây:
A.Ấm đun nước.
B.Bàn là.
C.Radio.
D.Đèn ống.
Câu 3: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
A.ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch
B.nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho
dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.
C.ngâm sợi dây trong dung dịch muối kẽm, rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D.nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy
qua dung dịch.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
D.Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng như một nam châm.
Câu 5: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện gây ra các tác dụng nào?
A.từ và hóa. B.quang và hóa
C.từ và nhiệt
D.từ và quang
Câu 6: Chọn câu trả lời Sai? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào
A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt electron



B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các electron mang điện tích âm quay xung
quanh hạt nhân
C. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình
thường nguyên tử trung hòa về điện
D. Nguyên tử có thể có nhiều hạt nhân và nhiều hạt electron.
Câu 7: Có 4 vật A, B, C, D đã nhiễm điện. Nếu vật A hút B, B hút C, C đẩy D thì
A. Vât B và C có điện tích cùng dấu
B. Vật A và C có điện tích cùng dấu
C. Vật B và D có điện tích cùng dấu
D. Vật A và D có điện tích trái dấu
Câu 8: Dòng điện là
A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
B. Dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm dịch chuyển có hướng
C. Dòng các điện tích dương và điện tích âm dịch chuyển có hướng
D. Các câu trên đều đúng
Câu 9: Vật dẫn điện là vật
A. Có khả năng cho dòng điện đi qua
B. Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua
C. Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua
D. Các câu A,B,C đều đúng
Câu 10: Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh polietilen nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A.chúng nhiễm điện khác loại.
B.chúng đặt gần nhau
C.mảnh polietilen nhẹ, thủy tinh nặng
D.chúng đều nhiễm điện
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A.mỗi nguồn điện đều có hai cực
B.Hai cực của pin hay acquy là cực dương (+) và cực âm (-)
C.Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động.
D.Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện.

Câu 12: Cấu tạo của nguyên tử gồm những hạt nào?
A.Hạt electron và hạt nhân
B.Hạt nhân mang điện âm, electron mang điện âm.
C.Hạt nhân mang điện dương, electron không mang điện
D.Hạt nhân mang điện dương, electron mang điện âm.
Câu 13: Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong những dụng cụ nào dưới đây?
A.Ấm điện.
B.Bàn là.
C.Radio
D.Máy sưởi điện
Câu 14: Vật nào dưới đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
A.Bếp điện.
B.Chuông điện
C.bóng đèn.
D.Đèn led
Câu 15: Tác dụng sinh lí của dòng điện được dùng để
A.chế tạo chuông điện.
B.châm cứu bằng điện.
C.sấy khô các vật
D.làm phát sáng bóng đèn bút thử điện
Câu 16: Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện khi ở điều kiện bình thường.
A.Đoạn dây nhựa.
B.Mảnh nilong.
C.Không khí.
D.Mảnh tôn
Câu 17: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
A.Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần xuống quyển vở.
B.Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
C.Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa.
D.Cọ xát mạnh thước nhựa vào miếng vải khô.

Câu 18: Khi đưa thước nhựa lại gần một vụn giấy thì thấy vụn giấy bị thước hút. Điều này chứng tỏ:


A.thước bị nhiễm điện.
B.thước có chất keo dính.
C.thước nhiễm điện từ một nam châm.
D.chưa thể kết luận được gì.
Câu 19: Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A.Tác dụng nhiệt.
B.Tác dụng phát sáng.C.Tác dụng từ.D.Tác dụng hóa học.
Câu 20: Sau khi cọ xát mảnh nilon vào mảnh vải khô thì những vật nào nhiễm điện?
A. mảnh nilon
C. cả mảnh nilon và mảnh vải khô
B. mảnh vải khô
D. không có vật nào nhiễm điện
Câu 21. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.



×