Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nghiên cứu đa dạng khu hệ thú tại một số tiểu khu phía nam vườn quốc gia kon ka kinh, tỉnh gia lai bằng thiết bị bẫy ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG
__________

THÂN TRÙNG PHONG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG KHU HỆ THÚ TẠI MỘT
SỐ TIỂU KHU PHÍA NAM VƢỜN QUỐC GIA KON
KA KINH BẰNG THIẾT BỊ BẪY ẢNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG
__________

THÂN TRÙNG PHONG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG KHU HỆ THÚ TẠI MỘT
SỐ TIỂU KHU PHÍA NAM VƢỜN QUỐC GIA KON
KA KINH BẰNG THIẾT BỊ BẪY ẢNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành : Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trƣờng
Cán bộ hƣớng dẫn : ThS TRẦN HỮU VỸ


Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa có tác giả nào đã
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Thân Trùng Phong


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình từ các
giáo viên, cán bộ Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nƣớc Việt Xanh (GreenViet),
đặc biệt chân thành cảm ơn Ths. Trần Hữu Vỹ - Giám đốc và ông Bùi Văn Tuấn –
Trƣởng phòng nghiên cứu khoa học GreenViet đã hƣớng dẫn tôi trong quá trình tôi
thực hiện. Cảm ơn Ths. Nguyễn Ái Tâm – Hội động vật học FrankFurt, Cảm ơn bạn
Nguyễn Văn Mậu và bạn Nguyễn Kim Thông (lớp 14CTM) đã đồng hành cùng tôi
trong nghiên cứu. Cảm ơn ông Dƣơng, ông BDƣt là hai ngƣời địa phƣơng đã hỗ
trợ nhiệt tình trong thực địa. Đồng thời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong Kho Sinh
– Môi Trƣờng.
Chân Thành cảm ơn
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

THÂN TRÙNG PHONG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1

2. Mục tiêu đề tài................................................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 3
1.1 Tổng quan về bẫy ảnh..................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm bẫy ảnh.................................................................................................... 3
1.1.2 Lịch sử phát triển bẫy ảnh.......................................................................................3
1.1.3 Ứng dụng nghiên cứu khoa bằng bẫy ảnh trên thế giới........................................4
1.1.4 Ứng dụng nghiên cứu khoa học bằng bẫy ảnh ở Việt Nam...................................6
1.1.5 Các loại bẫy ảnh........................................................................................................ 7
1.2 Tổng quan điều kiện tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu.........................................8
1.2.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 8
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu....................................................15
2.1 Phạm vi, đối tƣợng, thời gian nghiên cứu...................................................................17
2.2 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................... 18
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 18
2.3.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệ u...............................................................................18
2.3.2 Phƣơng pháp phỏng vấn.......................................................................................18
2.3.3 Phƣơng pháp cài và lắp đặt bẫy ảnh....................................................................19
2.3.4. Phƣơng pháp định danh tên loài.........................................................................24
2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá mức độ phong phú và mô tả một số loài động vật quí hiếm.

24
2.3.6. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu............................................................24
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................26
3.1. Bố trí bẫy ảnh trong khu vực nghiên cứu...................................................................26

3.2 Thành phần các loài thú ghi nhận qua bẫy ảnh..........................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................. 39
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 41
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý

ÐDSH

: Ða dạng sinh học

VQG

: Vuờn quốc gia

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

IUCN

: Liên minh các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

NĐ 32/2006/ NĐ-CP


: Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

EN

: Loài nguy cấp

VU

: Loài sắp nguy cấp

LR

: Loài ít nguy cấp

LC

: Loài ít lo ngại

NT

: Loài sắp bị đe dọa

IB

: Thực vật rừng, động vật rừng nghiên cấm khai thác, sử dụng vì

IIB

: Thực vật rừng, động vật rừng nghiên cấm khai thác, sử dụng vì


mục đích thƣơng mại.

mục đích thƣơng mại


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
Bảng 1. 1
Bảng 1. 2
Bảng 2. 1
Bảng 2. 2
Bảng 3. 1
Bảng 3. 2
Bảng 3. 3

Bảng 3. 4
Bảng 3. 5


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ

Số hiệu
Hình 1. 1

Tỷ lệ sử d

Hình 1. 2

Tỷ lệ sử d


Hình 1. 3

Bản đồ vị

Hình 1. 4

Bảng đồ đ

Hình 2. 1

Bản đồ Vị

Hình 2. 2

Cấu tạo nắ

Hình 3. 1

Bản đồ vị

Hình 3. 2

Biểu đồ tỷ
bẫy ảnh

Hình 3. 3

Loài Sơn D


Hình 3. 4

Loài Mèo

Hình 3. 5

Loài Cầy

Hình 3. 6

Loài Khỉ

Hình 3. 7

Loài khỉ m

Hình 3.8

Họ cheo c


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Vƣờn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum, về phía
Đông Bắc tỉnh Gia Lai, thuộc địa bàn 5 xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong (huyện
Kbang), xã A yun (huyện Mang Yang) và xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa) có diện tích
42.042 ha – là một trog những VQG có tính đa dạng sinh học cao của Tây Nguyên

nói riêng và Việt Nam nói chung. Hệ động vật của VQG Kon Ka Kinh rất da dạng
và phong phú với tổng số 556 loài, thuộc 91 họ và 30 bộ. Trong đó, có 351 loài động
vật có xƣơng sống (79 loài thú, 214 loài chim, 30 loài bò sát, 22 loài ếch nhái và 06
loài thuộc lớp cá vây tia), 205 loài động vật không xƣơng sống thuộc lớp côn trùng
(Insecta). Lớp thú có 05 loài thú lớn đặc hữu cho Ðông Dƣơng và Việt Nam gồm:
Vƣợn má hung (Hylobates), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Hổ
(Panthera tigeris), Mang Trƣờng Sơn (Muntiacus truongsonenesis) và Mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis). Theo đề án “Điều tra đa dạng sinh học, xây dựng
danh lục và tiêu bản động vật, thực vật rừng, thủy sinh vật ở Vườn Quốc gia Kon
Ka Kinh, tỉnh Gia Lai” của UBND tỉnh (2012) ghi nhận trong 79 loài thú có 39 loài
(chiếm 49%) có nguy cơ tuyệt chủng, 32 loài ghi trong NĐ32/2006/NĐ-CP; 29 loài
đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 27 loài đƣợc ghi trong Danh lục đỏ IUCN
2011 [7], [13], [14].
Một số nghiên cứu trƣớc đây ở VQG Kon Ka Kinh nhƣ đề án “Xây dựng và
phát triển VQG Kin Ka Kinh giai đoạn 2011 -2020”, UBND Gia Lai (2011), đã đƣa
ra danh mục các loài thú trong VQG Kon Ka Kinh; các nghiên cứu tập trung nghiên
cứu về Bộ linh trƣởng nhƣ “Báo cáo tổng kết Chương trình nghiên cứu sinh thái,
tập tính và bảo tồn loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Vườn quốc gia
Kon Ka Kinh, Tỉnh Gia Lai” của Hà Thăng Long (2008), “Nghiên cứu thành phần
loài và đặc diểm phân bố các loài khỉ thuộc giống Macaca tại Vuờn quốc gia Kon
Ka Kinh, tỉnh Gia Lai” của Trần hữu Vỹ (2013). Các nghiên cứu trên sử dụng
phƣơng pháp truyền thống (quan sát, ghi nhận bằng mắt thƣờng), hạn chế nghiên
cứu các loài hoạt động ban đêm, nhất là nhóm thú ăn thịt nhỏ. Chƣa có hình ảnh
minh chứng khoa học về thành phần loài của bộ ăn thịt, bộ móng guốc ngón chẵn,
bộ gặm nhấm [5], [8], [11], [13].

1


Phƣơng pháp sử dụng thiết bị bẫy ảnh có thể theo dõi nhiều cá thể khác nhau

cùng một lúc, thu thập dữ liệu từ xa, hạn chế các tác động tới động vật, thực hiện
cùng lúc tại nhiều thời điểm, chụp và lƣu đƣợc hình ảnh khi xuất hiện nên dữ liệu
tin cậy, phù hợp với nhiều mục đích khoa. Sử dụng bẫy để phát hiện các loài nguy
cấp, hiếm gặp, xác định sự phân bố của các loài, ƣớc lƣợng kích thƣớc quần thể và
độ phong phú của loài. Ngoài ra bẫy ảnh còn có thể giám sát hành vi, tập tính động
vật, nghiên cứu việc sử dụng môi trƣờng sống của chúng [15], [16].
Nhằm bổ sung, cập nhật cơ sỡ dữ liệu, hình ảnh, xác định mức độ phong phú
của khu hệ thú tại VQG Kon Ka Kinh một cách hệ thống, đảm bảo tính khoa học,
góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn khu hệ thú hiệu quả hơn. Tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu đa dạng khu hệ thú tại một số tiểu khu phía Nam vƣờn Quốc gia Kon Ka
Kinh, tỉnh Gia Lai bằng thiết bị bẫy ảnh”.
2.

Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát.

Cập nhật dữ liệu thành phần loài thú ở phía nam VQG Kon Ka Kinh nhằm
hỗ trợ công tác bảo tồn hiệu quả hơn

2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Lập đƣợc danh mục thành phần các loài thú với hình ảnh minh họa cụ

thể thông qua bẫy ảnh.
- Xác định đƣợc sự phong phú của các loài thú thông qua tần suất xuất hiện

của loài do bẫy ảnh ghi nhận.
- Mô tả một số đặt điểm sinh học, sinh thái học của các loài thú quý, hiếm

cần ƣu tiên bảo tồn.
3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cập nhật dữ liệu về thành phần các loài thú, mức độ

phong phú và hình ảnh của từng loài tại khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở cập nhật dữ liệu về thành phần các loài thú sẽ

góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tạ VQG Kon Ka Kinh
hiệu quả hơn.
2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về bẫy ảnh.
1.1.1 Khái niệm bẫy ảnh.
Bẫy ảnh là hệ thống thiết bị điện tử có thể kích hoạt từ xa và tự động chụp
ảnh, quay phim khi có sự hiện diện của động vật trong vùng cảm biến [31].

1.1.2 Lịch sử phát triển bẫy ảnh
Máy ảnh đƣợc phát minh và tinh chế trong thế kỷ XIX, đƣợc gọi đơn giản là
“wildlife photography’’. Thiết bị này nặng nề, cồng kềnh, ghi hình chậm chạp. Công
nghệ mới này đƣợc áp dụng vào thiên nhiên để chụp hình ảnh động vật vào năm
1863 bởi nhà thám hiểm ngƣời Đức_giáo sƣ G Fritsch. Bức ảnh về động vật hoang
dã sử dụng cho mục đích khoa học đầu tiên vào giai đoạn 1872-1876 trong cuộc
hành trình băng đại dƣơng bởi tàu HMS Challenger của ngƣời Anh [15].
Những bức ảnh chụp động vật hoang dã đầu tiên đƣợc chụp bằng bẫy ảnh
bằng tay thả với một màng trập, sự phát triển công nghệ đã tạo ra tốc độ màn trập
với tốc độ chụp nhanh hơn và cần phải có thiết bị kích hoạt. Năm 1890, Nhà khoa
học George Shiras là ngƣời đầu tiên phát triển bẫy ảnh sử dụng phƣơng pháp dây
dẫn truyền để kích hoạt và hệ thống đèn flash để chụp ảnh động vật. Shiras đã ghi

hình rất nhiều loài động vật hoang dã bằng thiết bị này [34], [40].
Đến năm 1900, Câu lạc bộ nhiếp ảnh động vật học đã thống kê có bốn triệu chủ sở
hữu máy ảnh ở Anh. Năm 1926 William Nesbit cùng với sự giúp đỡ của William T.
Hornaday và George Shiras đã xuất bản cuốn sách hƣớng dẫn chi tiết đầu tiên về chụp ảnh
ngoài trời. Trong cuốn sách này, ông mô tả chi tiết các thiết bị của Camera, các loại mồi để
thu hút các động vật và dây dẫn truyền để giải phóng màng trập. Ông cũng xuất bản hình
ảnh đầu tiên về loài Hổ hoang dã (P. tigris) nhờ sử dụng thiết bị bẫy ảnh này. Từ đó, bẫy
ảnh đƣợc chính thức sử dụng nhƣ một công cụ nghiên cứu khoa học. Thông qua những
hình ảnh ghi nhận động vật, Chapman đã dựa trên những dấu hiệu của con vật để đƣa ra sự
riêng biệt của cùng một loài. Ông cũng đã suy luận về hành vi của động vật, ví dụ nhƣ một
vài loài mè o dƣờng nhƣ ý thức đƣợc về bẫy ảnh và cố gắng vƣợt qua, tránh né bẫy ảnh,
còn ảnh chụp về loài lợn lòi peccaries lại cho thấy không có nhận thức nhƣ vậy.Tuy nhiên,

3


bẫy ảnh chƣa đƣợc phổ biến trong các nghiên cứu bảo tồn động vật do những sự trở
ngại về công nghệ gây khó khăn hơn khi sử dụng phƣơng pháp này so với các
phƣơng pháp nghiên cứu động vật khác [18] [31].
Vào thế kỷ XX, nhằm sự cồng kềnh, tăng tốc độ chụp hình, bẫy ảnh đƣợc cải
tiến và thay thế; thêm vào đó có thể tạo nên một đoạn phim về động vật bằng chuỗi
các hình ảnh chụp liên tục. Năm 1959, Pearson đƣa ra hệ thống kích hoạt mới cho
bẫy ảnh bằng cách sử dụng một chùm ánh sáng đỏ nâu đặt trên đƣờng băng, khi bị
gián đoạn bởi động vật sẽ làm bẫy ảnh kích hoạt. Đến năm 1991, Carthew va Slater
đã mô tả hệ thống bẫy ảnh tự động sử dụng chùm tia hồng ngoại nhƣ một thiết bị
kích hoạt [20], [26], [27].
Hiệu quả của bẫy ảnh đƣợc chính thức khẳng định vào tháng 2/2011 khi Viện
nghiên cứu Smithsonian (Hoa Kỳ) công bố 200.000 bức hình của các loài động vật chụp
đƣợc bằng bẫy ảnh trên internet. Hiện đang sử dụng bẫy ảnh để ghi nhận sự có mặt, độ đa
dạng và những dao động về quần thể các loài vào thời điểm mà diện tích rừng và không

gian sống của các loài động vật trong tự nhiên đang dần bị thu hẹp. Chính nhờ bẫy ảnh mà
các nhà nghiên cứu có đƣợc cơ sở để tính toán số lƣợng nhiều loài thú, chim – những con
số trƣớc đây vốn chỉ có thể ƣớc lƣợng [47].

1.1.3 Ứng dụng nghiên cứu khoa bằng bẫy ảnh trên thế giới
Nhận thức đƣợc tình trạng bảo tồn các loài động vật ngày càng tăng, đặt biệt
với các loài ăn thịt vừa và nhỏ, tình trạng thiếu hụt về dữ liệu khoa học đáng tin cậy
và không gây tổn hại đến động vật. Chính vì vậy phƣơng pháp sử dụng bẫy ảnh để
thu thập dữ liệu khoa học là phƣơng pháp hữu hiệu nhất [15], [43].
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng bẫy ảnh để điều tra về sự làm tổ của các loài
chim nhƣ Laurance và Grant (1994) và Major and Gowing (1994) đã xác định loài thú ăn
thịt của loài chim ở Úc. Karanth (1995) đã sử dụng bẫy ảnh tự động để xác định cá thể hổ ở
Nagarahole, Ấn Độ và sau đó ƣớc tính số liệu của họ bằng cách chụp ảnh dƣới mô hình lấy
mẫu lấy chính thức (CR). Karanth và cộng sự năm 2004 mở rộng tới một số địa điểm trên
khắp Ấn Độ để ƣớc tính mật độ hổ; Gần đây hơn đã áp dụng mô hình CR vào dữ liệu bẫy
ảnh đã đƣợc mở rộng thêm trong một nghiên cứu 9 năm về ƣớc tính tỷ lệ sống, sự thay đổi
về thời gian và tỷ lệ thay đổi mật độ trong quần thể hổ ở Nagarahole năm 2006. Trong một
nỗ lực bằng cách sử dụng bẫy ảnh ở Sierra Nevada của California năm 2009, đã cho ra
những bức ảnh về lo ài chồn
4


sói Wolverine, đƣợc ghi nhận lần đầu tiên ở California từ năm 1922. Các nghiên cứu
di truyền sau đó chỉ ra rằng nó có thể là một con đực phân tán từ dãy núi Rocky phía
bắc [15], [28], [32].
Công cụ này hiện nay đang đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi trên toàn thế
giới trong các nghiên cứu từ nhóm động vật có vú trên cạn từ kích cở trung bình đến
lớn, các loài chim, các loài động vật có vú sống trên cây, các loài động vật ăn thịt
nhỏ và vừa, và kể cả các loài bò sát. Bẫy ảnh từ xa đã đƣợc sử dụng ngày càng đa
dạng với nhiều nhóm loài động vật khác nhau. Các ứng dụng nghiên cứu phổ biến

nhất của bẫy ảnh hiện bao gồm lập danh mục thành phần loài và xác định các loài
nguy cấp, quý, hiếm; ƣớc tính tƣơng đối sự phong phú của động vật dựa vào tỉ lệ
ảnh chụp; độ phong phú, mật độ, sinh tồn, và ƣớc tính sự bổ sung của các cá thể của
loài thông qua phƣơng pháp phân tích; ƣớc tính mật độ của các loài không thể định
danh đƣợc thông qua phƣơng pháp tính ngẫu nhiên; ƣớc tính khả năng xâm chiếm
và mô hình hóa; giám sát quần thể theo diễn biến thời gian; phân tích liên kết hệ
sinh thái; các nghiên cứu về mô hình hoạt động của loài; khả năng sinh sản; tập tính,
hành vi đánh dấu vùng sống [15], [33].

Hình 1. 1: Tỷ lệ sử dụng bẫy ảnh trong nghiên cứu ở các nhóm động vật
Về mặt địa lý, các nghiên cứu đƣợc báo cáo từ 60 quốc gia, phổ biến nhất ở
Mỹ (17,1%), Brazil (13,8%) và Australia (5,6%). Theo lục địa, đa số các nghiên đã
đƣợc thực hiện tại Châu Á (28,6%) và Châu Mỹ (Bắc = 28,8%, Nam = 23,0%), ít
hơn là ở châu Phi (12,3%) và châu Âu (8,1%) [37].
5


Hình 1. 2: Tỷ lệ sử dụng bẫy ảnh trong nghiên cứu khoa học trên thế giới
Từ các bức ảnh tiên phong chụp bằng máy ảnh cồng kềnh, những tiến bộ công nghệ
trong cảm biến hồng ngoại và nhiếp ảnh kỹ thuật số đã phát hiện ra các động vật hoang dã
khó tính. Bẫy ảnh hiện nay đang đƣợc sử dụng để đánh giá về phân bố động vật hoang dã,
phong phú, hành vi và cấu trúc động vật. Các ứng dụng phổ biến nhƣ vậy đang tạo ra nhiều
dữ liệu mới và tiềm năng về tiêu chuẩn phƣơng pháp luận nhƣ là một nền tảng của các
sáng kiến giám sát đa dạng sinh học toàn cầu [28], [29].

1.1.4 Ứng dụng nghiên cứu khoa học bằng bẫy ảnh ở Việt Nam
Nhìn chung, bẫy ảnh đã và đang đƣợc bắt đầu đƣa vào sử dụng trong công
tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn ĐDSH tại hầu hết các khu BTTN và VQG ở Việt
Nam; trong các dự án bảo tồn đƣợc tại trợ bỡi các quỹ bảo tồn quốc tế từ những
năm đầu 1990. Tuy nhiên, ứng dụng rộng rãi và hiệu quả nhất của bẫy ảnh bắt đầu

từ sau 2013. Cho đến nay, bẫy ảnh đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực và vô cùng
quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Đặc
biệt, với các công bố phát hiện và ghi nhận nhiều loài đƣợc xem là tuyệt chủng ở
các khu rừng tự nhiên của Việt Nam. Đánh dấu sự thành công, tính hiệu quả của việc
ứng dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại này [47].
Năm 2009, Dự án “Lồng ghép quản lý nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh
học tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk” do Tổ chức Birdlife quốc tế tại
6


Việt Nam thực hiện, đã đặt bẫy ảnh ghi hình động vật. Kết quả kiểm tra ghi nhận
loài mang lớn đầu tiên ngoài tự nhiên ở Việt Nam. Với phƣơng pháp khảo sát và đặt
bẫy ảnh, KBT Sao la Thừa Thiên - Huế phát hiện cá thể thỏ vằn (Nesolagus
Timminsi) mà trƣớc đây chỉ tìm thấy ở Quảng Bình và Nghệ An [44], [45].
Đến tháng 9/2013, hình ảnh Sao la đƣợc ghi nhận thông qua bẫy ảnh đặt
trong KBT Sao la Quảng Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm
hiện tại, khi niềm tin vào sự tồn tại của Sao la ngoài tự nhiên, cũng nhƣ hiệu quả
bảo tồn Việt Nam đang bị sụt giảm, nhất là sau khi loài tê giác Java chính thức tuyệt
chủng ở Việt Nam năm 2011. Tổ chức WWF cho rằng đây là bằng chứng quan
trọng, chứng minh cho tính đúng đắn là kết quả của những đầu tƣ và nỗ lực bảo tồn
ĐDSH ở khu vực Trung Trƣờng Sơn trong nhiều năm qua [44].
Từ năm 2013 trở lại đây, các nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu khoa học có sử
dụng bẫy ảnh đã liên tục ghi nhận đƣợc nhiều loài Thú, Chim nguy cấp, quý, hiếm
xuất hiện tại các KBTTN và VQG đã đóng góp rất quan trọng trong công tác quy
hoạch và xây dựng kế hoạch ƣu tiên bảo tồn loài [47].
Tháng 07/2016, ban quản lý KBTTN Pù Hu cho biết phát hiện loài mang lớn
(Muntiacus vuquangensis) qua thiết bị bẫy ảnh. Loài mang này có trong Sách Đỏ Việt
Nam, phân hạng nguy cấp và trong danh mục Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm IB theo NĐ32/2006/NĐ-CP. Qua chƣơng trình bẫy ảnh đƣợc tiến hành
ở KBTTN Phong Điền, đã phát hiện 1 loài cầy đƣợc cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam và

ghi nhận có 9 loài động vật đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu.Trong báo cáo kết quả
“Chương trình nghiên cứu khu hệ động vật bằng thiết bị bẫy ảnh tại rừng đặc dụng Bà Nà
– Núi Chúa, Thành phố Đà Nẵng” của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nƣớc Việt
Xanh vào cuối năm 2016 ghi nhận 21 loài động vật gồm 19 loài thú và 2 loài chim; bổ
sung 2 loài mới cho danh lục thú ở Bà Nà – Núi Chúa là Cầy vằn Bắc
(Chrotogaleowstoni) và Cầy gấm (Prionodon pardicolor) [46].

1.1.5 Các loại bẫy ảnh.
Có 2 loại bẫy ảnh là bẫy ảnh không kích hoạt và bẫy ảnh kích hoạt. Sự phận
loại này dựa trên sự khác biệt giữa hệ thống bẫy ảnh.

a. Bẫy ảnh không kích hoạt

7


Hệ thống không kích hoạt bao gồm các camera đƣợc lập trình để ghi lại hình
ảnh liên tục hoặc thƣờng xuyên, các khoảng thời gian định trƣớc; Tuy nhiên, vì ghi
hình liên tục nên loại bẫy ảnh này đòi hỏi một nguồn năng lƣợng lớn, giải pháp là
nối một sợi dây dài tới nguồn điện trực tiếp hoặc sử dụng năng lƣợng mặt trời [15].

b. Bẫy ảnh kích hoạt
Bẫy ảnh kích hoạt sẽ không hoạt động cho đến khi chúng đƣợc kích hoạt bởi
một sự kiện nào đó, thƣờng là sự xuất hiện động vật; Hệ thống kích hoạt có thể là
cơ học, chùm tia sáng. Loại kích hoạt cơ học sử dụng các miếng đệm áp lực hoặc
chuỗi mồi trong đó có một đƣờng kết nối để kích hoạt bẫy ảnh; Khi con vật tiếp cận
và tác động tới làm cho đƣờng dây kết nối đƣợc kích hoạt, máy sẽ tự dộng ghi hình.
Loại bẫy ảnh kích hoạt sử dụng chùng tia sáng, phổ biến là chùm tia hồng ngoại;
Chùm tia hồng ngoại chiếu liên tục từ máy đến đối tƣợng, khi chùm tia bị gián đoạn
sẽ làm kích hoạt máy ảnh để ghi lại hình ảnh ngay tại thời điểm đó [15].

Tùy thuộc vào sự khác biệt trong điều kiện hiện trƣờng và các loài mục tiêu
cũng có thể ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của bẫy ảnh. Một bẫy ảnh để phát hiện các
loài quý hiếm ở vùng sâu vùng xa, địa hình khó khăn cần phải nhỏ gọn, chất lƣợng
hình ảnh đáng tin cậy và có khả năng chụp ảnh trong thời gian dài; trong khi một cái
bẫy đƣợc sử dụng để quan sát hành vi, tập tính động vật cần phải yên tĩnh, ngụy
trang tốt hạn chế tác động đến động vật, có khả năng chụp một lƣợng lớn các hình
ảnh liên tiếp. Ngoài ra có thể lựa chọn bẫy ảnh qua các chức năng hệ thống của máy
nhƣ: Chất lƣợng ảnh chụp, tốc độ chụp ảnh liên tiếp, loại đèn plash chụp ban đêm,
chức năng quay video, ... Chính vì vậy, giá thành của các bẫy ảnh trên thị trƣờng có
thể dao động từ 199USD đến 1200USD. Các hãng sản xuất bẫy ảnh phổ biến là
Busnell, Browning, Covert, Cuddeback, HCO, Moultrie, Mudd [16].

1.2 Tổng quan điều kiện tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu.
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
VQG Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách Thành phố
PleiKu 50 Km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5
xã thuộc 3 huyện: KBang, Mang Yang và Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Tọa độ địa lý: 14°
09' đến 14° 30' vĩ độ Bắc; 108° 16' đến 108° 28' kinh độ Đông.
8


-

Ranh giới:
 Phía Bắc: Giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đăk Roong, huyện

KBang
 Phía Nam: Giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun huyện Mang Yang.
 Phía Đông: Giáp một phần xã Đăk Roong, một phần xã Kroong và xã


Lơ Ku huyện KBang.
 Phía Tây: Giáp một phần xã Hà Đông huyện Đăk Đoa [14].
107°30'

108°0'

108°30'

109°0'

15°0'

14°30'

14°0'

13°30'

Ch- Pr«ng

Chú

!

Trung tâm tỉnh
Đường giao thông
Biên giới quốc gia
Ranh giới tỉnh



Yok §«n
VQG Kon Ka Kinh
13°0'

VQG Khu bảo tồn

Hình 1. 3: Bản đồ vị trí VQG Kon Ka Kinh

9


b. Địa hình.
VQG Kon Ka Kinh thuộc vùng tiếp giáp giữa Cao nguyên PleiKu và Cao
nguyên Kon Hà Nừng gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200 - 1.500 m,
đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748 m, phía Đông của Vƣờn có độ cao trung bình 600 m.
Nhìn chung địa hình Kon Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có 3 kiểu địa hình
chính:
- Kiểu địa hình núi cao: chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của Vƣờn. Phân bố ở

đỉnh Kon Ka Kinh, có độ cao từ 1.700 - 1.748 m.
- Kiểu địa hình núi trung bình:, chiếm 98,5% diện tích tự nhiên của Vƣờn.

Phân bố gần nhƣ toàn bộ Vƣờn, có độ cao từ 700 -1.700 m
- Kiểu địa hình núi thấp: chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của Vƣờn. Phân bố

dọc theo các nhánh của suối Đăk Lorr, có độ cao dƣới 700 m [14].

10



/" Trạm bao vệ

Sông suối
14°28'

Đường giao thông
Ranh giới tỉnh
Ranh giới VQG
Ranh giới xã
Dạng địa hình
14°24'

Dưới 700m
700-1000m
1000-1300m
1300-1500m
>1500m

14°20'

Hµ §«ng

/"

14 °1
6 '

14°16'


/"

/"
A Yun


Hình 1. 4: Bảng đồ đai độ cao vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh

11


c. Thủy văn.
Có 2 hệ thống sông suối chính cũng là thƣợng nguồn của 2 sông trong vùng,
nhiều nhánh suối nhỏ, mật độ tƣơng đối dày, phân bố rải đều trên diện tích VQG.
Các dòng suối mùa mƣa có lƣu lƣợng nƣớc lớn, mùa khô lƣu lƣợng nƣớc thấp.
Hệ thống sông, suối ở Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh ngắn, hẹp, tốc độ dòng chảy
lớn, nhiều thác ghềnh [14].
- Sông Ba: Là hệ sông lớn nhất, bắt nguồn từ các suối ở phía Bắc xã Đăk Roong,

chảy theo hƣớng Bắc Nam, chảy qua Vƣờn quốc gia tại tiểu khu 18. Hệ thống suối ở sƣờn
Đông Bắc, Đông Nam Kon Ka Kinh thuộc lƣu vực của sông Ba [14].
- Sông Đăk Pne: Bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sƣờn Tây Kon Ka Kinh

thuộc địa bàn xã Kon Pne. Sông chảy theo hƣớng Bắc, nhập với sông ĐăkBla tại
huyện Kon Plông, chảy qua Thị xã Kon Tum, nhập với sông PôKô [14].

d. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dƣới 16 0C, lƣợng mƣa trung bình năm
2.800 mm, ba tháng mƣa nhiều nhất la tháng 9, 10 và 11; mùa Hè độ ẩm cao, mùa
Đông độ ẩm vừa phải. Các thông số khí hậu trung bình qua nhiều năm đặc trƣng

cho vùng nhƣ sau:
0

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-25 C; nhiệt độ trung bình
0

0

- Tháng lạnh nhất là 16 C, riêng đỉnh Kon Ka Kinh dƣới 15 C; nhiệt độ trung

bình tháng nóng nhất 240C;
- Lƣợng mƣa trung bình năm: 2.000-2.500 mm; số ngày mƣa bình quân năm:
127 ngày; ẩm độ tƣơng đối trung bình năm: 80%.
- Tổng lƣợng mƣa trung bình biến động từ 2.000-2.500 mm, lƣợng mƣa tập
trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 70- 75% lƣợng mƣa cả năm. Tháng có
lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8. Tháng có lƣợng mƣa thấp nhất: tháng 1.
- Độ ẩm bình quân năm: 80%, độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mƣa từ 87%,

các tháng mùa khô có độ ẩm tƣơng đối thấp nhất 71%.
- Hàng năm có 2 hƣớng gió chính, các tháng mùa khô có hƣớng gió chính là gió

mùa Tây Nam, các tháng mùa mƣa hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc

[14].
12


e. Thảm thực vật
VQG Kon Ka Kinh có diện tích rừng thƣờng xanh lớn, hình thành trong điều
kiện đặc thù. Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Thái Văn Trừng gồm phân loại

các kiểu thảm thực vật trong bảng :
Bảng 1. 1: Diện tích các ki ểu thảm thực vật ở VQG Kon Ka Kinh 2011
TT

Kiểu

1

Dân cƣ

2

Đất nông nghiệp

3

Cây công nghiệp

4

Rừng kín TXNĐ lá kim

5

Rừng kín TXNĐ lá rộng

6

Rừng thứ sinh kín TXNĐ lá rộng


7

Rừng thƣa TXNĐ lá kim

8

Rừng thƣa TXNĐ lá rộng

9

Rừng tre nứa

10

Rừng trồng

11

Sông suối

12

Thảm cây bụi

13

Trảng cỏ
Tổng số

Căn cứ vào hệ thống phân loại thảm thực vật của UNESCO 1973, căn cứ điều

kiện sinh thái khu vực và xếp rừng trồng vào bảng phân loại. VQG Kon Ka Kinh có
4 lớp quần hệ là: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ thảm

cây bụi, lớp quần hệ thảm cỏ [14].
g.

Khu hệ động thực vật.

13


Tổng số loài thực vật VQG Kon Ka Kinh năm 2011 là 1.022 loài, thuộc 568 chi và
158 họ. Phân bố các taxa trong 3 nhóm là Khuyết thực vật có 80 loài, Thực vật hạt trần có
14 loài và Thực vật hạt kín có 928 loài đƣợc trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1. 2: Cấu trúc thành phần loài thực vật ở VQG Kon Ka Kinh
Tên Việt Nam
Ngành Dƣơng xỉ
Ngành Thông
Ngành Ngọc lan
Tổng
Hệ động vật của VQG Kon Ka Kinh rất da dạng và phong phú với tổng số
556 loài, thuộc 91 họ và 30 bộ. Trong đó, có 351 loài động vật có xƣơng sống (79

loài thú, 214 loài chim, 30 loài bò sát, 22 loài ếch nhái và 06 loài thuộc lớp cá vây
tia) và 205 loài động vật không xƣơng sống thuộc lớp côn trùng (Insecta). Lớp thú
có 05 loài thú lớn đặc hữu cho Ðông Dƣơng và Việt Nam là: Vƣợn má hung
(Hylobates), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Hổ (Panthera tigeris),
Mang Trƣờng Sơn (Muntiacus truongsonenesis) và Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis ) [14].

Lớp chim có 07 loài chim đặc hữu. Trong đó có 03 loài đặc hữu cho Việt
Nam: Khƣớu dầu den (Garrulax milleti), Khƣớu mỏ dài (Jabouilleia danjoui)
Khƣớu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis) và 04 loài đặc hữu cho Việt Nam
và Lào: Kƣuớu đầu xám (Garrulax vassali), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Gà
lôi vằn (Lophura nycthemra) và Thầy chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri) [14].
Lớp bò sát, ếch nhái có 04 loài đặc hữu cho vùng và Việt Nam: Thằn lằn
buôn lƣới (Sphenomorphus buonluoicus) là loài đặc hữu cho vùng Nam Trƣờng
Sơn (Lào), 03 loài đặc hữu cho Việt Nam: Thằn lằn đuôi dỏ, Chàng Sapa (Rana
chapaensis), Ếch gai sần (Rana verrucospinosa) [14].

14


Lớp Thú tại VQG Kon Ka Kinh năm 2011 đã ghi nhận 79 loài Thú. Bộ Ăn
thịt có 23 loài, 6 họ; bộ Dơi, 16 loài, 4 họ; bộ Móng guốc ngón chẵn, 9 loài, 4 họ; bộ
Gặm nhấm, 15 loài, 4 họ; bộ Linh trƣởng, 9 loài, 3 họ; bộ Chuột chù, 3 loài, 2 họ;
các bộ Thỏ; bộ Cánh da; bộ Nhiều răng; bộ Tê tê có 1 họ và 1 loài. Có 39 loài thú
chiếm (49% tổng số loài) ở VQG Kon Ka Kinh bị đe dọa tuyệt chủng có giá trị bảo
tồn. Sách đỏ Việt Nam (2007) có 29 loài; Danh lục đỏ thế giới IUCN (2011) có
27 loài và 32 loài có trong NĐ32/2006 NĐ-CP và 17 loài thú trong Sách Đỏ Việt

Nam (2007) [14].

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên
cứu a. Dân số
Tổng dân số toàn vùng của các xã có liên quan đến VQG Kon Ka Kinh hiện
có 5.895 hộ, với 30.508 ngƣời. Đƣợc phân bố chủ yếu ở vùng đệm của VQG Kon
Ka Kinh, có diện tích 141.012 ha thuộc địa phận 71 thôn của 07 xã của 03 huyện
K’bang, Mang Yang và Ðak Ðoa là nơi sinh sống của 5.825 hộ gia đình với 30.207
ngƣời. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ thấp (18%), dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao (82%)

dân số trong vùng đệm. Trong đó chủ yếu là nguời dân tộc thiểu số Ba Na [14].

b. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc
Cộng đồng dân tộc ngƣời Ba Na là ngƣời bản địa đã sinh sống lâu dời ở đây.
Họ định canh, định cƣ thành các thôn, bản ven các trục đƣờng giao thông và các
khe của sông suối. Mỗi thôn có từ 20 - 50 ngôi nhà, phần lớn là nhà sàn. Nguời Ba
Na có truyền thống canh tác nƣơng rẫy và khai thác tài nguyên rừng. Nét văn hóa
lâu đời của dân tộc Ba Na là văn hóa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cƣới hỏi
mang tính cộng đồng cao [14].
Cộng đồng các dân tộc ít nguời khác gồm 09 dân tộc: Tày, Nùng, Hmông,
Dao…chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc di cƣ đến đây sau năm 1975, chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ so với tổng dân số của vùng, phân bố rải rác ở các xã Ayun và Kroong nên đặc
trƣng văn hóa riêng của từng dân tộc ít có điều kiện biểu hiện.
Cộng đồng dân tộc Kinh chủ yếu là dân cƣ ở các tỉnh thành của miền Bắc và
miền Trung di cƣ về đây sinh sống, lập nghiệp. Các xã của huyện Mang Yang có tỷ
lệ hộ nghèo chiếm từ 40% - 60% số hộ trong xã do có tỷ lệ nguời Kinh có nhiều
kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ
15


×