Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lời giải bài tập môn trang bị điện trong máy cắt kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.11 KB, 15 trang )

Câu 1: cầu chì
Cầu chì là một loại dụng cụ để bảo vệ thiết bị điện và tránh lưới điện khỏi dòng
điện ngắn mạch
Bộ phận cơ bản của cầu chì là dây chảy. dây chảy thường làm từ vật liệu có nhiệt
độ nóng chảy thấp. dây chảy thường là những dây có tiết diện tròn bằng trì, kẽm,
thiếc, nhôm hay đồng được dập theo nhiều hình dạng. dây chảy được kẹp bằng vít
vào đế cầu chì có nắp cách điện để tránh hồ quang bắn ra xung quanh khi dây chảy
đứt.
Yêu cầu: Igh > Iđm để dây chảy không bị đứt khi làm việc ở dòng định mức
Dây chảy bằng chì Igh /Idm =1.25-1,45
Dây chảy bằng hợp kim chì thiếc Igh /Iđm =1.15
Dây chảy bằng đồng Igh /Idm =1,6-2
Khi chọn cầu chì yêu cầu nó phải thỏa mãn ba điều kiện sau: Dây chảy cầu chì
không chảy khi có dòng điện mở máy động cơ chạy qua. Cầu chì phải cắt có tính
chất chọn lọc, nghĩa là thiết bị điện nào bị ngắn mạch, chỉ cầu chì bảo vệ thiết bị đó
cháy, cầu chì bảo vệ đường dây chính, cung cấp cho nhiều thiết bị vẫn không bị
cháy.

Câu 2: Nút ấn


Nút ấn:

Nút ấn ( nút bấm, nút điều khiển) dùng để đóng – cắt mạch ở lưới điện hạ áp. Nút
ấn thường được dùng để điều khiển các rơle, công tắc tơ, chuyển đổi mạch tín hiệu,
bảo vệ sử dụng phổ biến nhất là nút ấn trong mạch điều khiển động cơ để mở máy,
dừng và đảo chiều quay. Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm
thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm
chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu
Nút dừng khẩn cấp (Emergency) thường là tiếp điểm thường đóng được sử dụng để
dừng máy trong các trường hợp khẩn cấp có chốt khoá, khi bị ấn nút tự giữ trạng


thái bị ấn. Muốn xoá trạng thái này, phải xoay nút đi một góc 45o theo chiều kim
đồng hồ.
Thông thường tiếp điểm sử dụng là tiếp điểm thường đóng, có nghĩa là lúc nào
điện cũng qua tiếp điểm để cho máy hoạt động. Khi được tác động thì sẽ ngắt điện
ra.
-

Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là phần tử dùng để bảo vệ các thiết bị điện khỏi bị quá tải, quá dòng.
Trong công nghiệp rơ le nhiệt được lắp kèm contactor Nguyên lý cấu tạo của rơ
le nhiệt được biểu diễn ở hình 1.4. Mạch lực cần bảo vệ quá tải được mắc nối
tiếp với phần tử đốt nóng 1. Khi có dòng điện quá tải chạy qua, phần tử đốt
nóng 1 sẽ nóng lên và tảo nhiệt ra xung quanh. Băng kép 2 khi bị đốt nóng sẽ
cong lên trên, rời khỏi đòn đầu trên của đòn xoay 3 sẽ quay sang phải và kép
thanh cách điện 7. Tiếp điểm thường đóng 4 mở ra, cắt mạch điều khiển đối
tượng cần bảo vệ


Áp tô mát
Áptômát là khi cụ điện đóng mạch bằng tay và cắt mạnh tự động khi có sự cố như:
quá tải, ngắt mạch, sụt áp... Đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng áp tô mát đóng cắt
không thường xuyên các mạch điện làm việc ở chế độ bình thường. Kết cấu các
áptomát rất đa dạng và được chia theo chức năng bảo vệ: áptomát dòng điện cực
đại, áp tomát dòng điện cực tiểu, áptomát điện áp thấp, áptomát công suất ngược ...
Cấu tạo của aptomat gồm 8 phần: 1-Cần gạt 2-Cơ cấu ngắt mạch 3-Hệ thống tiếp
điểm 4-Ngõ vào dây điện 5-Thanh lưỡng kim(rơ le nhiệt) 6-Vít cân chỉnh 7Cuộn hút( rơ le từ) 8-Bộ dập hồ quang
Một aptomat cần thỏa mãn các yêu cầu sau: – Chế độ làm việc định mức của
aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy
qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được.

– Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kilo
Ampere (kA). Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm
việc tốt ở trị số dòng điện định mức (Idm).
– Để nâng tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá
hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé.


Câu 3: Nguyên lý bảo vệ mạch của role nhiệt trong mạch
Khi nút ấn thường mở PB1 cấp điện vào cuộn hút contactor k1 các tiếp điểm của
công tắc tơ được đóng lại ( tiếp điểm thường mở k1 đóng lại cung cấp điện cho
cuộn hút k. các tiếp điểm abc đóng lại cấp điện cho động cơ hoạt động. khi dòng
điện quá tải chạy qua phần tử dây đốt nóng 7 nóng lên làm thanh lưỡng kim 5 hút
vít chỉnh dòng điện tác động 4, tiếp điểm thường đóng 2 được chuyển qua tiếp
điểm thường mở 3 ngắt điện cuộn hút contactor k. các tiếp điểm được trở lại vị trí
ban đầu ngắt điện cho động cơ
Câu 4: role thời gian
Rơle thời gian. Rơle thời gian là rơle tạo trễ đầu ra nghĩa là khi đầu vào có tín hiệu
điều khiển thì sau một thời gian nào đó đầu ra mới tác động (tiếp điểm rơle mới
đóng hoặc mở). Thời gian trễ có thể từ vài phần giây đến hàng giờ hoặc hơn nữa.
Rơle thời gian có nhiều loại, nhiều kiểu khác nhau dùng cả ở mạch một chiều lẫn
xoay chiều. - Rơle thời gian kiểu điện từ: Dùng ở mạch một chiều và thường để
duy trì thời gian nhả chậm nắp từ động tới 3s. - Rơle thời gian kiểu thủy lực: Dùng
cho cả cuộn hút một chiều và xoay chiều.
Phân loại Rơ le thời gian:
Rơ le thời gian được chia làm 3 loại: Rơ le ON DELAY, Rơ le OFF DELAY, Rơ le
hỗn hợp
- ON DELAY: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơle thời gian ON DELAY, các
tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường
đóng hở ra, thường hở đóng lại), các tiếp điểm tác động có tính thời gian không



đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ
chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất
cả các tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu
Ký hiệu trong bản vẽ:

- OFF DELAY: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơle thời gian OFF DELAY, các
tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào
cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban
đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có
tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu
Câu 5 contactor
Contactor (khởi động từ) là khí cụ điện điều khiển từ xa dùng để đóng cắt các
mạch điện động lực ở điện áp tới 500V và các dòng điện tới vài trăm, vài nghìn A.
Tuỳ theo dòng điện sử dụng, contactor chia ra loại 1 chiều và loại xoay chiều. Phần
tử chính của một công tác tơ là cuộn hút điện từ K và hệ thống các tiếp điểm. Khi
cuộn K có điện, lò xo kéo cần C mở các tiếp điểm động lực (tiếp điểm chính)a,b,c
và tiếp điểm phụ 1, đóng tiếp điểm phụ 2. Các tiếp điểm 1, a,b,c, gọi là tiếp điểm
thường mở. Tiếp điểm 2 gọi là tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm chính của Công
tắc tơ để có thể chịu được dòng điện lớn (còn gọi là tiếp điểm động lực). Tiếp điểm
phụ của Công tắc tơ không có đặc điểm này, vì thế chủ yếu dùng trong mạch điều
khiển. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà các tiếp điểm được nối vào mạch lực hay
mạch điều khiển một cách thích hợp


Câu 6 và 7
Ý nghĩa bảo vệ ngắn mạch
Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể có tác động ngẫu nhiên hay do chủ
quan của nhân viên vận hành dẫn đến những sự cố hoặc chế độ àm việc xấu, nếu
không được loại bỏ kịp thời thì dẫn đến hư hỏng máy móc, thiết bị gây rối loạn qus

trình sản xuất thậm trí gây nguy hiểm đến tính mạng con người. vì vậy bảo vệ hệ
thống điện là không thể thiếu và nó có nhiệm vụ đề phòng, loại trừ sự cố và chế độ
lam việc xâu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
-

Các phương pháp bảo vệ ngắn mạch

Khâu bảo vệ ngắn mạch:
+ Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì: đặt trên 3 pha của mạch điện xoay chiều, mạch
1 chiều thì đặt ở 2 đầu dâu nguồn. cấm đặt cầu chì trên dây trung tính vì khi dây
chảy thì vỏ máy và các thành phần tử dễ tiếp xúc sẽ gây điện thế nguy hiểm.ưu
điểm dễ sử dụng đơn giản rẻ tiền. nhược điểm là tác động không chính xác mà thay
đổi theo thời gian do han gỉ chỉ dùng cho thiết bị của nhóm hộ tiêu thụ loại 3
+ bảo vệ ngắn mạch bằng aptomat


Thay cho cầu chì ta có aptomat bảo vệ hoàn thiện hơn đóng cắt tin cậy hơn, việc
đóng cắt bằng aptomat rất dễ dàng.
Aptomat chia làm 3 loại: aptomat vạn năng dùng để bảo vệ quá tải ngắn mạch sụt
áp
Aptopmat chuyên dùng: có công dụng đặc biệt để đóng cắt từ xa không thường
xuyên hoặc tự động khi quá tải
Aptomat chỉnh định: bảo vệ các mạch điện quá tải và ngắn mạch, nó tương đối rẻ
so với aptomat vạn năng
+bảo vệ ngắn mạch bằng rơ le dòng cực
Bảo vệ quá tải lâu dài:
Quá tải lâu dài vượt trị số cho phép gây nên phát nóng làm nhiệt độ của dây quấn
máy điện tăng quá trị số cho phép đối với cách điện của nó sẽ dẫn đến cháy máy
điện. để bảo vệ máy điện ta có thể dùng aptomat chỉnh định hoặc rơ le nhiệt. phần
tử đốt nóng của ro le nhiệt thường được mắc vào 2 pha của hệ thống 3 pha hoặc

trên 1 hoặc 2 cực của đc điện 1 chiều
Câu 8 mạch đảo chiều động cơ bằng nút ấn kép
Khi ấn nút s2 ở mạch điều khiển cuộn hút k1 được cấp hiện hút các tiếp điểm
thường mở 2-8 , 4-10, 6-12, của contactor bên mạch động lực cấp điện cho động cơ
cùng lúc đó tiếp điểm 13-15 của k1 đóng lại làm h1 sáng báo hiện động cơ hoạt
động theo chiều 1. tiếp điểm k1 19-21 mở ra ngăn cấp điện cho k2 . khi ấn s3 sẽ
ngừng cấp điện cho k1 các tiếp điểm k1 trở lại vị trí ban đầuvà cuộn hút k2 có điện
, cuộn hút k2 hút các tiếp điểm của contactor k2 động cơ hoạt động theo chiều
ngược lại cùng lúc đó tiếp điểm k2 đóng lại đèn h2 sáng báo động cơ hoạt động
theo chiều 2. Khi có sự cố dòng quá tải tiếp điểm 3-5 được mở ra và 3-25 đóng lại
đèn h3 sáng báo hiệu quá tải động cơ ngưng hoạt động.
Câu 9 Mạch khởi động qua 1 cấp điện trở phụ trong mạch stato
Câu 10: Mạch điều khiển tắt mở máy bằng đổi nối sao tam giác theo nguyên
tắc thời gian
khi mà bắt đầu mở máy ấn nút s2 rồi cuộn hút k2 có điện. ở mạch dl td k2 đóng lại
dc đc nối theo chế độ sao đồng thời rơ le thời gian kt có điện. ở mạch động lực
tiếp điểm k2 thay đổi trạng thái đóng vào động cơ khởi động ở chế độ sao (đèn h2
sáng). mạch dk khi cuộn hút k2 có điện các td k2 thay đổi trạng thái cấp điện cho
k1 đồng thời cấp điện cho k3 các td k3 thay đổi trạng thái ( khóa chéo k3 để đảm


bảo cuộn hút k2 mất điện) ở mạch dl các td k2 trở về vị trí ban đầu đồng thời td k1
và k3 đống lại dc hoạt động theo chế độ tam giác đèn h2 sáng
Câu 11 Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian
ấn s2 cuộn hút k1 có điện đồng thời ro le thời gian kt1 có điện. ở mạch dl các td k1
đóng lại động cơ hoạt động qua 2 cấp điện trở phụ r1 r2
ở mạch dk khi rơ le thời gian kt1 có điện các td thường mở đống chậm thay đổi
trạng thái cấp điện cho cuộn hút k2
ở mạch dl các td k2 đống vào loại bỏ 1 cấp điện trở phụ ở mạch phần ứng. ở mạch
dk cuộn hút k2 có điện duy trì các td k2 thay đổi trạng thái đồng thơi rơ le thời gian

k2t có điện làm cho nút ấn thường mở đống chậm thay đổi trạng thái cấp điện cho
cuôn hút k3 mạch dl
các td k3 đc đóng lại loại bỏ 2 cấp điện trở ra khỏi mạch phần ứng kết thúc quá
trình khỏi động. dừng máy ấn s1 ngắt điện các vào cuộn hút làm cho td mạch dl trở
về vị trí ban đầu dẫn tới đc ko đc cấp điện động cơ dừng
*phần quá tải và ngắn mạch dùng cho nhiều câu
-quá tải khi xảy ra sự cố quá tải role nhiệt ở mạch dl tác động vào các td f2 ở mạch
dk làm các td f2 thay đổi trạng thái ( đèn h sáng) mở mạch dl các làm cho các cuộn
hút mất điện ở mạch dl các td của cuộn hút tháy đổi trnagj thát trở về vịt trí ban
đầu ngắt nguồn động cơ kết thúc quá trình bảo vệ quá tải.
-ngắn mạch:
ở mạch dk làm động cơ dừng khi xảy ap2 ở mạch dk thay đổi trạng thái cắt điện
vào các cuộn hút ( đèn tắt) ( đèn h3 sáng )
ở mạch dl ap 1 ở mạch dl mà ap1 là aptomat tác động vào mở các td ở mạch dk
làm động cơ dừng
Câu 12: Mạch đk theo nguyên tắc dòng điện
ấn nút s2 congtactor k1 có điện tiếp điểm k1 đóng duy trì, tiếp điểm k1 mạch động
lực cấp điện cho mạch phần ứng động cơ hoạt động qua RI , lúc này role dòng RI
role khóa rk cùng có điện cùng tác động nhưng phải đảm bảo yêu cầu RI có thời
gian tác động nhanh hơn RK . tiếp điêm thường đóng RI mở ra trước sau đó tiếp
điểm thường RK đóng. Động cơ hoạt động dòng điện giảm dần thì RI đạt trị số và
nhả dẫn đến contactor k2 tác động tiếp điểm k2 đóng lại duy trì và ngắn mạch RI
động cơ hoạt động ổn định.


Câu 13: Mạch điều khiển theo nguyên tắc thời gian
Mở máy: ấn nút s2 cấp điện cho cuộn hút k1 đóng tiếp điểm k1 duy trì ở mạch
động lực, tiếp điểm k1 đóng lại động cơ hoạt động qua 2 cấp điện trở phụ r1 và r2.
Dòng điện qua các điện trở phụ lớn gây sụt áp trên điện trở r1 làm cho cuộn hút
role thời gian 2kt hoạt động , tiếp điểm 2kt ở mạch dk thay đổi trạng thái sau 1 thời

gian hạn định tiếp điểm phụ k1 mở ra cắt điện vào role thời gian 1kt
Sau khi role thời gian 1kt nhả lúc này cuộn dây contactor k1 được cấp điện và hoạt
động đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực và cấp điện trở phụ khởi động thứ
nhất r1 bị nối ngắn mạch làm cho 2kt mât điện đến tiếp điểm 2kt . công tắc tơ k3
thay đổi trạng thái động cơ loại bỏ 2 cấp điện trở phụ động cơ hoạt động ổn định
Câu 14: Mạch đk theo nguyên tắc tốc độ
-Mở máy: ấn m cấp điện cho cuộn hút k tiếp điểm k thay đổi trạng thái thành
đóng(duy trì) ở mạch động lực các tiếp điểm k thay đổi trạng thái cấp nguồn cho
động cơ hoạt động qua 2 cấp điện trở phụ, tiếp điểm k mở ra để đảm bảo an toàn
cho Rtr ko có điện. khi tốc độ động cơ tăng dần đến tốc độ n1 nào đó thì role điện
áp G1 tác động đóng tiếp điển g1 loại bỏ caaso điện trở phụ k1 ra khỏi mạch phần
ứng động cơ . khi tốc độ động cơ tăng dần đến tốc độ n2 nào đó thì role điện áp g2
tác động đóng tiếp điểm g2 loại bỏ 1 cấp điện trở phụ r2 ra khỏi mạch phần ứng.
động cơ tăng tốc và làm việc với giá trị định mức
-Tắc máy: ấn d cuộn hút K mất điện các tiếp điểm k ở mạch động lực và điều khiển
thay đổi động cơ chuyển sang làm việc ở chế độ máy phát.điện áp phát ra cung cấp
cho cuộn hút Rtr vì lúc này k đóng làm cho tiếp điểm Rtr thay đổi trạng thái, cấp
điện cho cuộn hút H, đóng các tiếp điểm H ở mạch động lực. điện trở Rh được nối
vào mạch nhằm quá trình hãm động năng. Khi tốc độ được giảm nhỏ thì điện áp
không đỉ để duy trì cho Rtr tiếp điểm Rtr ở mạch điều khiển mỏ ra ngắt điện cuộn
hút H, tiếp điểm H ở mạch động lực mở ra kết thúc quá trình hãm động năng.
Câu 19: Phân tích nguyên lý mạch ĐK theo nguyên tắc hành trình
mở máy ấn nút mt các cuộn hút kt có điện các td t thay đổi trạng thái
mạch dl các td t đóng lại cấp nguồn cho động cơ quay thuận
ở mạch dk xe chạy di chuyển sang bên phải ( chiều quay thuận) khi xe chạy tới vị
trí hạn định sẽ chạn vào ctac hành trình hct làm cho td hct mở ra cắt điện vào cuộn
hút t
mạch dl các tiếp d t mở đc dừng nếu muốn đc quay ngược ta ấn mn cuộn hút n có
điện



mạch dl các tiếp đóng lại đc cơ quay ngược
mạch dk khi đc quay ngược đc chạy sang bên trái , xe chạy tới vị trí hạn định td
vào ct hành trình hcn các td hcn mở ra cắt điện cuộn hút n
mạch dk cuộn hút n mở ra cắt nguồn vào đc làm đc dừng
đây ko phải đc trực tiếp vì ko có nút ấn kép
Câu 20 Phân tích sơ đồ mạch điện đk động cơ 1 chiều kích từ độc lập
ấn nút ấn thường mở mt trên mạch đk cuộn hút kt có điện làm thay đổi trạng thái
của các td kt trong mạch dk và mạch dl cấp điện cho role thời gian Rth1. ở mạch
dl động cơ 1 chiều được khởi động theo chiều thuận qua 2 cấp điện trở. Sau 1
khoảng thời gian thì td thường mở đóng chậm của role thời gian Rth1 đóng lại cấp
điện cho cuộn hút k1 hút td k1 trên mạch dl loại bỏ 1 cấp điện trở ra khỏi mạch
đồng thời lúc này rơ le thời gian Rth2 có điện sau một khoảng thời gian hút tđ
thường mở đóng chậm Rth2 đóng lại cấp điện cho cuộn hút k2 hút td k2 để loại bỏ
nốt điện trở còn lại trong mạch đl . đc hoàn tất quá trình khởi động
quay ngược tương tự
-tắt máy: Ấn nút ấn liên động D mất điện , D’ có điện ngắt điện vào các thành phần
trong mạch điều khiển. các td trở về trạng thái ban đầu. ở mạch dl cuộn hút rh có
điện hút td RH đóng lại cấp điện cho cuộn hút H ở mạch dk, td H trên mạch dl
đóng lại làm cho điện trở hãm Rh có điện hãm động năng động cơ theo nguyên tắc
tốc độ đảo chiều quay động cơ.
Câu 22
*máy tiện t616
dk khi mở máy tay gạt ở vị trí 0
*nguyên lý mở máy đóng công tắc đầu và pb khiến role điện áp ph có điện làm
thay đổi trạng thái tdiem ph để duy và chuẩn bị cấp điện cho cuộn kp kb kc khi tay
gạt sang phải cấp điện có kp đồng thời cấp điện cho kc . ở mạch dl các td kp kc
thay đổi trạng thái cấp nguồn cho đc m1(quay thuận) m2( bơm dầu) nếu muốn đảo
chiều quay đc m1 ta gạt tay gạt sang vị trí số 2 cấp điện cho cuộn hút kb và kc ở
mạch dk các td kb và kc đóng lại cáp điện cho đc m1 và m2



Câu 24
1a660
*điều kiện:
-các bánh răng phải ăn khớp đóng các tiếp điểm 1kbr 2kbr 3kbr 4kbr
-cấp điện cho cuộn hút 4rld
-phải đủ dầu bôi trơn cuộn hút k4 có điện
-chiều quay trục chính đc chọn : ctc1 hay ctc2 kín dẫn đến cuộn hút 1 rld 2rld có
điện
-đc phải có từ thông ro le rnt làm thay đổi tiếp điểm rnt
-đạt 1 cấp độ nào đó : tiếp điểm td kín
*mở máy:
giả sử m1 quay thuận ấn nút m1 cuộn hút ldt có điện tđiểm ldt thay đổi trạng thái
đồng thởi cấp điện cho rơ le 3rld nhánh 3 có điện cấp điện cho cuộn hút k1 làm
thay đổi trạng thái tiếp điểm k1 cấp điện cho cuộn hút t là thay đổi tiếp t cấp điện
cho cuộn dg có điện thay đổi trạng thái tiếp điểm dg cấp điện cho k2 các tiếp điểm
k2 thay đổi trạng thái cuộn kích từ máy phát nối toàn bộ điện áp một chiều do k2
đóng nên điện trở rd loại bỏ khỏi mạch kích từ điện trở dkt ngắn mạch dòng điện
kích từ đạt tới giá trị định mức điện áp trong máy phát tăng dần tới định mức rơ le
điện áp rcb tác động vào tiếp điểm rcb dẫn đến k3 có điện các tiếp điểm k3 thay
đổi điện trở dkt đc đưa vào mạch kích từ dòng điện giảm tương ưng với từ thông
lúc đó đc khỏi động sang gđ thứ 2 lúc này từ thông đc đã giảm kết thúc quá trình
mở máy.
Máy tiện 1A66
Nguyên lý làm việc
Máy chỉ làm việc được khi tất cả các điều kiện liên động sau được đảm bảo:
- Đủ dầu bôi trơn, tiếp điểm DBT kín, k4 có điện
- Chiều quay trục chính đã được chọn, tiếp điểm CTC1 hoặc CTC2 kín, Rơle
1RLD hoặc 2RLD có điện.

- Đã đặt ở một cấp tốc độ nào đó ở tiếp điểm TD kín
- Các bánh răng trong hộp tốc độ đã ăn khớp hoàn toàn, các tiếp điểm 1KBR,
2KBR. 3KBR, 4KBR kin.


- Động cơ đã có từ thông 2 tiếp điểm RNT kín do rơ le RNT tác động.
Ở chế độ làm việc, muốn khởi động động cơ, ta ấn nút M1 để quay ( chiều thuận)
và ấn M2 để quay ngược). Giả thiết ta khởi động theo chiều quay thuận. Khi ấn M,
dẫn đến LĐT có điện, đóng các tiếp điểm thường mở LĐT + nhánh 3 có điện K1
có điện) T có điện, đóng các tiếp điểm thường mở T Đg và K2 có điện Cuộn kích
từ của máy phát CKF của máy phát được nối vào toàn bộ điện áp 1 chiều, điện trở
kinh tế trong mạch kích từ của động cơ bị loại bỏ bởi K2, điện trở điều chỉnh dòng
kich ĐKT bị ngắn mạch, do đó dòng điện kích tử của máy phát và động cơ có giá
trị định mức. Khi điện áp máy phát tăng dần đến giá trị định mức thì rơ le RCB tác
động đóng tiếp điểm RCB bên mạch điều khiển » K3 có điện, điện trở ĐKT được
đưa vào mạch kích từ động cơ. dòng điện kích từ giảm xuống tương ứng với từ
thông lúc đó ( đã đặt trước), Động cơ được khởi động sang giai đoạn 2 lúc này từ
thông động cơ đã giảm. Để hạn chế dòng điện mạch phần ứng trong thời gian khởi
động ta dùng rơle RG có 2 cuộn dây tạo ra sức từ động ngược chiều nhau. Bình
thường cuộn điện áp luôn tác động rf luôn bị nối tắt dẫn đến quá trình khởi động
đủ nhanh nếu dòng điện phần ứng vượt giá trị cho phép thì sức điện động của cuộn
dòng đủ lớn làm cho role RG nhả ra tiếp điểm RG mở và điện trở rf được nối tiếp
với mạch kích từ máy phát. Kế dòng phần ứng giảm.
Để điều chỉnh tốc độ từ xa người ta dùng động cơ Đ1 và các nút ấn M1, M2 M2
Già thiết động cơ đang làm việc ta muốn cho tốc độ lớn hơn ta ấn M1, đối với chi.
quay thuận, M2 đối với chiều quay ngược → RĐT hoặc RDN tác động » KT có
điện- Đi quay kéo con trượt của ĐKT theo chiều tăng của điện trở → giảm kích từ
động cơ • tốc độ động cơ tăng. Muốn giảm tốc độ động cơ ta ấn M3 + KN có điện
động cơ Đ1 quay ngược → tăng kích từ động cơ 2 tốc độ động cơ giảm.
Muốn dừng máy ta ấn nút dừng D, quá trình hãm bắt đầu. Đầu tiên là giai đoạn

hãm tái sinh do tăng dòng kích từ đến giá trị định mức, trong giai đoạn này K1 mất
điện, biến trở ĐKT bị ngắn mạch. Sức điện động của máy phát được giữ định
mức.Khi dòng kích từ của động cơ đạt tới định mức » rơle RT tác động cắt điện K3
→T mất điện, cắt điện vào cuộn kích thích máy phát CKF • động cơ chuyển sang
hãm tại sân lần thứ 2 do sđd máy phát giảm dần, còn từ thông động cơ định
mức.Giai đoạn cuối là giai đoạn hãm động năng khi sđd của máy phát giảm đến trị
số nhà của rơle RH và K2 mất điện cắt phần ứng máy phát và đóng điện trở hãm rh vào,
Ở chế độ thử máy thì ta dùng nút ấn TT hoặc TN lúc này công tắc tơ LĐT hoặc
LĐN không có điện nên chỉ có điện khi ấn nút TT hoặc TN.


Trong sơ đồ đèn ĐH dùng để báo hiệu trạng thái làm việc bình thường của máy.
ĐH2 và còi báo hiệu trạng thái không bình thường của hệ thống dầu bôi trơn.
nhả ra tiếp điểm RG mở và điện trở rf được nối tiếp với mạch kích từ máy phát. Kế
dòng phần ứng giảm. Để điều chỉnh tốc độ từ xa người ta dùng động cơ Đ1 và các
nút ấn M1, M2 M2 Già thiết động cơ đang làm việc ta muốn cho tốc độ lớn hơn ta
ấn M1, đối với chi. quay thuận, M2 đối với chiều quay ngược → RĐT hoặc RDN
tác động » KT có điện- Đi quay kéo con trượt của ĐKT theo chiều tăng của điện
trở → giảm kích từ động cơ • tốc độ động cơ tăng. Muốn giảm tốc độ động cơ ta ấn
M3 + KN có điện động cơ Đ1 quay ngược → tăng kích từ động cơ 2 tốc độ động
cơ giảm.
Muốn dừng máy ta ấn nút dừng D, quá trình hãm bắt đầu. Đầu tiên là giai đoạn
hãm tái sinh do tăng dòng kích từ đến giá trị định mức, trong giai đoạn này K1 mất
điện, biến trở ĐKT bị ngắn mạch. Sức điện động của máy phát được giữ định
mức.Khi dòng kích từ của động cơ đạt tới định mức » rơle RT tác động cắt điện K3
→T mất điện, cắt điện vào cuộn kích thích máy phát CKF • động cơ chuyển sang
hãm tại sân lần thứ 2 do sđd máy phát giảm dần, còn từ thông động cơ định
mức.Giai đoạn cuối là giai đoạn hãm động năng khi sđd của máy phát giảm đến trị
số nhà của rơle RH và K2 mất điện cắt phần ứng máy phát và đóng điện trở hãm rh vào,
Ở chế độ thử máy thì ta dùng nút ấn TT hoặc TN lúc này công tắc tơ LĐT hoặc

LĐN không có điện nên chỉ có điện khi ấn nút TT hoặc TN.
Trong sơ đồ đèn ĐH dùng để báo hiệu trạng thái làm việc bình thường của máy.
ĐH2 và còi báo hiệu trạng thái không bình thường của hệ thống dầu bôi trơn.

Máy doa ngang 2620
1, Thông số kĩ thuật
Máy doa 2020 là máy có kích thước cỡ trung bình.
Đường kính trục chính: 90mm. Công suất động cơ truyền động chính: 10kW, | 10c
độ quay trục chính điều chỉnh trong phạm vi: (12,5 + 1600) v/ph.


Công suất động cơ ăn dao: 2,1kW. 10c độ động cơ ăn dao có thể điều chỉnh trong
phạm vi (2,1 +1500) vg/ph; tốc
độ lớn nhất: 3000 vg/ph. Hình 3.9 là sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền động chính
(đơn giản hoá). Động cơ truyền động chính là động cơ không đồng bộ rôto lồng
sóc hai cấp tốc độ: 1460. Việc chuyển đổi tốc độ từ thấp đến cao tương ứng với
chuyển đổi từ đầu 4 thành đầu YY và ngược lại được thực hiện bởi tay gạt cơ khỉ
2KH liên quan đến thiết bị chuyển đổi tốc độ. Nếu tiếp điểm 2KH hở, dây quấn
động cơ được đấu tương ứng với tốc độ thấp.Khi tiếp điểm 2KH kín, dây quấn
động cơ được đấu YY tương ứng tốc độ cao. Tiếp điểm 1KH liên quan đến thiết bị
chuyển đổi tốc độ trục chính. Nó ở trạng thái hở trong thời gian chuyển đổi tốc độ
và chỉ kín khi đã chuyển đổi xong. Động cơ được đào chiều nhờ các công tơ 1T,
IN, 2T, 2N.
Giả thiết lKH, 2KH kín. Sau khi ấn nút khởi động MT (hoặc MN) động cơ được
khởi động qua 2 cấp: Lúc đầu động cơ được đấu A (tốc độ thấp) do công tắc tơ Ch
có điện. Sau thời gian duy trì của Rơle thời gian RTh, công tắc tơ Ch mất điện,
công tắc tơ
INH, 2NH có điện, động cơ được đâu YY (tốc độ cao).
Sau khi ấn nút dừng D, động cơ được được hãm ngược đến dừng máy, Quá trình
hãm được giải thích như sau: Để chuẩn bị mạch hãm và kiểm tra tốc độ động cơ

ở sơ đồ dùng role để kiểm tra tốc độ RKT, Khi máy đang làm việc theo chiều
thuận.tiếp điểm RKT- kín sẵn, role 1RH có điện. Do đó trong quá trình hầm, công
tắc tơ 2N có điện, đổii nối hai trong ba pha điện áp stato để thực hiện hãm ngược
động cơ. Khi tốc độ động cơ giảm nhỏ, tiếp điểm RKT-1 mở ra, công tắc tơ 2N mất
điện, quá trình tham kết thúc. Để hạn chế dòng điện hãm, đưa điện trở phụ vào
mạch stato. Quả. trình hăm động cơ ở chiều ngược xảy ra tương tự, chỉ khác là tiếp
điểm RKT-2 sẽ điều khiến sự tác động của công tắc tơ 2T,
Muốn điều chỉnh ( thử ) máy, ấn nút TT hoặc TN. Ở chế độ này, dây quấn động cơ
luôn được đầu A và có điện trở phụ trong mạch stato (2T hoặc 2N có điện) nên tốc
độ động cơ thấp.Trong Sơ đó còn có động cơ động cơ bơm dầu bôi trơn ĐB. Nó
được đóng cắt điện đồng thời với động cơ chính nhờ công tắc tơ K8 và các tiếp
điểm liên động.
Máy Mài 3A161


Sơ đồ cho phép điều khiển máy ở chế độ thử máy và chế độ làm việc tự động. Ở
chế độ thử máy, các công tắc 1CT, 2CT, 3Ct được đóng sang vị trí 1. Mở máy động
cơ ĐT nhờ nút ấn MT, sau đó có thể khởi động đồng thời ĐM và ĐB bằng nút ấn
MN. Động cơ ĐC được khởi động bằng nút ấn MC
-Đưa thanh ụ đá nhờ chuyển động thủy lực đóng các động cơ DC và DB
- Mài thô, rồi tự động chuyển sang mài tỉnh nhờ tác động của contactor
Tư đông đưa nhanh ụ đá ra khỏi chi tiết và cắt điện các động cơ DC ĐB.
Trước hết, đóng các công tắc ICT, CT, CT sang vị trí 2 Kéo tay gạt điều khiển được
bố trí trên máy về vị trí di chuyển nhanh đá và chi tiết nhờ hệ thống thuỷ lực Khi ụ
đã đi đến vị trí cần thiết, công tắc hành trình 1KT tác động, đóng mach cho cuộn
dây công tắc tơ KC và KB, các động cơ DC và DB được khởi động Đồng thời
truyền động thuỷ lực của máy được khởi động. Quá trình gia công bắt đầu. Khi kết
thúc giai đoạn mài thổ, công tắc hành trình 2KT tác động, động mạch cuộn Rơle
1RT. Tiếp điểm của nó đóng điện cho cuộn dây nam châm 1NC, để chuyển đổi van
thuỷ lực, làm giảm tốc độ ăn dao của ụ đá. Như vậy, giai đoạn mài tỉnh bắt đầu.

Khi kích thước chi tiết đã đạt yêu cầu, công tắc hành trình 3KT tác động, đóng
mạch cuộn Rơle 2RTr. Tiếp điểm Rơle này đóng điện cho cuộn nam châm 2NC để
chuyển đổi van thuỷ lực, đưa nhanh ụ đá về vị trí ban đầu. Sau đó, công tắc KT
phục hồi cắt điện công tắc tơ KC và KB, động cơ ĐC được cắt điện và được hãm
động năng nhờ công tắc tơ H. Khi tốc độ động cơ đủ thấp, tiếp điểm Rơle tốc độ
RKT mở ra, cắt điện cuộn dây công tắc tơ H. Tiếp điểm của H cắt điện trở hãm ra
khỏi phần ứng động cơ, kết thúc quá trình hãm



×