CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số …………………………………..…
1. Tên sáng kiến: “Một số thiết kế hoạt động khởi động tích cực trong giờ học
Tiếng Anh”
(Tạ Thị Thùy Đoan, @THPT Nguyễn Huệ)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Về thực trạng của vấn đề:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là một môn học bắt buộc trong nhà trường. Thấy được
tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong việc phát triển hội
nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ đạo.
Tiếng Anh không những cần thiết cho ngành du lịch, ngoại thương, công ty nước ngoài, người
sử dụng máy tính ….. mà còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi
còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau
khi tốt nghiệp, ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường
gặp. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như
chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh .
- Về nguyên nhân thực trạng:
Việc dạy và học ngoại ngữ đang là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước nhà để
đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Nhưng thực tế cho thấy những năm qua, học sinh
THPT ở những vùng nông thôn như trường tôi chỉ chú trọng học các môn tự nhiên, ngại học
Tiếng Anh có thể một phần vì Tiếng Anh là môn học khó nhớ, khó hiểu hơn tiếng mẹ đẻ . Vậy
làm thế nào để học sinh tự giác học tập và có hứng thú với môn học này? Chúng ta biết rằng
học là để chuẩn bị cho tương lai nhưng không vì thế mà học sinh phải học trong trạng thái
căng thẳng. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học , nâng cao chất lượng học tập, đòi
hỏi mỗi người giáo viên phải luôn luôn tự đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong từng tiết học; thiết kế, tổ chức các hoạt động theo mục tiêu cụ thể. Học sinh
hứng thú xây dựng bài, tích cực chủ động hiểu bài, phát triển được tinh thần học tập và kỹ
1
năng tự học. Làm sao để học sinh cảm nhận : “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Học
mà chơi, chơi mà học”. Để tạo được sự hứng thú trong mỗi tiết học, thì việc thiết kế các hoạt
động khởi động (warm-up) vào bài là thực sự quan trọng trong một giờ học tiếng. Chính vì lý
do đó, trong nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh lớp 10, tôi đã học hỏi , tìm tòi và tích hợp được
một số thủ thuật khởi động lý thú, bổ ích, và năm học 2017-2018 này, tôi tiếp tục nghiên cứu ,
vận dụng, tích lũy và rút kinh nghiệm, đưa các hoạt động khởi động vào giảng dạy. Đó chính
là lý do tôi chọn đề tài: “Một số thiết kế hoạt động khởi động tích cực trong giờ học Tiếng
Anh”
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Thiết kế các hoạt động khởi động (Warm-up) cho các tiết học của Tịếng Anh lớp 10 cơ bản.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Các thiết kế hoạt động Warm- up của tôi nhằm mục tiêu:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
+ Gây hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học, tạo tiền đề cho học sinh tích cực trong
học tập và tiếp thu bài tốt hơn.
+ Học sinh thấy được mối liên quan của hoạt động với chủ đề bài h ọc trong
chương trình, có thể liên tưởng với những kiến thức của bản thân để vận dụng các kĩ năng
học tập.
+ Cải thiện các kỹ năng của học sinh.
+ Phát huy được vai trò trung tâm của người học.
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong học tiếng Anh mà trong các
hoạt động học tập và những hoạt động khác của cuộc sống.
3.2.2 Sự khác biệt và tính mới của đề tài
Thiết kế hoạt động Warm-up nhằm thu hút học sinh vào bài mới đầy hứng thú và có
những liên tưởng vào chủ đề chính của bài học , phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.
Học sinh không cảm thấy nặng nề khi đến tiết học và đồng thời kích thích tính tò mò,
muốn khám phá kiến thức trong bài học . Từ đó , những kích thích tinh thần học sẽ dần
dần giúp các em đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình học.
Một số hoạt động Warm- up thường dùng như sau :
2
+ Tạo hoạt động trò chơi ( Games) : Trò chơi giúp các em tạo tâm lí thoải mái ,
nhẹ nhàng khi bước vào bài mới . Các trò chơi được thiết kế không được vượt quá thời
gian cho phép ( từ 4-5 phút ) nên yêu cầu thường nhanh , gọn, mang tính bất ngờ.
+ Brainstorming : Cho học sinh một từ chìa khóa , yêu cầu các em hoạt động nhóm
đưa ra càng nhiều từ có liên quan càng tốt trong một giới hạn thời gian nhất định . Nhóm nào
có số từ đúng nhiều hơn thì sẽ giành được phần thưởng. Hoạt động này giúp các em củng cố
được vốn từ vựng của mình.
+ Thảo luận (Discussion): giáo viên đưa ra nội dung thảo luận, học sinh suy nghĩ ý
kiến trong nhóm sau đó chọn cá nhân để trình bày miệng cho cả lớp nghe. Từ đó , giáo viên
lấy ý kiến dẫn vào nội dung bài mới .
+ Hệ thống câu hỏi và trả lời (Ask and answer): giáo viên cho một số câu hỏi về
một chủ đề nào đó thông qua các bức tranh hoặc vật cụ thể , yêu cầu các em cho ý kiến cá
nhân . Các câu hỏi thường đơn giản , dễ hiểu để tránh tâm lí “thấy khó sợ sai “. Khuyến
khích học sinh hỏi thêm những câu hỏi liên quan đến chủ đề được nêu ra.
3.2.3 Cách thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu chủ đề bài đọc
Bước 2: Nghiên cứu kỹ thuật dạy học để thiết kế hoạt động Warm- up cho từng tiết học.
3.2.4 Các bước thực hiện cụ thể
Unit 1 : A DAY IN THE LIFE OF....
PART A: READING
*Định hướng cho bài học: Chủ đề chính của tiết học này nói về công việc hằng ngày
của người nông dân. Vì vậy tôi muốn các em tìm từ chìa khóa có liên quan đến chủ đề là
“FARMER”
*Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này:
Sử dụng trò chơi : Game ”Picture talk”
- Cho học sinh ngồi thành 2 nhóm, đóng kín sách lại.
- Cho học sinh quan sát 6 bức tranh trên bảng , yêu cầu học sinh tìm tên cho các đồ vật ,
con vật trong tranh . Sau đó lấy chữ cái đầu trong các tên này theo thứ tự từ bức tranh 1 dến
bức tranh 6 xếp thành từ có nghĩa. ( F-R-I-E-N-D)
Nhóm nào tìm ra từ nhanh và chính xác sẽ là đội chiến thắng.
3
FISH
MOUSE
ARM
RAIN
ELEPHANT
READ
*Key: FARMER
- Dùng các câu hỏi sau để dẫn vào bài:
1. Where do the farmer often work?
2. How is his job?
*Expected answers: 1. in the field ; 2. very hard
Unit 1 : A DAY IN THE LIFE OF....
PART E : LANGUAGE FOCUS
*Định hướng cho bài học: Tiết học này gồm 2 phần: phát âm và ngữ pháp. Trong hoạt động
này tôi muốn các em nêu được các thông tin có liên quan đến chủ đề.
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game “Listing words” – “ Rearranging words”
- Trước tiên, yêu cầu các em đóng sách lại.
- Ở phần phát âm tôi cho các em xem 2 hình ảnh và đặt câu hỏi: What’s it ?
Fish
Key
- Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu các em liệt kê và ghi lên bảng những từ có chứa âm /i/ trong
thời gian quy định. Đội nào ghi được nhiều từ hơn sẽ thắng.
4
- Trong phần Ngữ pháp, tôi chia lớp thành 4 nhóm
- Tôi đưa ra một câu sai vị trí từ và yêu cầu học sinh sắp xếp lại cho đúng:
to / often / Sunday / come / They / church / on / mornings.
- Đại diện của 4 nhóm lên bảng viết câu này, nhóm nào viết trước và đúng sẽ thắng.
Expected answer: They often come to church on Sunday mornings.
- Dùng câu hỏi để dẫn vào bài: What tense is used in the sentence ?
Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND
PART B: SPEAKING
*Định hướng cho bài học: Chủ đề chính của tiết học này nói về lai lịch của một người.
Vì vậy tôi muốn các em tìm được từ khóa thể hiện chủ đề bài học
*Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game: Let’s decode ( đi tìm mật mã )
- Hỏi học sinh: “Do you know the order of the letters in the alphabet ?” ( Ye s )
- Giải thích : chúng ta có 26 chữ cái trong bảng cái ABC theo thứ tự từ 1 đến 26, số 1 tương
ứng với chữ cái A, số 2 chữ B , số 3 chữ C……………….., số 26 chữ Z
-Giáo viên đưa ví dụ một từ với các chữ con số : 2.5.5 → bee.
-Chia lớp thành 2 đội yêu cầu lớp đi tìm chữ cái ẩn sau các con số sau:
2,1,3,11,7,18,15,21,14,4
-Đội nào tìm ra từ đúng nhanh hơn sẽ là đội thắng.
KEY: BACKGROUND
Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU
PART B: SPEAKING
*Định hướng cho bài học: Chủ đề chính của tiết học này nói về những phát minh hiện đại.
Tôi muốn trong hoạt động Warm-up , các em nêu được tên một số thiết bị hiện đại.
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game “Observing pictures - Calling the names”
- Trước tiên yêu cầu các em xếp sách vở lại.
- Tôi chia lớp thành 4 đội chơi, sau đó cho các em xem qua 6 hình, rồi xếp lại.
5
Picture 1
Picture 4
Picture 2
Picture 5
Picture 3
Picture 6
- Yêu cầu các em nhớ lại tên các vật vừa xem rồi ghi lại vào giấy A3 mang lên bảng lớn.
- Đội nào ghi được nhanh, nhiều và chính xác sẽ được thưởng.
- Expected answers:
1. radio ; 2. fax machine ; 3. television ; 4. electric cooker ; 5. air-conditioner ; 6. cell phone.
Tôi dùng câu hỏi sau dẫn vào bài : Are the modern devices useful to our lives?
Unit 12: MUSIC
PART A: READING
*Định hướng cho bài học: Chủ đề tiết học nói về âm nhạc. Trong hoạt động Warm-up này tôi
muốn các em liệt kê được các từ và cụm từ có liên quan đến chủ đề “MUSIC”.
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game “Brainstorming”
- Trước tiên, tôi đưa ra bức tranh về những nốt nhạc và đạt câu hỏi : What is it ? để tạo từ khóa:
MUSIC.
6
- Chia lớp thành 2 nhóm , yêu cầu các em liệt kê các từ và cụm từ có liên quan đến nhạc. Đội
nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng .
* Expected answers:
song, singer, band, musician
guitar, piano, ......
MUSIC
pop, rock, balad, .....
Unit 13: FILMS AND CINEMA
*Định hướng cho bài học: Chủ đề tiết học này nói về điện ảnh. Trong hoạt động này , tôi
muốn các em nêu được một số thông tin liên quan đến chủ đề.
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: “Observing pictures - Asking and Answering”
- Trước tiên tôi đưa ra 1 bức tranh và đặt các câu hỏi :
1. Where are they now ? (in the cinema)
2. What are they doing? ( seeing the film)
Tôi nêu một số câu hỏi để dẫn vào bài
1. Do you like seeing films?
2. Do you often see films on TV or in the cinema?
3. Who is your favourite film star ?
Unit 16 : HISTORICAL PLACES
PART A: READING
*Định hướng cho bài học: Chủ đề bài đọc nói về di tích lịch sử. Trong hoạt động Warmup này, tôi muốn các em nêu được tên các di tích lịch sử để làm quen với chủ đề bài học.
7
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game “Watching – Calling the name of the
pictures”
- Trước tiên tôi chia lớp thành 2 đội. Sau đó cho cả lớp xem từng tranh. Đội nào trả lời
trước và chính xác sẽ được 10 điểm. Qua 4 tranh đội nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Picture 1
Picture 2
QUOC TU GIAM
VAN LY TRUONG THANH
Picture 3
Picture 4
DINH DOC LAP
CUNG DINH HUE
- Dùng câu hỏi sau để dẫn vào bài:
Have you ever visited any places?
How did you know these places?
Unit 13: FILMS AND CINEMA
PART A: READING
8
*Định hướng cho bài học: Chủ đề chính của tiết học này nói về phim, điện ảnh. Trong
hoạt động này, tôi muốn các em nêu được các thể loại phim.
* Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Game “Observing pictures – Matching”
- Trước tiên yêu cầu các em xếp sách vở lại.
- Tôi chia lớp thành 6 đội chơi, sau đó cho các em xem qua 5 cảnh phim và 5 thể loại phim đã
xáo trộn.
Picture 1
Picture 2
Picture 3
Picture 4
Picture 5
• Loại phim:
A. War films
B. Science fiction films
C. Cartoon films
D. Detective films
E. Love story films
- Yêu cầu các em làm việc nhóm để kết hợp loại phim với các cảnh phim trên.
Expected answer: 1-D ; 2-B ; 3- E ; 4-A ; 5- C
- Nhóm nào có đáp án nhanh và chính xác hơn se được thưởng.
3.3 Khả năng áp dụng
Tôi đã áp dụng 1 năm trong quá trình giảng dạy, học sinh hứng thú hơn, tham gia sôi
nổi vào nội dung mỗi bài học, lượng từ vựng của học sinh tăng lên đáng kể.
Với dạng hoạt động này, chúng ta có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh .
Tùy vào nội dung bài học là đơn giản hay phức tạp, chúng ta yêu cầu các em làm việc theo
9
nhóm, cặp hay cá nhân. Tùy vào đối tượng học sinh, chúng ta có những gợi ý khác nhau và
yêu cầu cũng khác nhau.
Các hoạt động này tương đối đơn giản và gọn , không mất quá nhiều thời gian để
chuẩn bị . Chúng ta có thể sử dụng nhiều cách để làm như: đèn chiếu, in trên giấy A4, A3,
photo ghép 2 mặt, ép plastic, sử dụng nhiều năm.
Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến
Những hoạt động trong đề tài nghiên cứu này có lợi ích cơ bản là bước đầu hướng
dẫn học sinh làm quen với chủ đề bài học , tạo ra tính thu hút , kích thích người học tập
trung , tìm tòi , khám phá. Cách thiết kế các hoạt động Warm-up này còn giúp học sinh phát
triển tư duy, cải thiện được tâm lí cảm thấy khó khăn khi học Tiếng Anh .
Khi vào nội dung bài học , các em có được tinh thần muốn khám phá , trau dồi kiến
thức của mình hơn .
Qua thời gian áp dụng giải pháp mới, tinh thần tích cực trong học tập của các em có cải
thiện rõ rệt, cụ thể năm học 2016-2017 như sau :
LỚP
Học kỳ I
(Chưa áp dụng giải pháp)
Học kỳ II
(Đã áp dụng giải pháp)
10a1
42%
60%
10a2
55%
80%
10a4
37%
58%
Tài liệu kèm theo gồm: không
Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018.
10