Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng cu, au, ni khu vực tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.86 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
MÃ SỐ: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ
TRIỂN VỌNG QUẶNG Cu, Au, Ni KHU VỰC
TÂY BẮC
Mã số: KHCN-TB.02T/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sản
Chủ nhiệm đề tài:

GS.TSKH. Đặng Văn Bát

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
MÃ SỐ: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ
TRIỂN VỌNG QUẶNG Cu, Au, Ni


KHU VỰC TÂY BẮC
Mã số: KHCN-TB.02T/13-18

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
Danh mục các từ và cụm từ viết tắt...................................................................... iv
Danh mục các bảng ............................................................................................... v
Danh mục các hình, bản vẽ .................................................................................. vi
Danh mục các ảnh chụp ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài....................................................... 2
Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Kết quả của đề tài............................................................................................ 3
Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 4
Lời cảm ơn ...................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẶNG HÓA Cu-Ni (Au) KHU VỰC TÂY
BẮC VIỆT NAM .................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan về quặng hóa Cu-Ni ............................................................... 6
1.1.1. Quặng hóa Cu-Ni khu vực rift Sông Đà ......................................... 6
1.1.2. Quặng hóa Cu-Ni trong cấu trúc Sông Hiến .................................. 8
1.1.3. Quặng hóa Cu-Ni trong cấu trúc uốn nếp Lô Gâm ........................ 9
1.2. Tổng quan về quặng hóa Cu .................................................................... 9
1.2.1. Kiểu mỏ Cu-Fe ................................................................................ 9

1.2.2. Kiểu mỏ Cu porphyr...................................................................... 11
1.2.3. Các kiểu quặng đồng khác ............................................................ 11
1.3. Tổng quan về quặng hóa Au .................................................................. 12
1.3.1. Kiểu quặng hóa Cu-Au.................................................................. 12
1.3.2. Kiểu quặng hóa Au-As .................................................................. 13
1.3.3. Các kiểu quặng hóa antimon - vàng (Sb-Au), antimon - thủy ngân vàng (Sb-Hg-Au) và thủy ngân - vàng (Hg-Au) ...................................... 13
1.3.4. Vàng biểu sinh ............................................................................... 13
1.4. Tổng quan về quặng hóa Cu-Mo ........................................................... 14
1.4.1. Kiểu quặng thạch anh – molybdenit ............................................. 14
1.4.2. Kiểu quặng molybdenit – chalcopyrit ........................................... 15
1.5. Tổng quan về quặng hóa Ni biểu sinh ................................................... 16
1.6. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm – thăm
dò và khai thác khoáng sản Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc ........................... 17
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 20
2.1. Công tác tổng hợp tài liệu ...................................................................... 20
2.2. Công tác khảo sát thực địa ..................................................................... 20
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng............................................ 22
i


2.3.1. Phương pháp phân tích lát mỏng, khoáng tướng ......................... 22
2.3.2. Các phương pháp phân tích định lượng cơ bản ........................... 23
2.3.3. Các phương pháp phân tích đồng vị ............................................. 23
2.3.4. Phương pháp phân tích bao thể khí – lỏng ................................... 24
2.3.5. Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối U-Pb zircon ...................... 24
2.3.6. Công tác thành lập bản đồ, sơ đồ ................................................. 24
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ
KHOÁNG SẢN Cu-Ni (Au) KHU VỰC TÂY BẮC ......................................... 26
3.1. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Cu-Ni vùng Tạ Khoa........... 26
3.1.1. Quặng Ni xâm tán trong các khối xâm nhập siêu mafic mỏ Bản

Phúc......................................................................................................... 26
3.1.2. Quặng Ni đặc sít liên quan tới các đai mạch siêu mafic - mafic .. 35
3.2. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Cu vùng Bát Xát - Lào Cai . 42
3.2.1. Quặng Cu trong đá biến chất hệ tầng Sin Quyền ......................... 42
3.2.2. Quặng Cu trong đá bazan dọc bờ phải sông Hồng ...................... 48
3.2.3. Quặng Cu trong đá xâm nhập trung tính trên đới Phan Si Pan ... 52
3.3. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Cu-Au khu vực Tây Bắc ..... 57
3.3.1. Quặng Cu-Au trong đá magma đới Tú Lệ .................................... 57
3.3.2. Quặng Cu-Au trong đá xâm nhập – phun trào kiềm vùng Lai Châu
................................................................................................................. 58
3.3.3. Quặng Cu-Au trong đá bazan đới Sông Đà vùng Đồi Bù – Hòa
Bình ......................................................................................................... 73
3.4. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Cu-Mo vùng Ô Quy Hồ, Bản
Khoang – Lào Cai ......................................................................................... 77
3.4.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật ................................................. 77
3.4.2. Đặc điểm thành phần hóa học ...................................................... 80
3.4.3. Quy luật phân bố quặng Mo tại các khu ....................................... 81
3.5. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Ni biểu sinh vùng Cao Bằng88
3.5.1. Đặc điểm thạch học các đá magma siêu mafic vùng Cao Bằng ... 88
3.5.2. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố Ni tại một số điểm
quặng ....................................................................................................... 90
CHƢƠNG 4. TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG QUẶNG Cu, Ni (Au) ............ 94
4.1. Cơ sở đánh giá tiềm năng, triển vọng quặng Cu, Ni (Au)..................... 94
4.1.1. Phân chia các vùng triển vọng khoáng sản .................................. 94
4.1.2. Phân chia các vùng tiềm năng khoáng sản................................... 95
4.2. Tiềm năng, triển vọng quặng đồng ........................................................ 96
4.2.1. Một số nhận định về nguồn gốc quặng Cu khu vực Tây Bắc ....... 96
4.2.2. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng Cu khu vực Tây Bắc ... 113
4.2.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu khu vực Tây Bắc .. 122
ii



4.3. Tiềm năng, triển vọng quặng nickel .................................................... 127
4.3.1. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng nickel .......................... 127
4.3.2. Đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng nickel khu vực Tây Bắc
............................................................................................................... 134
4.4. Tiềm năng, triển vọng quặng vàng ...................................................... 137
4.4.1. Một số nhận định về nguồn gốc quặng Cu-Au ........................... 137
4.4.2. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng Cu-Au khu vực Tây Bắc
............................................................................................................... 145
4.4.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu-Au khu vực Tây Bắc
............................................................................................................... 150
4.5. Tiềm năng, triển vọng quặng molybden .............................................. 156
4.5.1. Một số nhận định về nguồn gốc quặng hóa Cu-Mo khu vực Tây
Bắc......................................................................................................... 156
4.5.2. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng Cu-Mo khu vực Tây Bắc ... 160
4.5.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu-Mo khu vực Tây Bắc
............................................................................................................... 162
4.6. Tiềm năng, triển vọng quặng nickel biểu sinh .................................... 164
4.6.1. Tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm quặng Ni biểu sinh........................... 164
4.6.2. Đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Ni biểu sinh khu vực Tây
Bắc......................................................................................................... 167
CHƢƠNG 5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC TÌM KIẾM – THĂM
DÕ KHOÁNG SẢN .......................................................................................... 168
5.1. Định hƣớng công tác thăm dò khoáng sản .......................................... 168
5.1.1. Vùng Suối Thầu – Phìn Ngan...................................................... 168
5.1.2. Vùng Tạ Khoa ............................................................................. 169
5.1.3. Vùng Phong Thổ ......................................................................... 171
5.1.4. Vùng Ô Quy Hồ - Bản Khoang ................................................... 172
5.2. Định hƣớng công tác tìm kiếm khoáng sản ......................................... 174

5.2.1. Vùng Thuận Châu ....................................................................... 174
5.2.2. Vùng Cao Bằng ........................................................................... 175
5.2.3. Vùng Minh Lương ....................................................................... 175
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 182

iii


Danh mục các từ và cụm từ viết tắt
Cu: Đồng

ppb: Phần tỷ

Ni: Nickel

ppm: Phần triệu

Au: Vàng

g/t: gam/tấn

Mo: Molybden

TNKS: Tài nguyên khoáng sản

Fe: Sắt

TNDB: Tài nguyên dự báo


Chal: Chalcopyrit

ĐKS: Điểm khoáng sản

Pyr: Pyrotin

KS: Khoáng sản

Goe: Gơtit

KL: Kim loại

Mal: Malachit

KCCN: Khoáng chất công nghiệp

Cov: Covelin

MKN: Mất khi nung

Chalc: Chalcozin

KSĐK: Khoáng sản đi kèm

Bor: Bocnit

BĐĐC: Bản đồ địa chất

U: Urani


TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

S: Lƣu huỳnh

NSNN: Ngân sách nhà nƣớc

Pb: Chì

TL: Trữ lƣợng

OH: Oxy – hidro

TN: Tài nguyên

F: Đứt gãy

HĐTL: Hội đồng trữ lƣợng

D: Pha biến dạng

KT: Kỹ thuật

TB: Tây Bắc

BVMT: Bảo vệ môi trƣờng

ĐN: Đông Nam

CSDL: Cơ sở dữ liệu


TBVN: Tây Bắc Việt Nam
nnk: Những ngƣời khác
KHCN: Khoa học công nghệ
HTQ: Hợp tác quốc tế

iv


Danh mục các bảng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23

Nội dung
Trang
Bảng 3.1. Hàm lƣợng trung bình của các oxit nguyên tố chính trong các đá
26
xâm nhập magma, khu vực Tạ Khoa
Bảng 3.2. Bảng thứ tự thành tạo tổ hợp cộng sinh khoáng vật mỏ Cu Sin
48
Quyền
Bảng 3.3. Sơ đồ thứ tự thành tạo các khoáng vật quặng Cu trong đá xâm nhập
56
trung tính trên đới Phan Si Pan
Bảng 3.4. Thành phần khoáng vật quặng trong quặng vàng khu vực Phong
59
Thổ
Bảng 3.5. Hàm lƣợng trung bình, thấp nhất và cao nhất trong các thân quặng,
62
đoạn thân quặng Au khu vực Phong Thổ đã khoanh định để tính tài nguyên
Bảng 3.6. Tổng hợp hàm lƣợng Ag, Cu, Pb, Zn trong quặng Au khu Bãi Bằng
63
Bảng 3.7. Sơ đồ thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật của quặng Au
65
khu Bãi Bằng
Bảng 3.8. Danh sách các khoáng vật trong quặng vàng khu Đồi Bù
73
Bảng 3.9. Kết quả phân tích thành phần hoá học của chalcopyrit khu vực Đồi
74

Bù bằng phƣơng pháp microzond
Bảng 3.10. Kết quả phân tích microsond các hạt vàng trong quặng vàng khu
75
vực Đồi Bù
Bảng 3.11. Thành phần hóa học (%) của molybden đới khoáng hóa Bản
80
Khoang và đới khoáng hóa Ô Quy Hồ
Bảng 3.12. Thành phần hóa học (%) của pyrit trong đới khoáng hóa Bản
80
Khoang và đới khoáng hóa Ô Quy Hồ (OQH)
Bảng 3.13. Hàm lƣợng (ppm) các nguyên tố quặng trong đới khoáng hóa Bản
81
Khoang và đới khoáng hóa Ô Quy Hồ
Bảng 4.1. Kết quả phân tích đồng vị lƣu huỳnh cho quặng hóa đồng Sin
99
Quyền
Bảng 4.2: Số liệu phân tích định tuổi U-Pb zircon nhiệt dịch bằng phƣơng
107
pháp SIMS U–Pb
Bảng 4.3. Số liệu phân tích định tuổi U-Pb monazit nhiệt dịch bằng phƣơng
108
pháp LA-ICP-MS
Bảng 4.4. Kết quả nhiệt độ và độ muối bao thể khí lỏng tụ khoáng Cu Suối
110
Thầu
Bảng 4.5. Kết quả phân tích đồng vị Pb trong galena khu vục Đồi Bù
137
Bảng 4.6. Kết quả phân tích đồng vị S các điểm quặng Au khu vực Đồi Bù
138
Bảng 4.7. Kết quả phân tích thành phần đồng vị oxy khu vực Đồi Bù

140
Bảng 4.8. Tóm tắt đặc điểm, cấu trúc khống chế các điểm chứa Au khu Đồi
143

Bảng 4.9. Kết quả phân tích đồng vị S tụ khoáng molybden Ô Quy Hồ
156
Bảng 4.10. Kết quả phân tích đồng vị Pb tụ khoáng molybden Ô Quý Hồ
157
v


Danh mục các hình, bản vẽ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Nội dung
Trang
Hình 1.1. Bản đồ địa chất mỏ Cu-Ni Bản Phúc
8
Hình 1.2. Sơ đồ địa chất mỏ Sin Quyền
10
Hình 3.1. Sơ đồ địa chất mỏ Ni Bản Phúc
27
Hình 3.2. Mặt cắt địa chất thể hiện các quặng Ni xâm tán trong khối Bản Phúc
28
Hình 3.3. Sơ đồ địa chất khối siêu mafic Bản Khoa
34
Hình 3.4. Mặt cắt địa chất các thân quặng Ni sulfur xâm tán trong khối Bản
34
Khoa
Hình 3.5. Bản đồ địa chất điểm quặng Ni Suối Đán
39
Hình 3.6. Kết quả phân tích EPMA cho đá chứa quặng khu mỏ Sin Quyền
46

Hình 3.7. Bản đồ địa và chất khoáng sản khu Xa Khoáng
70
Hình 3.8. Bản đồ địa chất và khoáng sản khu thƣợng nguồn Nậm Đích
71
Hình 3.9. Bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực Bắc Nậm Tra
72
Hình 3.10. Bản đồ địa chất các thân quặng molybden khu vực Ô Quy Hồ
83
Hình 3.11. Bản đồ địa chất các thân quặng molybden khu vực Bản Khoang
87
Hình 3.12. Liên quan giữa đặc điểm địa hóa và quá trình hình thành quặng Ni
89
trong đá siêu mafic Cao Bằng
Hình 4.1. Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng Cl và Fe/(Fe+Mg) mỏ Cu Sin Quyền
98
Hình 4.2. Mô hình mỏ IOCG cho mỏ Sin Quyền
99
Hình 4.3. Một số hình ảnh cho các hạt zircon nhiệt dịch trong quặng hóa đồng
102
Sin Quyền
Hình 4.4. Biến biểu đồ tƣơng quan giữa các nguyên tố trong mỏ Sin Quyền
104
206
207
206
238
Hình 4.5. Biểu đồ đƣờng cong trùng hợp Pb/ Pb và Pb/ Pb xác định
106
tuổi cho zircon nhiệt dịch và monazit nhiệt dịch
Hình 4.6. Biểu đồ thống kê kết quả phân tích nhiệt độ (a) và độ muối (b) trong

111
bao thể tụ khoáng Suối Thầu
Hình 4.7. Biểu đồ phân chia các kiểu bao thể trong mỏ đồng porphyr
113
34
Hình 4.8. Biến thiên δ S trong các kiểu đá và nƣớc khác nhau
139
Hình 4.9. Mặt căt khu vực Pu Sam Cap thể hiện nguồn gốc tạo quặng khu vực
145
Pu Sam Cáp có dạng mỏ đồng vàng porphyr
Hình 4.10. Biến thiên 34S trong các kiểu đá và nƣớc khác nhau
157
Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn mức độ biến thiên của đồng vị lƣu huỳnh
158
Hình 4.12. Biểu đồ Zartman cho granit porphyr 35-40 triệu năm và quặng hóa
159
sulfur-molybden tụ khoáng Ô Quy Hồ
Hình 4.13. Mặt cắt vuông góc qua mỏ Nowo-Akkermann, Nga
165

vi


Danh mục các ảnh chụp
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Nội dung
Trang
Ảnh 3.1. Quặng sulfur Ni xâm tán trong dunit dồn tích chặt sít
29

Ảnh 3.2. Ảnh dƣới kính hiển vi của quặng sulfur Ni xâm tán
31
Ảnh 3.3. Quặng sulfur Ni đặc sít trong tầng lò khai thác 170m, mỏ Bản Phúc
36
Ảnh 3.4. Đá siêu mafic bị tremolit hóa
40
Ảnh 3.5. Quan hệ tiếp xúc phẳng giữa chalcopyrit và pyrotin trong mẫu
41
Ảnh 3.6. Chalcopyrit tha hình phân bố thành đám hạt, vi mạch
41
Ảnh 3.7. Pyrotin xâm tán thành đám hạt trên nền đá
41
Ảnh 3.8. Chalcopyrit tha hình phân bố thành đám hạt, lấp đầy vào khe nứt của
41
đá
Ảnh 3.9. Một số hình ảnh về quặng đồng, mỏ Sin Quyền
44
Ảnh 3.10. Một số hình ảnh về quặng hóa đồng Sin Quyền dƣới kính hiển vi
45
Ảnh 3.11. Một số hình ảnh về vàng tự nhiên và uraninit dƣới kính hiển vi điện
47
tử quyét (SEM) và phân tích microzond WDS
Ảnh 3.12. Một số hình ảnh về quặng hóa Cu khu mỏ Lũng Pô
50
Ảnh 3.13. Một số hình ảnh về kiểu quặng hóa Cu khu mỏ Lũng Pô
50
Ảnh 3.14. Monsodiorit bị biến đổi propylit hóa
52
Ảnh 3.15. Khoáng vật quặng Cu dạng mạch lấp đầy trong các khe nứt nguyên
53

sinh của đá
Ảnh 3.16. Biến đổi sericit hóa quan sát tại thực địa và trong lát mỏng
53
Ảnh 3.17. Một số hình ảnh về tổ hợp cộng sinh khoáng vât quặng Cu tụ
khoáng
55
Suối Thầu
Ảnh 3.18. Vàng (I) thành tạo dạng hạt nhỏ xâm tán trên nền khoáng vật tạo đá
60
Ảnh 3.19. Vàng (II) dạng méo mó trong hạt pyrit (II)
60
Ảnh 3.20. Vàng (II) dạng méo mó bao quanh bởi riềm chalcozin cộng sinh
60
cùng pyrit và bornit
Ảnh 3.21. Tổ hợp chalcopyrit, bornit, magnetit trong mạch thạch anh nhiệt
60
dịch chứa K felspat
Ảnh 3.22. Tổ hợp chalcopyrit, magnetit xâm tán trên nền giàu K felspat
61
Ảnh 3.23. Chalcopyrit gặm mòn pyrit trên nền đá bị chlorit hóa
61
Ảnh 3.24. Tổ hợp khoáng vật quặng chalcopyrit, bornit, sphalerit trên nền đá
61
bị thạch anh hóa và epidot hóa
Ảnh 3.25. Chalcopyrit và sphalerit trên nên đá bị cancit hóa, thạch anh hóa
61
Ảnh 3.26. Mẫu BB.34: Chalcopyrit và sphalerit trong mạch thạch anh nhiệt
61
dịch
Ảnh 3.27. Mẫu RC.35: Sphalerit và pyrit xâm tán cùng thạch anh

61
Ảnh 3.28. Molybden dạng ổ trong đá granit porphyr, vết lộ OQH.11
78
Ảnh 3.29. Mo và các khoáng vật sulfur trong mạch thạch anh, vết lộ OQH.05
78
Ảnh 3.30. Khoáng vật molybdenit, mẫu KT.O.11
78
vii


TT
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

Nội dung
Trang

Ảnh 3.31. Molybdenit dạng sợi, mẫu KT.O.09
78
Ảnh 3.32. Molybdenit xâm tán trong các đá vây quanh, mẫu KT.O.04
78
Ảnh 3.33. Molybdenit tự hình đi kèm gơtit, mẫu KT.O.07
78
Ảnh 3.34. Chalcopyrit đi kèm với pyrit, mẫu KT O.12
79
Ảnh 3.35. Chalcopyrit xâm tán trong nền phi quặng, mẫu KT.O.12
79
Ảnh 3.36. Gơtit cấu tạo keo, mẫu KT O.05
79
Ảnh 3.37. Gơtit xen kẽ giữa pyrit và chalcopyrit, mẫu KT.O.04
79
Ảnh 3.38. Khoáng hóa Cu-Mo xâm tán trong các tảng lăn granit biotit porphyr
84
ven đƣờng quốc lộ 4D
Ảnh 3.39. Mạch thạch anh chứa khoáng hóa Cu-Mo tại xã Bản Khoang
88
Ảnh 3.40. Khoáng hóa Cu-Mo xen kẹp với các mạch thạch anh nhiệt dịch
88
Ảnh 3.41. Quặng Ni xâm tán trong peridotit tại vết lộ VL.6, khối Phan Thanh
90
Ảnh 3.42. Quặng sulfur Ni xâm tán dạng giọt trong peridotit khối Khuổi Bắc
92
Ảnh 4.1. Hình thái bao thể tụ khoáng Suối Thầu
110
Ảnh 4.2. Một số hình ảnh về đá chứa quặng và các hiện tƣợng biến đổi nhiệt
116
dịch mỏ Sin Quyền

Ảnh 4.3. Một số hình ảnh moong khai thác trung tâm khu mỏ Lũng Pô
125
Ảnh 4.4. Một số hình ảnh quặng hóa đồng Trịnh Tƣờng tại vết lộ
126

viii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đồng, nickel, vàng là những kim loại đã đƣợc phát hiện và sử dụng lâu đời,
từ nhiều thế kỷ trƣớc Công nguyên ở nhiều nƣớc trên Thế giới. Do các kim loại
này ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn trong việc phát triển các công nghệ hiện
đại, nên việc phát hiện – tìm kiếm và nghiên cứu các mỏ của chúng luôn là vấn
đề cấp thiết trên quy mô toàn cầu cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong nhiều mỏ
khoáng, các kim loại này gặp cùng với nhau trong các tổ hợp khoáng vật nhất
định, trong đó có một hay hai kim loại là mục tiêu khai thác chính, còn kim loại
khác là những sản phẩm đi kèm, song cũng đóng góp vào giá trị kinh tế mỏ.
Khu vực Tây Bắc Việt Nam là nơi có cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển
kiến tạo lâu dài và phức tạp. Các công tác điều tra, nghiên cứu trƣớc đây trong
khu vực đã phát hiện khá đa dạng các mỏ khoáng sản kim loại Cu-Ni (Au) [5, 8,
23, 27, 30, 34, 39, 51]. Bên cạnh các mỏ lớn đã biết nhƣ Cu-Ni Bản Phúc, Cu
Sin Quyền, đã phát hiện đƣợc hàng trăm các mỏ khoáng và các điểm quặng CuNi (Au) khác. Đó là những thành tích đáng kể của công tác đo vẽ bản đồ và tìm
kiếm khoáng sản. Tuy nhiên, phần lớn các mỏ khoáng và các điểm quặng này
đƣợc nghiên cứu chủ yếu dựa vào các phƣơng pháp định tính truyền thống nhƣ
khảo sát địa chất, nghiên cứu thành phần vật chất dƣới kính hiển vi quang học
kết hợp với các kết quả phân tích bán định lƣợng trong tìm kiếm khoáng sản, vì
vậy việc xác định các yếu tố cấu trúc khống chế, điều kiện thành tạo và nguồn
gốc quặng hóa, mô hình thành tạo mỏ quặng còn khá hạn chế và còn nhiều tranh
luận. Việc đánh giá tiềm năng và triển vọng khoáng sản Cu, Ni (Au) ở khu vực

Tây Bắc cũng là một câu hỏi lớn đƣợc đặt ra đối với ngành địa chất.
Rõ ràng, vấn đề nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng hóa Cu,
Ni (Au) ở khu vực Tây Bắc đã trở thành một vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đó, chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp
Nhà nƣớc giai đoạn 2013-2018: “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền
vững vùng Tây Bắc” đã đồng ý để Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sản
1


thuộc Tổng Hội Địa chất Việt Nam thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng và triển vọng quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc”, đề tài mang mã số
KHCN-TB.02T/13-18.
Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu
- Đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu-Ni
(Au) khu vực Tây Bắc.
- Đề xuất định hƣớng công tác tìm kiếm – thăm dò khoáng sản hợp lý.
- Xây dựng các bộ bản đồ phân vùng khoáng sản và sơ đồ cấu trúc khống
chế quặng.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện những nội dung nghiên
cứu sau đây:
- Nghiên cứu xác định diện phân bố của các thân quặng và đới khoáng hóa
Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc.
- Nghiên cứu đặc điểm quặng hóa Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc.
- Nghiên cứu làm rõ nguồn gốc quặng hóa Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc.
- Xác lập các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm quặng Cu-Ni (Au) khu vực Tây
Bắc.
- Đánh giá tiềm năng, triển vọng của từng loại hình quặng hóa Cu-Ni (Au)
khu vực Tây Bắc.

- Thành lập các bộ bản đồ phân vùng quặng hóa Cu-Ni (Au) ở các tỷ lệ
1:200.000 và 1:25.000, bộ sơ đồ cấu trúc khống chế quặng ở tỷ lệ 1:10.000 đối
với các điểm quặng có tiềm năng trong khu vực Tây Bắc.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc những nội dung nghiên cứu trên, tập thể tác giả thực hiện
đề tài đã sử dụng tổ hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Công tác thực địa
Tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát tại tất cả các mỏ, điểm quặng, điểm
khoáng hóa Cu, Ni, Au trong khu vực Tây Bắc. Trong đó tập trung chủ yếu vào
2


các điểm quặng mới đƣợc phát hiện. Tại thực địa, các tác giả đã khảo sát vết lộ,
quặng hóa và lấy các loại mẫu cần thiết.
Các phương pháp trong phòng
- Công tác thu thập và tổng hợp tài liệu
- Phƣơng pháp phân tích lát mỏng, khoáng tƣớng
- Các phƣơng pháp phân tích định lƣợng: phân tích hóa silicat, phân tích
huỳnh quang tia X, phân tích hóa Cu và nung luyện, phân tích microzond, phân
tích quang phổ plasma.
- Phƣơng pháp phân tích bao thể khí lỏng
- Phƣơng pháp phân tích đồng vị bền: S, Pb, OH
- Phƣơng pháp phân tích tuổi tuyệt đối U-Pb zircon
Kết quả của đề tài
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã hoàn thành đầy đủ
các nội dung nghiên cứu và các sản phẩm đã ký kết với Chủ nhiệm Chƣơng
trình. Cụ thể, đề tài đã hoàn thành 73 chuyên đề cho các nội dung nghiên cứu đã
nêu trên, tiến hành khảo sát 3 đợt thực địa, lấy và gia công – phân tích các loại
mẫu, thành lập các bộ bản đồ phân vùng và bộ sơ đồ cấu trúc khống chế quặng.
Về công tác hội nghị - hội thảo khoa học: Đề tài đã tổ chức 3 đợt Hội thảo

khoa học trong đó Hội thảo khoa học lần 1 và lần 3 tổ chức tại Hà Nội, Hội thảo
khoa học lần 2 đƣợc tổ chức tại thành phố Cao Bằng.
Về sản phẩm khoa học: đề tài đã công bố 03 bài báo trong nƣớc và 01 bài
báo quốc tế. Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc sử dụng làm cơ sở đào
tạo 02 thạc sĩ và 01 tiến sĩ.
Đề tài đã hoàn thành Báo cáo tổng kết gồm các chƣơng sau đây:
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về quặng hóa Cu, Ni (Au) khu vực Tây Bắc Việt Nam
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Đặc điểm quặng hóa và quy luật phân bố khoáng sản Cu, Ni (Au)
khu vực Tây Bắc Việt Nam

3


Chƣơng 4. Tiềm năng và triển vọng quặng Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc
Việt Nam
Chƣơng 5. Đề xuất định hƣớng công tác tìm kiếm – thăm dò khoáng sản khu
vực Tây Bắc Việt Nam
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Việc thực hiện đề tài đã đem lại những hiểu biết mới, đầy đủ và sâu sắc hơn
về đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực, đặc điểm khoáng sản, nguồn gốc và quá
trình hình thành khoáng sản khu vực Tây Bắc Việt Nam. Các kết quả mới này sẽ
bổ sung vào kho dữ liệu về địa chất – khoáng sản nói chung.
Việc đánh giá đặc điểm quặng hóa và luận giải nguồn gốc quặng hóa là
những dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu chuyên sâu về kiến tạo – sinh
khoáng khu vực cũng nhƣ dự báo sinh khoáng khu vực.

Kết quả nhận dạng, phân chia các kiểu mỏ Cu-Ni-Au cũng nhƣ xác định
điều kiện thành tạo, các đá chứa và cấu trúc khống chế quặng đem lại những tiền
đề và dấu hiệu quan trọng trong dự báo sinh khoáng khu vực.
Các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện đề tài này là cơ sở và là
nguồn tài liệu quan trọng cho các bài báo khoa học hoặc các báo cáo trình bày
tại hội nghị khoa học địa chất trong nƣớc và quốc tế về các vấn đề nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu mới góp phần bổ sung những số liệu mới về địa chất
– kiến tạo và khoáng sản cho ngành Địa chất Việt Nam. Các tài liệu và luận giải
mới về địa chất khu vực, cấu trúc kiến tạo, magma, khoáng sản là những tiền đề
và dấu hiệu quan trọng trong định hƣớng khảo sát địa chất, tổ chức các phƣơng
án đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Các số liệu thu thập đƣợc là nguồn tài liệu quý bổ sung vào các bài giảng về
địa chất, kiến tạo, thạch học, magma, khoáng sản và địa chất Việt Nam đang

4


đƣợc giảng dạy cho bậc đại học và sau đại học tại các trƣờng đại học đào tạo về
chuyên ngành địa chất, khoáng sản tại Việt Nam.
Việc tham gia thực hiện đề tài và tham dự các buổi hội thảo khoa học góp
phần nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu cũng nhƣ trình độ thực tiễn
và khoa học của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện đề tài.
Đề tài đã góp phần trực tiếp vào việc tạo dựng nguồn số liệu và thông tin
khoa học cho một số đồ án tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã
và đang đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Tài nguyên
Môi trƣờng.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề xuất định hƣớng công
tác tìm kiếm – thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản hợp lý ở khu vực Tây
Bắc Việt Nam.

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm và
giúp đỡ của các Nhà khoa học – quản lý từ: Văn phòng Chƣơng trình Tây Bắc –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng
Hội Địa chất Việt Nam, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Viện Địa chất – Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng
sản. Sự phối hợp hợp tác của các Nhà khoa học, các chuyên gia đến từ: Trƣờng
Đại học Mỏ - Địa chất, Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, Liên đoàn Địa chất Tây
Bắc. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát thực địa, Đoàn khảo sát đã nhận đƣợc sự
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ từ Chính quyền và Nhân dân các địa phƣơng
thuộc địa phận các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Cao
Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa; sự giúp đỡ từ phía các Cán bộ và Công nhân viên
của: Công ty TNHH mỏ Nickel Bản Phúc, Công ty TNHH mỏ Đồng Sin Quyền
- Lào Cai, Công ty Cổ phần đầu tƣ Khoáng Sản Việt,…
Nhân dịp này, tập thể tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ
quý báu trên.

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẶNG HÓA Cu-Ni (Au) KHU VỰC
TÂY BẮC VIỆT NAM
Các mỏ Cu-Ni (Au) ở Việt Nam đã đƣợc biết đến từ rất lâu, nhƣ mỏ nickel
Bản Phúc, mỏ vàng Bồng Miêu đã đƣợc phát hiện từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên
do mục đích chủ yếu là nhằm vơ vét khoáng sản nên không thấy có bất kỳ tài
liệu nào nói về lịch sử phát hiện ra các mỏ này. Việc nghiên cứu các loại hình
khoáng sản Cu-Ni (Au) chỉ thực thụ bắt đầu từ sau năm 1954 ở miền Bắc cho
đến sau 1975 các nghiên cứu mở rộng xuống phía Nam, song phần lớn các
khoáng sản Cu-Ni (Au) chủ yếu tập trung ở miền Bắc.
Các công trình đo vẽ bản đồ địa chất gồm: Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt

Nam tỷ lệ 1:500.000 của Dovjkov A. E chủ biên; Bản đồ địa chất Việt Nam do
Trần Đức Lƣơng, Nguyễn Xuân Bao (chủ biên) tỷ lệ 1:500.000 (1984), Bản đồ
địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ 1:200.000 do Nguyên Xuân Bao (1969) chủ biên, Bản
đồ địa chất và khoáng sản tờ Lào Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 do Bùi Phú
Mỹ chủ biên (1978). Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về sinh khoáng đã
đƣợc ra đời. Điển hình là Bản đồ sinh khoáng Việt Nam 1:1.000.000 của GS.TS.
Nguyễn Nghiêm Minh và Vũ Ngọc Hải (1991). Bản đồ sinh khoáng miền Bắc
Việt Nam 1:500.000 của Trần Trọng Hòa và nnk (2011). Những công trình đó
đã cho những nét khái quát về khoáng sản ở Việt Nam, trong đó có Cu, Au, Ni.
Để có cách nhìn tổng quan về quặng hóa Cu, Ni, Au khu vực Tây Bắc Việt
Nam, trong chƣơng này các tác giả giới thiệu những nét tổng quan về từng loại
hình khoáng sản nhƣ Cu-Ni; Cu; Au; Cu-Mo và Ni biểu sinh trong khu vực.
1.1. Tổng quan về quặng hóa Cu-Ni
1.1.1. Quặng hóa Cu-Ni khu vực rift Sông Đà
Các công trình nghiên cứu về quặng hóa Cu-Ni ở khu vực rift Sông Đà của
các tác giả khác nhau [14, 28, 29, 31, 32] có thể chia thành 2 hƣớng:
- Nghiên cứu thạch luận và độ chứa quặng của các thành tạo magma mafic
và siêu mafic của Poliakov, Nguyễn Xuân Tùng, Gastinsky, Trần Văn Trị, Trần
Quốc Hùng, Bùi Minh Tâm, Đỗ Đình Toát, Trần Trọng Hoà, Nguyễn Hoàng.
6


- Nghiên cứu kiến tạo đới Sông Đà của Trần Văn Trị, Lê Duy Bách, Nguyễn
Xuân Tùng, Đào Đình Thục, Nguyễn Nghiêm Minh, Lê Nhƣ Lai, Lê Thạc Xinh.
Về kiến tạo hầu hết các tác giả đều xem đới Sông Đà là rift nội lục.
Trong số các công trình nghiên cứu địa chất khu vực [9, 58, 59, 60], công
trình “Các thành tạo mafic - siêu mafic Permi - Trias miền Bắc Việt Nam” của
PGS.TSKH Trần Trọng Hoà và nnk [60] đã làm rõ đƣợc các vấn đề cơ bản về
magma trong cấu trúc Sông Đà, có giá trị định hƣớng cho công tác nghiên cứu
và tìm kiếm quặng Cu-Ni nội sinh trong khu vực Sông Đà. Các kết quả nghiên

cứu đã cho thấy hầu hết các mỏ khoáng sulfur Cu-Ni ở miền Bắc đều liên quan
trực tiếp với các magma siêu mafic-mafic thuộc các miền cấu trúc khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định khoáng hóa Cu-Ni ở khu vực Tạ
Khoa có nguồn gốc dung ly [1, 14]. Kiểu quặng hóa này chủ yếu tập trung trong
phức nếp lồi Tạ Khoa gồm các mỏ khoáng và điểm quặng: mỏ Bản Phúc, các
điểm Bản Chạng, Bản Mông, Bản Khoa, Đèo Chẹn, Bản Cải (Tạ Khoa), Bản
Lài, Bản Lèn (Vạn Yên), trong đó mỏ khoáng Bản Phúc đƣợc thăm dò tỉ mỉ và
bƣớc đầu đƣa vào khai thác (hình 1.1).
Đinh Hữu Minh [10, 11] đã chỉ ra hai kiểu khoáng hoá của mỏ nickel Bản
Phúc gồm: sulfur đặc sít bên ngoài khối siêu mafic và sulfur xâm tán nằm bên
trong khối siêu mafic. Các kiểu khoáng hóa này đều là các sulfur magma dung
ly đƣợc hình thành từ khối magma siêu mafic Bản Phúc (hình 1.1). Sulfur đặc sít
đƣợc thành tạo vào giai đoạn phân dị dung ly sớm, sulfur xâm tán trong khối là
sản phẩm phân dị dung ly muộn hơn. Chính vì vậy mà khoáng hoá sulfur đặc sít
giàu các nguyên tố platin (PGE) hơn trong khu vực kế cận.

7


Hình 1.1. Bản đồ địa chất mỏ Cu-Ni Bản Phúc [11]

1.1.2. Quặng hóa Cu-Ni trong cấu trúc Sông Hiến
Quặng hóa Ni-Cu-PGE liên quan tới các xâm nhập siêu mafic trong đới cấu
trúc Sông Hiến mới đƣợc ghi nhận ở Suối Củn [2, 15, 27, 31, 34, 42, 53], đặc
biệt là phần đông nam và đông bắc của khối, nơi ghi nhận đƣợc sự tập trung chủ
yếu quặng sulfur trong plagioperidotit. Quặng hóa biểu hiện dƣới dạng các xâm
tán nguyên sinh đặc trƣng cho toàn bộ mặt cắt của khối với hàm lƣợng từ 3 đến
5-7%, đôi khi đến 10-15% thể tích đá. Trong số khoáng vật sulfur, chiếm ƣu thế
là pyrotin, pentlandit và chalcopyrit, ít hơn gặp troilit, đôi chỗ có cubanit. Tổ
hợp với sulfur Cu-Ni là chromspinel, ilmenit và magnetit, đặc trƣng cho giai

đoạn phát triển của hệ magma - quặng silicat - sulfur phân dị yếu, trong phần
sulfur, đặc trƣng thế oxy hóa của S tƣơng đối thấp. Từ đó có thể đi đến nhận
định là sự tích tụ sulfur ở khối Suối Củn thuộc cấu trúc Sông Hiến đã xảy ra
8


trong lò trung gian thê hiện ở sự có mặt của olivin dạng ban tinh trong các đá
tƣớng tôi cứng cũng nhƣ các đai mạch gabronorit, gabrodolerit [59].
1.1.3. Quặng hóa Cu-Ni trong cấu trúc uốn nếp Lô Gâm
Khoáng hóa sulfur Cu-Ni khá phổ biến trong các xâm nhập phân lớp gabroperidotit Núi Chúa và Khao Quế, trong đó khoáng hóa Cu-Ni và PGE đi kèm
chủ yếu đặc trƣng cho các đá thuộc loạt phân lớp và đƣợc nghiên cứu chi tiết
hơn cả là ở khối Núi Chúa [2, 7, 31, 42, 58, 59]. Khoáng vật quặng trong các đá
loạt phân lớp chủ yếu là sulfur (pyrotin, pentlandit và chalcopyrit) và
sulfoarsenid. Magnetit, titanomagnetit và ilmenit ít phổ biến hơn. Quặng sulfur
dạng xâm tán chiếm ƣu thế. Ni đƣợc tập trung trong các đá chứa sulfur giàu Ni
dƣới dạng quặng sulfur và đó là yếu tố thuận lợi về độ chứa Ni của loạt phân
lớp. Khoáng hóa kim loại nhóm platin cũng đƣợc xác lập trong gabbroid và
lherzolit giàu sulfur trong các tầng sâu của loạt phân dị thuộc phần phía đông
khối Núi Chúa.
1.2. Tổng quan về quặng hóa Cu
1.2.1. Kiểu mỏ Cu-Fe
Các mỏ kiểu này phân bố trong các đá biến chất hệ tầng Sin Quyền (PR1-2sq)
kéo dài dọc theo đới trƣợt Sông Hồng từ Bảo Hà đến Lũng Pô. Trong đó dải
quặng đồng Tả Phời - Sin Quyền – Lũng Pô thuộc tỉnh Lào Cai bao gồm các mỏ
khoáng: Lũng Pô, Sin Quyền, Cốc Mỳ, Vi Kẽm, Y Tý, Suối Thầu, Tả Phời...,
Mỏ quặng điển hình cho loại hình mỏ Cu-Fe phân bố trong các đá biến chất là
mỏ đồng Sin Quyền và đƣợc tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn cả (hình 1.2) [5,
8, 17, 24, 25, 26, 40, 49, 51, 54, 57, 62].
Các mỏ khoáng và các điểm quặng hóa đồng đƣợc phát hiện ở nhiều nơi và
thuộc các loại hình khác nhau. Sau đây là kết quả phát hiện các nhóm mỏ chính:

Mỏ đƣợc phát hiện năm 1961 [49]. Cùng với công tác thăm dò tỉ mỉ, những
nghiên cứu thành phần vật chất và loại hình nguồn gốc cũng đƣợc nhiều tác giả
quan tâm [17, 25, 40, 49, 57].

9


Hình 1.2. Sơ đồ địa chất mỏ Sin Quyền [49]

Phan Trƣờng Thị [40] cho rằng khoáng hóa mỏ Sin Quyền tồn tại một tổ
hợp khoáng hóa đồng đi cùng với sắt, đất hiếm là sản phẩm của quá trình biến
chất trao đổi giữa các đá mạch và khối xâm nhập nhỏ có tính axit (là phần nông
của một lò magma dƣới sâu) với các thể amphibolit trong đá biến chất hệ tầng
Sin Quyền. Dung dịch tạo khoáng oxit sắt và dung dịch tạo khoáng sulfur chứa
đồng là cùng một nguồn và liên quan trực tiếp đến quá trình biến chất trao đổi
này. McLean [25] cho rằng mỏ Sin Quyền là một mỏ IOCG (Iron-Oxid-CopperGold) có đặc trƣng riêng. Quá trình tạo khoáng trong mỏ bắt đầu bằng một pha
biến đổi albit hóa theo sau là quá trình biến đổi Fe-K làm biến chất các đá gneis
và các thể amphybolit, quặng hóa Fe-Cu-Au-REE đi cùng với quá trình biến đổi
này. Dung dịch nhiệt dịch gây biến đổi và tạo quặng có thể đến từ các khối
magma có tuổi tiền Cambri phân bố trong khu vực.
Dƣơng Quốc Lập [8] trong công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Lào Cai đã phát hiện biểu hiện khoáng hóa đồng Tả
Phời. Những kết quả nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm quặng hóa cho thấy khoáng
hóa đồng ở đây liên quan đến các thành tạo xâm nhập trung tính chƣa rõ tuổi
phân bố trong khu vực [8, 51].
10


1.2.2. Kiểu mỏ Cu porphyr
Kết quả khảo sát gần đây của Trần Mỹ Dũng và nnk [54] đã phát hiện một

thân quặng mới trong diện tích mỏ khoáng Suối Thầu ngoài thân quặng đồng
nằm trong đá biến chất hệ tầng Sin Quyền do Đoàn 305 đã xác định. Thân quặng
mới phát hiện nằm gần nhƣ trọn vẹn trong một thể đá magma xâm nhập dạng
thấu kính và rìa tiếp xúc của chúng với các đá biến chất hệ tầng Sin Quyền.
Theo các đặc điểm địa chất, quy luật biến đổi nhiệt dịch đá vây quanh và đặc
điểm quặng hóa, thân quặng này có những đặc trƣng cho loại hình mỏ đồng
porphyr, một kiểu quặng hóa có tiềm năng lớn, có khả năng tồn tại dƣới sâu.
1.2.3. Các kiểu quặng đồng khác
Đến nay, kết quả của công tác tìm kiếm của các Liên đoàn Địa chất Đông
Bắc và Tây Bắc đã phát hiện hàng trăm điểm quặng đồng liên quan đến các đá
phun trào mafic rift Sông Đà, trong đó một số ít các điểm quặng đã đƣợc tiến
hành công tác tìm kiếm đánh giá và thăm dò [8, 23, 30, 35, 37, 41, 52]. Có thể
chia ra các kiểu quặng hóa:
+ Kiểu quặng pyrit-chalcopyrit-bornit trong phun trào mafic: thuộc kiểu
quặng hóa này có các điểm quặng Bó Xinh, Nậm Tia, Nậm Phửng, Vạn Sài,
Lũng Pô, Trịnh Tƣờng chủ yếu tập trung trong các đá trầm tích - phun trào
mafic bazan-diabas hệ tầng Sông Mã (2sm), bazan-trachyt hệ tầng Viên Nam
(T1 vn), bazan porphyrit, spilit, hyalobazan hệ tầng Cẩm Thủy (P2 ct).
+ Kiểu quặng pyrit-chalcopyrit-bornit trong trầm tích-phun trào trung tính,
axit, kiềm: kiểu quặng hóa này phân bố chủ yếu trong đá trachyt-dacit hệ tầng
Viên Nam (T1vn). Điển hình là điểm quặng Lũng Cua, thuộc huyện Ba Vì, Hà
Nội. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrit-chalcopyrit-bornit. Trong
quặng thƣờng chứa hàm lƣợng vàng khá cao nên có thể coi đây là quặng Cu-Au
+ Kiểu quặng pyrit-chalcopyrit-thạnh anh trong đá carbonat: kiểu này phát
triển chủ yếu ở đới Sông Đà và Mƣờng Tè. Các điểm quặng đã biết là Hồng
Thu, Quang Tân Trai và các điểm quặng khác phân bố trên cao nguyên Tà Phình
(Lai Châu) trong các đá carbonat tuổi Devon hệ tầng Nậm Pìa (D1 np), hệ tầng
Bản Páp (D2 bp), và Carbon-Permi hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs), tiếp xúc với đá
11



phun trào mafic của hệ tầng Viên Nam (T1vn). Đại diện cho kiểu này là các điểm
quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai, thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Hai
điểm quặng này đã đƣợc ngƣời xƣa khai thác, trong những năm 90 này dân lại
khai thác tự do để lấy quặng đồng có chất lƣợng cao.
+ Kiểu đồng tự sinh trong đá phun trào bazan: mặc dù đồng tự sinh đã đƣợc
khai thác ở Tây Bắc Bộ, nhƣng tài liệu về kiểu quặng này còn ít. Ngƣời dân
Thuận Châu, Sơn La đã tìm đƣợc đồng tự sinh trong đá bazan, điển hình là điểm
quặng Bản Giàng (Xuân Giang) thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
+ Kiểu quặng pyrit-chalcopyrit-galenit-sphalerit trong đá phun trào mafic:
các điểm quặng của kiểu quặng hóa này phân bố dọc đới Sông Đà ở hai khu vực
Lai Châu và Hòa Bình, gắn bó chặt chẽ với các đá phun trào mafic của hệ tầng
Cẩm Thủy (P2 ct) và Viên Nam (T1 vn),
+ Kiểu quặng hóa thạch anh - chalcopyrit - molybđenit, phổ biến ở Tây Bắc
Việt Nam, đại diện là điểm quặng Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai.
Quặng nằm trong các đới khoáng hóa dài 80m, rộng 3,5m và các mạch nhỏ
trong granitoiđ phức hệ Yê Yên Sun.
1.3. Tổng quan về quặng hóa Au
Theo các tài liệu tìm kiếm hiện có, quặng hóa vàng gốc (Au sulfur) ở khu
vực miền Bắc Việt Nam phát triển chủ yếu ở các cấu trúc Sông Đà và Sông
Hiến, song thƣờng là các mỏ khoáng hay các điểm quặng nhỏ. Bên cạnh đó,
nhiều nơi đã phát hiện kiểu quặng vàng biểu sinh làm tăng giá trị của mỏ
khoáng.
1.3.1. Kiểu quặng hóa Cu-Au
Quặng hóa kiểu Сu-Au liên quan đến hoạt động magma nội mảng hiện tại
mới chỉ ghi nhận đƣợc một cách tƣơng đối tin cậy ở trong cấu trúc nguồn rift
Sông Đà [28, 31, 33, 58, 59, 60]. Quặng hóa kiểu này thƣờng phân bố trùng với
khu vực phát triển các đá núi lửa mafic tuổi Permi - Trias thuộc loạt cao titan.
Biểu hiện Au-Cu điển hình trong cấu trúc Sông Đà là mỏ Suối Trát và các điểm
quặng Cao Răm, Lũng Cua, Bai Đào..


12


1.3.2. Kiểu quặng hóa Au-As
Kiểu quặng hóa này phổ biến ở đới Sông Đà và đới Sông Hiến. Đại diện cho
kiểu quặng hóa Au-As phân bố trong các đá núi lửa mafic loạt cao titan rift Sông
Đà là mỏ Làng Nèo ở khu vực Cẩm Thủy thuộc cánh tây nam và điểm quặng
Thèn Sin ở khu vực Nậm So thuộc cánh đông bắc của cấu trúc Sông Đà. Trong
phạm vi cấu trúc Sông Hiến, thuộc về kiểu quặng hóa Au-As có thể xếp các mỏ
khoáng Bản Nùng và Lộc Soa khu vực Cao Bằng (trung tâm đới Sông Hiến), Nà
Pái khu vực Lạng Sơn (đông nam đới Sông Hiến).
1.3.3. Các kiểu quặng hóa antimon - vàng (Sb-Au), antimon - thủy ngân vàng (Sb-Hg-Au) và thủy ngân - vàng (Hg-Au)
Các mỏ khoáng thuộc các kiểu quặng hóa này khá phát triển trên lãnh thổ
MBVN: trong các cấu trúc nguồn rift Paleozoi muộn - Mesozoi sớm Sông Đà và
Sông Hiến, cũng nhƣ trong các cấu trúc uốn nếp Paleozoi Lô Gâm và Quảng
Ninh. Sự phân bố của chúng trong phạm vi từng cấu trúc đặc trƣng bởi tính phân
đới rõ rệt: từ kiểu Sb-Au đến Sb-Hg-Au và Hg-Au.
Đại diện của kiểu quặng hóa Sb-Au là các mỏ khoáng Làng Vài, Khuôn Pục
và Nậm Chảy trong cấu trúc Lô Gâm; Mậu Duệ, Bản Chang và Sơn Vĩ (Hà
Giang); Khau Hai (Cao Bằng), La Sơn (Lạng Sơn) trong cấu trúc Sông Hiến; Nà
Bặc và nhóm mỏ khoáng khu vực Làng Nèo (Thanh Hóa) của cấu trúc Sông Đà;
các mỏ khoáng trong cấu trúc uốn nếp Paleozoi Quảng Ninh nhƣ Đồng Quặng
và Khe Chim.
1.3.4. Vàng biểu sinh
Các thân khoáng Au sulfur lộ ra trên mặt bị phong hóa. Các hạt vàng chứa
trong các sulfur (chủ yếu là pyrit) bị hóa tan và lắng đọng lại tạo ra các hạt vàng
biểu sinh có hàm lƣợng vàng rất cao và nằm lại ngay trong đới đới phong hóa
biểu sinh thân quặng gốc. Những phát hiện vàng biểu sinh trong các vón kết trên
các đới khoáng hóa vàng gốc ở nhiều nơi nhƣ Ba Vì (Hà Nội), Cao Dăm, Đồi

Bù (Hòa Bình),… đã chứng tỏ sự có mặt của loại hình vàng này trên lãnh thổ
Việt Nam.

13


Các hạt vàng có tính phân đới với hàm lƣợng Ag biến đổi; Nhân hạt có hàm
lƣợng khoảng 10% hoặc 23% Ag, với đới nghèo Ag, khoảng 3,7% Ag dọc theo
các khoảng trống bên trong hoặc rìa ngoài. Sự thành tạo các rìa nghèo Ag là do
sự hòa tan mạng đi dễ hơn của bạc. Các quá trình này là nguyên nhân tạo ra các
kết tụ sắt có thể bảo tồn một số hạt có kích thƣớc lớn, nhƣng sự chuyển hóa tiếp
theo thành đất có thể làm thay đổi các tích tụ này.
Các thành tạo vàng biểu sinh góp phần làm giàu cho phần trên cùng các vỉa
quặng Au sulfur. Nhiều nơi, vàng biểu sinh là đối tƣợng khai thác vàng chính,
sau khi khai thác hết đới phong hóa mềm bở phía trên thì quặng gốc không còn
giá trị kinh tế.
1.4. Tổng quan về quặng hóa Cu-Mo
1.4.1. Kiểu quặng thạch anh – molybdenit
Kiểu quặng hóa này đƣợc phát hiện trên đới Phan Si Pan thuộc vùng Tây
Bắc Việt Nam [8, 23]. Các mạch thạch anh - molybdenit thƣờng tồn tại trong
đới nội tiếp xúc của các đá xâm nhập cũng nhƣ trong các đá vây quanh. Cấu trúc
vùng mỏ bao gồm các phức hệ đá trầm tích biến chất - đá phiến biotit, gneis và
amphibolit thuộc hệ tầng Sin Quyền (PRsq). Trong vùng chứa quặng có các
phức hệ xâm nhập granit Yê Yên Sun. Phức hệ granit - granosyenit bao gồm
granosyenit biotit-amphibol, granit biotit và granit sáng màu.
Quặng hóa thƣờng nằm trong 2 loại đá granit biotit và granit sáng màu. Nhìn
chung, phức hệ granit nói trên thuộc loại giàu kiềm, tỷ lệ K và Na thay đổi,
thƣờng K trội hơn Na, thậm chí 4-5 lần. Trong đới tiếp xúc trong và ngoài của
các đá xâm nhập phát triển các hệ thống mạch thạch anh, thạch anh - felspat fluorit với molybdenit phân bố theo 2 phƣơng TB-ĐN và ĐB-TN. Trong các
điểm quặng nói trên thì các điểm quặng Sin Chảy, Ô Quý Hồ (Sa Pa, Lào Cai)

có triển vọng hơn cả. Tại đây đã phát hiện đƣợc 6 vết lộ có khoáng hóa
molybden trên đƣờng ô tô Sa Pa đi Bình Lƣ [54, 55]. Những mạch thạch anh có
molybdenit chủ yếu nằm ở rìa (đới tiếp xúc trong) của granit biotit và một phần
nằm trong đá trầm tích biến chất tiếp giáp với granit biotit (đới tiếp xúc ngoài).
Loại mạch đầu thƣờng có chiều dày 0,2-0,5m, đôi khi vài mét. Molybdenit dạng
14


vẩy ổ xâm tán trong granit và rìa mạch. Loại sau có chiều dày nhỏ hơn, thƣờng
0,1-0,2 m. Molybdenit dạng vẩy nhỏ đặc sít và xâm tán trong đá vây quanh tiếp
giáp với mạch.
Thành phần quặng chủ yếu là các khoáng vật sulfur nhƣ pyrit, chalcopyrit và
bismutin; rất ít molybdenit. Khe nứt phổ biến là loại khe nứt tách dạng uốn lƣợn,
mặt khe nứt gồ ghề. Thân quặng có dạng mạch, mạng mạch. Hàm lƣợng Mo:
<0,1-0,57%; Cu: 0,01-0,24%; Bi: <0,01-0,65%, một vài mẫu cá biệt có Bi đến
3,35%. Có thể nhận thấy rằng hàm lƣợng Mo tỷ lệ nghịch với Bi, có nghĩa là ở
chỗ giàu Mo thì nghèo Bi và ngƣợc lại.
Các điểm quặng vùng Ô Quy Hồ - Bản Khoang thƣờng gặp hiện tƣợng
thạch anh hoá các đá vây quanh [8, 23]. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu
là molybdenit, pyrit; thứ yếu và ít gặp có chalcopyrit, melnikovit, bismutin,
sphalerit, pyrotin, hematit, magnetit. Khoáng vật mạch chủ yếu là thạch anh,
felspat, ít hơn có fluorit.
Quặng có cấu tạo phổ biến là xâm tán. Quá trình tạo quặng gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thạch anh - molybdenit, là giai đoạn tạo quặng chính.
- Giai đoạn thạch anh - sulfur. Sản phẩm có giá trị của giai đoạn 2 là Bi.
1.4.2. Kiểu quặng molybdenit – chalcopyrit
Các mạch quặng nằm trực tiếp trong các đá granit biotit, granit biotit có
hornblend, granodiorit. Granit cỡ hạt lớn màu trắng xám, có chứa nhiều biotit.
Thành phần thạch học của đá chủ yếu là: thạch anh, oligoclas, andesin, felspat
kali, biotit và một ít hornblend. Ngoài ra còn gặp các khoáng vật phụ nhƣ apatit,

zircon, sphen, zoisit, cassiterit, orthit, epidot và các khoáng vật quặng khác.
Phân tích quang phổ thấy granit có chứa các nguyên tố phụ Cu, Mo, Sn, Pb với
hàm lƣợng đáng kể.
Khoáng hoá Mo biểu hiện ở các dạng mạch thạch anh - felspat có
molybdenit tinh thể hoa hồng và những mạng mạch nhỏ thạch anh - molybdenit
vẩy nhỏ trong granit, mạch thạch anh - chalcopyrit (có chiều dài nhỏ 5-10cm)
xuyên cắt qua granit. Thành phần các mạch quặng nói trên gồm: khoáng vật chủ
yếu có molybdenit, chalcopyrit; khoáng vật thứ yếu và ít gặp có pyrit, sphalerit,
15


×