Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SOẠN TRUYỆN CỔ TÍCH THẠCH SANH LÝ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.93 KB, 19 trang )

Ngày soạn: / /
Ngày giảng:

Tiết theo PPCT: 25, 26

THẠCH SANH (Truyện cổ tích)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức

- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật Thạch
Sanh mâu thuẫn trong đời sống; khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện,
về công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động, về phẩm chất và năng lực
kì diệu của một số kiểu nhân vật; nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ
thuật của từng truyện cổ tích về kiểu nhân vật dũng sĩ tiêu diệt cái ác
2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm – kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
- Nhận diện những sự việc chính của truyện.
- Nhận diện một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại, ngôi kể; kể lại cốt truyện và nêu nhận
xét về nội dung và nghệ thuật những truyện không được học trong chương
trình.
3. Thái độ

- Yêu mến các nhân vật trong văn học dân gian Việt Nam.
- Giáo dục bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.


* Các nội dung tích hợp:
- GD kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ

thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
- GDĐĐ: giá trị sống TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU
THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng,
phiếu học tập…
- Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả
thảo luận.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Bước 1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:


Ngày giảng

Lớp
6A1
6A2

Sĩ số (vắng)

Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’)

Bước 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học
tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập; kể chuyện, quan sát tranh; trò
chơi, tình huống có vấn đề
- Thời gian: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Cách 1: GV tổ chức cuộc thi "Ai nhanh hơn", chia lớp thành 4 đôi, nhiệm vụ
của các đội là kể tên các câu chuyện cổ tích đã đọc, học, biết? Đội nào trả lời
đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. Sau đó dẫn dắt vô bài
Cách 2: Tổ chức cuộc thi Ô chữ bí mật, có thể kết hợp với giáo cụ: Vòng
xoay kì diệu để thực hiện phần chơi này (hs trả lời đúng được quay phần
thưởng)
S O N
T
L
 U
V U A

T
H

C
H
S

L A
L Ạ C L O N
T H Á N H

I
U
C
Ơ
Ù

N
G
G

N H
Y T I N H
H Â U
N
G
G
Q
I

G
I
L
U
O



I E U
 N
N G

Câu 1: Nhân vật tượng trung cho sức mạnh chế ngự thiên tai
Caai 2: Nhân vật có tài hô mưa , gọi gió
Câu 3: Tên chung chỉ người giúp vua Hùng trông coi việc nước
Câu 4: Bà mẹ có tài sinh nở lạ thường
Câu 5: Ông tổ của người Việt
Câu 6: Ai được nhà vua cử đi tìm sứ giả


Câu 7: Người làm ra bánh chưng, bánh giày
Câu 8: Ai được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương
Gv chốt lại, ghi tên bài: THẠCH SANH
Gv dẫn vào bài
Cách 3: Gv trình chiếu hoặc cho học sinh xem bức ảnh về bạo lực học đường
và hỏi? Em nhìn thấy điều gì trong bức tranh?

Hs: Rất nhiều học
sinh đứng xung
quanh để xem các
bạn đánh nhau,
không một chút can
ngăn trước sự việc
bất bình, thậm chí
còn lấy điện thoại ra quay phim chụp ảnh...
Gv: Nếu phải dùng một từ để gọi tên hình ảnh này, em sẽ dùng từ gì?
Hs: vô cảm
Đây là một hình ảnh rất xấu xí, rất dáng lên án phải không các em? Tuy

nhiên, không phải ai trong cuộc sống này ai cũng vô cảm, hèn nhát, yếu đuối.
Chân lí này được ông bà ta gửi gắm qua nhân vật Thạc Sanh trong câu
chuyện cổ tích cùng tên. Cô và các con sẽ cùng tìm hiểu văn bản để rút ra
cho riêng mình những bài học cuộc sống nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu : Xác định được đặc điểm của nhân vật chính trong truyện cổ
tích; nhận biết cốt truyện; kể lại được câu chuyện này; phát hiện ra các yếu
tố hoang đường.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày tài liệu; kể chuyện, vấn đáp,
thảo luận nhóm.
- Thời gian: 75 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về chủ đề
I/ Giới thiệu chung
? Dựa vào chú thích SGK T53, em hãy cho biết 1. Cổ tích
thế nào là truyện cổ tích?
- Là loại truyện dân gian
HS suy nghĩ, trả lời
kể về cuộc đời một số


GV chốt

kiểu nhân vật: nv bất
hạnh; nv dũng sĩ; nv
thông
minh;
ngốc
nghếch, nv là động vật...

- Thể hiện ước mơ của
nhân dân về công lí xã
hội...
- Kết thúc có hậu

? Truyện cổ tích Thạch Sanh kể về cuộc đời
của kiểu nhân vật nào?
Mồ côi, dũng sĩ
GV: Tuy TS mồ côi, nhưng chủ yếu truyện khắc

2. Truyện Thạch Sanh
Thuộc truyện cổ tích kể
về người dũng sĩ tài
năng dũng cảm.


họa hình ảnh người dũng sĩ tài năng dũng cảm
cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa,
chiến thắng quân xâm lược. Truyện thể hiện ước
mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí
tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc: to, rõ ràng, nhấn mạnh 1. Đọc, kể tóm tắt, tìm
những chiến công của Thạch Sanh. Thể hiện hiểu chú thích
giọng của từng nhân vật: Thạch Sanh thật thà, tin
người; mẹ con Lí Thông nham hiểm, độc ác.
GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 3 HS lần lượt đọc
GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS
? Kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?

HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
1. G.thiệu về sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch
Sanh:
- TS là thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai
làm con của hai ông bà lão nghèo ở quận Cao
Bình.
- Bà mẹ mang thai TS mấy năm mới sinh. Lớn lên
cậu được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần
thông.
2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, bị
Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, TS giết
chằn tinh chặt đầu đem về, lại bị Lí Thông lừa, TS
trở về gốc đa sống bằng nghề kiếm củi.
3. Lí Thông cướp công TS, được vua ban thưởng
phong cho làm quận công.
4. Công chúa bị đại bàng bắt đi, vua sai LT đi tìm.
LT nhờ Thạch Sanh giúp đỡ, TS xuống hang giết
đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp kín cửa
hang.
5. TS cứu Thái Tử con vua Thủy Tề, được thưởng
cây đàn thần.
6. Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại,
TS bị bắt vào ngục. Chàng gảy đàn, tiếng đàn
chữa khỏi bệnh câm cho công chúa. Thạch Sanh
được giải oan. TS tha tội cho mẹ con LT nhưng
chúng đã bị sét đánh chết và biến thành bọ hung.


7. TS cưới công chúa, hoàng tử các nước chư hầu

kéo quân tiến đánh, TS đem đàn ra gảy, quân
lính ... các hoàng tử cởi giáp xin hàng.
8. TS mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu
cơm tí xíu mà ăn mãi không hết.
9. Về sau vua nhường ngôi cho TS.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
? VB Thạch Sanh có thể chia làm mấy phần? 2. Bố cục
Mỗi phần giới hạn thế nào? Nêu ND chính của
4 phần
từng phần?
- Đoạn 1: Từ đầu -> mọi phép thần thông: Sự ra
đời và lớn lên của Thạch Sanh.
- Đoạn 2: Tiếp -> phong cho làm quận công:
Thạch Sanh chiến thắng Chằn Tinh, bị Lý Thông
cướp công.
- Đoạn 3: Tiếp -> Hoá kiếp thành bọ hung: Thạch
Sanh đánh nhau với đại bàng, cứu công chúa và
con trai vua Thuỷ Tề; Lý Thông bị trừng phạt.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch
Sanh.
3. Phân tích
a. Nhân vật Thạch
? Truyện Thạch Sanh có những nhân vật nào? Sanh
Nhân vật nào là chính? Vì sao em xác định như * Sự ra đời và lớn lên
vậy?
của Thạch Sanh:
- Nhân vật chính: Thạch Sanh
- Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, vua, công
chúa…
? Đọc thầm phần 1? Sự ra đời và lớn lên của - Sinh ra trong một gia

Thạch Sanh có điều gì khác thường?
đình nghèo, sống bằng
HS suy nghĩ, trả lời
nghề kiếm củi.
GV chốt
- Là Thái Tử do Ngọc
Hoàng sai xuống đầu
thai.
- Mẹ mang thai nhiều
năm mới sinh ...
- Được thần dạy võ nghệ
? Em có nhận xét gì về những chi tiết trên? Kể và phép thần thông.
về sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh, nhân dân -> Chi tiết tưởng tượng
muốn thể hiện quan niệm gì về người anh kì ảo thể hiện quan niệm


hùng, dũng sĩ?
Chi tiết khác thường: Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn
lao, đẹp đẽ, độc đáo của mẫu người dũng sĩ trong
ước mơ của nhân dân. Làm câu chuyện càng trở
nên hấp dẫn, đó cũng chính là cơ sở cho những
chiến công sau này của Thạch Sanh.
? Sự ra đời của Thạch Sanh gợi em nhớ tới
nhân vật nào?
Thánh Gióng - người anh hùng dân tộc, vừa bình
thường vừa khác thường…

của nhân dân về người
dũng sĩ tài năng với vẻ
đẹp kỳ lạ, lớn lao, phi

thường nhưng cũng rất
gần gũi với nhân dân, có
nguồn gốc từ nhân dân
lao động.

Hoạt động nhóm bàn (5p)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn:
? Hoàn thiện bảng sau vào phiếu học tập

* Những thử thách và
chiến công của TS:

Những
thách

thử Chiến công Ý nghĩa
của TS

HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày
GV chốt
Những thử thách
- TS bị mẹ con Lý Thông
lừa đi canh miếu thờ để
thế mạng.
- TS xuống hang diệt đại
bàng cứu công chúa, bị Lý
Thông lừa lấp cửa hang
- Hồn chằn tinh và đại
bàng bày mưu báo thù,
Thạch Sanh bị bắt hạ

ngục.

Chiến công của TS
TS giết chết chằn tinh
TS cứu thái tử con vua
Thủy tề và được vua Thủy
tề tặng cây đàn thần.
Tiếng đàn của Thạch sanh
chữa khỏi bệnh cho công
chúa, TS được giải oan và
kết hôn cùng công chúa.

- Hoàng tử 18 nước chư TS gảy đàn, quân 18 nước
hầu kéo quân sang đánh.
chư hầu xin hàng.

? Qua những lần thử thách ấy, em thấy TS bộc
lộ những phẩm chất gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
GV: Đây cũng là những phẩm chất tốt đẹp của
nhân dân lao động VN xưa và nay.
? Trong truyện 2 nhân vật Thạch Sanh và Lí
Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành
động, hãy chỉ ra sự đối lập này?
HS suy nghĩ, trả lời

-> Qua các thử thách, TS
đã bộc lộ nhiều phẩm
chất đáng quý:

+ Thật thà chất phác,
+ Dũng cảm, tài giỏi,
+ Nhân ái, yêu hoà bình.
-> Đối lập với TS là LT,


GV chốt
? Tìm chi tiết cho thấy những nét tính cách của
Lí Thông?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
? Trong truyện “Thạch Sanh” có rất nhiều chi tiết thần kỳ,
đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ
18 nước chư hầu. Nêu ý nghĩa của các chi tiết thần kỳ ấy?

HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt

một kẻ xảo trá, hèn nhát
bất tài, ích kỉ, tham lam,
độc ác (biểu hiện của kẻ
ác)
b. Ý nghĩa của một số
chi tiết thần kỳ
- Tiếng đàn ... là đại diện
cho công lý, thể hiện ước
mơ về lẽ công bằng
trong xã hội và tinh thần
yêu hoà bình của nhân
dân ta.

- Niêu cơm tí xíu ăn mãi
không hết thể hiện ước
mơ về một cuộc sống no
ấm, tượng trưng cho tấm
lòng nhân ái, tư tưởng
yêu hoà bình của nhân
dân ta.
c. Kết thúc truyện
- TS cưới công chúa, lên
làm vua.

? Truyện kết thúc như thế nào? Qua kết thúc
này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? Kết
thúc này có phổ biến trong truyện cổ tích
không ? Hãy nêu 1 số ví dụ....
Thạch Sanh được cưới công chúa, lại được vua
nhường ngôi cho. Còn mẹ con Lý Thông bị sét
đánh chết, biến thành bọ hung.
? Cách kết thúc này có ý nghĩa gì?
-> Kết thúc có hậu thể
HS suy nghĩ, trả lời
hiện ước mơ công lý xã
GV chốt
hội (ở hiền gặp lành, ở
ác gặp ác) và ước mơ
của nhân dân về sự đổi
đời -> cách kết thúc phổ
biến trong truyện cổ tích.
? Việc mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, rồi bị
hóa kiếp thành bọ hung có ý nghĩa như thế

nào?
Thể hiện thái độ kiên quyết: Cái ác sẽ bị trừng trị
đích đáng. Nếu chết đi, thì chưa đủ. Hai mẹ con
còn bị biến thành bọ hung, loài vật... sống ở


những nơi ... Những kẻ xấu xa bạc ác như mẹ con
LT không chỉ bị trừng trị ở đời này kiếp này, mà
mãi mãi về sau, cho dù có đầu thai kiếp khác
cũng vẫn bị người đời xa lánh khinh rẻ.
Truyện kể về nội dung gì? Có ý nghĩa ra sao?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt

4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
- Nội dung: Thạch Sanh
là truyện cổ tích về
người dũng sĩ diệt chằn
tinh, đại bàng cứu
người...
- Ý nghĩa: Truyện thể
hiện ước mơ, niềm tin
của nhân dân về công lý
xã hội, sự chiến thắng
cuối cùng của những con
người chính nghĩa lương
? Yếu tố nghệ thuật nào làm nên tính hấp dẫn thiện.
cho câu chuyện?
b. Nghệ thuật

HS suy nghĩ, trả lời
Chi tiết tưởng tượng
GV chốt
thần kỳ độc đáo giàu ý
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/61
nghĩa ....
HS đọc
c. Ghi nhớ: SGK/61
( Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não
- Phương tiện: Máy chiếu

Hướng dẫn HS luyện tập
III. Luyện tập
GV hướng dẫn: Các em có thể vẽ các bức tranh Bài tập 1: Vẽ tranh theo
tùy theo ý thích của mình, nhưng phải có những truyện
chi tiết hay và gây ấn tượng như:
- Thạch Sanh với túp lều tranh dưới gốc đa.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh
- Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, cứu công
chúa.
HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày
GV đánh giá, nhận xét


GV chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu hoạt động cá

nhân theo tổ
- Mỗi nhóm chọn một lá thăm trong đó có ghi lại
một trong những chiến công của TS: giết chằn
tinh, bắn đại bàng bị thương, đuổi giặc chư hầu
bằng tiếng đàn.
- Hãy đóng vai các nhân vật kể lại những chiến
công của TS.
HS trình bày
Lớp bình chọn nhóm đóng vai và tái hiện tốt
nhất.
GV đánh giá, cho điểm

Bài tập 2: Đóng vai các
nhân vât để tái hiện lại
chiến công của Thạch
Sanh

( Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não
- Thời gian: 5p
?Trong đời sống, ta vẫn hay bắt gặp câu sau:
Bây giờ của ít người đông
Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều
Em hãy cho biết, những người như thế nào được gọi là Lí Thông? Thái độ của em với
những hạng người đó như thế nào?
Hs tranh luận, trình bày suy nghĩ, ý kiên cá nhân

( Hoạt động mở rộng – sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
suốt đời.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Thời gian:
?Hãy vẽ tranh, làm thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn thể hiện được sự hình dung và tưởng
tượng của em về nhân vật Thạch Sanh

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Đọc và tập kể theo ngôi kể thứ nhất.
(Nhân vật Thạch Sanh kể chuyện); Học thuộc phần ghi nhớ; Nắm chắc nội
dung truyện; Đọc phần đọc thêm.
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề - văn bản Em bé
thông minh
- Tìm hiểu đặc trưng truyện cổ tích sinh hoạt
- Soạn bài theo hệ thống đọc - hiểu trong sách giáo khoa
- Hoàn thiện phiếu học tập:
Những thử thách
Kết quả
Ý nghĩa


- Viết cảm nhận về em bé thông minh (5-7 câu).
- Phân biệt truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt (điểm
giống, điểm khác nhau).

Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /


Tiết theo PPCT: 27, 28

EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: H/s hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện “Em
bé thông minh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong
truyện.
2. Kĩ năng: Kể lại tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Yêu thích nhân vật và thể loại truyện cổ tích.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Các nội dung tích hợp:
- GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự nhận thức, xác định

giá trị bản thân, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời
gian,…
- GDQP: Nêu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông
- GDĐĐ: giá trị sống TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG,
HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- TTHCM: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sgk,giáo án,tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Sgk,vở ghi,Soạn bài theo câu hỏi trong sgk
III. PHƯƠNG PHÁP
- Động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân


ái,sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích.
- Thảo luận nhóm về giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ những tình tiết trong các truyện.
- Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số (vắng)
6A1
6A2
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Bước 3. Bài mới:

( Hoạt động khởi động

- Thời gian: phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Kĩ thuật: Động não, tia chớp...
Gv tổ chức cuộc thi "Ai thông minh hơn học sinh lớp 6"
Câu 1: Đố em, chuột nào đi bằng 2 chân?

Câu 2: Đố em, vịt nào đi bằng 2 chân?
Câu 3: Một con hổ bị xích vào gốc cây, sợi xích dài 30m. Có một bụi cỏ cách
gốc cây 31m, làm sao con hổ ăn được bụi cỏ?
Câu 4: Nhà Nam có 4 anh chị em, 3 người tên là Xuân, Hạ, Thu. Đố bạn
người còn lại tên gì?
Câu 5: Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly
mà không đổ nước ra ngoài?
Câu 6: Khi Quang Hải thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?
Câu 7: Vua gọi hoàng hậu bằng gì?
Câu 8: Có cổ nhưng không có miệng là cái gì?
Câu 9: Bệnh gì bác sĩ bó tay?
Câu 10: Sở thú bị cháy, đố bạn con gì chạy ra đầu tiên?
1. Mickey
2. Con nào cũng đi bằng 2 chân
3. Hổ không ăn cỏ


4. Tên Nam
5. Dùng ống hút
6. Sút vào trái bóng
7. Miệng
8. Áo
9. Gãy tay
10. Con người
Những câu đố trên được là đố mẹo, tức là những câu đố thường đánh lừa
chúng ta phán đoán theo hướng khác, vì thế để giải được câu đó cần phải có
sự tinh ý, nhanh nhẹn, thông minh. Không chỉ ngoài đời thường mà trong các
tác phẩm văn học, đặc biệt là ở thể loại truyện cổ tích VN, có rất nhiều tác
phẩm đề cập đến các nhân vật tài trí, thông minh và dùng chính sự thông
minh đó để trừng trị kẻ xấu, kẻ ác. "Em bé thông minh" là một trong những

truyện có nhân vật như thế...
( Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình
huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng
bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở
nhà
* Giáo viên định hướng, chốt kiến thức:
Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật
phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế
giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích
sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần
kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều
mẫu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi
những thử thách (ở đây là những lần thách đố),
từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người.
Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”,
đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm,
tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên,
chất phác nhưng không kém phần thâm thuý

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I/ Tìm hiểu chung
Em bé thông minh là
truyện cổ tích sinh hoạt,
thuộc
loại
truyện
“Trạng”, ....


của nhân dân trong đời sống hằng ngày.
Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu II. Đọc hiểu văn bản
văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm
GV yêu cầu cán sự bộ môn lên điều hành hoạt động hiểu chú thích
học, giáo viên theo dõi và điều chỉnh, hỗ trợ:

- Đọc, tìm hiểu chú thích
- Tóm tắt truyện theo sự việc chính
(Máy chiếu)
+ Viên quan vâng lệnh vua đi tìm người hiền
tài, gặp hai cha con đang cày ruộng, quan ra
câu đối oái oăm “trâu cày 1 ngày được mấy
đường”, em bé giải đố bằng cách ...
+ Nhà vua ban cho cả làng 3 thúng gạo nếp và
3 con trâu đực, lệnh: nuôi 3 trâu đực đẻ thành
9 con, em bé ....
+ Vua yêu cầu xẻ thịt 1 con chim sẻ làm 3 mâm
cỗ, em bé đố lại nhà vua...
+ Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài
(xỏ sợi chỉ xuyên qua con ốc vặn) bằng một câu

hát đồng dao.
+ Em bé được phong trạng nguyên.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội 2. Bố cục
dung từng phần?
4 phần
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
+ P1: Từ đầu -> Về tâu vua: Giới thiệu n/v em
bé thông minh.
+ P2: Tiếp -> Ăn mừng với nhau rồi: Trí thông
minh của chú bé giúp làng thoát nạn.
+ P3: Tiếp -> ban thưởng rất hậu: Nhờ thông
minh, chú bé được vua ban thưởng.
+ P4: Còn lại: Giúp triều đình thoát khỏi cơn
nguy biến với nước láng giềng. Chú bé được
phong là Trạng Nguyên.
=> Có thể chia 2, 3 phần
Thảo luận nhóm bàn (5p)
3. Phân tích
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: Hoàn thiện phiếu a. Em bé và những lần
học tập sau:
thử thách
Những thử Kết quả
Ý nghĩa
* Lần 1:
thách
- Viên quan hỏi: Trâu cày


HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày

GV chốt

một ngày ...?
-> câu hỏi oái oăm hóc
búa.
- Em bé hỏi vặn lại:
“Ngựa của ông đi một
ngày được mấy bước?”
-> Em bé thông minh đã
dùng chính câu đố để giải
đố, đẩy viên quan vào thế
bị động ... không thể trả
lời …
* Lần 2: Người thử thách
là nhà vua.
- Câu đố dưới hình thức
lệnh vua ban: nuôi 3 con
trâu đực ... đẻ thành 9 con.
-> mức độ và tính chất thử
của lần thách này khó
khăn hơn.
- Em bé bảo cả làng xẻ thịt
trâu để ăn, rồi diễn một vở
kịch khiến nhà vua phải tự
nói ra sự vô lý trong câu
đố của chính mình.
* Lần 3:
- Vua ban một con chim
sẻ, yêu cầu làm thành 3
mâm cỗ.

- Em bé giải đố bằng cách
đố lại nhà vua: Yêu cầu
rèn chiếc kim may thành
con dao để xẻ thịt chim.
* Lần 4: Giải câu đố của
sứ thần nước ngoài. Đây là
thử thách khó khăn, phức
tạp nhất.
- Câu đố: Xỏ sợi chỉ qua
ruột ốc.


- Quần thần đều bó tay.
- Em bé giải đố bằng cách
vận dụng kinh nghiệm dân
gian qua một câu hát đồng
dao ...
? Theo em các cách giải đố của em bé qua 4 b. Phẩm chất của em bé
lần thử thách thú vị và độc đáo ở chỗ nào?
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
- Để người đố tự nói ra sự vô lý.
- Giải đố: dùng kinh nghiệm đời sống.
? Đọc truyện, em có nhận xét gì về nhân vật - Em bé thông minh, mưu
em bé?
trí hơn người.
HS suy nghĩ, trả lời
- Hồn nhiên ngây thơ ...
GV chốt
? Việc dùng câu đố để thử tài của nhân vật
có những tác dụng gì?

+ Làm bộc lộ tài trí của nhân dân.
+ Tạo tình huống cho truyện phát triển.
+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.
GV cho Hs thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa 4. Tổng kết
của truyện Em bé thông minh.
a. Nội dung, ý nghĩa
(? Tại sao nói truyện Em bé thông minh có ý - Nội dung: Truyện kể về
nghĩa hài hước, mua vui ? Sự thông minh của những thử thách mà em bé
em bé được đúc kết từ đâu?)
thông minh đã trải qua.
Đề cao sự thông minh và trí khôn của dân gian, - Ý nghĩa: Đề cao trí thông
đề cao kinh nghiệm sống. Ý nghĩa hài hước, minh, đề cao kinh nghiệm
mua vui tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong dân gian, tạo tiếng cười
đời sống hằng ngày. Em bé nông thôn, thông hài hước.
minh -> Làm trạng nguyên.
? Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng b. Nghệ thuật
trong văn bản này là gì? Tác dụng của nó?
Hình thức giải đố oái oăm
Truyện có các tình huống bất ngờ, thú vị (câu tạo sức hấp dẫn cho
đố, lời giải đáp). Người đọc, người nghe cảm truyện.
thấy hứng thú, yêu thích trước tài năng; sự hồn
nhiên, ngây thơ của em bé (Sự đối đáp).
GV gọi HS đọc ghi nhớ Sgk/74
HS đọc

c. Ghi nhớ: SGK- Tr74

( Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến



thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu

Hướng dẫn luyện tập
III. Luyện tập
GV yêu cầu HS kể diễn cảm truyện “Em bé ? Kể diễn cảm câu
thông minh”
chuyện?
HS thực hiện, nhận xét cho nhau
GV đánh giá, cho điểm
GV hướng dẫn HS đọc phần đọc thêm SGK/75
? Theo em câu chuyện về Lương Thế Vinh có
điểm gì giống với câu chuyện Em bé thông
minh vừa học?
Đều ca ngợi trí thông minh
? Từ những câu chuyện trên, theo em: Thế
nào là người thông minh? Làm thế nào để
trở thành người thông minh?
HS tự bộc lộ
GV định hướng
- Đó là những người có khả năng giải quyết vấn
đề một cách nhanh nhạy, khoa học, vượt trội…
- Để trở thành người thông minh cần:
+ Chăm chỉ
+ Tích cực tham gia giải quyết các tình huống
để bản thân có sự trải nghiệm…
( Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 5p
Hướng dẫn hs làm bài tập 1,2,3 trong sgk
? Kể diễn cảm truyện EBTM
( Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Thời gian: 3p
?Hóa thân thành nhân vật em bé trong truyện EBTM và kể lại những lần giải đố


( Hoạt động mở rộng – sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian: 5p
?Tìm trong cuộc sống những tình huống, hiện tượng gây cười thể hiện trí khôn của nhân
dân?

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Kể được bốn thử

thách mà em bé đã vượt qua; Làm bài tập 2 (Sgk - Trang 74); Tìm hiểu một
số câu chuyện dân gian về nhân vật thông minh: Trạng Quỳnh, Trạng Hiền,
Lương Thế Vinh ....
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề: ĐT “ Cây bút
thần”, “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- CÂU HỎI CHUNG CHO HAI VĂN BẢN
? Hiểu biết về tác giả của văn bản?
? NV chính trong truyện là ai? Vì sao em xác định như vậy?
? Xác định ngôi kể và các sự việc chính của truyện?
? Kể tóm tắt truyện?
? Nêu ý nghĩa của truyện
? NT cơ bản của truyện.
- CÂU HỎI RIÊNG
(1) Văn bản “Cây bút thần”:
? Hoàn cảnh sống của ML gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của bản
thân mình và mọi người xung quanh.
? Nhận xét về chi tiết thần cho Mã Lương cây bút ? Chi tiết này có ý
nghĩa gì?
? Khi có bút thần, vì sao ML lại không vẽ cho người nghèo trong làng
thóc gạo nhà cửa vàng bạc mà lại vẽ cày, cuốc, đèn, thùng.
? Có ý kiến cho rằng: Tên địa chủ không chỉ là một kẻ tham lam mà còn
vô cùng độc ác. Em có đồng ý không, hãy tìm chi tiết để chứng minh lời
nhận xét trên là đúng.
? Nếu ML giết tên địa chủ ngay từ đầu, khi hắn nhốt em vào chuồng
ngựa có được không, tại sao mãi đến khi chạy trốn, bị hắn đuổi theo ML mới
vẽ cung tên để giết hắn.
? Khi cướp bút thần của ML tự vẽ, tên vua đã không đạt được mục đích
của mình... Chi tiết này có ý nghĩa gì.
? Nhận xét kết thúc truyện (? Nêu ý nghĩa của chi tiết tên địa chủ, tên vua
bị trừng trị.)



? Hai bức tranh trong SGK minh họa sự việc nào trong truyện ? Thử đặt
tên ...
(2) Văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
? Mở đầu truyện, Pu-skin đã giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh sống
của hai vợ chồng ông lão đánh cá ? Nhận xét cuộc sống của hai vợ chồng
ông lão đánh cá ?
? Ông lão đánh cá trong câu chuyện là người như thế nào ? Căn cứ vào
đâu em nhận xét như vậy ?
? Hãy tìm chi tiết trong câu chuyện cho thấy mụ vợ ông lão đánh cá là kẻ
tham lam vô độ ? Lòng tham của mụ vợ khiến em nghĩ tới câu tục ngữ nào ?
? Đồng hành với sự tham lam, thái độ bội bạc của mụ vợ .. cũng tăng dần
như thế nào ? Khi nào thì sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng ? Vì sao ?
? Nhân vật cá vàng tượng trưng cho điều gì.
? Vì sao 4 lần đầu cá vàng ... lần thứ 5 cá vàng không trả lời mà lặn
sâu ... ? Theo em sự trừng phạt của cá vàng đối với mụ vợ có đích đáng
không ? Vì sao.
? Theo em qua nhân vật mụ vợ, nhân dân lao động muốn thể hiện thái độ
gì đối với kẻ tham bội bạc ...
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ... ? Sự thay đổi ngày càng tăng tiến của
biển có ý nghĩa như thế nào?
3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiết sau: Trả bài TLV số 1
- Xem lại bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự; Chữa lỗi dùng từ
- Xem lại bài kiểm tra của mình, tìm lỗi và sửa lỗi theo định hướng nhận xét
của GV trong bài kiểm tra.




×