Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu thành phần loài cá tại rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

HOÀNG MINH THIỆN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI
RỪNG DỪA NƯỚC XÃ BÌNH PHƯỚC, HUYỆN
BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

HOÀNG MINH THIỆN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI
RỪNG DỪA NƯỚC XÃ BÌNH PHƯỚC, HUYỆN
BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN VĂN KHÁNH

Niên khóa 2014 – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Hoàng Minh Thiện


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Nguyễn Văn Khánh đã hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời
tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh-Môi trường, trường Đại
học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015

Sinh viên: Hoàng Minh Thiện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1


ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................3

1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................3
1.1.2 Địa hình, địa mạo ......................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm khí hậu .......................................................................................3
1.1.4 Điều kiện thủy hải văn.................................................................................5
1.2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ ....6

1.2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới ...............................6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam ................................8
1.2.3 Tình hình nghiên cứu thành phần loài Cá ở rừng dừa nước xã Bình Phước
............................................................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................14
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................14
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................14
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................14
2.1.3 Thời gian nghiên cứu.................................................................................14
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................14
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................14
2.3.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ........................................................14


2.3.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng PR (Participatory
Research). ...........................................................................................................15
2.3.3 Phương pháp phân loại cá .........................................................................15
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................16

3.1 DANH MỤC VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ ............................16
3.1.1 Danh mục thành phần loài cá ..................................................................16
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài cá vùng rừng dừa nước xã Bình Phước...........20
3.1.3 So sánh thành phần loài cá của vùng rừng dừa nước xã Bình Phước với
các khu hệ cá vùng lân cận .................................................................................22
3.2. ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC SINH THÁI CỦA KHU HỆ CÁ .......................23
3.3 CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ ...............................................................................25
3.3.1 Các loài cá có ý nghĩa kinh tế đối với người dân ......................................25
3.3.2 Danh mục các loài cá kinh tế.....................................................................27
3.4 CÁC LOÀI CÁ QUÝ HIẾM ...........................................................................29
3.5 VAI TRÒ CỦA RỪNG DỪA NƯỚC ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN LOÀI CÁ 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................34
PHỤ LỤC .................................................................................................................37


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3


Danh mục thành phần loài cá khai thác ở vùng rừng dừa

14

nước xã Bình Phước
Cấu trúc thành phần loài cá khu vực rừng dừa nước xã

18

Bình Phước
So sánh thành phần loài cá khu vực rừng dừa nước xã Bình

19

Phước với các khu hệ cá khác ở Việt Nam
Sản lượng và giá bán của một số loài cá kinh tế ở vùng

Bảng 3.3

rừng dừa nước xã Bình Phước

22

Bảng 3.4

Các loài cá kinh tế của vùng rừng dừa nước xã Bình Phước

23

Các loài cá quý hiếm ở vùng rừng dừa nước xã Bình


25

Bảng 3.5

Phước


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

hình vẽ
Hình 3.1
Hình 3.4

Đa dạng bậc họ của các bộ cá khu vực rừng dừa nước xã

19

Bình Phước
Cấu trúc đa dạng về sinh thái

21


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái Rừng ngập mặn được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng
hữu ích đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống con người. Các khu rừng
ngập mặn là lá phổi không thể thiếu đảm báo cho hệ sinh thái ven biển phát triển.
Đặc biệt, rừng ngập mặn có vai trò bảo vệ đới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác
hại của bão. Kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, một khu rừng ngập mặn có
chiều rộng 100m có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 50% năng
lượng nóng. Rừng ngập mặn còn là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật. Nhờ
đó, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối cao và ổn
định [27].
Rừng ngập mặn dừa nước ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi
có diện tích 120ha (trong đó có 70ha là rừng lâu năm) nằm trên dòng sông Trà Bồng
chảy qua, phía Tây Bắc giáp với Khu Kinh Tế Dung Quất và Nhà máy Lọc Dầu
Dung Quất [15]. Hệ sinh thái nơi đây là vùng nước ngọt và vùng nước lợ, có sự đa
dạng về thực vật bậc cao, thực vật bậc thấp, chim, cá, giáp xác... [17]. Hệ động thực
vật tại đây đóng vai trò như là một “lá phổi xanh” có khả năng tự làm sạch các chất
ô nhiễm, điều tiết khí hậu cho toàn bộ Khu Kinh Tế Dung Quất và toàn huyện Bình
Sơn, tỉnh Quãng Ngãi [17]. Những lợi ích của Rừng dừa xã Bình Phước, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi không chỉ mang lại to lớn về mặt giá trị kinh tế xã hội,
mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường đối với tỉnh Quãng Ngãi.
Tại Quãng Ngãi, từ rât sớm, Nguyễn Hữu Dực (1995) và các nhà khoa học đã
ghi nhận có ít nhất 49 loài cá nước ngọt trên sông Trà Khúc, 34 loài trên sông Vệ và
sau này đã được cập nhật bổ sung thêm 40 loài vào 2011(Nguyễn Thị Hồng Hà,
2011) [7] [9]. Đến năm 2015-2016, Viện Sinh thái học Miền Nam đã ghi nhận trên
tỉnh Quãng Ngãi có 173 loài cá nước ngọt, 202 loài cá biển [16]. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chủ yếu tìm hiểu tại khu vực sông Vệ, thượng nguồn và hạ lưu sông Trà
Khúc, đảo Lý Sơn chưa tập trung nêu rõ thành phần cá trên sông Trà Bồng nhất là



2

khu hệ cá rừng ngập mặn dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng
Ngãi. Chính vì vậy, chính quyền tại đây chưa thấy rõ được những giá trị lợi ích
Rừng dừa mang lại từ đó có những kế hoạch phát triển khu vực Rừng dừa này chưa
đúng đắn
Xuất phát từ vấn đề cấp bách trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần
loài cá tại rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi”,
nhằm đánh giá hiện trạng thành phần loài cá, cung cấp thông tin thực tế phục vụ cho
việc quy hoạch , phát triển khu Rừng dừa nước tại khu vực nơi đây.

2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu thành phần loài cá tại vùng
rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi để cung cấp thông
tin thực tế phục cho việc lập kế hoạch quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững
nguồn lợi thủy sản nơi đây.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, ban, ngành, lập kế hoạch
quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản nơi đây và là thông tin ban đầu
cho những công trình nghiên cứu tiếp theo tại nơi đây.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Bình Phước nằm về phía Đông của huyện Bình Sơn, cách trung tâm huyện

khoảng 4km về phía Đông và cách trung tâm khu đô thị Vạn Tường 2km. Tọa độ
địa lý từ 15⁰16’15’’ đến 15⁰20’25’’ vĩ độ Bắc, 108⁰45’50’’ đến 108⁰49’35’’ kinh
độ Đông
Địa giới hành chính xã giáp tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp: xã Bình Trị, xã Bình Dương
- Phía Nam giáp: xã Bình Hòa, xã Bình Thạnh Tây
- Phía Đông giáp: xã Bình Hòa, xã Bình Trị
- Phía Tây giáp: xã Bình Dương, xã Bình Thới và Bình Long
Diện tích tự nhiên toàn xã là 2,345,71ha, chiếm 5,02% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện [14]

1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Bình Phước có địa hình, địa mạo dạng đồi núi bát úp nằm xen kẽ với vùng
đồng bằng, sông suối vùng đầm lầy rộng vài trăm hecta chưa được khai thác triệt
để. Dãy núi phía Bắc, phía Đông xã có độ cao từ 20-50m, các ngọn núi phía Tây và
phía Nam có độ cao trung bình 20-60m
Diện tích đất đồi núi khoảng 800ha, vùng đồng bằng khoảng hơn 1.500ha
Địa hình, địa mạo xã Bình Phước tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Có nền nhiệt cao, lượng mưa
tương đối nhiều, bức xạ lớn, đặc điểm khí hậu của xã được thể hiện rõ theo hai mùa:


4

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Các đặc
điểm đặc trưng của khí hậu khu vực duyên hải miền Trung như sau.
a. Nhiệt độ

- Mùa hè: Mùa nóng nhất từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 29,7 ⁰C,
nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất 30,8⁰C
- Mùa đông: Mùa lạnh nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt
độ trung bình 23,8⁰C, nhiệt độ trung bình nhỏ nhất 18,9⁰C
- Nhiệt độ không khí trung bình cả năm: 26,6-26,9⁰C
- Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là 5 – 7 ⁰C (mùa mưa) và 7 –
9⁰C (mùa khô).
b. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.800 – 2.300 mm/năm nhưng phân
bố không đồng đều các tháng trong năm. Tập trung chủ yếu ở các tháng 10,11 với
lượng mưa bình quân khoảng 400 – 500 mm/tháng, chiếm 48% lượng mưa cả năm.
Các tháng 2,3,4 có lượng mưa thấp, trung bình khoảng 60 - 70 mm/tháng.
Trung bình hằng năm mưa 129 ngày, nhiều nhất vào tháng 10,11,12.
c. Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình hằng năm 82%
- Độ ẩm cao nhất vào từ tháng 10 đến 12 khoảng 81 – 92%
- Độ ẩm thấp nhất vào các tháng 6,7 khoảng 72 – 79%
d. Gió, bão
Vận tốc gió trung bình hằng năm dao động từ 0,9 – 1,7m/s, vận tốc gió cự cđại
40m/s, số ngày lặng gió chiếm 49,5% và ngày có gió chiếm 50,5%. Trong trường
hợp có ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão, vận tốc gió có thể đạt tới 40m/s.


5

Hướng gió thịnh hành ở khu vực xã chủ yếu là 2 hướng Tây Nam và Đông
Bắc. Hướng gió Tây Nam hoạt động từ tháng 2 đến tháng 7, từ tháng 8 đến tháng 1
năm sau chủ yếu là hướng gió Đông Nam.
Vào mùa hè gió thổi từ Đông Nam qua Tây Bắc. Mùa đông có gió Đông Bắc
và Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường gây ra giật, các cơn lốc và thường gây ra

mưa to.
Đặc biệt các trận bão ở Quãng Ngãi chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng
9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 10, 11. Trung bình hằng năm có 1 cơn bão
hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quãng Ngãi gây mưa to và gió mạnh
cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3 - 4 cơn bão khi có bão thường
gây ra mưa to và gió rất mạnh có khi kèm theo hiện tượng nước biển dâng cao.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tần suất cường
độ bão có xu hướng ngày càng cao, kéo theo tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc
sống con người.
e. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 4.320 giờ.
Các tháng có số giờ năng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7, trung bình đạt từ
120 – 180 giờ/tháng.
Cường độ bức xạ trong khu vực thường đạt giá trị cao vào các tháng 5, 6 và 7
lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 1 năm sau
nhỏ hơn 8 kcal/cm2. Tổng lượng bức xạ cả năm đạt khoảng 140 - 150 kcal/cm2. Cân
bằng bức xạ hằng năm là 90 – 95 kcal/cm2. Trong ngày lượng bức xạ đạt giá trị cao
nhất vào buổi trưa khoảng 11 đến 13 giờ.

1.1.4 Điều kiện thủy hải văn
Khu vực Bình Phước thuộc huyện Bình Sơn do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thủy văn sông Trà Bồng. Sông Trà Bồng được bắt nguồn từ vùng núi cao Trà
Bồng chảy xuyên qua huyện Bình Sơn khoảng 25km theo hướng Đông – Tây, đến


6

thông Giao Thủy (xã Bình Thới) chảy theo hướng Đông Bắc rồi đổ ra cửa biển Sa
Cần. Sông Trà Bông từ xưa là đường thủy quan trọng trong việc giao lưu xuôi
ngược là một trong những nguồn nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và sinh

hoạt của khu vực xã Bình Phước.
Xã Bình Phước thuộc vùng nước lợ là vùng cửa sông , ven biển và rừng ngập
mặn, đầm, phá. Nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng
sông đổ ra. Do được hình tháng từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước lợ phụ
thuộc vào mùa mưa và thủy triều
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI


1.2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, con người cũng đã phân biệt và
đặt tên cho các loài cá có giá trị mà mình tìm thấy trong tự nhiên. Công trình
nghiên cứu đầu tiên về cá được công bố là cuốn sách “ Lịch sử động vật” của
Aristote (384-322 Tr.CN). Ông đã giới thiệu được 115 loài cá với những dẫn liệu về
môi trường sống, sinh sản, di cư, nơi ở và ngư loại học được hình thành thực sự, có
nhà khoa học ghi chép lại để cùng hiểu biết và sử dụng chúng [7].
Cho mãi đến nữa sau thế kỉ XVI, sau thời kì Phục Hưng của Châu Âu, cùng
với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên khác, công tác nghiên cứu về cá
mới có những bước phát triển đáng kể. Do yêu cầu của nghề cá và nhờ các ngành
khoa học khác hỗ trợ nên việc nghiên cứu ngư loại ngày càng phát triển một cách có
hệ thống cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Về phân loại cá phải kể đến như: P. Artedi, G.
Cuvier, Valenciennes, P. Bleeker, A. Gunther, D.S. Jordan, L. C. Berg, Walter J.
Rainboth....
Nhà tự nhiên học Thụy Điển C. Linnaeus (1707-1778) đã cho xuất bản cuốn
sách “Systema nature” vào năm 1765, trong cuốn sách này ông đã đề ra “Cách gọi
tên các loài sinh vật theo hai chữ” và đã giới thiệu được 2.600 loài cá. Ngoài ra còn
có các tác giả như: G. Cuvier và A. Valenciennes với cuốn sách “Lịch sử tự nhiên


7


về cá” gồm 21 tập xuất bản liên tục trong 20 năm (1828-1848); P.Bleeker người Hà
Lan

(1819-1874)

với cuốn

sách

“Atlasichthyologiques

Inder Orientales

Neerlandaises” (Sưu tập nghiên cứu cá ở phía Đông Hà Lan) gồm 9 tập; A. Gunther
(1830-1914) với cuốn “Thông kê về cá ở viện bảo tàng Anh” gồm 8 tập... Cho đến
nay, nhiều tập sách phân loại trên vẫn có giá trị [7].
Từ thế kỷ XX cho đến nay, những công trình nghiên cứu cá được công bố
ngày càng nhiều và mở rộng hơn những nghiên cứu về phân loại, sinh học, sinh thái
và phân bố của các loài cá. Về phân loại có các công trình của tác nổi tiếng như: D.
S. Jordan (1854-1931) giới thiệu khu hệ cá ở Bắc và Trung Mỹ, G.A.Boulenger
(1851) với 15 tập sách giới thiệu 6.834 loài cá ở Viện bảo tàng Anh, L.C.Berg
người Nha (1876-1950) đã cho xuất bản rất nhiều sách về phân loại, phân bố của
cac loài cá ở khu vực Liên Xô (cũ). Đặc biệt ông đã công bố các cuốn sách “Phân
loại các dạng cá hiện đại và hóa thạch” và “Cá nước ngọt Liên Xô và các vùng phụ
cận” xuất bản năm 1949. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về cá của các
tác giả khác như Nikolxki; K. Matsubara; F.Day, E. Mayer... Trong đó, cuốn sách
“Nguyên tắc phân loại động vật” của E.Mayer (1953) đã góp phần không nhỏ về lý
luận phân loại học cá hiện nay.
Tại Trung Quốc, có nhiều tác giả nghiên cứu về cá như Chu Nguyên Đinh,
Trương Xuân Lâm nhưng đầy đủ nhất có lẽ là cuốn “Ngư loại phân loại học” do

Vương Dĩ Khang biên soạn năm 1958. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra khóa
phân loại mô tả lớp cá sụn và cá xương gồm 70 bộ, 239 họ, 769 giống và 1800 loài
cá phân bố ở các thủy vực nước ngọt và biển tại Trung Quốc [22]. Năm 1996,
Walter J. Rainboth đã nghiên cứu khu hệ cá sông Mekong tới 500 loài [30]. Ngoài
ra, còn nhiều tác giả như Kottelat (1998, 2000, 2001, 2003) và Robert tiếp tục
nghiên cứu khu hệ cá Đông Dương [28].
Cho đến nay, các hệ thống phân loại cá hiện được xem là khá đầy đủ. Năm
1998, Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) đã công bố danh lục các loài cá Thế
giới và những tra cứu thống nhất của chúng trong 2.500 trang sách [24][25][30].
Đây là công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học cá đầy đủ nhất từ trước đến nay.


8

Như vậy, lịch sử nghiên cứu ngư loại có rất sớm và hiện nay mỗi nước trên thế
giới đều có các công trình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố cá. Trung tâm
ICLARM

cùng

với

FAO

đã

lập

ra


trang

web

Fishbase

(2004),

cho phép chúng ta tìm kiếm những thông tin về phân bố
của cá trên Thế giới với danh lục hơn 25.000 loài cá phân bố trên Thế giới. Công
tác nghiên cứu thành phần loài, phân bố cá trên thế giới được tiếp tục tiến hành
nghiên cứu. Cho đến năm 2006, đã xác định được 29.500 loài cá trên thế giới thuộc
6 lớp cá, 62 bộ và 484 họ và được thống kê từ 21.000 tài liệu tham khảo với 71.000
tên đồng vật và 28.000 ảnh cá (Fishbase, 2006) [32]. Qua đó cho thấy nhóm cá rất
phong phú và đa dạng sinh học cao.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thêm lục địa dài và rộng cùng
với hệ thống sông ngoài, ao hồ, đầm phá khá nhiều. Vì vậy, Việt Nam mang tính
đặc trưng của các hệ sinh thái nhiệt đới, do vậy, có nhiều khu hệ cá rất phong phú
nên các công trình nghiên cứu về cá do các nhà khoa học trong và ngoài nước đã
được thực hiện từ sớm. Việc nghiên cứu trải qua nhiều thời kỳ, gắn liền với cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc và phân chia theo vùng miền trên Việt Nam.

a. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945
Có lẽ công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở nước ta là của H.E.
Sauvage (1881) trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Châu Á và mô tả một số
loài mới ở Đông Dương”, đã nghiên cứu được 139 loài cá chung cho toàn Đông
Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta. Sau công trình nghiên cứu này thì
việc nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam được các nhà khoa học quan tâm và

nghiên cứu nhiều hơn [3].
Những năm tiếp theo có những công bố về thành phần loài ở các thủy vực
khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả: H. E. Sauvage (1884) “Đóng góp
cho khu hệ cá Bắc Bộ” ông đã thu thập được 10 loài cá Hà Nội, trong đó có 7 loài
mới. E. Vaillant đã thu thập 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài


9

mới ở sông Kỳ Cùng (1994), P. Chevery (1930, 1932, 1936, 1937) với đề tài “Góp
phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”, trong đó tác đã thông
báo bắt được cá Chình Nhật (Anguilla Japonica) ở sống Hồng [23].
Đến năm 1929, nhà khoa học tiến sĩ G. Tirant đã mô tả 70 loài cá nước ngọt
sông Hương, trong đó có 8 loài mới [31]. Năm 1937, công trình của Chevey và
Lemasson “Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt Bắc Bộ Việt Nam” đã giới
thiệu 98 loài cá thuộc 71 giống, `7 họ và 10 bộ cá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là
công trình lớn và có giá tri nhất về khu hệ cá nước ngọt thời kỳ này.
Như vậy có thể coi thời kỳ này, công tác nghiên cứu cá chủ yếu do các tác giả
nước ngoài tiến hành. Các nghiên cứu ở giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở mức mô
tả, thống kê thành phần loài. Các nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi cá chưa được
thực hiện.

b. Thời kỳ từ 1945 – 1975
Sau năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, dưới sự phối hợp công tác của
Trạm nghiên cứu thủy sản nước ngọt thuộc Tổng cục Thủy Sản, khoa Sinh học,
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Thủy sản thực hiện. Các công
trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền Bắc có: Đào Văn Tiến và
Mai Đình Yên (1958) nghiên cứu “Sơ bộ khu hệ cá sông Bôi” gồm 44 loài; Đào
Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959) dẫn liệu “Sơ bộ Ngư giới sông Ngoài Thia” gồm
54 loài cá; Mai Đình Yên (1966) “Điều tra khu hệ cá sông Hồng” với 92 loài cá

nước ngọt; Đoàn Lệ Hoa và Phạm Văn Doãn (1971) đã “Điều tra nguồn lợi cá sông
Mã” với 114 loài.
Ở miền Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về cá nước ngọt do các
cán bộ khoa học người Việt Nam phối hợp với người nước ngoài thực hiện như:
Trần Ngọc Lợi (1964), Fourmanvir (1965), Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy
Hoa (1972)... trong đó, K. Koronuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá ở Việt
Nam gồm 139 loài, Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra
một số danh sách cá nước ngọt sông Cửu Long gồm 93 loài [27].


10

Thời kỳ này, phần lớn các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu đều được
các tác giả Việt Nam thực hiện kết hợp với người nước ngoài và có những nghiên
cứu tiêu biểu ở khu vực phía Nam Việt Nam.

c. Thời kỳ 1975 đến nay
Kế thừa những thành quả giai đoạn trước, ở giai đoạn này này, công tác
nghiên cứu cá được tiến hành trên phạm vi cả nước.
Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong gia đoạn này gồm: Mai Đình Yên,
Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần các loài cá sông Thu Bồn gồm 58 loài, Trà
Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn có 43 loài, sống Ba 58 loài; Mai Đình Yên,
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992):
Thành phần cá sông: Tiền, Hậu, Vòm Cỏ, Sài Gòn và Đồng Nai (225 loài) [27]
Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các thời kỳ
trước được công bố là “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam” của
Mai Đình Yên (1978) đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc
điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở Miền Bắc nước ta và
“Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên chủ biên với các cộng
sự Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan

(1992) mô tả, lập khóa định loại 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam. Đây là hai công
trình tổng hợp đầy đủ về hai khu hệ cá nước ngọt miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Đến nay, hai cuốn sách này vẫn còn giá trị trong công tác nghiên cứu phân loại loài
cá.
Đến năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Hảo với công bố “Cá nước ngọt Việt
Nam” gồm 3 tập, tập 1 (2001), tập 2,3 (2005). Trong đó tác giải đã mô tả chi tiết
1023 loài và 4 phân loài, 427 giống, 98 họ, 22 bộ. Đây là công trình tổng hợp đầy
đủ nhất ỏ đầu thế ký XXI về cá nước ngọt Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là những
tài liệu phân loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay [11] [12] [13].
- Ở khu vực miền Bắc có nhiều công trình nghiên cứu hệ cá nước ngọt. Kết
quả “Khảo sát nguồn lợi và nghề cá trên sông Đà” của Nguyễn Văn Hảo (1964) đã


11

thống kê được 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ. Nguyễn Văn Hảo (1996-1998) đã
khảo sát 4 điểm trên sông Đà và thu được 80 loài. Đến năm 2002, nghiên cứu về
khu hệ cá sông Đà của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự đã phát hiện có 174 loài cá
thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ, trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có thành phần
phong phú nhất với 123 loiaf thuộc 59 giống chiếm 70,6% tổng số loài, tiếp đến là
bộ cá Nheo (Siluniformes) với 28 loài thuộc 12 giống chiếm 16% tổng số loài [1].
- Ở miền Nam, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả,
trong đó tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Mai Đình Yên và công sự (1992)
“Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” với 225 loài [6]. Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương (1993) “Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu
Long” với 173 loài [18].
Năm 2008, Ủy ban sông Mêkông đã xuất bản cuốn sách “Field guide to Fishes
of the Mekong Delta” với 363 loài cá phổ biến thuộc lưu vực sông Mê kông thuộc
hai nước Việt Nam và Cambodia [29].
- Ở vùng nước ngọt miền Trung đã có một số công trình nghiên cứu thành

phần loài cá trên các con sông như: Ở khu hệ cá sông Hương, Võ Văn Phú và Phan
Quốc Hùng (2005) xác định được 121 loài cá, bổ sung 61 loài cho kết quả nghiên
cứu trước đó vào năm 2003, trong đó có 4 loài quý hiếm được liệt kê trong sách Đỏ
Việt Nam. Đến nay, số lượng loài ở sông Hương xác định được lên tới 186 loài
thuộc 129 chi, 60 họ và 17 bộ. Trong đó, nhóm cá có giá trị kinh tế cao xác định
được 87 loài.
Giai đoạn từ 2000 - 2005, hàng loạt các nghiên cứu về thành phần loài ở nhiều
vùng trong cả nước được công bố như: “Thành phần loài cá lưu vực sông Mã thuộc
địa phận tỉnh Thanh Hoá” của Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, công bố 130
loài thuộc 94 giống, 35 họ, 9 bộ, trong đó chiếm ưu thế là bộ cá Vược (Perciformes)
với 19 họ (chiếm 54,2%); “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở một số Hồ
Tây Nguyên Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hè, công bố danh sách 76 loài thuộc
57 giống, 21 họ và 8 bộ, trong đó bộ có nhiều loài nhất là bộ cá Chép
(Cypriniformes) với 48 loài; “Về đa dạng sinh học thành phần loài cá ở đầm Ô


12

Loan, tỉnh Phú Yên” của Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan, Hồ Thị Hồng với 108
loài thuộc 67 giống, 46 họ và 13 bộ, trong đó bộ đa dạng nhất về họ, giống và loài
là bộ cá Vược (Perciformes) có tới 21 họ, 33 giống, 57 loài
Tại Đà Nẵng, công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Loan (2005) đã mô
tả 42 loài cá ở hạ lưu sông Cu Đê và những tác động từ việc nuôi trồng thủy sản ảnh
hưởng đến chất lượng nước và sự biến động về thành phần loài cá khai thác ỏ hạ lưu
sông Cu Đê, thành phố Đà Nẵng [10].
Hồ Thị Thanh Tâm, Võ Văn Phú (2006) đã công bố danh mục thành phần cá
vùng hạ lưu sông Hàn thành phố Đà Nẵng với 108 loài thuộc 74 giống, 45 họ và 15
bộ. Chiếm ưu thế nhất là bộ cá Vược với 25 họ (55,55%), 40 giống (54,04%) và 60
loài (55,55%). Sự chiếm ưu thế về thành phần loài của bộ cá Vược trong khu hệ thể
hiện tính chất nước lợ điển hình của vùng ha lưu sông Hàn [19].

Ở khu hệ cá sông Đầm thuộc thành phố Tam Kì, Quãng Nam, Vũ Thị Phương
Anh (2014) xác định được 91 loài cá thuộc 66 giống trong 32 họ và 13 bộ. Trong
tổng số đó, có 4 loài nguy cấp quý hiếm bậc VU ( Sách Đỏ Việt Nam 2007), 10 loài
có giá trị kinh tế và 10 loài nhập nội. Trong thành phần loài cá ở sông Đầm, bộ cá
Chép (Cyprinifomes) chiếm ưu thế nhất với 34 loài, chiếm 37% số loài, 24 giống
chiếm 36,36%, tiếp đến là bộ cá Vược (Percifomes)chiếm ưu thế tương đượng với
bộ cá Chép với 34 loài, chiếm 37,36% số loài, 23 giống chiếm 34,85% tổng số giốn
và họ chiếm 43,75% tổng số họ. Chiếm ưu thế về số lượng loài cao nhất là họ cá
Chép (Cyprinifomes) có 21 giống với 29 loài [8].
Nhìn chung, trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài cá
trên các sông được các nhà khoa học tiến hành và công bố. Một trong số đó đã góp
phần tạo nên dữ liệu hữu ích để phục vụ các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là lĩnh
vực quản lý và khai thác thủy sản bền vững.


13

1.2.3 Tình hình nghiên cứu thành phần loài Cá ở rừng dừa nước xã Bình
Phước
Tỉnh Quãng Ngãi thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cá, công trình
nghiên cứu được xem là nguồn dữ liệu đầu tiên về cá trên các con sông tỉnh Quãng
Ngãi là công trình của Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1995) trên sông Trà
Khúc và Sông Vệ đã xác định được lần lượt 47 và 34 loài [9]. Đến năm 2011,
Nguyễn Thị Hồng Hà đã nghiên cứu trên sông Vệ và ghi nhận thêm 40 loài mới trên
sông này. Trong 2 năm từ năm 2015-2016, Viện Sinh thái học Miền Nam đã ghi
nhận trên tỉnh Quãng Ngãi có 173 loài cá nước ngọt, 21 loài (chiếm 12,1%) được
xếp loại nguy cấp, quý hiếm và cần ưu tiên bảo tồn. (Sách Đỏ Việt Nam 2007 và
Danh lục Đỏ IUCN 2015); 8 loài được xếp loại trong Sách Đỏ Việt Nam 2007;
trong đó loài cá Chuối hoa (Channa maculatus) thuộc mức độ Nguy cấp (EN), còn
7 loài kia ở mức độ VU (Cá chình mun-Anguilla bicolor, Cá chình hoa - Anguilla

marmorata, Cá chiên - Bagarius bagarius, Cá dầm xanh - Bangana lemassoni, Cá
cháo biển - Elops saurus, Cá lăng chấm - Hemibagrus guttatus, Cá mòi cờ chấmKonosirus punctatus) [16]
Rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi nằm trên
một nhánh sông của sông Trà Bồng. Nơi đây, đặc trưng là nước lợ nên độ đa dạng
về cá tương đối cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cá chưa được tiến hành một
cách tổng thể, đầy đủ. Việc đánh giá thành phần loài Cá nơi đây chỉ mang tính ước
lượng.
Do vậy, việc nghiên cứu thành phần loài Cá tại rừng dừa nước xã Bình
Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm góp phần
đánh giá đầy đủ hơn về tiềm năng về nguồn lợi cá nơi đây, từ đó có biện pháp khai
thác, bảo vệ và có những định hướng phát triển bền vững


14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài cá vùng rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng
Ngãi

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Vùng rừng dừa nước xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi

2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ 1/11/2017 đến ngày 2/4/2018

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thu mẫu và định loại các mẫu cá thu được.

- Lập danh mục, cấu trúc và so sánh thành phần loài và sinh thái loài cá tại
rừng dừa nước xã Bình Phước
- Xác định các loài cá kinh tế và các loài cá quý hiếm của khu hệ cá.
- Vai trò của rừng dừa nước đối với hệ sinh thái loài cá.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Nghiên cứu tiến hành thu mẫu định kì 2 lần trong một tháng (mỗi lần kéo dài
từ 2-3 ngày). Mẫu cá được thu từ những người ngư dân hoạt động đánh bắt trong
vùng nghiên cứu


15

Mẫu cá sau khi thu được cố định mẫu trong formol 4% kèm theo nhãn dán ghi
thời gian, địa điểm thu mẫu. Sau đó, đem về phân loại tại phòng thí nghiệm Khoa
Sinh-Môi trường Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng PR
(Participatory Research).
Các cộng tác viên là ngư dân trong vùng đã được chọn lựa và tập huấn các
phương pháp nghiên cứu. Hằng ngày các cộng tác viên có nhiệm vụ thu mẫu bổ
sng, ghi nhật ký và đánh dấu những loài xuất hiện trong danh sách theo dõi. Trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi tham khảo ý kiến của ngư dân về một số vấn đề
phục vụ cho đề tài như: thời gian xuất hiện, sản lượng, thu nhập...

2.3.3 Phương pháp phân loại cá
Định loại các loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái. Mỗi loài cá đều có
tên khoa học và tên Việt Nam. Phân loại mẫu cá theo tài liệu định loại của Vương
Dĩ Khang (1958); Mai Đình Yên (1978), Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [5] [11]

[13] [22].
Kết quả định loại được so sánh đối chiếu với các mẫu trên trang Web:
<>. [32]

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.


16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 DANH MỤC VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
3.1.1 Danh mục thành phần loài cá
Qua kết quả 11 đợt thu mẫu trực tiếp từ các ngư dân đánh bắt trong khu rừng
dừa nước và ven sông khu rừng dừa nước. Ngoài ra, mẫu cá còn được thu trực tiếp
từ các người đánh bắt trong khu vực nghiên cứu. Phân tích toàn bộ số mẫu thu được
của các đợt khảo sát, xác định được thành phần loài cá trong vùng rừng dừa nước xã
Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi bao gồm 51 loài thuộc 9 bộ, 27 họ
khác nhau, trong đó có 3 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam: cá Mòi cờ chấm
(Clupanodon punctatus), cá Mòi mõm tròn (Nematalosa japonica), cá Ngạnh
(Cranoglanis bouderius) đều ở mức nguy cấp VU.
Kết quả phân tích các mẫu khảo sát được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3.1 Danh mục thành phần loài cá khai thác ở vùng rừng dừa nước xã Bình
Phước.

STT Tên khoa học

Tên Việt Nam

I


OSTEOGLOSSIFORMES

BỘ CÁ THÁT LÁT

(1)

Notopteridae

Họ cá Thát Lát

1

Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

Cá Thát Lát

II

CLUPEIFORMES

BỘ CÁ TRÍCH

(2)

Clupeidae

Họ cá Trích

2


Clupanodon punctatus (Linnaeus)

Cá Mòi cờ chấm

3

Nematalosa japonica (Regan, 1917)

Cá Mòi mõm tròn

4

Sardinella fimbriata (Valenciennes, 1847)

Cá Trích

(3)

Engraulidae

Họ cá Trỏng

5

Stolephorus commersonii (Lacepède)

Cá Cơm sông

6


Lycothrissa crocodilus (Bleeker, 1850)

Cá tớp


17

III

CYPRINIFORMES

BỘ CÁ CHÉP

(4)

Cyprinidae

Họ cá Chép

7

Puntius semifasciolatus (Günther, 1868)

Cá cấn

8

Carassius auratus (Linnaeus, 1758)


Cá diếc

9

Puntioplites falcifer (H.M. Smith, 1929)

Cá Dảnh

10

Cyprinus carpio (Linnaeus)

Cá chép

11

Carassius cantonnesis (Heineke, 1892)

Cá Rưng

12

Ctennopharyngodon idellus (Cuvieret
Valan Ciennes)

Cá Trắm Cỏ

13

Raborinus lineatus (Pellegrin, 1970)


Cá mại

14

Osteochilus prosemion (Fowler, 1934)

Cá lúi

15

Hemiculter leuciseulus (Basilewski)

Cá mương

(5)

Cobitidae

Họ cá Chạch

16

Misgurnus anguillicaudautus (Cantor,
1842)

Chạch bùn

IV


SILURIFORMES

BỘ CÁ NHEO

(6)

Cranoglanididae

Họ cá Ngạnh

17

Cranoglanis bouderius (Richardson)

Cá Ngạnh

(7)

Clariidae

Họ cá Trê

18

Clarias fuscuc (Lacepède, 1803)

Cá Trê đen

19


Clarias garienpinus (Burchell, 1882)

Cá Trê Phi

(8)

Ariidae

Họ cá Úc

20

Arius areus (Hamilton)

Cá Úc

V

ANTHERINFORMES

BỘ CÁ SUỐT

(9)

Atherinidae

Họ cá Suốt

21


Allanetta bleekeri (Günther, 1861)

Cá suốt mắt nhỏ

VI

BELONIFORMES

BỘ CÁ NHÁI


×