Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thị trường công cụ tài chính phái sinh thị trường và các định chế tài chính(C5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.89 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---

BÀI BÁO CÁO

THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH

Lớp

: 43K06.3

Nhóm

: 3A

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lan Anh
Hồ Thị Mỹ Hiền
Trần Quốc Long
Lê Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Anh Thư
Đoàn Thị Hồng Vân

- Đà Nẵng, 19/03 -


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Tên thành viên


Phân công chi tiết công việc

Nhóm đánh giá (Thái độ, Nhóm xếp
hoàn thành đúng hạn,…) loại (theo

Nguyễn Lan Anh

Hồ Thị Mỹ Hiền

Tìm hiểu và soạn word về đặc

thang 10)
Thái độ tích cực tham gia, 10/10

điểm thị trường công cụ tài

hoàn thành đúng hạn, đáp

chính phái sinh Việt Nam

ứng yêu cầu

Tổng hợp Word
Tìm hiểu và soạn word về khái

Thái độ tích cực tham gia, 10/10

niệm và phân loại và phân loại

hoàn thành đúng hạn, đáp


các thị trường công cụ tài chính ứng yêu cầu
Trần Quốc Long

Lê Bảo Ngọc

Nguyễn Thị Anh Thư

Đoàn Thị Hồng Vân

phái sinh
Tìm hiểu và soạn word về Đặc

Thái độ tích cực tham gia, 10/10

điểm thị trường công cụ tài

hoàn thành đúng hạn, đáp

chính phái sinh Việt Nam

ứng yêu cầu

Tìm hiểu và soạn word về Thị

Thái độ tích cực tham gia, 10/10

trường kỳ hạn và thị trường

hoàn thành đúng hạn, đáp


tương lai

ứng yêu cầu

Tìm hiểu và soạn word về thị

Thái độ tích cực tham gia, 10/10

trường kỳ hạn và thị trường

hoàn thành đúng hạn, đáp

tương lai

ứng yêu cầu

Tìm hiểu và soạn word về thị

Thái độ tích cực tham gia, 10/10

trường quyền chọn

hoàn thành đúng hạn, đáp
ứng yêu cầu

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính


MỤC LỤ
I. Khái niệm và phân loại các thị trường công cụ tài chính phái sinh..............................................1
1. Giới thiệu các Công cụ tài chính phái sinh:..............................................................................1
2. Khái niệm và phân loại thị trường công cụ tài chính phái sinh:...............................................1
II. Thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai...................................................................................2
1. Thị trường kỳ hạn.....................................................................................................................2
2. Thị trường tương lai.................................................................................................................2
3. Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng tương lai...................................................................................3
III. Thị trường quyền chọn...............................................................................................................4
1. Các loại quyền chọn.................................................................................................................5
2. Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng quyền chọn...............................................................................5
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán......................................................................6
IV. Thị trường hoán đổi....................................................................................................................8
V. Đặc điểm thị trường công cụ tài chính phái sinh Việt Nam.......................................................10
1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................................................10
2. Thị trường tập trung (Sở GD chứng khoán)...........................................................................10
3. Thị trường OTC......................................................................................................................14
VI. Tài liệu tham khảo....................................................................................................................17

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
I. Khái niệm và phân loại các thị trường công cụ tài chính phái sinh
1. Giới thiệu các Công cụ tài chính phái sinh:
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra đa
dạng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau: đầu tư đi kèm với rủi ro, lợi nhuận tăng cao
đồng nghĩa với việc rủi ro đối với nhà đầu tư ngày một gia tăng. Do đó để hạn chế thấp nhất

những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời.
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công
cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo
ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị
giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…
2. Khái niệm và phân loại thị trường công cụ tài chính phái sinh:
Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào (hoặc bắt nguồn từ)
giá trị của các tài sản cơ sở (là tài sản gốc trong những hợp đồng phái sinh)
Mô hình tổ chức thị trường công cụ chứng khoán phát sinh
Thị trường tập trung là thị trường trong đó các chủ thể giao dịch các hợp đồng được
chuẩn hóa bởi những quy định của Sở giao dịch. Một số thị trường điển hình
Ví dụ: Sở giao dịch quyền chọn Chicago - The Chicago Board Options Exchange
Trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBT) q Sở giao dịch hợp đồng tương lai
Chicago Mercantile Exchange (CME)
Thị trường OTC Điện thoại và máy tính được kết nối giữa người mua người bán (các
hợp đồng không được thoả thuận tại sàn giao dịch)
Các hợp đồng thường là giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính và một
khách hàng.
Các điều kiện của HĐ không phải theo những điều kiện cụ thể của sở giao dịch, được thiết kế
theo các yêu cầu của khách hàng.
Rủi ro tín dụng liên quan đến thị trường OTC là rủi ro mà một đối tác không “trung thực”
trong hợp đồng.
Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến:
Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở
một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện
tại.

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

1



Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao
dịch chứng khoán.
Hợp đồng quyền chọn: cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng
hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước. Có hai loại
quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Các hàng hóa
cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng
tương lai.
Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh
từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và
phương pháp tính toán cụ thể.
Các công cụ chứng khoán phái sinh rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro bởi tính hiệu quả
về chi phí khi sử dụng các công cụ này.
II. Thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai
1. Thị trường kỳ hạn
Là nơi để mọi người sắp xếp trao đổi các HĐ kỳ hạn phù hợp với nhu cầu.
HĐKH là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức giá
xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai.
Người mua HĐKH là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức giá kỳ hạn để mua tài sản
cơ sở.
Người bán HĐKH là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải bán tài sản cho người mua
HĐKH với giá kỳ hạn.
Thời điểm tương lai mà người mua thanh toán cho người bán được gọi là ngày thanh toán
(settlement date)
Thông thường cả hai đối tác bị giới hạn bởi những điều khoản của hợp đồng và không thể
chấm dứt hợp đồng sớm trừ khi họ thương lượng lại hợp đồng trước khi nó đến hạn.
2. Thị trường tương lai
Hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn, cũng là một sự thỏa thuận giữa hai bên để

mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương
lai.
Về bản chất, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có nhiều đặc điểm giống nhau. Tuy
nhiên, hai hợp đồng này có những điểm khác nhau đáng kể, chúng được giao dịch ở các thị
trường khác nhau

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

2


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
a) Các công cụ trên thị trường tương lai
Thị trường tương lai có thể được bắt đầu với bất cứ loại chứng khoán, ngoại tệ hoặc hàng hóa
nào.
Ban đầu, các Sở giao dịch phát hành những hợp đồng tương tự nhau, hoặc một Sở giao dịch có
thể mua bán nhiều hợp đồng tương tự nhau.
Tuy nhiên, theo thời gian một hợp đồng có xu hướng được mua bán tập trung ở một số Sở giao
dịch nhất định và trên một sở giao dịch việc mua bán cũng tập trung vào một số hợp đồng cụ thể.
b) Các chủ thể tham gia vào thị trường tương lai
Có 2 nhóm chủ thể chính tham gia: Những người phòng ngừa rủi ro (Hedgers) và những người
đầu cơ (Speculators)
Những người phòng ngừa rủi ro cố gắng giảm rủi ro trong danh mục đầu tư hoặc các giao dịch
tương lai bằng cách đảm bảo các mức giá mua, giá bán gần nhất với giá tương lai.
Những người đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường tương lai. Họ tham gia vào giao
dịch tương lai với hi vọng giá thị trường sẽ theo hướng họ phán đoán.
Những người giao dịch (traders) là cũng là một dạng đầu cơ, họ tận dụng những thay đổi giá
trong ngắn hạn để đầu cơ. Hầu hết hoạt động đầu cơ này diễn ra trên sàn giao dịch. Họ sẽ thu
được lợi nhuận từ những thay đổi giá trong ngắn hạn trên thị trường bằng cách mua và bán tức
thời khi giá có xu hướng thay đổi.

Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

3. Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng tương lai
Ta có phương trình lợi nhuận mua HĐTL y = S T – K trong đó K là giá thực hiện hợp đồng, T là
thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T.
Thu được sơ đồ lời lỗ ở hợp đồng tương lai.
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

3


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Khi mua HĐTL

Khi bán HĐTL

Lãi khi ST > K

Lãi khi ST < K

Lỗ khi ST < K

Lỗ khi ST > K

Hòa khi ST = K

Hòa khi ST = K

III. Thị trường quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cho phép người tham gia hợp đồng mua hoặc bán chứng khoán, hàng
hóa hoặc các công cụ khác với mức giá xác định trước, gọi là giá thực hiện, vào hoặc trước ngày
đến hạn.
Không giống hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc bán,
nhưng không bắt buộc mua hoặc bán.
Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một mức phí quyền chọn (an option
premium)
Có hai kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ: quyền chọn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi đến hạn.
Quyền chọn kiểu Châu Âu: quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đến hạn.

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

4


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
1. Các loại quyền chọn.
Quyền chọn mua (Call option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) mua tài
sản cơ sở tại giá thực hiện. Người bán quyền chọn mua đồng ý bán tài sản cơ sở với giá thực hiện
nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn mua.
Quyền chọn bán (Put option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) bán tài sản
cơ sở với mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán đồng ý mua tài sản cơ sở với mức giá
thực hiện nếu người mua quyền chọn bán thực hiện hợp đồng để bán tài sản cơ sở.
2. Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng quyền chọn
a) Hợp đồng quyền chọn mua
Ta có phương trình lợi nhuận mua QCM y = S T – (K + c) trong đó k là giá thực hiện hợp đồng,
T là thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T, c là phí trả quyền chọn mua
Thu được sơ đồ lời, lỗ hợp đồng quyền chọn mua


Khi mua QCM

Khi bán QCM

Lãi khi ST > K+ c

Lãi khi ST < K + c

Lỗ khi ST < K + c

Lỗ khi ST > K + c

Hòa khi ST = K + c

Hòa khi ST = K+c

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

5


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
b) Hợp đồng quyền chọn bán
Ta có phương trình lợi nhuận mua QCB y = (K - d) - S T trong đó K là giá thực hiện hợp đồng,
T là thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T, d là phí trả quyền chọn bán
Thu được sơ đồ lời, lỗ hợp đồng quyền chọn bán
Lợi nhuận
K-d
Bán QCB, giá thực hiện K, phí d
d


K

ST

0
-d

K-d
Mua QCB, giá thực hiện K, phí d

-(K – d)

Khi mua QCB

Khi bán QCB

Lãi khi ST < K - d

Lãi khi ST > K - d

Lỗ khi ST > K - d

Lỗ khi ST < K - d

Hòa khi ST = K - d

Hòa khi ST = K - d

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán

Giá thị trường – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền chọn bán càng
thấp, các nhân tố khác không đổi.
Sự bất ổn định của chứng khoán – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ sở càng cao, phí
quyền chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi.
Thời gian đến hạn của quyền chọn – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài, phí quyền
chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi.

So sánh 3 hợp đồng trong các công cụ phái sinh

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

6


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Hợp đồng tương lai


một

hợp

đồng

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn

Người nắm giữ hợp


Là một hợp đồng

chuẩn hóa giữa bên bán đồng quyền chọn có giữa bên bán và bên
và bên mua về việc giao quyền (không phải là mua về việc giao dịch
dịch một tài sản cơ sở tại nghĩa vụ) mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại
một thời điểm nhất định một tài sản cơ sở tại một một thời điểm nhất định
trong tương lai với mức thời
Định nghĩa giá được xác định trước

điểm

nhất

định trong tương lai với mức

trong tương lai với mức giá được xác định trước.
giá được xác định trước .
Người bán hợp đồng
quyền

chọn

phải



nghĩa vụ thực hiện giao
dịch khi người nắm giữ
hợp đồng quyền chọn
Điểm


thực hiện quyền.
Đều là công cụ phát sinh, thực hiện căn cứ vào tài sản cơ sở tại một thời điểm

giống nhau nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước
Tính chuẩn hóa: HĐTL

Không cần chuẩn

Không cần chuẩn

được niêm yết và giao dịch hóa: HĐQC không cần hóa: HĐKH không cần
trên cơ sở giao dịch chứng chuẩn hóa điều khoản, chuẩn hóa điều khoản,
khoán phái sinh. Vì vậy, giá trị, khối lượng của giá trị, khối lượng của
HĐTL được chuẩn hóa về tài sản cơ sở . tfai sản tài sản cơ sở. Tài sản cơ
điều khoản, giá trị , khối cơ sở của HĐQC có sở của HĐKH có thể là
lượng của tài sản cơ sở,...

thể là bất kỳ loại tài sản bất kỳ loại tài sản nào.

nào
Được niêm yết: HĐTL Giao dịch trên thị

Giao dịch trên thị

được niêm yết và giao dịch trường OTC: HĐTL trường OTC: HĐKH
trên thị trường tập trung

không niêm yết và giao không niêm yết và giao
dịch trên thị trường dịch trên thị trường


Khác nhau

OTC

OTC. Do đó tính thanh

Một vài hợp đồng có khoản của hợp đồng kỳ
thể giao dịch trên thị hạn thấp hơn hợp đồng
trường tập trung
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

tương lai
7


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Bù trừ và ký quỹ:

Không cần ký quỹ:

HĐTL yêu cầu các bên Các

bên

tham

Không cần ký quỹ:

gia Các


bên

tham

gia

tham gia thực hiện ký quỹ HĐQC không cần thực HĐQT không cần thực
để đảm bảo việc nghĩa vụ hiện ký quỹ. Bên mua hiện ký quỹ
thanh toán mang tính bắt quyền chọn sẽ phải trả
buộc . HĐTL được bù trừ phí sau khi kỹ hợp
vè được hach toán theo giá đồng. Bên bán quyền
thực tế hàng ngày và sẽ chọn sẽ được nhận phí
thông báo lãi ( lỗ) vào tài và có nghĩa vụ thực
khoản ký quỹ của nhà đầu hiện đối với bên mua
tư theo giá thực tế và gọi
ký quỹ bổ sung khi cần. Do
đó làm giảm rủi ro mất khả
năng thanh toán của các
bên tham gia
Dễ dàng đóng vị thế :

Các

Nhà đầu tư tham gia HĐTL chọn:

loại


quyên Đóng vị thế : Nhà đầu

hai

loại tư tham gia HĐKH có

có thể thực hiện đóng vị thế quyền chọn là quyền thể thực hiện đóng vị thế
bất cứ lúc nào bằng cách chọn mua và quyền bằng cách tham gia vị
tham gia vị thế ngược đối chọn bán

thế

ngược

đối

với HĐTL tương tự. Giúp

HĐKH tương tự.

với

người sở hữu HĐTL linh
hoạt trong việc sử dụng
nguồn vốn
Tính bắt buộc: Người Tính bắt buộc: Người Không



tính

bắt


tham gia HĐTL có nghĩ vụ tham gia HĐQC có buộc
thực hiện tại ngày đáo hạn

quyền thực hiện tại
ngày đáo hạn, không
có tính nghĩa vụ

IV. Thị trường hoán đổi
Trong hợp đồng hoán đổi truyền thống, hai chủ thể thỏa thuận để trao đổi những khoản thanh
toán bắt buộc trên hai khoản nợ có giá trị ban đầu bằng nhau nhưng khác nhau cách thanh toán.
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

8


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Hợp đồng hoán đổi giống hợp đồng kỳ hạn khi bảo đảm việc trao đổi giá trị giữa hai đối tác
vào thời gian xác định trong tương lai.
Tuy nhiên, không giống hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi thường chỉ chuyển giao phần
vốn chênh lệch
Không giống hợp đồng kỳ hạn, các điều kiện của giao dịch thường được không xác định trước
mà thường thay đổi theo lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc một số mức giá tương lai khác
a) Hợp đồng hoán đổi lãi suật
Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi chuỗi các
thanh toán tiền lãi.
Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng hoán đổi lãi suất:
Vốn danh nghĩa (notional principal)
Lãi suất cố định
Lãi suất thả nổi

Kỳ hạn mỗi lần thanh toán
Thời hạn hợp đồng hoán đổi
Sử dụng HĐ hoán đỗi lãi suất cho việc phòng ngừa rủi ro. Các định chế tài chính ở Mỹ có các
khoản vốn huy động có lãi suất thả nổi nhiều hơn là các khoản cho vay có lãi suất thả nổi dễ bị
tác động bất lợi khi lãi suất tăng. Các định chế tài chính ở châu Âu huy động các nguồn vốn dài
hạn có lãi suất cố định nhưng sử dụng chúng chủ yếu cho các khoản vay có lãi suất thả nổi sẽ gặp
bất lợi khi lãi suất giảm. HĐ hoán đổi lãi suất cho phép cả hai định chế tài chính này giảm rủi ro
khi lãi suất biến động.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi cho việc đầu cơ Hợp đồng hoán đổi lãi suất đôi khi còn được sử
dụng cho mục đích đầu cơ. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất
để được hưởng lợi từ sự kỳ vọng lãi suất sẽ gia tăng, ngay cả khi hoạt động của DN này không
liên quan đến sự biến động lãi suất. Khi hợp đồng hoán đổi được sử dụng cho mục đích đầu cơ
hơn là phòng ngừa rủi ro, thua lỗ từ hợp đồng hoán đổi có thể được bù đắp từ những khoản lợi
nhuận do các hoạt động đầu tư khác mang lại
b) Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Khái niệm: là một sự thỏa thuận mà các loại tiền tệ được trao đổi ở một mức tỷ giá xác định
vào các thời điểm cụ thể.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường được doanh nghiệp sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động
tỷ giá.

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

9


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
V. Đặc điểm thị trường công cụ tài chính phái sinh Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Thực tế, trong hơn một thập kỉ qua Việt Nam đã có những hoạt động cho việc ra đời thị trường
tài chính phái sinh như sau:

Năm 1988, Bộ Thương mại có đề án phát triển thị trường hàng hóa giao sau về nông sản
Năm 2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM hợp tác với một tổ chức tài chính Hoa
Kì tổ chức sàn giao dịch kỳ hạn hạt điều
Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk cho ra đời Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và
ngân hàng TMCP Techcombank cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch mua bán cà phê trên các thị
trường cà phê quốc tế
Năm 2005, Quốc hội ban hành luật thương mại, trong đó quy định giao dịch hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Năm 2010, công ty trách nhiệm hữu hạn Triệu Phong cho ra đời sở giao dịch hàng hóa Việt
Nam giao dịch quyền lựa chọn về cà phê, cao su, sắt thép
Năm 2011, UBCK nhà nước bắt đầu xây dựng đề án và tổ chức nhiều cuộc hội thảo về thị
trường chứng khoán phái sinh
Trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kì hạn và tương lai đối với các hàng hóa cơ bản như
gạo, cà phê, cao su, thép được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trên các sở giao dịch phái sinh
nước ngoài như SIOMEX, COMEX hoặc LME.
Thị trường hàng hóa trong nước có ba sàn giao dịch: Trung tâm cà phê Buôn Mê Thuột, sở
giao dịch hàng hóa Việt Nam và sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín đã bước đầu triển
khai một số sản phẩm phái sinh như SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao
dịch hợp đồng tương lai của ba nhóm hàng hóa gồm cà phê (Robusta và Arabica), cao su
(RSSS3) và thép thôi cá nóng (HRC), nhưng đa phần các giao dịch phái sinh cũng chỉ mới dừng
ở mức độ thăm dò và thử nghiệm, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đâu
tư còn hạn chế.
2. Thị trường tập trung (Sở GD chứng khoán)
a) Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30
Đây là một trong các loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính thức được niêm yết và giao
dịch. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên được lựa chọn cho HĐTL.
Thông số HĐTL chỉ số VN30
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A


10


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Bảng thông số dưới đây sẽ mô tả các tiêu chí cần biết khi tham gia giao dịch đối với một
HĐTL VN30:
ST

ĐẶC ĐIỂM

HĐTL CHỈ SỐ VN30

1
2
3
4
5
6

Tên hợp đồng
Mã hợp đồng
Tài sản cơ sở
Hệ số nhân
Quy mô hợp đồng
Tháng đáo hạn

HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VN30
VN30Fyymm
Chỉ số VN30

100.000 đồng
100.000 đồng * (điểm chỉ số VN30 tương lai)
Tháng hiện tại

T

Tháng kế tiếp
7

Phương thức giao dịch

2 tháng cuối 2 quý tiếp theo
Phương thức khớp lệnh

8

Thời gian giao dịch

Phương thức thỏa thuận
Phiên ATO: 8:45 – 9:00
Phiên liên tục sáng: 9:00 – 11:30
Phiên liên tục chiều: 13:00 – 14:30
Phiên ATC: 14:30 – 14:45

9
10
11
12

Biên độ giao động

Bước giá/Đơn vị yết giá
Đơn vị giao dịch
Ngày giao dịch cuối cùng

Thỏa thuận: 8:45 – 14:45
+/-7%
0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)
01 hợp đồng
Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường
hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao

13
14
15

Ngày thanh toán cuối cùng
Phương thức thanh toán
Phương pháp xác định giá

16

thanh toán hằng ngày
Phương pháp xác định giá

17

thanh toán cuối cùng
Giá tham chiếu

18


Giới hạn vị thế

dịch liền trước đó
Ngày làm việc liền sau ngày cuối cùng
Thanh toán bằng tiền
Theo quy định của VSD
Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch
cuối cùng của HĐTL
Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền
trước hoặc giá lí thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)
Số lượng HĐTL tối đa được nắm giữ trên 01 tài
khoản:
NĐT chứng khoán chuyên nghiệp: 20.000
NĐT tổ chức: 10.000
NĐT cá nhân: 5.000

Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

11


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
19
Mức ký quỹ
20
Ngày niêm yết
21
Giới hạn lệnh
Ưu điểm HĐTL chỉ số VN30


Theo quy định của VSD
Khi ra mắt hợp đồng
1.000 hợp đồng/lệnh

Công khai minh bạch: HĐTL hoạt động trong khuôn khổ pháp lý, đầy đủ các quy chế quy
trình. Đảm bảo cho việc niêm yết, giao dịch, bù trừ thanh khoản. Điều này giúp cho thị trường có
thể hoạt động một cách công khai, minh bạch và an toàn.
Giao dịch dễ dàng, thuận tiện, cho phép giao dịch T0: Giao dịch HĐTL tương tự như giao dịch
cổ phiếu. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đặt lệnh mua - bán các loại hợp đồng tương lai dựa vào dự
đoán về thị trường để thu về lợi nhuận.
Cơ hội kiếm lời khi thị trường CK giảm điểm: Nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp
đồng tương lai bất kỳ lúc nào với điều kiện duy nhất cần đáp ứng là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu
cầu trước khi tham gia hợp đồng. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi
nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
Đòn bẩy cao mà không mất phí vay Margin: sự hấp dẫn chủ yếu của phái sinh nằm ở mức sinh
lời rất cao. Với mức đòn bẩy cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư
vào cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu dự đoán của nhà đầu tư không chính xác, sẽ gây ra tổn thất và thiệt
hại. Chính vì thế, nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi nắm giữ hợp đồng tương lai.
b) Sản phẩm đang triển khai – Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
HĐTL trái phiếu chính phủ (HĐTL TPCP) là loại hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là một
trái phiếu chính phủ. Tương tự như các loại hợp đồng tương lai khác, hợp đồng tương lai trái
phiếu chính phủ là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản
chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa đó về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp
đồng.
Được biết, đối với HĐTL TPCP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cần thêm một khoảng thời
gian để vận hành thị trường CKPS ổn định trước khi chính thức triển khai sản phẩm này.
Thông số HĐTL trên trái phiếu chính phủ
Mô tả
Tên hợp đồng

Tài sản cơ sở

HĐTL Trái phiếu chính phủ
Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ 05 năm
Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000
đồng, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12

Tháng đáo hạn
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn.
03 tháng cuối 03 quý gần nhất
12


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Bước giá
Quy mô hợp đồng Tỷ lệ ký
quỹ theo quy định VSD
Giới hạn vị thế
Biên độ giao động giá
Ngày giao dịch cuối cùng
Giá thanh toán hàng ngày
Giá thanh toán cuối cùng
Ngày thanh toán cuối cùng
Phương thức thanh toán
Ưu điểm của sản phẩm:

1,0 (tương đương 10.000 đồng)
1.000.000.000 đồng

Theo quy định của VSD
± 3% so với giá tham chiếu
Ngày 15 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước
nếu ngày 15 là ngày nghỉ
Theo quy định của VSD
Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng
Ngày làm việc thứ ba kể từ ngày giao dịch cuối cùng
Chuyển giao vật chất

TPCP là một loại chứng khoán an toàn, có độ rủi ro thấp hơn so với các loại chứng khoán khác
nhưng có quy mô giao dịch rất lớn và cần tính chuyên nghiệp cao. Thu hút được nhiều nhà đầu
tư: HĐTL TPCP còn được gọi là HĐTL lãi suất dài hạn, do đó HĐTL TPCP không chỉ thu hút
các ngân hàng thương mại nắm giữ, mà còn thu hút cả những nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phòng ngừa rủi ro: nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro giá trị trái phiếu bị giảm khi lãi suất
tăng bằng cách bán HĐTL TPCP, nhà đầu tư có ý định mua trái phiếu nhưng lo sợ giá trái phiếu
sẽ tăng cũng có thể phòng ngừa bằng cách mua HĐTL TPCP.
Kích thích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
c) Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa
Tiện ích của giải pháp:
Công cụ hiệu quả giúp Khách hàng bao gồm: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hợp tác xã, …
bảo hiểm rủi ro giá liên quan đến loại hàng hóa đang kinh doanh.
Hiện thực hóa lãi/lỗ bằng việc đóng vị thế trước ngày đáo hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa
quốc tế.
Sàn giao dịch hàng hoá thế giới là các Đối tác lớn và uy tín nên rủi ro Đối tác sẽ rất thấp
Đặc tính
Hàng hóa giao dịch: cà phê Robusta, cà phê Arabica, cao su, đường, đồng, sợi, phôi thép, lúa
mì,…
Mỗi loại hàng hoá sẽ được giao dịch trên Sàn giao dịch quốc tế tương ứng như: CME, CBOT,
COMEX, ICE FUTURES US, ICE FUTURES EU, ...


Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

13


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
Khối lượng hàng hoá Khách hàng được phép giao dịch nằm trong phạm vi khối lượng hàng
hóa của Giao dịch gốc mà Khách hàng cung cấp
Khối lượng hàng hoá giao dịch được tính bằng lô. Đối với mỗi loại hàng hoá, một lô giao dịch
sẽ được tính bằng một đơn vị cụ thể theo thông lệ quốc tế.
Thời hạn của giao dịch Hợp đồng tiêu chuẩn về tương lai giá cả hàng hoá tối đa không quá
thời hạn còn lại của Giao dịch gốc.
Khách hàng tất toán Hợp đồng tiêu chuẩn về tương lai giá cả hàng hóa bằng cách thực hiện đối
ứng một Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa với cùng loại hàng hóa, cùng số lượng, cùng tháng
giao hàng, cùng một Sàn giao dịch, nhưng khác chiều mua/bán.
Nhằm đảm bảo việc tham gia các giao dịch theo yêu cầu của Khách hàng, Khách hàng cần ký
quỹ với số tiền phụ thuộc vào quy định của các Sàn giao dịch hàng hoá trong từng thời kỳ.
Phí giao dịch là phí mà Khách hàng phải thanh toán cho Sacombank được áp dụng cho từng
lệnh đặt ngay sau khi lệnh được khớp.
Điều kiện:
Có khả năng tài chính để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh có liên quan.
Cung cấp Giao dịch gốc còn hiệu lực.
Cung cấp đủ hồ sơ pháp lý.
Thủ tục:
Ký Hợp đồng nguyên tắc và Bản công bố rủi ro.
Ký Phiếu đăng ký giao dịch Hợp đồng tiêu chuẩn về tương lai giá cả hàng hóa.
Ký quỹ theo quy định hiện hành.
3. Thị trường OTC
a) Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ
Quyền chọn ngoại tệ : Các giao dịch quyền chọn được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam là quyền

chọn tiền tệ, bắt đầu từ năm 2004 theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của
Thống đốc NHNN Việt Nam: - Giao dịch quyền chọn tiền tệ chỉ bao gồm giao dịch giữa các
ngoại tệ (không liên quan đến VND). - Đối tượng được tham gia giao dịch quyền chọn tiền tệ bao
gồm các TCTD được phép giao dịch hối đoái, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân, và NHNN
Việt Nam. - Các TCTD không được mua quyền chọn mà chỉ được bán quyền chọn cho các đối
tượng tham gia, chỉ được phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối
ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. - Thời hạn của hợp đồng không bị hạn chế, hoàn toàn phụ
thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia. Năm 2005 các ngân hàng VCB, VIB, Eximbank, chi
nhánh ngân hàng Citibank, BIDV, Techcombank, MB, ACB và Agribank được triển khai nghiệp
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

14


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
vụ này. Hiện nay các ngoại tệ được sử dụng nhiều trong giao dịch quyền chọn là USD, EUR,
GBP, JPY, AUD, CHF,... Tại Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ không phổ biến bằng các giao dịch
phái sinh ngoại tệ khác. Các doanh nghiệp thường không lựa chọn phương thức này để phòng
ngừa rủi ro. Hơn nữa, các TCTD chỉ được phép mua quyền chọn từ phía các doanh nghiệp trong
nước rồi tìm đối tác nước ngoài để tái bảo hiểm. Trong quá trình đó, các TCTD sẽ phải nộp thuế
giá trị gia tăng 10% trên khoản phí thu từ phía đối tác trong nước nhưng lại không được khấu trừ
khoản thuế này khi trả phí cho đối tác nước ngoài. Điều này khiến các TCTD chịu khoản lỗ 10%
ngay từ ban đầu.
b) Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS)
CCS là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên trong đó các bên tham gia cam kết thanh toán cho
nhau số tiền gốc và lãi của hai loại tiền tệ khác nhau theo tỷ giá được thỏa thuận vào lúc ký kết
hợp đồng, trong một khoảng thời gian nhất định. CCS giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vay
vốn ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả cho nhu
cầu phòng chống rủi ro ngoại tệ và lãi suất trong dài hạn.
Đặc điểm chính

Luôn luôn có trao đổi khoản tiền gốc vào cuối kỳ
Dùng tỉ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng để xác định số tiền gốc đối ứng
Lãi suất được xác định tại thời điểm ký hợp đồng
Yêu cầu phải có hạn mức tín dụng
Doanh nghiệp được loại bỏ hoàn toàn rủi ro tỷ giá của khoản tiền vốn gốc và lãi
c) Quyền chọn vàng
Cùng với sản phẩm quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn tiền đồng, quyền chọn vàng đã xuất
hiện vào cuối năm 2004. Do trong năm 2005 giá vàng liên tục biến động, các doanh nghiệp kinh
doanh vàng bạc đá quý thực sự quan tâm tìm kiếm công cụ bảo vệ rủi ro giá vàng. Quyền chọn
vàng vẫn còn khá mới mẻ đối với cả các ngân hàng cung cấp và các nhà đầu tư tại thị trường Việt
Nam.
Về đối tượng giao dịch, quyền chọn vàng được áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức có nhu
cầu muốn bảo hiểm rủi ro sự biến động của vàng.Tuy nhiên, cũng như các loại quyền chọn khác,
khách hàng chỉ là người mua quyền chọn chứ không phải là người bán.Thực tế cho thấy lượng
khách hàng giao dịch quyền chọn vàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sử dụng
quyền chọn vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động nhập vàng hoặc mua bán vàng là chính.
Mục đích đầu cơ không phổ biến ở Việt Nam khi các chủ thể chưa am hiểu về tình hình thị
trường vàng thế giới và trong nước cũng như thiếu khả năng phân tích, dự đoán về biến động giá
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

15


Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
vàng tương lai. Khách hàng muốn thực hiện quyền chọn vàng phải giao dịch vàng tối thiểu 50
lượng và mức trả phí khá cao. Vì vậy, trên thị trường vàng, hợp đồng quyền chọn vàng đang dần
bị thay thế bởi các nghiệp vụ mua bán giao ngay hoặc kỳ hạn 3 đến 6 tháng do phí phải trả trong
hợp đồng kỳ hạn thấp hơn nhiều so với dịch vụ quyền chọn vàng và phù hợp với khách hàng có
thu nhập ổn định và nhu cầu thanh toán thực sự.
d) Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (“Forward Rate Agreement”, hay “FRA”)

là hợp đồng (hay thỏa thuận) giữa hai bên trong đó ấn định mức lãi suất sẽ phải trả hoặc được
nhận ứng với một khoản vay/cho vay sẽ bắt đầu có hiệu lực tại một thời điểm nhất định trong
tương lai (cũng chính là thời điểm đáo hạn của hợp đồng). Bên mua FRA có nghĩa vụ trả lãi suất
cố định (đồng thời hưởng lãi suất thả nổi), trong khi bên bán FRA có nghĩa vụ nhận lãi suất cố
định (đồng thời hưởng lãi suất thả nổi). Số tiền thanh toán giữa hai bên được xác định theo
nguyên tắc bù trừ (bên phải trả cuối cùng là bên có dòng tiền ra lớn hơn), căn cứ vào giá trị danh
nghĩa của hợp đồng, lãi suất cố định theo hợp đồng và lãi suất tham chiếu trên thị trường tại thời
điểm đáo hạn. Với tính chất như vậy, FRA được sử dụng với vị thế mua nhằm phòng ngừa rủi ro
lãi suất tăng (ví dụ: bởi một công ty muốn cố định chi phí vay nợ cho một khoản vay dự kiến
trong tương lai), và với vị thế bán nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm (ví dụ: bởi một nhà đầu
tư muốn bảo vệ khoản thu nhập nhận được từ một khoản cho vay hay tiền gửi tương lai).
e) Hợp đồng quyền chọn lãi suất
Đem lại cho người sở hữu (hay người mua) công cụ này quyền, và không phải là nghĩa vụ, trả
hoặc nhận một mức lãi suất đã được xác định trước (còn gọi là lãi suất thực hiện) trong một thời
kỳ nhất định theo thỏa thuận giữa hai bên tham gia hợp đồng. Nếu bên mua quyền chọn có quyền
trả lãi suất cố định, chúng ta có hợp đồng quyền chọn lãi suất trần (interest rate cap); còn nếu bên
mua quyền chọn có quyền nhận lãi suất cố định, chúng ta có hợp đồng quyền chọn lãi suất sàn
(interest rate floor).
Hợp đồng quyền chọn lãi suất trần là một chuỗi các quyền chọn mua lãi suất kiểu châu Âu dựa
trên một lãi suất tham chiếu nhất định, mỗi quyền chọn mua đó có ngày đáo hạn trùng với thời
điểm điều chỉnh (hay ấn định lại) lãi suất thả nổi của khoản vay. Với hợp đồng này, bên bán đồng
ý bù đắp cho bên mua một khoản tiền nếu lãi suất tham chiếu trên thị trường cao hơn mức lãi suất
cố định tại mỗi thời điểm đáo hạn của các quyền chọn thành phần. Vì vậy, đây là công cụ thường
được người đi vay sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng.
Ngược lại, hợp đồng quyền chọn lãi suất sàn là một chuỗi các quyền chọn bán lãi suất kiểu
châu Âu dựa trên một lãi suất tham chiếu cụ thể, mỗi quyền chọn bán đó có ngày đáo hạn trùng
với thời điểm điều chỉnh (hay ấn định lại) lãi suất thả nổi của khoản vay. Với hợp đồng này, bên
Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

16



Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính
bán đồng ý bù đắp cho bên mua một khoản tiền nếu lãi suất tham chiếu trên thị trường giảm
xuống thấp hơn mức lãi suất cố định tại mỗi thời điểm đáo hạn của các quyền chọn thành phần.
Vì vậy, đây là công cụ thường được người cho vay sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất
giảm.
f) Hợp đồng hoán đổi lãi suất
Là một thỏa thuận (hợp đồng) giữa hai bên tham gia, trong đó mỗi bên đồng ý thực hiện các
khoản thanh toán định kỳ cho bên kia trong một thời gian nhất định, căn cứ vào một giá trị vốn
danh nghĩa nhất định. Khoản vốn danh nghĩa này chỉ được sử dụng để xác định số tiền thanh toán
mà không có giá trị hoán đổi giữa các bên.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể được thiết kế dưới dạng:
Hợp đồng hoán đổi lãi suất cố định với lãi suất thả nổi: trong đó, luồng thanh toán tương lai
của một bên tham gia hợp đồng được tính theo một mức lãi suất cố định, trong khi luồng thanh
toán của bên còn lại được tính theo một lãi suất thả nổi.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi với lãi suất thả nổi: trong đó, luồng thanh toán của cả hai
bên đều được tính theo lãi suất thả nổi, nhưng mỗi bên tham chiếu một lãi suất thả nổi khác nhau.
Các chứng khoán phái sinh OTC, như đã nói, đều có ưu điểm là được thiết kế với nội dung
linh hoạt, không chuẩn hóa. Vì vậy, đây là loại sản phẩm thích hợp để sử dụng cho mục đích
phòng ngừa rủi ro do mục tiêu và nhu cầu phòng ngừa rủi ro của mỗi cá nhân, tổ chức cụ thể đều
có tính đặc thù riêng. Tuy vậy, vẫn cần nhớ rằng rủi ro đối tác trên thị trường OTC là rất lớn.
Nhược điểm này chỉ có thể được khắc phục khi các giao dịch được thanh toán bù trừ tập trung
qua đối tác bù trừ trung tâm.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Website Ủy Ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam
2. Website Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
3. Slide môn Thị trường và các định chế tài chính (Nguyễn Thị Nam Thanh)
4. Các Nghị định Chính Phủ


Lớp thứ 3_tiết 789_nhóm 3A

17



×