Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề đáp án Ngữ văn 12 ki2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.92 KB, 4 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh
giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị
sống toàn cầu giới thiệu: "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động".
Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn "xuất
hiện" qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,... Thông thường ngôn ngữ cơ thể không biết
nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để
"đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà bạn thể hiện.
(Trích Nói thật bằng lời và không lời, theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra những biểu hiện của "ngôn ngữ không lời" trong đoạn trích này.
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều
bạn nói mà còn quan sát để "đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà
bạn thể hiện?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và
hành động".
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy
theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
.................................................Hết..................................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.




KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án này gồm có 03 trang)
Phần Câu
I
ĐỌC HIỂU

1
2

3

4

II

Nội dung

Điểm
3.0

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Báo chí
Những biểu hiện của "ngôn ngữ không lời" trong đoạn trích này là cử chỉ,
nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,...

0.5

Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát

để "đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà bạn
thể hiện", vì:
- Suy nghĩ bên trong của chúng ta có thể biểu hiện qua cử chỉ, nét
mặt,...
- Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối.

1.0

HS trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức
thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau:
- Trung thực là một đức tính cần tôi rèn.
- Trung thực không chỉ ở lời nói, mà còn thống nhất với hành động
...

LÀM VĂN
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Trung thực là sự thống nhất trong suy
1
nghĩ, lời nói và hành động".
a. a.- Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trung thực là sự thống nhất trong
suy nghĩ, lời nói và hành động
b. b.Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt.

0.5

1.0

7.0
2.0

0.25
0.25
0.25


c.Triển khai nội dung đoạn văn, HS có thể triển khai vấn đề nghị luận theo
nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích: “Trung thực” là thật thà, chân thành, không gian dối.; “Trung
thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”nghĩa là trung
thự luôn thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa nhận thức và việc
làm...
- Bàn luận, chứng minh: Trung thực là một trong những đức tính quý báu
của con người. Biểu hiện của trung thực không chỉ ở suy nghĩ, lời nói, mà
còn ở hành động, hành động và lời nói cần phải thống nhất. Không thể
“nói một đằng là một nẻo”, hay “hứa rồi không làm”, như thế là không
trung thực; Trung thực không chỉ biểu hiện ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ
cơ thể: như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, tư thế, âm giọng... Vì vậy trong giao
tiếp, để cảm nhận được sự trung thưc, chân thành thì chúng ta cũng cần
chân thành trong cả suy nghĩ và hành động,
-Bài học nhận thức và hành động: chúng ta cần nhận thức rằng: trung thực
là một đức tính cần có của mỗi con người, chúng ta đặc biệt là tuổi trẻ ngày
nay cần rèn luyện đức tính trung thực, để vươn tới những giá trí lớn lao của
cuộc đời .
Bản thân cá nhân em luôn trau dồi để rèn luyện tính trung thực , nhằm hoàn
thiện nhân cách bản thân, đồng thời cần trải nghiệm thực tế để việc đánh giá,
nhận xét sự trung thực một cách khách quan nhất
d.Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực
đạo đức, văn hóa, pháp luật; có cách diễn đạt độc đáo
2


Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị từ khi thấy A
Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài.
a. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài
triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm lí, hành động của nhân vật
Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ
b.Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

0.5

0.25

0.25
5.0
0.25
0.5
0.5


c.Triển khai vấn đề nghị luận. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo có các luận điểm sau đây:
*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
* Trình bày sơ lược về nhân vật về nhân vật Mị : Sự xuất hiện, hoàn cảnh
và số phận nhân vật…
* Phân tích diễn biến tâm lí, hành động
- Khi thấy A Phủ bị trói, mắt trừng trừng, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ
tay: chứng tỏ Mị khô cạn cảm xúc

- Khi thấy nước mắt A Phủ, Mị xúc động mãnh liệt và nhận thức được
nhiều điều sâu sắc: nhớ cảnh ngộ đời mình, đồng cảm, thương người, căm
thù sự độc ác của bọn cường quyền...
- Mị đã cắt dây trói, giải phóng cho A Phủ và tự giải phóng cho chính
mình: Mị có khát vọng được sống – được tự do hết sức mãnh liệt, có một
sức sống tiềm tàng, có một "sức bật" (khả năng đấu tranh, phản kháng) hết
sức kì diệu.
- Đánh giá nghệ thuật: Miêu tả tâm lí và hành động nhân vật chân thực,
tinh tế; lời kể xúc động, mượt mà … Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
d.Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí,
thuyết phục); có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng.

0.25
0.5
2.0

0.5

0.5

d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới mẻ.

0,5

đ) Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của
câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×