Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tổng hợp đề thi chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.41 KB, 21 trang )

HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
(Nhóm 6 – Lớp Chính sách kinh tế (118)_1)
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN Y TẾ CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC
GIAI ĐOẠN 2018 -2020)
I.

Phân tích vấn đề
Cây vấn đề

Nhiều bệnh dịch

Nghèo đói

Ảnh hưởng đến nguồn

kéo dài

nhân lực địa phương

Y tế vùng núi khó khăn

Cơ sở hạ tầng về y tế
còn thiếu và yếu

Quan niệm và ý thức
bảo vệ y tế còn thấp

Thiếu đào
tạo

Vốn đầu tư


ít / hạn chế

NSTW không
đủ ( rót vốn )

NS địa
phương hạn
chế

Đội ngũ nhân viên y tế
thiếu sản lượng và yếu
năng lực

Chưa thu hút
được sự đóng
ghóp của DN

Chế độ đãi
ngộ không
thu hút


Xác định mục tiêu chính sách
Cây mục tiêu

II.

Giảm bệnh dịch

Bảo đảm được

an sinh

Phát triển nguồn nhân lực
có thể lực tốt

Tăng trưởng
nền kinh tế

Phát triển y tế vùng núi về mặt số lượng
và chất lượng

Nâng cao khả
năng nhận
thức và tiếp
cận y tế của
người dân

Bảo đảm được CSHT y tế có đủ và
chất lượng.
( Nâng cao được CSHT trong đó có
cả số lượng bệnh viện, trạm. Chất
lượng: Máy móc, trang thiết bị,…

100% phải
đào tạo
thường
xuyên/hàng
năm

Bảo đảm đủ

vốn đầu tư

Cấp thêm

Ngân sách
tỉnh bảo đảm
đủ

Bảo đảm đội
ngũ nhân viên y
tế đủ và chất
lượng

C/s hỗ trợ hấp
dẫn nhà đầu
tư vào lĩnh
vực y tế

Có các c/s hỗ
trợ, chế độ
đãi ngộ tạo
động lực
( Phải tăng
lương, có chế
độ đãi ngộ
riêng )


III.





Xác định các phương án chính sách
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận y tế của người dân.
 Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến y tế cho người dân đồng
bào miền núi để họ tiếp cận được phương pháp chữa trị lành mạnh, đẩy lùi được
những hủ tục mê tín dị đoan chữa trị bằng hình thức cúng bái.
1. Chỉ đạo từng địa phương ưu tiên tuyên truyền ở những vùng miền núi xa, ít cơ hội
được tiếp xúc với y tế, truyền thông.
2. Tập huấn cho 1 số cán bộ địa phương để họ có thể đến được từng bản, nhà, hộ gia
đình để thực hiện tuyên truyền.
3. Tổ chức các hoạt động giao văn hóa rộng rãi mang tính tuyên truyền về y tế để
người dân vùng núi có thể dễ dàng tiếp cận, tiếp thu và trao đổi với nhau về y tế.
4. Thu hút được nhiều hơn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo
hiểm y tế hộ gia đình thì cần có các giải pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể... tuyên truyền với các hình thức, nội dung đa dạng,
giúp người dân hiểu, nắm rõ bản chất, vai trò, ý nghĩa và tính ưu việt của chính
sách bảo hiểm y tế cũng như các quy định cơ bản của pháp luật.
5. Nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bên
cạnh công tác tuyên truyền, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách theo hướng
nâng mức hỗ trợ mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mở
rộng đối tượng hỗ trợ đối với những hộ không thuộc hộ nghèo, cận nghèo; linh
hoạt hơn về mức hỗ trợ, cần quy định mức hỗ trợ tối thiểu để địa phương nào có
điều kiện kinh tế phát triển thì có cơ chế để hỗ trợ thêm một phần mức đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện.
Mục tiêu 2: Bảo đảm được chính sách hỗ trợ y tế đủ và có chất lượng
 Triển khai được chính sách hỗ trợ trong đó có cả số lượng bệnh viện, trạm y tế
đảm bảo chất lượng về máy móc, thiết bị y tế đạt chuẩn.
1. Bảo đảm đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các bệnh viện, trạm xá, công trình y tế

(cấp thêm ngân sách bảo đảm đủ, thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu
tư vào lĩnh vực y tế công).
Ưu điểm:






Tính hiệu lực cao (khá bám sát mục tiêu, khả năng đạt được kết quả khá khách
quan);
Tính công bằng – cao vì tất cả các bệnh viện và trạm y tế thuộc khu vực đặc
biệt khó khăn hay khu vực miền núi đều được tu sửa, cải thiện và xây dựng,
đảm bảo bệnh nhân từ mọi nơi đều được KCB trong điều kiện tốt và đầy đủ.
Tính bền vững – Tạo nên ảnh hưởng tích cực, thói quen lành mạnh cho người
dân đến bệnh viện KCB trong dài hạn;
Tính tương thích – phương án giải quyết được nguồn gốc của vấn đề người dân
chưa tích cực khám chữa bệnh ở bệnh viện.

Nhược điểm:






Tính kinh tế – chưa cao do chi phí đầu vào như chi phí xây dựng và chi phí mua
trang thiết bị rất cao và phải thực hiện đồng bộ trong cùng khoảng thời gian nên ngân
sách cần rất lớn.
Tính hiệu quả - chưa thực sự đạt kết quả tốt do chi phí bỏ ra và chi phí kinh tế thu về

chênh lệch rất lớn do khu vực miền núi thu nhập của người dân không quá cao nên sự
chi trả cho các dịch vụ y tế người dân đáp ứng được chỉ dừng lại ở những bệnh bình
thường, bệnh hiểm nghèo tốn nhiều chi phí họ khó có thể chi trả được.
2. Cung cấp các trang thiết bị hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng y tế.
Ưu điểm: Tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho người khám chữa bệnh.
Nhược điểm:








IV.

Tính hiệu lực chưa tốt (khá xa rời mục tiêu, khả năng đạt được kết quả không
tốt);
Tính công bằng – chưa được đảm bảo và cải thiện;
Tính bền vững – chưa tạo nên ảnh hưởng tích cực, khi đó người dân sẽ không
chọn kcb ở địa phương nếu bệnh viện và trạm xá không được cung cấp cơ sở
vật chất, họ sẽ khám nơi đã được cung cấp cơ sở vật chất hoặc tự chữa ở nhà;
Tính tương thích – phương án chưa giải quyết được nguồn gốc của vấn đề.
Tính kinh tế – Tính hiệu quả : như trên.

6.
Mục tiêu 3: Bảo đảm đội ngũ nhân viên y tế có đủ nguồn lực và chất lượng.
 Nguồn lực
1. Xây dựng chính sách hỗ trợ, chế độ đãi ngộ khuyến khích và thu hút cán bộ về
công tác ở vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số và các chuyên khoa khó

tuyển người.
2. Bên cạnh đào tạo hệ chính quy còn có các hình thức đào tạo khác, như đào tạo hệ
cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ cho đối tượng là người địa phương để tháo gỡ khó
khăn về nhân lực.
3. Đẩy nhanh tiến độ đề án thí điểm "Đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các
tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”.
 Chất lượng
1. Tăng cường đào tạo chuyên sâu (theo chuyên khoa, theo nhu cầu, theo ê-kíp) để
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất
lượng của người dân.
2. Thực hiện đào tạo liên tục nhằm cập nhật kiến thức mới, góp phần nâng cao năng
lực cho tuyến y tế cơ sở để có thể thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu, giảm tình trạng vượt tuyến không cần thiết.
3. Tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên
thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh,
đảm bảo bảo chất lượng đào tạo.

Đánh giá , lựa chọn các phương án tối ưu


E 1 – Hiệu lực ( Effectiveness)Theo nghĩa rộng, hiệu lực có thể hiểu là năng lực của một chủ thể có thể
xác định được mục đíchvà mục tiêu đúng và đặt được các mục đích, mục tiêu đúng đóTheo nghĩa hẹp,
hiệu lực có thể được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và mụctiêu đề ra.
E 2 – Hiệu quả ( Efficiency) – Thể hiện mối quan hệ giữa kết quả so với chi phí bỏ ra
E 3 – Tính kinh tế ( Economy) – chính sách có tính kinh tế cao khi huy động được các đầu vào đạttiêu
chuẩn với chi phí thấp nhất
.E 4 – Sự công bằng ( Equality)
S – Tính bền vững ( Stability) – thể hiện một chính sách có tạo nên ảnh hưởng tích cực, bền vữngqua
thời gian hay không.

R – Tính tương thích ( Relevance) – một chính sách với những mục tiêu, giải pháp và công cụ cógiúp
giải quyết tận gốc vấn đề hay không.
13 U – Tính thống nhất ( Unity) – một chính sách được xây dựng và thực hiện có mâu thuẫn vớinhững chính
sách khác hay không


Hiệu quả

Tính kinh tế

Sự công bằng
Tính bền vững

Tính tương thích

Tính thống nhất

PA1
Tính hiệu quả không
cao, vì theo nhu cầu
của mọi người, đa số
đều không muốn lên
vùng sâu vùng xa
công tác, tiền lương
trợ cấp cao nhưng sinh
hoạt mọi thứ đều khó
khăn
chi phí bỏ ra để thu
hút cán bộ về miền
núi, dân tộc thiểu số

làm việc là rất
cao=>tính kinh tế thấp
Luôn có sự công bằng
Có ảnh hưởng tích
cực, bền vững qua thời
gian => tính bền vững
cao

PA2
Tính hiệu quả cao,
tạo ra nhiều cách
đào tạo để người dân
khó khăn có thể phù
hợp và dễ dàng thích
nghi thì đi cùng với
nó là chi phí rất cao

Giải pháp giúp giải
quyết rất lớn trong
việc tìm nguồn nhân
lực=> tính tương thích
cao
Cả 3 giải pháp đều có
tính thống nhất với
nhau, đều có tác dụng
giúp tăng nguồn lực
cao hơn

Giải pháp có tính
chất lượng hơn là

nguồn lực => tính
tương thích thấp

PA3
Tính hiệu quả cao,
những bác sĩ đó tình
nguyện lên vùng sâu
vùng xa công tác,
chi phí lại thấp,
nhưng cũng khá khó
để tìm người có thể
tình nguyện như vậy

Chi phí bỏ ra đào tạo Chi phí bỏ ra khi bác
khác cao => tính
sĩ tình nguyện lên
kinh tế thấp
miền núi là thấp=>
tính kinh tế cao
Có sự công bằng
Có ảnh hưởng tích
cực, bền vững qua
thời gian => tính bền
vững cao

Có sự công bằng
Có ảnh hưởng tích
cực nhưng không
bền vững qua thời
gian => tính bền

vững thấp
Giải pháp giải quyết
việc tìm nguồn nhân
lực trong 1 khoảng
thời gian nhất định
=> khá tương thích

Về nguồn lực
Hiệu quả

Tinh skinh tế
Sự công bằng

Tính bền vững

Tính tương thích

PA1
Chi phí bỏ ra lớn
nhưng bù lại chất
lượng nguồn nhân lực
rất cao=> đạt hiệu
quả
Chi phí kinh tế cao
Không phải ai cũng
có đủ tiềm lực kinh
tế, thời gian để học
chuyên sâu
Có tính bền vững
thấp vì rất ít người có

thể theo được kiến
thức chuyên sâu
Cả 3 giải pháp đều có
tính thống nhất với
nhau, đều có tác dụng

PA2
Tương tự 2 pa còn lại

Chi phí kinh tế cao
Có sự công bằng

Có tính bền vững
theo thời gian vì là
đào tạo liên tục

PA3
Chi phí bỏ ra lớn
nhưng bù lại ổn định
được chất lượng
nguồn nhân lực ở
mức khá trở lên
Chi phí kinh tế cao
Có sự công bằng

Có tính bền vững,
luôn phải giám sát
liên tục, tạo các cơ
hội dể đao ftaoj
nguồn lực có hiệu

quả cao nhất


giúp chất lượng của
các bộ được cải thiện
và nâng cao hơn

Về chất lượng

CHÍNH SÁCH KINH TẾ

TỔ CHỨC THỰC THI MỘT CHÍNH SÁCH KINH TẾ – XÃ HỘI
(Nhóm 6 – Lớp Chính sách kinh tế (118)_1)

Chính sách: Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định tại Quyết định
số 167/2008/QĐ-TTG trên địa bàn tỉnh Yên Bái

GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH

1.1. Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi
UBND tỉnh Yên Bái

Ban chỉ đạo Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
tỉnh Yên Bái

Các sở, ban, ngành tỉnh:
Ngân hàng Chính sách XH, Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…


Các tổ chức chính trị:
Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến
binh…

UBND huyện

UBND xã


Chịu trách nhiệm chính đối với việc tổ chức thực thi chính sách:
- Cơ quan: UBND tỉnh Yên Bái
- Lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất: Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- Cấp tỉnh: Kiện toàn ban chỉ đạo Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tỉnh Yên Bái
+ Ông Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Trưởng Ban chỉ đạo
+ Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, các Sở, ngành liên quan là thành viên
+ Thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm cán bộ từ các Sở, ban ngành là thành viên của
Ban chỉ đạo
Cơ quan tổ chức thực hiện:
+ Sở Xây dựng cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
+ Sở Tài chính
+ Sỏ Kế hoạch và Đầu tư
+ Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ UBND huyện
+ UBND xã
1.2. Lập các kế hoạch triển khai (Các chương trình, dự án phát triển)


I. Tên Đề án: Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTG trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
II. Nội dung chính của Đề án
1. Mục tiêu: Triển khai kịp thời và có hiệu quả Quyết định số 167/2008/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Giải
quyết cơ bản tình trạng nhà ở cho hộ nghèo tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 – 2012 là hộ ( dự
phòng phát sinh khoảng 400 hộ).
2. Đối tượng hỗ trợ của Đề án
- Hộ nghèo phù hợp với chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 (thu nhập bình quân dưới 200.000
đồng/người/tháng, có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương).
- Hộ chưa hoặc đã có nhà ở nhưng quá tạm bợ, hư hỏng và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.
- Hộ không thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt
theo quy định của Chính phủ.
3. Phạm vi thực hiện: Địa bàn các xã thuộc các huyện của tỉnh Yên Bái.
4. Thực trạng và phương án giải quyết
a, Thực trạng: Toàn tỉnh đầu năm 2009 có 12,553 hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010, trong đó
hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định là 4,674 hộ.
b, Mức hỗ trợ
- Huyện Nghĩa Lộ hỗ trợ 8.4 triệu đồng/hộ.
- Các huyện Văn Chấn, Trần Yên, Lục Yên và Trạm Tấu hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ nghèo, 7 triệu đồng/hộ đặc biệt
khó khăn.
c, Nhu cầu về vốn đầu tư
Tên huyện

Tổng số vốn (tỷ đồng)


Huyện Nghĩa Lộ

15.1372


Huyện Lục Yên

12.598

Huyện Trạm Tấu

6.35

Huyện Văn Chấn

18.511

Huyện Trần Yên

17.183
69.7792

5. Tổ chức thực hiện
- UBND tỉnh phê duyệt Đề án và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách.
- UBND các huyện tổng hợp và phê duyệt danh sách các hộ gia đình nghèo được hỗ trợ do xã gửi lên, chỉ đạo
và giám sát quy trình thực hiện.
- UBND xã tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn, trực tiếp giám sát thực hiện.
- Các sở, ban, ngành của tỉnh tham gia phối hợp theo chức năng được phân công cụ thể.
6. Kế hoạch thực hiện
- 2009 – 2010: Hoàn thành xây dựng 2,623 căn nhà.
- 2011: Hoàn thành 1,476 căn nhà.
- 2012: Thực hiện hoàn thành 575 căn hộ còn lại.
7. Quản lý thực hiện
- Phê duyệt Đề án: UBND tỉnh Yên Bái
- Cơ quan lập Đề án: Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái

- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh
8. Thời gian thực hiện: 01/04/2009 – 31/12/2012

1.3. Ra văn bản hướng dẫn
UBND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
như:

- Hướng dẫn về phạm vi, nguyên tắc hỗ trợ, quy trình triển khai thực hiện và các tổ chức chịu trách nhiệm thưc
hiện một cách chung nhất.
- Cụ thể hóa số vốn và số lượng hộ nghèo được hỗ trợ theo từng năm cụ thể.
- Xác định cụ thể các thành viên trong ban chỉ đạo hỗ trợ hộ nghèo tỉnh Yên Bái, người chịu trách nhiệm chính
cũng như các cơ quan, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

1.4. Tổ chức tập huấn
- Nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách, đào tạo nghiệp vụ thường
xuyên.
- Nâng cao kĩ năng, phương pháp phân tích, theo dõi đánh giá cho các cán bộ thực hiện để có thể đề xuất giải
pháp hỗ trợ kịp thời.


GIAN ĐOẠN 2: CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH

2.1. Truyền thông và tư vấn

Đối tượng
Truyền thông

Các hộ gia đình thuộc
chính sách và ngoài

chính sách

Nội dung

Kênh

- Hướng dẫn thực thi chính
sách
- Mục đích, ý nghĩa, nội dung
chính sách

Qua các phương tiện
thông tin đại chúng, sách
báo, áp phích, tờ rơi…

- Cách bình xét hộ nghèo
Tư vấn

Những hộ gia đình
thuộc đối tượng chính
sách

Giải quyết các thắc mặc,
hướng dẫn các quy trình thủ
tục để được hưởng chính
sách, tư vấn về kĩ thuật…

- Trực tiếp: cử cán bộ đến
thôn, bản hướng dẫn
- Gián tiếp: thông qua

diễn đàn của tỉnh

2.2. Triển khai các chương trình, dự án phát triển
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2009 đến năm 2012.
- Tiến độ thực hiện:
+ Năm 2009, thực hiện 15% số lượng nhà ở cần hỗ trợ, trong đó ưu tiên đối với hộ nghèo ở 2 huyện Trạm
Tấu, Mù Cang Chải và các đối tượng ưu tiên khác theo quy định ở các huyện, thị còn lại.
+ Năm 2010: Thực hiện 40% kế hoạch.
+ Năm 2011: Thực hiện 40% kế hoạch.
+ Năm 2012: Thực hiện 5% kế hoạch còn lại, đảm bảo 100% số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ nhà ở
theo quy định.

2.3. Vận hành các quỹ

Vùng khó khăn

Vùng còn lại

(triệu đồng/hộ)

(triệu đồng/hộ)

Ngân sách trung ương

8.4

7.2

Ngân sách tỉnh


1.4

1.2


Quỹ vì người nghèo của tình

0.5

0.5

Ngân sách huyện

0.2

0.2

Quỹ vì người nghèo của huyện

0.2

0.2

Vay vốn ngân hàng chính sách

8.0

8.0

Vốn do gia đình cộng đồng đóng

góp

2.3

2.7

21

20

x (3051 hộ)

x (1623 hộ)

= 61,020

= 32,460

2.4. Phối hợp hoạt động
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp,
báo cáo kết quả thực hiện chính sách.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện xây dựng dự toán trình
tỉnh phê duyệt kế hoạch vốn.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Xây dựng
thẩm định danh sách hộ nghèo.

2.5. Đàm phán giải quyết xung đột
- Thành lập một ban riêng có chức năng giải đáp thắc mắc và giải quyết xung đột, đồng thời lắng nghe phản
hồi từ người dân để kịp thời điều chỉnh chính sách.

- Truyền thông cho người dân hiểu rõ về chính sách.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong giải ngân nguồn vốn.
- Khi có xung đột giữa cán bộ với người dân hay giữa người dân với nhau, phải xem xét, tìm hiểu vấn đề,
thương lượng giải thích cho người dân.
- Tiến hành tập huấn, phổ biến Quyết định cho cán bộ vì họ chính là ngừời trực tiếp làm việc với người dân.

2.6. Đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ
- Dịch vụ hỗ trợ xây dựng: Tư vấn thiết kế ngôi nhà đảm bảo cho người dân đồng thời phù hợp với tài chính
của họ.
- Dịch vụ mua sắm vật liệu xây dựng: Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc Tư nhân cung cấp vật liệu xây dựng
đến từng hộ gia đình.
- Chính sách tín dụng cho người dân vay với lãi suất thấp.


GIAI ĐOẠN 3: KIỂM TRA SỰ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

3.1. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách
- Hệ thống báo cáo từ các cơ quan thực thi chính sách từ cấp cơ sở tới cấp quản lý cao hơn.
- Cổng thông tin điện tử để tuyên truyền và nhận các phản hồi từ người dân về các vấn đề liên quan mà người
dân cần được giải quyết.
- Thành lập các ban kiểm tra và nhận các phản hồi về các vấn đề cần giải quyết của các đối tượng liên quan
đến chính sách.

3.2. Đánh giá sự thực hiện
- Tính phù hợp: Chính sách giúp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định chỗ ở để người dân tập trung
vào sản xuất, phù hợp mục tiêu xóa đói giảm nghèo của cả nước.
- Tính hiệu lực: Giai đoạn 2009 – 2012, toàn tỉnh có 3,762 hộ nghèo có nhà ở trên mục tiêu 4,674 hộ.
- Tính hiệu quả: Giai đoạn 2009 – 2012, số hộ nghèo toản tỉnh giảm còn 29.16%, chất lượng nhà ở mới được
bảo đảm, hộ nghèo có cuộc sống ổn định hơn.
- Tính công bằng: Ban chỉ đạo đưa ra thứ tự ưu tiên các đối tượng được hỗ trợ chính sách, các hộ gia đình có

điều kiện như nhau được hỗ trợ như nhau.
- Tính bền vững: Hộ nghèo có nhà ở ổn định, tập trung sản xuất, giúp cộng đồng phát triển chung trong tương
lai gần.

3.3. Điều chỉnh chính sách
- Lý do điều chỉnh chính sách:
+ Nguồn vốn chưa ổn định, sự phối óợp giữa các cơ quan đôi lúc chưa chặt chẽ
+ Việc xét duyệt hộ nghèo còn xảy ra sai xót.

- Điều chình giải pháp, công cụ:
+ Điều chỉnh mức chuẩn nghèo để hộ trợ các gia đình khó khăn và phù hợp với từng địa phương, mức chuẩn
nghèo sẽ dựa trên phản hồi và kiến nghị của địa phương.
+ Thay đổi định mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình.
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ
trợ nâng cao năng lực giảm nghèo.

- Điều chình việc tổ chức thực thi:
+ Điều chỉnh hệ thống kiểm soát, phân công nhân sự kiểm soát, điều động nhân lực về các địa phương…


+ Đưa ra các thông tư, công văn hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách, tổ chức các buổi họp tại địa
phương để bình bầu công minh các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

3.4. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới chính sách
- Ngoài việc dựa vào quyết định 167/2008/QĐ-TTG và các hướng dẫn xác định đối tượng nghèo, cách thức
phân bổ vốn… thì trong quá trình chuẩn bị, cơ quan có thẩm quyển có thể bổ sung một số chính sách và văn bản:
+ Chính sách về việc đôn đốc triển khai chính sách
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
- Cần có các kế hoạch dự phòng mang tính chất dự đoán các xung đột trong quá trình chính sách đó được triển
khai (như thiếu thông tin, thông tin không đồng nhất hoặc có sai xót khi triển khai từ trên xuống) nhằm có những

điều chỉnh khi cần thiết.

CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN VÙNG
SÂU VÙNG XA
1)Căn cứ xây dựng chính sách
-

-

1.1.
Căn cứ pháp lí
Ngày 10-01-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 122/QĐ-TTG phê duyệt “Chiến lược quốc gia
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030”, trong đó xác
định rõ tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hằng năm cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc
độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế của nhà nước cho y tế
dự phòng, bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường và phụ cấp cho nhân
viên y tế thôn, bản, ấp.
Ngày 25/10/2017, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân trong tình hình mới.
1.2.
Căn cứ thực tiễn

Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ
hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu rất lớn.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế khu vực này thiếu và chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên sâu, nhất là cán bộ
người địa phương thiếu trầm trọng; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế gặp nhiều bất cập (còn nhiều trạm y
tế xã vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị. Trong đó có 0,6% số xã chưa có
cơ sở nhà trạm; chỉ 78,5% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc; 98,2% trạm y tế xã chỉ có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi).
Công tác phòng, chống dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu bởi nhận thức của đồng bào còn hạn chế, phong

tục, tập quán lạc hậu.Khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện để đi khám chữa bệnh,giao thông đường xá đi lại bất
tiện hoặc xa trạm y tế . Đi kèm với đó thì ở các dân tộc thiểu số thì họ vẫn đang duy trì những hủ tục như cúng bái
ma chay để xua đuổi bệnh tật.
Đồng bào miền núi vùng sâu vùng xa thì vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh truyền
nhiễm,nắm bắt thông tin kém hoặc chậm hơn về các loại bệnh dịch khiến cho việc phòng chống và ngăn ngừa bệnh
tật là rất khó khăn.

2)Mục tiêu của chính sách


Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật, tử vong; nâng cao sức khỏe góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng
sâu vùng xa

Nâng cao chất lượng
khám và chữa bệnh

Đội ngũ y,
bác sĩ có
trình độ
chuyên
môn và
tận tình
giúp đỡ
người dân

Có đầy đủ
thiết bị,
dụng cụ phù
hợp cho

công tác
khám, chữa
bệnh

Chi phí khám, chữa bệnh
hợp lý

Tăng ngân sách
nhà nước trong
lĩnh vực y tế,
đặc biệt là ngân
sách cho vùng
dân tộc thiểu số

3)Chủ thể và đối tượng
3.1.

Nâng cao hiểu biết
của đồng bào dân
tộc thiểu số về vấn
đề CSSK

Phát triển đối
tượng tham gia
bảo hiểm y tế
Cấp bảo
hiểm y tế
kịp thời

Tăng số lượng

người dân
tham gia bảo
hiểm y tế

Chủ thể

-

Quốc hội, Ban cán sự đảng, Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội đối với lĩnh vực này.

-

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương cùng Bộ Y
tế xây dựng kế hoạch với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để thực
hiện Nghị quyết

-

UBND, HĐND các cấp phối hợp cùng Sở Y tế tại địa phương thực hiện các phương án, nhiệm vụ; kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện chính sách tại địa phương và báo cáo kết quả định kì lên cấp trên.

-

Ban cán sự đảng, Chính phủ chủ trì, phối hợp với, ban cán sự đảng, đảng đoàn và các đảng uỷ trực thuộc
Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí
thư kết quả thực hiện Nghị quyết.
3.2.


Đối tượng

UBND, HĐND các cấp, Sở Y tế tại những địa phương vùng sâu vùng xa, nơi gặp khó khăn trong tiếp cận các
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Các công đồng dân tộc vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận các
dịch vụ y tế.


4)Các nguyên tắc thực hiện
-

-

-

-

Thực hiện đúng ngân sách đã đề ra: Với ngân sách đã quy định, cộng với số tiền của các nhà hảo tâm cần
được đảm bảo đưa đến đúng với người dân vùng sâu vùng xa. Không được bớt xén một phần nào, hay cắt
giảm chi phí. Đảm bảo lợi ích mà người dân nơi đây nhận được.
Đảm bảo trang bị các công cụ, thiết bị có chất lượng và phù hợp: Thiết bị y tế phải đảm bảo để có thể khám,
chữa bệnh được cho người dân ở đây. Không dùng những thiết bị đã cũ hay sắp bỏ đi để mang lên vùng để
phục vụ cho người dân. Cần được kiểm tra kĩ càng về chất lượng về các thiết bị y tế. Thuốc chữa bệnh cần
được cung cấp đầy đủ cho mọi người từ thuốc bổ đến thuốc chữa bệnh.
Đảm bảo đội ngũ y bác sĩ phải là những người có trách nhiệm và năng lực cao: Vì thời gian và địa điểm khó
khăn nên cần những y bác sỹ có năng lực để có thể hỗ trợ và phục vụ nhanh nhất cho sức khỏe của người
dân.
Giám sát chặt chẽ: Địa điểm vô cùng khó khăn, người dân đông nên cần giám sát chặt chẽ xem có bỏ sót 1
người dân nào không được khám hoặc khám không tận tâm.


5)Các chính sách bộ phận
*) Chính sách đối với người dân sinh sống tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa
5.1. Chính sách về trợ cấp và cấp Bảo hiểm y tế miễn phí cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa.
Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt
khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Đây là
đối tượng được Nhà nước đóng BHYT, có mức đóng 4,5% mức lương cơ sở, được hưởng 100% chi phí khám, chữa
bệnh.
Mục tiêu: hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người dân vùng sâu vùng xa, đảm bảo 100% người dân miền
núi có thể tiếp cận được với dịch vụ y tế công.
5.2 . Chính sách miễn giấy chuyển bệnh viện cho người dân đồng bào miền núi khi bệnh nặng.
Theo thông tư liên tịch số 41/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo sinh
sống tại khu vực miền núi, khi bị bệnh nặng cần chuyển lên tuyến trên không cần giấy chuyển viện.
Mục tiêu: Đảm bảo cho những người có bệnh nặng có thể kịp thời được khám và chữa bệnh, tránh được những
trường hợp đáng tiếc do phải chờ lấy giấy chuyển viện.
5.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ là đồng bào dân tộc, niền núi.
Mục tiêu: Giảm thiểu các bệnh về phụ khoa cho phụ nữ trước và sau khi sinh con (viêm nhiễm, sản hậu,…),
đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ khi sinh ra ( khám sàng lọc, siêu âm đinh kì,…) Giảm thiểu tình trạng kết hôn và sinh
con cận huyết(trẻ sinh ra sẽ dễ mắc các bệnh như dao, đột biến nhiễm sắc thể, khuyết tật, dị dạng…) giúp phụ nữ
nhanh chóng hồi phục sau khi sinh con để tiếp tục sinh hoạt và làm việc.
*) Chính sách đối với các cơ sở y tế tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.
5.4. Chính sách trợ cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế ở khu vực miền núi xây dựng cơ sở vật chất.
Mục tiêu:
-

Đảm bảo 100% các trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh ở vùng sâu vùng xa có đầy đủ cơ sở vật chất
cần thiết để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
5.5. Chính sách nâng cao đội ngũ y bác sĩ ở khu vực miền núi.

Mục tiêu:
-


Đảm bảo 100% các trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh ở vùng sâu vùng xa có các bác sĩ, y tá có trình
độ chuyên môn cao, đực đào tạo từ hệ đại học trở lên công tác.
Đảm bảo 100% các cán bộ y tế xã, thôn được tập huấn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đầy đủ.


5.6. Chính sách xây phát triển mạng lưới cơ sở y tế
Mục tiêu:
- Đảm bảo 100% các xã đều có trạm y tế để khám và chữa bệnh
- Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, đảm bảo mọi người dân đều được khám và chữa bệnh kịp thời khi
đau ốm

6)Giải pháp và công cụ
6.1.

Giải pháp

Nâng cao hiểu biết của người dân về CSSK
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe và cách phòng chống dịch bệnh ( Những nơi vùng sâu vùng xa
thường là những nơi dễ xảy ra nhiều dịch bệnh vì thế cần giáo dục kiến thức cơ bản về CSSK, phòng ngừa các
bệnh dịch cho người dân nơi đây) bằng cách:
+ Tổ chức các đợt tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cho người dân định kỳ, thường xuyên hàng tháng, đặc biệt là
những thời điểm có thiên tai, dịch bệnh
+ Tổ chức thường xuyên các đợt vệ sinh môi trường sống, ngăn chặt nguy cơ phát tán của bệnh dịch.
+Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu và chủ động giám sát tình hình ô nhiễm
thực phẩm để đề phòng ngộ độc và các bệnh tật gây ra do ăn uống. Phát triển đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm tại tất cả các tuyến
- Bài trừ mê tín dị đoan: Nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa, do thiếu hiểu biết, thường cho rằng bệnh tật là
do ma quỷ gây nên, vì vậy họ thường tìm đến các thầy cúng để chữa bệnh, trừ tà => cần tuyên truyền cho
người dân hiểu về việc khám chữa bênh, đồng thời bài trừ mê tin dị đoan

-

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
- Hoàn thiện về cơ sở vật chất:
+Cung cấp các trang thiết bị y tế thiết yếu, đảm bảo cho người dân vùng cao có đầy đủ các thiết bị cần thiết để khám
và chữa bệnh
+ Xây dựng hệ thống giao thông để thuận lợi cho việc đi lại cho người dân đến nơi khám chữa bệnh, vận chuyển
thiết bị y tế, thuốc,... dược dễ dàng hơn
- Xây dựng các trạm y tế đến các tuyến xã để mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, CSSK.
- Tổ chức các đội y tế lưu động, thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao đội ngũ y bác sĩ:
+Đưa những bác sĩ có chuyên môn tốt về làm việc tại những nơi vùng sâu vùng xa; tổ chức đào tạo, cập nhật kiến
thức tại chỗ cho các cán bộ;
+Có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ các bác sĩ làm việc, công tác tại những nơi vùng sâu vùng xa để khuyến khích,
tạo động lực cho các bác sĩ tốt về đây làm việc, công tác
- Chuyển giao dịch vụ và kỹ thuật y tế từ các bệnh viện tuyến trên về tuyến dưới.
- Đảm bảo việc cung ứng thuốc cho người dân vùng sâu vùng xa
Giảm gánh nặng chi phí
- Hỗ trợ mua BHYT:
+Cấp thẻ BHYT miến phí cho người nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.
+Tổ chức khám chữa bệnh BHYT ở tuyến xã rất thích hợp cho người nghèo, giảm chi phí gián tiếp (ăn ở, đi lại…).
+Tăng mức % được hưởng BHYT cho những người dân nghèo, người sinh sống tại những khu vực khó khăn
Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg: Nếu đồng bào là dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn hoặc đặc biệt khó khăn: trong trường hợp khám chữa bệnh điều trị nội trú thì mức hưởng là 100% chi phí khám
chữa bệnh.
- Hỗ trợ tiền khám chữa bệnh: tăng ngân sách nhà nước cho y tế, phân bổ ngân sách ưu tiên cho vùng nghèo,
phát triển bảo hiểm y tế...) và các chính sách hỗ trợ cụ thể (cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí; thẻ bảo
hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, hỗ trợ đồng chi trả...) cũng được triển khai giúp giảm
gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo.



-

-

Kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong việc chữa bệnh thông qua hệ
thống thông tin truyền thông như TV, internet,… (chương trình Trái tim cho em,…)
Tổ chức các đợt khám chữa bệnh tình nguyện, đưa những bác sĩ có chuyên môn đến những vùng sâu vùng xa
chưa bệnh cho người dân.
6.2.
Công cụ
Công cụ về kinh tế: Sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân; huy động
nguồn kinh phí từ chính cộng đồng trong nước và các nhà tài trợ nước ngoài, qua quỹ BHYT toàn dân
Công cụ hành chính – tổ chức: Sử dụng hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật để thực hiện chính sách,
đồng thời đưa đề ra các kế hoạch ngắn hạn để từng bước thực hiện được mục tiêu của chính sách
Công cụ tâm lí giáo dục: công tác tuyên truyền, vận động tâm lý, nhận thức về khám chữa bệnh và CSSK đặc
biệt với vùng dân cư dân trí thấp; giáo dục tại trường học về phòng chống dịch bệnh và CSSK
Công cụ kĩ thuật: Thực hiện các phương pháp thống kê, đo lường để kiểm tra, giám sát quá trình thực
hiện chính sách, đánh giá được kết quả của việc thực hiện chinh sách.
CHÍNH SÁCH KINH TẾ
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
(Nhóm 6 – Lớp Chính sách kinh tế (118)_1)

Chính sách: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 2020

1. CĂN CỨ ĐỀ RA CHÍNH SÁCH
1.1. Căn cứ thực tiễn
Tính đến 1/7/2015, tổng số dân của 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam ước tính chiếm 14,6% dân số (tương
đương 13,4 triệu người hay 3,04 triệu hộ dân). Trong đó:

+ Dưới 24% tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch.
+ 37,6% tỷ lệ hộ dân nhận được tiền hỗ trợ.
+ 23,4% tỷ lệ đất canh tác được tưới tiêu.
1.2. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015.
- Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến năm 2020.
- Căn cứ Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kì
từ 2011 đến 2020.

2. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH
Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số và miền núi

Về xã hội: Giảm chênh lệch mức độ phát
triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các
vùng khác


Về kinh tế: Giảm nghèo bền vững

Giảm tỷ lệ hộ
nghèo ở vùng dân
tộc thiểu số và
miền núi từ 34%/năm

Tạo điều kiện để hộ
nghèo vay vốn tín

dụng ưu đãi để phát
triển sản xuất

Hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt
cho hộ dân tộc thiểu số
nghèo, hộ nghèo khu
vực đặc biệt khó khăn

Ổn định dân
cư cho hộ dân
tộc thiểu số
còn du canh,
du cư

3. CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG
3.1. Chủ thể
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III,
khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 582/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3.2. Đối tượng
Đối tượng áp dụng là hộ nghèo được xác định theo tiêu chí về thu nhập quy định tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn
2016 – 2020.
Đối tượng thụ hưởng chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư phải có đủ 3
tiêu chí sau:
+ Không có đất sản xuất ổn định.
+ Nơi ở không ổn định, xa điểm dân cư, di chuyển chỗ ở theo nơi sản xuất.

+ Chưa được hưởng các chính sách tương tự của Nhà nước quy định tại Quyết định số 190/2003/QĐ-TTG ngày
16 tháng 9 năm 2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 7 năm 2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ-TTG ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ,

Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
+ Hộ dân tộc thiểu số nghèo cư trú ổn định, hợp pháp ở xã khu vực III, thôn đặc biết khó khăn, có phương án
sử dụng vốn vay.
+ Hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở vùng dân tộc và miền núi hoặc hộ nghèo cư trú hợp pháp, ổn định ở
xã hội khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn chưa có hoặc thiếu đất sản xuất so với hạn mức bình quân chung; có mục
đích vay rõ ràng.
Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải đảm bảo các điều kiện sau:


+ Là hộ dân tộc thiểu số nghèo (hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) sinh sống ở vùng dân tộc và
miền núi; hộ nghèo cư trú hợp phát, ổn định ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn chưa được hưởng các chính
sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán của các chính sách khác; sinh sống bằng nghề nông, lâm
nghiệp nhưng chưa có đất ở, đất sản xuất so với mức bình quân chung.
+ Đối với hộ thiếu đất ở hoặc đất sản xuất thì hạn mức tối thiểu từ 50% so với mức bình quân chung của địa
phương trở lên thì được hỗ trợ như hộ chưa có đất ở, đất sản xuất.
+ Riêng hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phải đảm bảo thực tế cuộc sống có
khó khăn về nước sinh hoạt như: chỗ ở không có nguồn nước, xa nguồn nước, thiếu các vận dụng dẫn nước, chứa
nước,… không đủ nước phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

4. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
- Hỗ trợ trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó
khăn. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích.
- Giao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện chính sách.
- Bố trí vốn theo các quy định của chính sách và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.


5. CÁC CHÍNH SÁCH BỘ PHẬN, CHÍNH SÁCH & CÔNG CỤ
5.1. Đối với mục tiêu kinh tế
- Chính sách: Tạo điều kiện để các hộ tạo quỹ đất, làm dịch vụ hoặc làm nghề khác để tăng thu nhập, giảm
nghèo bền vững.
- Giải pháp: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi.
+ Định mức vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kì.
+ Thời hạn vay tối đa là 10 năm.
+ Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kì.
+ Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay và có thể ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã.
- Công cụ:
+ Công cụ Kinh tế: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi.
+ Công cụ Pháp lý: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác.

5.2. Đối với mục tiêu xã hội
5.2.1. Mục tiêu 1: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở khu vực
đặc biệt khó khăn
- Chính sách: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo khu
vực đặc biệt khó khăn.
- Giải pháp:


+ Hỗ trợ đất ở: Bố trí ngân sách, tạo quỹ đất để giao đất cho các hộ làm nhà ở.
+ Hỗ trợ đất sản xuất: Chính quyền địa phương trực tiếp giao đất hoặc hỗ trợ bằng tiền tối đa 15 triệu
đồng/hộ và được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất. Nếu chính quyền địa phương
không bố trí được đất sản xuất thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề từ ngân sách nhà nước bằng tiền tối đa 5 triệu
đồng/hộ và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để làm dịch vụ hoặc làm nghề khác tăng thu nhập.
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt: Hộ dân được hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh
hoạt.

- Công cụ: Công cụ Pháp lý: Nghị định số 45/2014 NĐ-CP về hạn mức giao đất ở cho hộ nghèo làm nhà ở và
Chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất.

5.2.2. Mục tiêu 2: Ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư
5.2.2.1. Chính sách 1: Tiếp tục đầu tư các công trình theo kế hoạch được duyệt tại các điểm định canh, định cư
tập trung.
- Giải pháp:
+ Sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên.
+ Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc du canh, du cư thực hiện kế hoạch định canh, định cư.
+ Quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng chính sách, không để tham nhũng xảy ra.
+ Tăng cường giám sát trong quá trình thực hiện chính sách.
- Công cụ: Công cụ pháp lý:
+ Quyết định số 1342/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho
đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012.
+ Quyết định 33/2013QĐ-TTG ngày 4/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách di
dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015.

5.2.2.2. Chính sách 2: Bố trí vốn thanh toán cho các công trình hạ tầng tại các điểm định canh, định cư đã đưa
vào sử dụng nhưng còn thiếu vốn.
- Giải pháp:
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ vốn có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong kế hoạch định canh, định cư
hàng năm và ghi thành mục riêng.
+ Tổng hợp kế hoạch định canh, định cư hằng năm của các tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn thực hiện kế
hoạch định canh, định cư hằng năm:



Bộ Tài chính dự kiến bố trí vốn đầu tư phát triển
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến bố trí vốn sự nghiệp.

- Công cụ: Công cụ pháp lý: Quyết định số 1342/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch
định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012.

5.2.2.3. Chính sách 3: Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng.


- Giải pháp:
+ Với điểm định canh, định cư tập trung: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
thiết yếu.
+ Với điểm định canh, định cư xen ghép:




Ngân sách nhà nước hỗ trợ ngân sách xã với mức 20 triệu đồng/hộ.
Hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng tại các điểm định canh, định cư tập trung.
Hỗ trợ kinh phí khoa học kỹ thuật 3 năm đầu với mức 30 triệu đồng/thôn/năm.
- Công cụ: Công cụ pháp lý: Quyết định số 33/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Chính sách hỗ trợ di
dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.

5.2.2.4. Chính sách 4: Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư.
- Giải pháp:
+ Được giao đất ở, đất sản xuất.
+ Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định canh, định cư.
+ Đối với hộ định canh, định cư xen ghép được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà.
+ Hỗ trợ di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi định canh, định cư.
- Công cụ: Công cụ pháp lý: Quyết định số 33/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Chính sách hỗ trợ di
dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.




×