Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỊCH LỊCH SỬ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.4 KB, 2 trang )

Trường THCS ………

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI THI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: LỊCH SƯ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

I. TRẮC NGHIỆM (câu 20: 8.0 điểm)
Câu 1: Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la đối với đất nước
Nam Phi?
A. Đưa đất nước Nam Phi trở thành thành viên của EU.
B. Đưa đất nước Nam Phi trở thành quốc gia độc lập.
C. Là lãnh tụ của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi”.
D. Là người lãnh đạo chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 2: Quốc gia đầu tiên đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ
nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. Mĩ.
B. Pháp.
C. Liên Xô.
D. Ấn Độ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là quyết định của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945)?
A. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
B. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên.
C. Phát động cuộc “Chiến tranh lạnh”.
D. Thành lập Tòa án Quốc tế.
Câu 4: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc là nhiệm vụ chính của tổ chức
A. Liên minh châu Âu. B. Liên hợp quốc.
C. ASEAN.
D. Hội Quốc liên.
Câu 5: Tổ chức cách mạng nào là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?


A. Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Đảng Lập hiến.
Câu 6: Hội nghị I-an-ta quyết định thành lập tổ chức quốc tế với mục đích nhằm duy trì hòa bình, an ninh
thế giới là
A. Tổ chức ASEAN.
B. Liên hợp quốc.
C. Liên minh châu Âu. D. Hội Quốc liên.
Câu 7: Thế lực nào sau đây thuộc lực lượng được phe Đồng minh giao nhiệm vụ vào nước ta giải giáp
quân đội Nhật?
A. Trung Hoa Dân quốc.
B. Pháp.
C. Ấn Độ.
D. Mĩ.
Câu 8: Quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương được thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941).
B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8 - 1945).
D. Đại hội Quốc dân Tân Trào (8 - 1945).
Câu 9: Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 có ý nghĩa như thế nào?
A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản.
B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
C. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng.
D. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, phong kiến.
B. Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
C. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

D. Buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 11: Hình thức và phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở nước ta là
A. đấu tranh vũ trang.
B. hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. biểu tình có vũ trang tự vệ.
D. bạo động vũ trang.
Câu 12: Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta là gì?
A. Tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản.
Trang 1/2 -


B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 13: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về mục tiêu của Đảng ta khi quyết định mở Chiến dịch
Biên giới thu - đông 1950 là
A. buộc Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
B. khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
D. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 14: So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), quy
mô của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ thay đổi như thế nào?
A. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
B. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
C. Mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia.
D. Mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.
Câu 15: Kẻ thù nào có âm mưu tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, thành lập
chính quyền tay sai ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Trung Hoa Dân quốc.

C. Thực dân Anh.
D. Thực dân Pháp.
Câu 16: Nội dung nào sau đây là nét nổi bật nhất về tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ
1954 về Đông Dương được kí kết?
A. Quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc.
B. Miền Bắc được lập lại hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
D. Hai miền Nam - Bắc không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 17: Để giải quyết các khó khăn của đất nước sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân ta phải tiến hành là
A. thanh toán nạn mù chữ, giải quyết nạn đói.
B. đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới.
C. xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. D. kiện toàn bộ máy nhà nước trong cả nước.
Câu 18: Chiến thắng quân sự nào của quân dân ta làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của
thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông.
B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. Chiến thắng Biên giới thu - đông.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Câu 19: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định Giơ- ne-vơ về Đông Dương
ngày 21-7-1954 là gì?
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. Không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Câu 20: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân dân ta đã buộc Pháp phải
A. đẩy mạnh những cuộc hành quân càn quét.
B. mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích.
C. tập trung lực lượng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.
D. phân tán đối phó với ta ở những địa bàn xung yếu.

----------- HẾT ---------Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm

Trang 2/2 -



×